Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành Hương

26/12/201005:32(Xem: 4033)
Hành Hương
 

shangrilaNgày 1 tháng 4 thì phải, tôi ghé chân ở Shangri-la, một miền đất khuất nẻo của Vân Nam. Để đến được nơi này, từ Lệ Giang, xe phải đi mấy giờ liền qua một sơn đạo chênh vênh ở độ cao chóng mặt. Tôi đã thấy gì? Trời ạ, giữa một nhân gian tế toái gồm đủ thiên hình vạn trạng của bao thứ bào ảnh ảo tượng, tôi lại bất ngờ nhận ra mình đang hiện hữu ở một nơi chốn mà mọi thứ đều ở mức tối giản. 

 

Những bóng người hiếm hoi, những con trâu Yak lúc ẩn lúc hiện, vài cánh chim lẻ loi giữa một bầu trời xám xịt lạnh buốt. Quanh tôi cơ hồ chỉ còn lại hai thứ gió và đất. Đất mênh mông và gió thổi tràn. Tôi lại bất ngờ nghĩ về những cánh đồng chiêm ở quê tôi mùa nước lũ. Một phương trời chỉ toàn nước và gió.

Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó rằng hầu hết dân Việt đã lớn lên trong bối cảnh sông nước, nên văn hóa Việt có cái gì đó thấm đẫm cái hồn của nước: Phiêu linh, trôi dạt, đẩy đưa và trầm luân. Thơ nhạc của dân Việt từ đó cứ mênh mang cái hồn của nước, của thủy triều lớn ròng, của những dòng sông con rạch. Bất trắc, cuồng bạo mà cũng lẻ loi, âm thầm. Tôi muốn gọi đó là thứ văn minh của Thủy Đại và Phong Đại. Còn ở Shangri-la, đó là cõi riêng của thứ văn minh Địa Đại và Phong Đại. Xin các nhà A-tỳ-đàm học đừng giải thích cho tôi rằng trong mỗi giọt nước hay hạt bụi cũng có đủ Tứ Đại. Cách nói đó là của người muốn đi mà chẳng muốn về. Còn cách nói của tôi, là cho người tạm thời chỉ muốn về mà chưa muốn đi.

 

shangrila2
Om mani padme hum | Flickr - Photo

Tôi đã yêu thấu tim cái hồn của đất và gió trên Shangri-la. Cái tình đó đến với từng thứ bắt gặp trên đường: Những ngôi tháp làm nên từ những hòn cuội mà khách đường nhặt được ở đâu đó rồi thành tâm góp lại thành khối. Những ngôi tháp ngó giản bạc đơn sơ mà có ai ngờ là công trình của bao thế hệ, bao kiếp người. 
 
Tôi đã bàng hoàng khi nhìn lên lưng núi sau ngôi đền Tiểu Lhasa để thấy hàng mật chú Om Mani Padme Hum được tạc trên đá. Hoành tráng và linh thiêng gấp triệu lần hàng chữ Hollywood trên một ngọn đồi ở California.

Tôi lang thang mươi câu chữ chỉ để quay về với một chuyện nhỏ. Người Phật tử Việt Nam vẫn nghĩ gì về khái niệm Tứ Đại? Tôi nhớ ngài Sāriputta (Xá-lợi-phất) từng lấy Tứ Đại để nói về Tâm Pháp một cách ảo diệu. Tôi lại nhớ đôi điều về Dịch Học của Tàu. Ở đó, Ngũ Hành được hiểu rộng lắm, cứ xem lại 64 quẻ Dịch thì biết. Thậm chí âm luật (cung, thương, giốc, chủy, vũ) trong cổ nhạc Trung Hoa cũng từng được hình thành từ nguyên tắc Ngũ Hành. Rồi thì phương pháp ăn kiêng Oshawa của Nhật Bản. Qua đó, khái niệm Âm Dương được mở rộng và dẫn đến một phương trời rất lạ cho người ăn kiêng. Họ nhìn đâu cũng thấy nguyên tắc Âm Dương.

Bằng dăm thứ học lóm được từ giáo lý A-tỳ-đàm, tôi mơ hồ thấy ra vài chuyện nhỏ có liên quan đến điều vừa nói. Chẳng hạn hạnh nghiệp của chúng sinh sẽ đưa người đến những môi trường sống tương thích; và từ bối cảnh đó, những tâm thái tương ứng sẽ được hình thành và củng cố. Người mang hồn đất sẽ về với đất, kẻ mang hồn gió sẽ về với gió. Đại khái là vậy. Dĩ nhiên hành giả không thể lẫn lộn hai thứ Tâm và Vật, nhưng một triển khai hay liên tưởng kiểu đó có lẽ cũng là cần thiết.

Xin nhớ lại xem, có phải kinh xưa vẫn từng nói đến những người – mà từng chuyện buồn vui trong đời dễ dàng hằn sâu trong tâm khảm như chữ khắc trên đá, như chữ viết trên nước hay chỉ một thoáng vu vơ như vệt sóng nhạt nhòa. Có phải trên đời này vẫn tồn tại những tâm hồn tục lụy như nước ở thể lỏng để suốt đời chỉ nhắm chỗ thấp để tìm về, hay lại những tâm hồn như nước ở thể khí sẵn sàng bốc hơi để bay cao. Có phải từng người trong chúng ta vẫn ngày ngày có riêng một cách để sống đời nặng nề như đất, len lỏi linh động như nước, bạo liệt như lửa và thanh thản như gió. 
Chưa hết, gió, nước trong định nghĩa của A-tỳ-đàm không như gió nước trong thi ca từ phú. Tùy chỗ mà nói đến những khía cạnh khác nhau để qua đó thấy ra sinh phong của mỗi người.

shangrila3
Napahai-lake-shangri-la

Trên đường vào thăm một hồ nước ở Shangri-la hôm đó, tôi đã tình cờ gặp được một thiếu nữ Tây Tạng. Cô lặng lẽ như đất và nhẹ nhàng như gió. Nhìn cô, tôi chợt hiểu vì sao đạo Phật đã có được cội rễ vững chắc ở đây. Cô gái Tây Tạng có lẽ không từng đọc về ngài Xá-lợi-phất, nhưng cô đã sống như một phần lời dạy của ngài. Đi nhờ một đoạn đường, cô đã biết điều như một người có học. Xe dư chỗ trống, cô vẫn nhấp nhỏm không dám ngồi thoải mái, lượm hết rác trên xe như một cách sống sòng phẳng không muốn nợ nần và phong cách tự trọng như một bà chủ trước những khách lạ đến thăm vùng đất của mình. 
Ai dám tự cho mình là văn minh trước những con người hồn hậu mà sâu thẳm đó. Ai đành lòng bảo người Tây Tạng là thiểu số và dốt nát khi họ đã giữ được một Phật giáo cận nguyên thủy hơn cả người Tàu. Và giữa khi người Tàu đang đánh vật với những Tam Luận Tông, Pháp Tướng Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông chống trái nhau thì người Tây Tạng lặng lẽ và trầm tĩnh đọc kỹ từng trang Trung Quán, Câu Xá, Duy Thức để khỏi phải tự giam mình vào những biên kiến trẻ con. Họ trưởng thành từ thế kỷ thứ bảy, đón Phật giáo về quê hương mình, để rồi từ đó có riêng một cõi văn minh của chữ viết và tư tưởng.

Chính biến 1959 đã xóa sổ một Tây Tạng hành chính, nhưng một Tây Tạng tâm linh đã mang cái hồn của đất và gió mà lên đường sang trời Tây, rồi thì khắp thế giới. Tôi từng có dịp ghé thăm một tu viện Tây Tạng ở Thụy Sĩ. Thảo nguyên và gió cát Tây Tạng vẫn phảng phất ở đó như một Shangri-la phiêu dạt. Trong khi đó, người Việt cũng vì một chính biến mà biệt xứ và cái hồn sông nước của Việt Nam cũng từ đó mà nổi trôi mấy phương trời. Bốn Đại có đi đâu cũng tìm về những góc riêng tương thích. Ta có là ai thì cũng là một hạt bụi sẵn sàng trở về với đất, một giọt nước sẵn sàng về sông, một chút gió sẵn sàng về lại trời rộng và một chút lửa để tự hủy mình cho những hóa thân trùng trùng.

Bỗng dưng muốn dừng lại ở đây vì một chút chạnh lòng hồi nhớ Shangri-la. Tôi lại muốn trở lại cái lặng lẽ của đất và bời bời của gió để khép lại bài viết dù tự biết mình vẫn chưa nói hết những điều phải nói. Một bài viết ngắn ngủi như chút lòng thay một lá thư xa để gửi về một Shangri-la lặng lẽ cuối trời.

TOẠI KHANH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/10/2016(Xem: 5507)
Nói đến cảnh đẹp của Nhật Bản, không ai không nhắc đến cảm giác đi thưởng ngoạn cảnh sắc mùa lá Phong đỏ ở đây. Mỗi năm cứ đến tháng 10 lá phong bắt đầu đổi màu, mọi người lại cùng nhau đi xem mùa lá đỏ. Đã từ lâu lối đi hân thưởng cảnh đẹp của lá Phong ở kinh đô Nhật Bản dường như đã định, không ai bảo ai cứ đi xem là phải từ chùa Đông Phước đi ngang qua Khai Sơn Đường lên Thông Thiên Kiều đến khe Tẩy Ngọc rồi đến trước chùa Thanh Thuỷ, hai bên đường “ ngàn gốc Chu Hồng như hiện thành cổ kính, muôn lá Phong vàng như đỏ thắm đế đô” vẻ đẹp khó nơi nào có được…. NGÀY 01/10/2016: FRANKFURT/LAX/AUS - OSAKA Khởi hành từ Frankfurt/Lax đi Osaka bằng máy bay. Nghỉ đêm trên máy bay. NGÀY 02/10: OSAKA ( ĂN -/-/T ) Đến Osaka. Xe đón Quý Phật tử đưa về khách sạn. Ngoạn cảnh thành phố Osaka. Ăn tối. Nghỉ đêm tại khách sạn ở Osaka. NGÀY 03/10/: OSAKA – FUCHU – HIROSHIMA ( ĂN S/T/T ) Sau khi ăn sáng tại khách sạn, Đoàn khởi hành đi Fuchu, một thành phố thuộc Hiroshima. Đoàn c
12/09/2016(Xem: 8766)
Chùa Pháp Tánh ( nay gọi là Chùa Quang Hiếu) nơi Lục Tổ Xuất Gia tại Quảng Châu, Trung Quốc, chùa nằm trên đường Quang Hiếu là một trong những đền thờ Phật cổ nhất ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây từng là nơi đặt tư dinh của Vương tử Triệu Kiến Đức thời nhà Triệu nước Nam Việt trong lịch sử Việt Nam. Chùa Quang Hiếu cũng là nơi xuất gia của Lục Tổ Huệ Năng.
01/08/2016(Xem: 3171)
Nói đến thánh tích Phật giáo và với lòng khát ngưỡng của một người phật tử thì việc có được một duyên lành để tháp tùng một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì quả là một trong những điều nguyện ước đã được mãn nguyện trong đời. Đọc lịch sử Đức Phật, được nghe, được biết đến những địa danh, những thánh tích, kể cả được nhìn thấy những hình ảnh về thánh tích trên các phương tiện thời đại như sách báo, phim ảnh, truyền hình, internet v.v…thì cũng chỉ là để hiểu biết,và có thêm một chút kiến thức về những thánh tích thế thôi, nhưng được tham dự một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì không phải là như thế, không phải chỉ đi và đến để được thấy, được ngắm nhìn, để thỏa mản rằng chính mình đã được ”mắt thấy, tai nghe” về những thánh tích, mà chính thật ra là để cho chúng ta có được một cảm nhận rằng mình đã được" tìm về."
01/08/2016(Xem: 8063)
Từ chân núi đến tượng đài ta có thể đi bằng hai con đường, một bên là đường dốc bằng uốn lượn dựng đứng, một bên là đường dốc với hàng trăm bậc thang đá ghập ghềnh, nằm lọt thỏm giữa đồi thông vi vu xanh ngắt. Từ dưới chân cho đến đỉnh của con đường dốc đá có hơn 20 tấm bia đá ghi chép 12 lời nguyện ước của chúng sanh đến Quán Thế Âm Như Lai, cầu mong sự bình thành an lạc và bia đá các lời dạy của Phật, như mỗi bước đi đều nhắc ta nhớ đến điều lành, từ bi, hướng đến chân-thiện-mỹ. Trên triền dốc đến với tượng đài Quán Thế Âm là bức tượng đá Thiện Tài Đồng Tử đang chắp tay hướng về Mẹ từ bi. Phía dưới bức tượng có bia đề chữ: "Bậc trí như vách đá Gió cuồng nộ chẳng lay Lời tán dương phỉ báng Không xao gợn đôi mày" Tiến thẳng lên phía trên là lầu chuông nằm uy nghiêm như đón bước chân Thiền giữa rừng thông âm u hoang vắng.
20/06/2016(Xem: 4438)
Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việt Nam Hải Ngoại Quốc gia tại BIỆT ĐIỆN của Ngài Tu viện Namgyal là tu viện riêng, chính danh của Đức Dalai Lama, sẽ tổ chức một chuyến hành hương thăm Dharamsala, thủ đô của người Tây Tạng Lưu Vong – trú xứ của Đức Dalai Lama đời thứ 14 đang sống tỵ nạn 57 năm. Đức Dalai Lama được người Tây Tạng tôn kính và xem Ngài là vị Phật sống, là hiện thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Người Tây Phương xem Ngài là một thể hiện cho sự kêu gọi hòa bình của nhân loại. Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việtnam Hải ngoại Quốc gia ngay tại Biệt Điện của Ngài trong chuyến hành hương này. Kính mời quý Phật tử Việtnam cùng tham gia. • Thời gian 10 ngày - bắt đầu từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016. • Khởi hành từ phi trường San Francisco bằng Cathay Pacific Airlines đến New Delhi, India. • Những nơi thăm viếng tại Dharamsala:
08/06/2016(Xem: 5573)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ, lễ Giác Linh sư huynh Giải Trọng và thăm quý thầy, ghé Tổ Đình Phước Lâm lễ Phật, đến chùa Bảo Thắng thăm chư Tôn Đức Ni, cũng như đi thăm một vài ngôi chùa quen biết. Như đã dự trù, tôi còn đi miền Bắc để thăm viếng ngôi chùa mà vị Thầy thân quen của tôi T.T Hạnh Bình mới vừa nhận chức Trụ Trì. Khi nghe Thầy báo tin nhận chùa ở ngoài Bắc, tôi có nói: Thầy nhận chi mà xa xôi thế? Nói thì nói vậy, chứ thật ra tôi rất mừng cho Thầy, ngoài tâm nguyện hoằng pháp độ sanh mà hàng trưởng tử Như Lai phải lo chu toàn, Thầy còn có nỗi thao thức đào tạo những lớp phiên dịch cho chư vị Tăng Ni từ Hán ngữ sang Việt Ngữ.
27/05/2016(Xem: 5393)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
12/01/2016(Xem: 11463)
Con người bỗng thấy thật bé nhỏ trước thiên nhiên vô cùng, thấy mình trở nên hiền hòa như nước như đất, lành như cây như hoa, và mọi ưu tư về cuộc đời dường như tan biến !!! Một ngày đầu thu khi tôi lạc bước đến rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, một ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông nằm trên lưng chừng núi thuộc huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 14 km về hướng Tây.
11/10/2015(Xem: 4697)
Đầm sen rộng hơn 5.000 m2 của anh Hạnh ở Thường Tín (Hà Nội) đang lai tạo nhân giống được 12 loài, thu hút nhiều du khách tới chiêm ngưỡng.
10/10/2015(Xem: 6153)
Ấn Độ : Lên Kế Hoạch Xây Dựng Tượng Phật Ngồi Cao Nhất Thế Giới Chính quyền bang Gujarat miền Tây Ấn Độ vừa thông qua kế hoạch xây dựng một tượng Phật ngồi cao 108 m. Dự kiến sau khi hoàn thành đây sẽ là pho tượng cao thứ hai thế giới sau pho tượng đứng Trung Nguyên Đại Phật tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc và vượt qua tượng Phật ngồi cao 92 m tại Thái Lan trở thành tượng Phật ngồi cao nhất thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567