Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi Nét Về Bồ Đề Đạo Tràng Nơi Đức Phật Thành Đạo

05/01/201112:39(Xem: 3766)
Đôi Nét Về Bồ Đề Đạo Tràng Nơi Đức Phật Thành Đạo


ĐÔI NÉT VỀ BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG
NƠI ĐỨC PHẬT THÀNH ĐẠO

T.S Lâm Như Tạng

Gió qua hồn, ấm đông tây
Không khí hò vang nhịp bước
Loài ác quái khuất đầu xuôi nẽo trược
Nước sông tràn nhịp hoan ca
Chín mười phương hội tụ sóng Ta Bà
Ngài ngự đến đĩnh cao vời ý sống

o0o

Nơm nớp trần tâm mờ xa nẽo thẵm
Cuồng say kiếp sống con người
Muôn vạn vầng dương về trên đĩnh ngự
Thác reo lòng suối xưa nay
Và giữa đêm sương buốc lạnh đời
Mưa rừng xào xạc ánh trăng vơi
Thú khuya ngừng hót tàn canh mộng
Là lúc Ngài vang một tiếng cười

o0o

Ôi sóng vang rền tinh đẫu bay
Ngược lên nguồn giác mặt trời xoay
Bừng trong ánh mắt tan cuồng vọng
Ngài thoạt lên ngôi cứu vạn loài .

(trích trong tập thơ ''Trọn Vẹn Một Tình Yêu'', Như Tạng, 1991)

Khi nghĩ về Đức Phật, là Phật Tử, không ai lại không nhớ về bốn thánh tích quan trọng. Đó là vườn hoa Lâm Tỳ Ni (Lumbini Nava), dưới cây hoa Vô Ưu, thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) nay thuộc nước Nepal phía Bắc Ấn Độ, nơi Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha Gautama) đản sanh. Thứ hai là Bồ Đề Đạo Tràng (Boddha Gaya), tại Buddh Gaya, nay thuộc tiểu bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ, nơi Đức Phật thành đạo. Thứ ba là vườn Lộc Uyển (Migadaya nay gọi là Sarnath thuộc xứ Utta Pradesh) (1), nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên . Thứ tư là Câu Thi Na(Kusinagara), nơi Đức Phật nhập Niết Bàn .

Nhân ngày Đức Phật Thành Đạo xin sơ lược đôi nét về Bồ Đề Đạo Tràng để ghi nhớ nơi Đức Từ Phụ sau 49 ngày đêm tham thiền nhập định đã thành bậc vô thượng chánh đẵng chánh giác. Kể từ đó sau 49 năm Ngài thuyết giảng kinh pháp đà để lại cho nhân loại một kho tàng kinh điển vĩ đại quí giá.

Bồ Đề Đạo Tràng ngày nay còn lại những gì, lược sử của nó như thế nào ?

1- Cây Bồ Đề và Kim Cương Tòa

Trên đường chiêm bái các Phật tích, nếu đi từ núi Khổ Hạnh Lâm (Dungsiri) một ngọn núi khô khan cằn cỗi, nóng bức như lửa đốt vào mùa hè, phải lội qua sông Ni Liên Thiền (Neranjara) để đến Bồ Đề Đạo Tràng.

Gần nơi Bồ Đề Đạo Tràng có một di tích nông trại của nàng Tu Sa Da (Sujata), người đã dâng sữa cúng dường thái tử Sĩ Đạt Ta sau khi Ngài từ Khổ Hạnh Lâm đến (2).

Bồ Đề Đạo Tràng có một tháp lớn, sau tháp nầy là cây Bồ Đề rất lớn, tại nơi gốc cây có một Kim Cương Tòa chính là nơi Thái Tử đã ngồi tham thiền nhập định 49 ngày đêm đến lúc Ngài hoát nhiên đại ngộ thành bậc chánh đẵng chánh giác.

Theo lịch sử ghi lại cây Bồ Đề nầy từ đó đến nay đã ba lần bị đốn ngã nhưng lành thay sau khi bi chặt từ dưới gốc lại đâm chồi lên và tồn tại xanh tươi cành lá xum xuê cho đến ngày nay. Lần thứ nhất bị chặt đó là trước khi vua A Dục (Asoka, lên ngôi năm 273 trước tây lịch, làm vua được 37 năm) (3) chưa phát tâm theo Phật Giáo. Lần thứ hai, sau khi vua phát tâm theo Phật Giáo, Ngài thường đến nơi cây Bồ Đề để tưởng nhớ Đức Phật, hoàng hậu phẩn nộ nên sai quân lính đến chặt phá cây Bồ Đề. Lần thứ ba khi giặc Hồi Giáo xâm lăng Ấn Độ đã chặt phá cây Bồ Đề (4).

Mặc dù đã trãi qua những cơn tàn phá như vậy cây Bồ Đề nguyên thủy nơi Đức Phật Thành Đạo đến nay cành lá vẫn tỏa rộng xanh tươi như giáo pháp của Ngài đang tỏa khắp năm châu bốn bể.

2- Tháp nhỏ và tượng Phật lộ thiên

Phía đông của tháp lớn là một ngôi tháp nhỏ được xây để kỷ niệm nơi Đức Phật đến đây để nói những lời nhân hậu cám ơn cây Bồ Đề đã che mưa che nắng cho Ngài trong suốt thời gian Ngài tham thiền nhập định cho đến khi thành Phật.

Phía nam của tháp lớn là một tháp nhỏ khác kỷ niệm nơi Đức Phật đã tu chứng được tứ thiền.

Bên phải của tháp lớn là một tượng Phật lộ thiên xây giữa hồ sen có cửu long che chở. Tương truyền rằng khi Ngài tu thiền định có thần long che mưa che nắng cho Ngài (5).

Nơi sát vách phía đông tháp lớn có một tượng đức Quán Thế Âm. ''Trở về phía đông của ngôi đại tháp thấy có nhiều người Tây Tạng, cả Tăng lẫn tục đều nhắm mắt , chấp tay chí thành đi về hướng tượng Đức Quán Thế Âm được tạc vào thành của ngôi đại tháp... tượng Đức Quán Thế Âm nguyên thủy không còn nữa, sau nầy người Tây Tạng tạc tượng nầy để lễ bái và họ tin rằng nếu nguyện một điều gì đó sẽ thành tựu thì nhắm mắt đi vẫn đến đúng trước chính diện của tượng. Nếu không, tự nhiên có một dẫn lực nào đó dắt ta ra khỏi tôn tượng.'' Ai không tin cũng phải tin. Vì đây là nơi Thánh Địa linh thiêng vô cùng. Độ xa từ khi nhắm mắt khởi đầu đi đến gần tượng chừng 10 thước. Khi đi đến tự nhiên thấy mình như bị xô tới. Tất cả ai nấy cũng đều cảm nhận như vậy. Mà quả thật pháp Phật thật nhiệm mầu. Nếu không có những linh thiêng mầu nhiệm nầy thì ma vương và ngoại đạo đã phá nát nơi nầy rồi ...'' (6).

Nhất là nơi Thánh Địa quan trọng nầy ngoại đạo thấy nhiều Phật Tử các nơi trên thế giới đến chiêm bái họ sanh lòng ganh ghét muốn phá phách. Còn những người theo Ấn Giáo địa phương thì lúc nào cũng muốn lợi dụng lòng sùng kính Thánh Tích của khách thập phương mà lập mưu để thủ lợi.

3-Ngôi đại tháp

Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng có lịch sử từ khi Đức Phật thành đạo tại nơi nầy. Về cây Bồ Đề mặc dầu bị chặt ba lần nhưng nó vẫn tồn tại liên tục đến ngày nay nên có phần dễ hiểu. Riêng về ngôi đại tháp khó xác định được thời gian xây cất và bị phá hủy và được xây lại nhiều lần nên khó xác định hình thái và độ cao của nó một cách chính xác.

Vua A Dục đã đến đây chiêm bái nhiều lần, cuộc chiêm bái của Ngài có khắc vào bia đá để kỷ niệm, hiện còn giữ tại Sanchi (7).

Đại tháp đầu tiên rất có thể do vua A dục dựng lên nhưng vì thiếu bia ký để kiểm chứng nên không thể khẳn định được. Thế nhưng cho dù có do vua A dục xây dựng đại tháp đầu tiên đi chăng nũa thì rất tiếc là ngôi tháp nguyên thủy ấy nay không còn, ngôi tháp hiện tại là do sau nầy mới xây lại mà thôi.

Muốn hiểu về lịch sử đại tháp ta phải dựa vào ký sự củ ngài Pháp Hiển và ngài Huyền Trang để dễ thẩm định. Dựa theo những tài liệu đó có thể đoan chắc là ngôi đại tháp hiện tại được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ hai sau tây lịch.

Vào năm 409 ngài Pháp Hiển đã đến thăm Bồ Đề Đạo Tràng, trong ký sự ngài viết: ''Tại chổ Đức Phật thành đạo có ba ngôi tháp và nhiều vị sư tu hành. Gia đình dân chúng chung quanh cúng dường các thức ăn mặc rất đầy đủ không thiếu thứ gì. Các vị sư giữ giới luật rất thanh tịnh trang nghiêm.'' (8)

Năm 637 ngài Huyền Trang đến chiêm bái Bồ Đề Đạo Tràng, trong ký sự ngài viết: ''Phía đông cây bồ đề có một tháp cao chừng 52 thước, nền tháp rộng độ 20 thước vuông, tường bằng gạch xanh, trét vôi chu nam, các khám tượng của mỗi tầng đều thếp vàng. Bốn mặt tưòng đều đầy những tượng khắc rất đẹp, chổ nầy là hình ảnh những chuổi ngọc dài, chổ kia là những vị tiên. Ngọn tháp là một trái Amlak bằng đồng thép vàng.

Mặt phí đông có một tòa lầu 3 tầng và các mái hiên, cột trụ và cột nhà cùng cửa lớn và cửa sổ đều được trang hoàng với những ảnh tượng bằng vàng hay bạc, với ngọc ngà đính vào tượng và các kẻ hở. Những phòng âm u và những hành lang bí mật đều có cửa sổ mở vào trong những tầng lầu. Về phía mặt và phía trái đều có tượng đức Quán Thế Âm và tượng đức Bồ Tát Di Lặc. Những tượng nầy đều bằng bạc và cao độ 3 thước tây. Tại chổ tháp hiện tại, vua A Dục ban đầu có lập một ngôi chùa nhỏ, về sau có người Bà La Môn lập lại một ngôi khác to rộng hơn nhiều''. (9)

''Ngọn tháp mà ngài Huyền Trang miêu tả chính là ngọn tháp hiện tại, không còn nghi ngờ gì nữa, dầu có sửa chửa và thay đổi ''. (10)

Theo lịch sử, Phật Giáo Tích Lan có liên quan đến Bồ Đề Đạo Tràng kể từ khi vua A Dục cử Đại Đức Sanghamitta đem nhánh Bồ Đề qua Tích Lan tặng. Năm 330 vua Meghavana có lập một ngôi chùa tại Bồ Đề Đạo Tràng để chư tăng người Tích Lan có nơi tu học.

Năm 1079 Phật Tử Miến Điện góp công sửa sang lại ngôi tháp và xây tường bao bọc chung quanh.

Đến năm 1298 Phật Tử Miến Điện lại trùng tu lại một lần nữa.

Tại làng Janibigha thuộc xứ Bihar có tìm được một tấm bia đề năm 1202 ghi vị tỳ kheo người Tích Lan tên Manalaswami quản lý ngôi làng để lo việc tu bổ và cúng lễ Kim Cương Tòa tại Bồ Đề Đạo Tràng.

Theo những tài liệu ghi trên cho thấy ít nhất là cho đến thế kỷ 13 sau tây lịch Bồ Đề Đạo Tràng còn do Phật Tử Tích Lan và Ấn Độ quản trị.

Sau khi giặc Hồi Giáo tràn vào chiếm cứ Ấn Độ tàn sát Tăng Ni Phật Tử, đốt phá chùa chiền và các di tích Phật Giáo Phật tích nầy mới bị bỏ hoang không người chăm sóc cho đến khi ông Mahant (thuộc Ấn Giáo) đến tại nơi nầy.

Năm 1812 nhà khảo cổ trứ danh là bác sĩ Buchannan Hamilton đến thăm Bồ Đề Đạo Tràng, ông đã trông thấy ngôi đại tháp đã đổ nát hoang phế từ lâu. Như vậy chứng tỏ ông Mahant không để ý gì đến việc tu sửa ngôi tháp nầy.

Vị đại sứ Miến Điện tên là Mêngy Maha Chesu và đoàn tùy tùng đà đến thăm nơi đây vào năm 1833, có tìm thấy một tấm bia ghi bằng chử Pali như sau: ''Đây là một trong số 84 ngàn ngôi tháp do vua A Dục, vua cõi Diêm Phù Đề, dựng lên để kỷ niệm nơi Đức Phật Thành Đạo .. ''. Ngày 18-8-1875, bộ ngoại giao Miến Điện gởi một văn thư cho ông Tổng Toàn Quyền yêu cầu được phép trùng tu lại ngôi đại tháp, xây tường để đở nhánh cây Bồ Đề, sửa chửa lại những đền đài đổ nát tại đây và xây một ngôi chùa cho Tăng chúng tu học trong khu vực Bồ Đề Đạo Tràng. Trong khi ấy chiến tranh giữa nước Anh và Miến Điện bùng nổ nên đáng lý ra công việc trùng tu xây cất phải do đại diện của nhà vua Miến Điện nhưng lại phải giao cho ông Mahant (Ấn Độ Giáo) và chính phủ Ấn Độ quản đốc công việc. Có điều lạ là sở Bác Cổ Ấn lại không quan tâm đến Đại Tháp Bồ Đề Đạo Tràng.

Sau đó có rất nhiều ý kiến và thĩnh nguyện thư của Phật Tử đòi giao lại Phật Tích nầy cho Phật Tử quản lý nhưng không được đáp ứng bởI chính phủ Anh và Ấn Độ lúc bấy giờ...

Mãi đến năm 1891 ngài Anagarika Dharmapala tự đãm trách công việc đòi lại Bồ Đề Đạo Tràng từ tay Ấn Độ Giáo. Vì họ chỉ giữ Thánh Tích nầy với mục đích hưỡng lợi qua sự cúng dường của bá tánh chứ không hề có ý muốn tu sửa hay cung kính chi cả.

Sau lần chiêm bái Thánh Tích nầy ngài Dharmapala ngày 21-1-1891 đã ghi trong nhật ký như sau: ''Tôi với ông Durga Bahu và bác sĩ Chetteijee đến Buddhagaya, nơi tôn quí nhất của Phật Tử. Sau khi đi độ 6 dặm Anh, chúng tôi đến tại thánh tích. Trong khoảng một dặm Anh, chúng tôi đã thấy những tượng của Đức Từ Phụ lăn lóc chổ nầy chồ kia.

Tại ngôi đền của ông Mahant hai bên cửa có những tượng Đức Thế Tôn đang thiền định hay đang thuyết pháp. Ôi ! Tôn nghiêm làm sao ngôi tháp quí báu nầy! Đức Thế Tôn ngồi trên pháp tòa và sự tôn nghiêm tỏa khắp làm cho Phật Tử chí thành phát khóc. Ôi sung sướng biết bao ! Khi vầng tráng của tôi chạm đến Kim Cương Tòa, một ý niệm phát ra rồi đánh mạnh vào tâm trí tôi. Ý niệm ấy bảo tôi dừng lại đây và gìn giữa thánh tích tôn nghiêm nầy, tôn nghiêm đến nỗI không gì trên đời nầy sánh bằng, vì đây là chổ mà dưới gốc Bồ Đề Thái Tử Sĩ Đạt Ta đã giác ngộ thành Phật.

Tôi lượm một vài ngọn lá và một ngọn cỏ có hình dáng rất đặc biệt. Khi một ý niệm đột nhiên đến với tôi, tôi hỏi vị tu sĩ ngườI Nhật tên Kozen có bằng lòng ở lại dây với chúng tôi không? Vị nầy hoan hỷ bằng lòng và hơn thế nữa vị nầy cũng nghĩ như tôi.

Cả hai chúng tôi thề một cách trịnh trọng quyết ở lại đây cho đến khi có một vài tu sĩ đến quản đốc Thánh Tích nầy'' (22-1-1891) .

Ngài Dharmapala sau khi đi chiêm bái về đến Tích Lan, ngày 31-6-1891 tổ chức một đại hội Phật Giáo do ngài Sumangala làm chủ tọa, trong buổi họp nầy hội Maha Bồ Đề được thành lập với mục đích lấy lại Bồ Đề Đạo Tràng và truyền bá chánh pháp tại Ấn Độ. Đại Đức Sumangala là chủ tịch, Đại Đức Dharmapala làm chánh thư ký hội.

Sau hai lần kiện để đòi lại Thánh Tích nầy cho Phật Tử, thất bại vì ngài Dharmapala không đủ tiền bạc và thế lực nên bị thua kiện.Thế nhưng ngài đã dùng phương tiện truyền thông, báo chí để vận động dư luận quần chúng ủng hộ.

Do đó quần chúng Ấn Độ và Phật Tử trong nước cùng nước ngoài đều biết qua báo chí và họ đều hổ trợ cho công việc đòi lại Thánh Tích nầy.

Do những ảnh hưởng kể trên nên vấn đề nầy được đem ra bàn cải tại Đại Hội Quốc Gia Ấn Độ (Indian National Congress) nhóm họp tại Gaya, Belgaon, Coconada và các nơi khác nữa. Đảng Quốc Đại đã thành lập một ủy ban để lo xử lý công việc nầy theo đó Phật Giáo cử đại diện và Ấn Độ Giáo cũng cử đại diện vào ủy ban quản lý Thánh Tích nầy nhưng không thành công vì phía Ấn Độ Giáo phản đói đề án nầy.

Mãi đến sau khi Ấn Độ được Anh trao trả độc lập, chính phủ Ấn Độ đứng ra trực tiếp cang thiệp và trao quyền quản đốc Thánh Tích cho một ủy ban gồm có 11 người, 5 ngườI Ấn Độ Giáo (trong số nầy có ông Mahant) và 5 người Phật Tử, một vị chủ tịch ủy ban do chính phủ Ấn đề cử để lo việc quản đốc Thánh Tích.

Kể từ khi ấy đến nay Thánh Tích nầy do Phật Tử đứng ra tu bổ. Ngoài ra chính phủ Ấn còn kêu gọi Phật Tử các nước khác đến lập chùa trong khu vực Thánh Tích để tiện việc cho chư Tăng Ni tu niệm và có nơi tạm trú cho tín đồ đến tham bái. (11)

4-Những Ngôi chùa của nước ngoài tại Bồ Đề Đạo Tràng

Chung quanh khu vực Bồ Đề Đạo Tràng có những chùa của các nước như sau: chùa Miến Điện, được xây cất cách nay độ chừng trên 50 năm. Chùa xây có vẽ sơ sài, có lẽ ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của người Miến Điện là đơn giản hóa mọi vấn đề ? ...

Chùa Trung Hoa đói diện Bồ Đề Đạo Tràng về hướng đông.

Phật Giáo Nhật Bản có hai ngôi chùa trong khu vực nầy. Chùa xây qui mô có lối kiến trúc tân thời theo kiểu Nhật Bản. Ngoài chánh điện lớn trang nghiêm còn có cả thiền đường Tăng phòng, nhà trọ, trai đường... trông rất nguy nga đồ sộ...

Chùa của nước Butan rất lớn, mặc dầu họ là một quốc gia nhỏ bé. Phật Giáo là quốc giáo tại quốc gia nằm trong dãy Hy Mã Lạp Sơn nầy.

Một chùa Ấn Độ đang xây cất ( đó là năm 1988) chẵng biết giờ nầy đã hoàn thành chưa? Vì công việc xây cất trông yếu ớt lắm !

Ngoài ra còn có các chùa khác như chùa Nepal, chùa Thái Lan rất lớn, chùa Sikkim v.v..

Về phía Tây Tạng họ có hai chùa, cả hai đều có những bích họa rất đáng để ý.

Một ngôi chùa thuộc phái Geluppas thường được gọi là phái Mũ Vàng.

Trong chùa có một tấm bích họa bánh xe pháp luân khổng lồ, sự phức tạp và màu sắc sặc sở tượng trưng cho sự rắc rối lộn xộn củ đời sống luân hồi, con đường đưa đến đời sống giải thoát và hình ảnh thuyết pháp, giảng đạo... Bức họa là cả một công trình khoa học, bố cục và họa theo phương pháp hình học rất phân minh, rỏ ràng và đày đủ ý nghĩa thâm sâu của nó.

Để diễn tả tam độc là tham, sân si, ở trong trục bánh xe có vẽ một con gà, một con rắng và một con heo. Ba con vật nầy cắn đuôi của nhau làm thành một vòng tròn liên tục.

Để diển tả cái nghiệp (karma), vòng tròn xung quanh trục chia làm hai phần đen và trắng. Đen tượng trưng cho ác nghiệp và trắng tượng trưng cho những điều thiện...

Để diễn tả 12 nhân duyên, vành bánh xe chia làm 12 đoạn như sau: Một người đàn bà mù tượng trưng cho Vô Minh (avijja). Người đang nhồi đất sét tượng trưng cho Hành (samkhara). Con vượn đang cầm cái ghế, cái chậu chỉ cho Thức (Vijnana). Người đang ở trong một chiếc thuyền chỉ cho Danh Sắc (namarupa). Một cái nhà với 6 cửa sổ tượng trưng cho Lục Nhập (salayatana). Đôi trai gái ôm nhau chỉ cho Xúc (phasso). Một người đang rút mũi tên ra đâm vào mắt chỉ cho Thọ (vedana). Một người nghiện rượu liên miên chỉ cho Ái (tanha). Một con khỉ đang hái trái cây chỉ cho Thủ (upadana). Hửu (bhava)... Sanh (jati) là một hình ảnh đang hành dâm. Một người già đang đi khòm chống gậy là lão (jara) và một số người đang khiêng thây ma chết đi chôn chỉ cho Tử (marana), cũng vừa là diễn tả cho sự tiếp nối của đời sau trong sự chuyễn nghiệp.

Ngoài ra còn có hình ảnh một con quái vật rùng rợn (chỉ cho ma vương), đang cắn chặt toàn thể bánh xe trong răng và cho quay tròn bánh xe bằng 2 chân và 2 tay của nó.

Hình ảnh cuối cùng là Đức Phật Thích Ca đang đứng thẳng, cao xa, ở góc bên trái, phía mặt đưa tay chỉ ma vương và bánh xe đó.(12)

Những hình ảnh kể trên cho ta những ấn tượng sâu xa về kiếp sinh tử luân hồi, sự trầm luân đọa lạc, khiến chúng ta nhàm chán ghê sợ mà dũng mãnh phát tâm cầu giải thoát khỏ vòng sinh tử luân hồi.

5-Việt Nam Phật Quốc Tự

Chùa Việt Nam có tên là Việt Nam Phật Quốc Tự .

Chùa được thành lập trong một khu đất rộng chừng hai mẫu tây, cách Thánh Tích chừng 15 phút đi bộ. Bắt đầu xây cất từ năm 1987, đến tháng 12-1988 đã xây xong một pháp xá 3 tầng, chiều dài độ 50 thước tây, có 30 phòng đôi dành cho khách hành hương nào muốn trú ngụ trong thời gian chiêm bái Thánh Tích. Phòng có đủ tiện nghi hiện đại như khách sạn cở trung tại New Delhi. Chùa đang vận đông xây chánh điện, thư viện, tượng Đức Quan Âm lộ thiên...

Trên đây là một công trình Phật sự lớn lao không phải do chư Tăng Ni đứng ra chủ xướng mà là do một số Phật Tử đứng ra đảm trách công việc. Trong đó phải kể là công lao của giáo sư Tiến Sĩ Lâm Trung Quốc (tức thầy Huyền Diệu). Nếu ai có dịp tham quan Phật Tích nầy xin đừng quên ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật ấy.

Như chúng ta đã biết sau khi Đức Phật thành bậc chánh đẵng chánh giác tại cây Bồ Đề nơi Bồ Đề Đạo Tràng, Ngài đến vườn Lộc Uyển thuyết pháp lần đầu tiên để độ 5 anh em Kiều Trần Như.

Dưới đây xin tóm lược bài pháp đầu tiên Đức Phật đã giảng tại vườn Lộc Uyển.

6-Bài Kinh đầu tiên : Kinh Chuyễn Pháp Luân (Dharmmacakkapavattana Sutta)

Từ Bồ Đề Đạo Tràng đến vườn Lộc Uyển (Miga Daya) thuộc thành Ba La Nại (Bénarès xưa gọi là Vârânasi), đọan đường dài trên 300 cây số mà Đức Phật đã thân hành đến đây vì 5 vị đồng tu ngày trước mà thuyết pháp độ họ.

Đức Thế Tôn đã gọi 5 anh em Kiều Trần Như dạy rằng: ''Này các tỳ kheo có hai điều thái quá, người xuất gia không nên theo. Một là mê đắm sắc dục, hạ liệt phàm phu, không xứng thánh hạnh, không thiệt lợi Đạo. Hai là tu khổ hạnh, khổ đau, không xứng thánh hạnh, không thiệt lợi Đạo. Chính nhờ từ bỏ hai điều thái quá nầy Như Lai giác ngộ con đường trung đạo, con đường đem đến pháp nhãn trí tuệ đưa lại an tịnh, thượng trí, giác ngộ Niết Bàn...''(13)

Con đường trung đạo Đức Như Lai đã thuyết giảng đó là Bát Chánh Đạo (ariyoatthangikomaggo):

Chánh Tri Kiến (samma-ditthi)
Chánh Tư Duy (samma-sankappa)
Chánh Ngữ (samma-mavaca)
Chánh nghiệp (samma-kammanta)
Chánh Mạng (samma-vajiva)
Chánh Tinh Tấn (samma-vayama)
Chánh Niệm (samma-sati)
Chánh định (samma-samadhi) .

Đức Phật đã giảng pháp Tứ Diệu Đế (aryasacca) :

Khổ (duhkha-aryasatya)
Tập (samudya)
Diệt (nirdha)
Đạo (marga), như sau :

Khổ Đế là gì ? Tức là những hình tướng của sự khổ não : '' Sanh là khổ, già là khổ , bệnh là khổ, chết là khổ, oán ghét gặp nhau là khổ, thân ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại 5 Uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) chấp thủ là khổ .''

Kế đến Tập Đế là gì ? Tức là những nguyên nhân đưa đến sự khổ. Đức Phật dạy: ''Chính là Ái đưa đến Hửu, tương ứng với hỷ và tham,tìm cầu hoan lạc chổ nầy chổ kia, chính là dục ái , sanh ái, vô sanh ái ''.

Diệt Đế là gì ? ''Chính là sự diệt tận, vô dục,từ bỏ, xã ly, giải thoát, tự tại đối với các ái ''.

Đức Phật dạy chúng ta hãy diệt tận những nguyên nhân đưa đến khổ não ràng buộc

khiến cho tâm trí ta bị vô minh che lấp, ánh sáng trí tuệ không thể tỏa sáng được ...

Phương pháp diệt tận gốc rễ của sự khổ não đó là Đạo Đế . Đạo Đế đây tức là Con Đường Thánh Tám Ngành, còn gọi là con đường hay phương pháp hướng dẫn chúng ta diệt trừ những sự khổ và nguyên nhân đưa đến khổ não nói trên.

Đó là Bát Chánh Đạo : Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

Đây là những pháp mà từ trước đến nay chưa có ai giảng thuyết cả.

Sau khi Đức Như Lai thuyết pháp như vậy, 5 vị tỳ kheo hoan hỷ tán thán lời Đức Thế Tôn. Đức Kondanna (Kiều Trần Như) chứng được pháp nhãn thanh tịnh, không cấu nhiễm và chứng ngộ rằng: ''Các pháp do Tập sinh đều là những pháp phải bị diệt.''(14)

7-Nỗi nhớ

Vừa chiêm bái một vòng quanh Thánh Tích và suy niệm xong bài Kinh Thứ Nhất, giờ nầy trong tâm tư tôi vẫn còn nghe văng vẵn những lời vàng ngọc Đức Từ Phụ đã giảng dạy.

Ôi ! lành thay ! Lưu luyến mãi cây Bồ Đề mấy ngàn năm vẫn ngày càng tỏa rộng cành lá xanh tươi hiền hòa để che mát cho con người.

Ôi ! Lưu luyến ngôi đại tháp, cảnh vật hiền hòa thanh tịnh và những ngôi chùa, những ngôi chùa triều mến thân thương:

Từ năm tôi đến chùa nầy
Lòng như đã đến cõi ngoài trần gian
Câu Kinh như những tiếng lòng
Cỏ hoa là bạn tâm đồng trời mây...

Như Tạng (15)

Ghi Chú :

(1) Tự Điển Bách Khoa ''The World'' , Volume 10, năm 1995
(2) , (7), (11), (13) HTT Minh Châu ''Đường Về Xứ Phật'', 1964
(3) Đoàn Trung Còn ''Phật Học Từ Điển'', 1966
(4), (5), (6), (12) TTT Như Điển ''Lòng Từ Đức Phật'' 1989
(8) James Legge ''Ký Sự Fa-hsien''
(9) Beel ''Hiuen Tsiang'' tập 11
(10) Alexander Cunningham ''Maha Boddhi''
(14) Tuệ Giác ''Việt Nam Phật Giáo Tranh Đấu Sử'', 1964
(15) Như Tạng, truyện thơ 'Con Đường Cảm Thông'', (đoạn 69), 1996

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2015(Xem: 5012)
Năm 2011, nhân kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, một Đại Hội Phật Giáo Thế Giới được long trọng tổ chức tại New Delhi, Thủ Đô nước Ấn Độ. Đại Hội quy tụ 3.000 đại biểu đến từ các nước Á, Âu, Mỹ, Úc. Tôi cũng được hân hạnh tham dự Đại Hội trong phái đoàn Úc 36 người, gồm có 2 vị Tăng, 8 vị Ni và 26 Phật tử do Hòa Thượng Thích Quảng Ba, Viện Chủ Tu Viện Vạn Hạnh ở Canberra tổ chức và hướng dẫn. Đoàn hành hương sau khi dự Đại Hội Phật Giáo Thế Giới đã đi viếng các Phật tích quan trọng ở Ấn Độ, Népal và Bhutan. Chuyến hành hương kéo dài 22 ngày. Nay tôi xin kể lại tóm tắt cho bà con, thân hữu nghe chơi cho vui về những Phật tích mà Đoàn chúng tôi đã đến viếng, dẫu biết rằng từ trước tới nay đã có rất nhiều sách báo tường thuật những cuộc hành hương trên đất nước Ấn Độ huyền bí với đầy đủ chi tiết và nhiều sử liệu quý báu.
18/05/2015(Xem: 6126)
Ở miền nam Việt Nam trước năm 1975, tôi không biết nhiều về con người và đất nước Ấn Độ. Hình ảnh đáng nhớ về người Ấn là dù thời tiết Sài Gòn nóng và nhiều nắng nhưng trên người họ lại khoác quá nhiều vải, quấn kín cả người, màu sắc rực rỡ đến chói mắt. Còn trang trí thì khỏi nói, bởi họ mang vàng đầy người. Nhưng ngoài áo quần và kim hoàn, người Ấn còn nổi bật trong thế giới người Á Châu da vàng bởi nước da nâu sậm, quá đậm đà nhiều người gọi là da đen.
18/05/2015(Xem: 4284)
Đã bước qua Cổng Chính và đã thấy “vườn địa đàng trên trái đất” mà vua Shah Jahal thực hiện khi xây ngôi mộ cho hoàng hậu Mumtaz Mahal, mời bạn tiếp tục hành trình thăm viếng. Một hồ nước nhân tạo hàng trăm mét chạy dài từ cổng tới lăng, hai bên hồ là những bãi cỏ với hàng cây trắc bá thẳng tắp. Mời bạn đi trên con đường lót gạch ở hai bên hàng cây dành cho người đi bộ, ngắm vườn cỏ trải dài tới các bờ tường thành và chiếm hơn một phần tư diện tích của khu phức hợp Taj Mahal, nơi đây những cây cảnh được cắt tỉa xen lẫn cây có tàn lá rộng trong đó có những cây phượng đang trổ hoa đỏ giữa mùa hè. Cảnh vật trong vườn là một sự hài hòa cân xứng với hồ nhân tạo nằm ở giữa.
16/05/2015(Xem: 3939)
Máy bay từ Kathmandu đáp xuống phi trường quốc tế Indira Gandhi ở thủ đô New Delhi (Tân Đề Li) khoảng 5 giờ chiều sau chuyến bay dài chừng 1 tiếng rưỡi. Khí hậu đã thay đổi rõ rệt như trên Đà Lạt xuống Sài Gòn. Bạn đang từ vùng nhiệt độ dưới 30 lên quá 40 độ. Sự khác biệt giữa hai nước còn rõ vì bạn đang từ một phi trường “đèo heo gió hút” tới một nơi nhộn nhịp như New Delhi. Trời nóng nực nên chúng tôi chỉ muốn làm sao về khách sạn thật nhanh. Một khách đồng hành người Ấn nói với chúng tôi cứ việc ra bên ngoài hỏi quầy taxi trả tiền trước (prepaid).
27/04/2015(Xem: 11899)
Thư Mời Tham Dự Khóa Tu Mùa Hè tại San Jose, California
26/03/2015(Xem: 10790)
Hình ảnh Phái Đoàn hành hương Nhật Bản từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 8 tháng 4 năm 2015 do TT Thích Hạnh Nguyện tổ chức và HT Phương Trượng Thích Như Điển hướng dẫn
08/02/2015(Xem: 8797)
Bhutan là quốc gia nằm ở Nam Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Đất nước này được biết đến là quốc gia có diện tích bé nhỏ nhưng người dân lại có cuộc sống hạnh phúc. Và đây là 10 lý do vì sao họ cảm thấy hạnh phúc.
28/01/2015(Xem: 6418)
- Trong kinh, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo, sau khi ta diệt độ, tất cả Thiện nam, Tín nữ, người mà có lòng tin nơi Phật pháp nên đi đến 4 nơi linh thiêng và ghi nhớ rằng đây là Lumbini, nơi Ta Đản sanh, đây là Bodhgaya nơi Ta Thành đạo, đây là Sarnath nơi Ta Chuyển Pháp luân và đây là Kushinagar nơi Ta nhập Niết bàn.”. - Trước khi lên đường chiêm bái Phật tích, tôi tập hợp sách của nhà nghiên cứu, giới xuất gia, cư sĩ, nhà báo…, viết về những Thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ và Nepal; nhưng rồi tôi quyết định không đọc. Tôi muốn cảm thụ Phật tích với góc nhìn và cảm xúc của một hài nhi. - Bài này tôi viết cho những người trẻ chưa quy y Tam Bảo và những doanh nhân hiểu về Phật Pháp sơ khai như tôi. Thông qua bài viết này, tôi còn có mong muốn giới thiệu với độc giả sự tương kính, tương thân, tương ái, tương trợ, của từng thành viên trong đoàn với nhau, với xứ Phật và Đức Phật.
21/01/2015(Xem: 6207)
Chưa bao giờ tôi thấy câu “Muốn một đằng lại ra một nẻo“ chính xác như lần đi hành hương với Thầy Hạnh Giới, Trụ trì chùa Viên Giác tại Hannover từ ngày mùng 1 tháng 9 đến 19 tháng 9 năm 2014. Lần này Thầy trò chúng tôi muốn vãn cảnh những ngôi chùa thơ mộng trên sườn núi vào mùa thu ở Đại Hàn một tuần, rồi sau đó sẽ dồn hết tiền tài và sức lực để chiêm bái “Tứ Đại Danh Sơn“ của 4 vị Đại Bồ Tát lừng danh kim cổ ở Trung Quốc. Cứ nghĩ đến cảnh được lạy ngài Bồ Tát Quán Âm ngay tại chân núi Phổ Đà là chúng tôi đã ghi tên ầm ầm lên đến trên 8 chục người rồi.
11/12/2014(Xem: 5697)
Ấn Độ là chiếc nôi minh triết và cũng là quê hương của Phật giáo. Từ ngàn xưa đã xuất hiện nhiều bậc vĩ nhân, thắp lên ánh sáng phương Đông, chiếu rực trên vòm trời tư tưởng tâm linh và học thuật sâu thẳm nhất của loài người. Thật vậy, tại đất nuớc này, vào thế kỷ thứ bảy (624) trước Tây lịch (TL), Đức Thích-ca Mâu-ni ra đời vì lợi ích và an lạc cho đa số, trong đó có chư thiên và loài người mà ngài nỗ lực tu hành chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]