Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành Hương

26/12/201005:32(Xem: 4014)
Hành Hương
 

shangrilaNgày 1 tháng 4 thì phải, tôi ghé chân ở Shangri-la, một miền đất khuất nẻo của Vân Nam. Để đến được nơi này, từ Lệ Giang, xe phải đi mấy giờ liền qua một sơn đạo chênh vênh ở độ cao chóng mặt. Tôi đã thấy gì? Trời ạ, giữa một nhân gian tế toái gồm đủ thiên hình vạn trạng của bao thứ bào ảnh ảo tượng, tôi lại bất ngờ nhận ra mình đang hiện hữu ở một nơi chốn mà mọi thứ đều ở mức tối giản. 

 

Những bóng người hiếm hoi, những con trâu Yak lúc ẩn lúc hiện, vài cánh chim lẻ loi giữa một bầu trời xám xịt lạnh buốt. Quanh tôi cơ hồ chỉ còn lại hai thứ gió và đất. Đất mênh mông và gió thổi tràn. Tôi lại bất ngờ nghĩ về những cánh đồng chiêm ở quê tôi mùa nước lũ. Một phương trời chỉ toàn nước và gió.

Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó rằng hầu hết dân Việt đã lớn lên trong bối cảnh sông nước, nên văn hóa Việt có cái gì đó thấm đẫm cái hồn của nước: Phiêu linh, trôi dạt, đẩy đưa và trầm luân. Thơ nhạc của dân Việt từ đó cứ mênh mang cái hồn của nước, của thủy triều lớn ròng, của những dòng sông con rạch. Bất trắc, cuồng bạo mà cũng lẻ loi, âm thầm. Tôi muốn gọi đó là thứ văn minh của Thủy Đại và Phong Đại. Còn ở Shangri-la, đó là cõi riêng của thứ văn minh Địa Đại và Phong Đại. Xin các nhà A-tỳ-đàm học đừng giải thích cho tôi rằng trong mỗi giọt nước hay hạt bụi cũng có đủ Tứ Đại. Cách nói đó là của người muốn đi mà chẳng muốn về. Còn cách nói của tôi, là cho người tạm thời chỉ muốn về mà chưa muốn đi.

 

shangrila2
Om mani padme hum | Flickr - Photo

Tôi đã yêu thấu tim cái hồn của đất và gió trên Shangri-la. Cái tình đó đến với từng thứ bắt gặp trên đường: Những ngôi tháp làm nên từ những hòn cuội mà khách đường nhặt được ở đâu đó rồi thành tâm góp lại thành khối. Những ngôi tháp ngó giản bạc đơn sơ mà có ai ngờ là công trình của bao thế hệ, bao kiếp người. 
 
Tôi đã bàng hoàng khi nhìn lên lưng núi sau ngôi đền Tiểu Lhasa để thấy hàng mật chú Om Mani Padme Hum được tạc trên đá. Hoành tráng và linh thiêng gấp triệu lần hàng chữ Hollywood trên một ngọn đồi ở California.

Tôi lang thang mươi câu chữ chỉ để quay về với một chuyện nhỏ. Người Phật tử Việt Nam vẫn nghĩ gì về khái niệm Tứ Đại? Tôi nhớ ngài Sāriputta (Xá-lợi-phất) từng lấy Tứ Đại để nói về Tâm Pháp một cách ảo diệu. Tôi lại nhớ đôi điều về Dịch Học của Tàu. Ở đó, Ngũ Hành được hiểu rộng lắm, cứ xem lại 64 quẻ Dịch thì biết. Thậm chí âm luật (cung, thương, giốc, chủy, vũ) trong cổ nhạc Trung Hoa cũng từng được hình thành từ nguyên tắc Ngũ Hành. Rồi thì phương pháp ăn kiêng Oshawa của Nhật Bản. Qua đó, khái niệm Âm Dương được mở rộng và dẫn đến một phương trời rất lạ cho người ăn kiêng. Họ nhìn đâu cũng thấy nguyên tắc Âm Dương.

Bằng dăm thứ học lóm được từ giáo lý A-tỳ-đàm, tôi mơ hồ thấy ra vài chuyện nhỏ có liên quan đến điều vừa nói. Chẳng hạn hạnh nghiệp của chúng sinh sẽ đưa người đến những môi trường sống tương thích; và từ bối cảnh đó, những tâm thái tương ứng sẽ được hình thành và củng cố. Người mang hồn đất sẽ về với đất, kẻ mang hồn gió sẽ về với gió. Đại khái là vậy. Dĩ nhiên hành giả không thể lẫn lộn hai thứ Tâm và Vật, nhưng một triển khai hay liên tưởng kiểu đó có lẽ cũng là cần thiết.

Xin nhớ lại xem, có phải kinh xưa vẫn từng nói đến những người – mà từng chuyện buồn vui trong đời dễ dàng hằn sâu trong tâm khảm như chữ khắc trên đá, như chữ viết trên nước hay chỉ một thoáng vu vơ như vệt sóng nhạt nhòa. Có phải trên đời này vẫn tồn tại những tâm hồn tục lụy như nước ở thể lỏng để suốt đời chỉ nhắm chỗ thấp để tìm về, hay lại những tâm hồn như nước ở thể khí sẵn sàng bốc hơi để bay cao. Có phải từng người trong chúng ta vẫn ngày ngày có riêng một cách để sống đời nặng nề như đất, len lỏi linh động như nước, bạo liệt như lửa và thanh thản như gió. 
Chưa hết, gió, nước trong định nghĩa của A-tỳ-đàm không như gió nước trong thi ca từ phú. Tùy chỗ mà nói đến những khía cạnh khác nhau để qua đó thấy ra sinh phong của mỗi người.

shangrila3
Napahai-lake-shangri-la

Trên đường vào thăm một hồ nước ở Shangri-la hôm đó, tôi đã tình cờ gặp được một thiếu nữ Tây Tạng. Cô lặng lẽ như đất và nhẹ nhàng như gió. Nhìn cô, tôi chợt hiểu vì sao đạo Phật đã có được cội rễ vững chắc ở đây. Cô gái Tây Tạng có lẽ không từng đọc về ngài Xá-lợi-phất, nhưng cô đã sống như một phần lời dạy của ngài. Đi nhờ một đoạn đường, cô đã biết điều như một người có học. Xe dư chỗ trống, cô vẫn nhấp nhỏm không dám ngồi thoải mái, lượm hết rác trên xe như một cách sống sòng phẳng không muốn nợ nần và phong cách tự trọng như một bà chủ trước những khách lạ đến thăm vùng đất của mình. 
Ai dám tự cho mình là văn minh trước những con người hồn hậu mà sâu thẳm đó. Ai đành lòng bảo người Tây Tạng là thiểu số và dốt nát khi họ đã giữ được một Phật giáo cận nguyên thủy hơn cả người Tàu. Và giữa khi người Tàu đang đánh vật với những Tam Luận Tông, Pháp Tướng Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông chống trái nhau thì người Tây Tạng lặng lẽ và trầm tĩnh đọc kỹ từng trang Trung Quán, Câu Xá, Duy Thức để khỏi phải tự giam mình vào những biên kiến trẻ con. Họ trưởng thành từ thế kỷ thứ bảy, đón Phật giáo về quê hương mình, để rồi từ đó có riêng một cõi văn minh của chữ viết và tư tưởng.

Chính biến 1959 đã xóa sổ một Tây Tạng hành chính, nhưng một Tây Tạng tâm linh đã mang cái hồn của đất và gió mà lên đường sang trời Tây, rồi thì khắp thế giới. Tôi từng có dịp ghé thăm một tu viện Tây Tạng ở Thụy Sĩ. Thảo nguyên và gió cát Tây Tạng vẫn phảng phất ở đó như một Shangri-la phiêu dạt. Trong khi đó, người Việt cũng vì một chính biến mà biệt xứ và cái hồn sông nước của Việt Nam cũng từ đó mà nổi trôi mấy phương trời. Bốn Đại có đi đâu cũng tìm về những góc riêng tương thích. Ta có là ai thì cũng là một hạt bụi sẵn sàng trở về với đất, một giọt nước sẵn sàng về sông, một chút gió sẵn sàng về lại trời rộng và một chút lửa để tự hủy mình cho những hóa thân trùng trùng.

Bỗng dưng muốn dừng lại ở đây vì một chút chạnh lòng hồi nhớ Shangri-la. Tôi lại muốn trở lại cái lặng lẽ của đất và bời bời của gió để khép lại bài viết dù tự biết mình vẫn chưa nói hết những điều phải nói. Một bài viết ngắn ngủi như chút lòng thay một lá thư xa để gửi về một Shangri-la lặng lẽ cuối trời.

TOẠI KHANH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2017(Xem: 4107)
Tây Tạng: 10 cảnh sắc tuyệt vời không thể bỏ qua 1 Đến Tây Tạng, ngoài những nơi được nhiều người biết đến như Lhasa, Namtso, YamdrokTso, vẫn còn có rất nhiều địa danh cảnh sắc tuyệt vời:
21/09/2017(Xem: 10271)
Sau hơn 3 giờ bay với hãng hàng không Hoàng gia Bhutan-Drukair từ Bangkok, đoàn hành hương chúng tôi tôi đặt chân tới Paro – thành phố có sân bay quốc tế duy nhất của Bhutan với sự háo hức trong tâm thế của khách hành hương về một đất nước Phật giáo nhỏ bé trên dãy Himalaya chưa tới 700 ngàn dân, nằm giữa hai nền văn hóa lớn và đông dân nhất thế giới Trung Quốc, Ấn Độ và đặc biệt là quốc gia duy nhất không thiết lập quan hệ ngoại giao
24/06/2017(Xem: 12008)
Video: Hành Hương Chiêm Bái Phật Tích Ấn Độ 2016 Do Tu Viện Quảng Đức & Triumphtour tổ chức Tổng cộng 24 ngày từ 21-11-2016 đến ngày 14-12-2016 www.quangduc.com Nhiếp ảnh & quay phim: Hoàng Lan Jordan Lê Ryan Lê Edit phim: Hoàng Lan Jordan Lê Viết bài tường thuật: Thanh Phi Thuyết minh: Tường Dinh Quảng Trí Đại Lộc Đài Radio FM 974 Nhạc sử dụng trong DVD này: Ca Sĩ Quang Minh Ca Sĩ Gia Huy Nhạc Tây Tạng Nhạc Ấn Độ Layout DVD Label: Quảng Duy Minh (Mẫn) Xem thêm hình ảnh: www.quangduc.com
15/05/2017(Xem: 4740)
“Được thấy đỉnh Himalaya, gặp Hoàng thái hậu Bhutan, yết kiến Đức Phó Pháp Chủ, tim tôi nghẹn lại, khoé mắt nhoè đi và thấy thiên đường có thật”, MC Phan Anh chia sẻ sau chuyến đi. Trở về từ chuyến đi đến vương quốc Phật giáo Bhutan, MC Phan Anh đã có những dòng viết đầy xúc cảm.
03/05/2017(Xem: 4836)
Mỗi năm một lần như thế, những vị trong Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ của chúng tôi đều tổ chức một chuyến hoằng pháp sang Hoa Kỳ, Canada hay Âu Châu, nhưng năm nay chúng tôi quyết định tổ chức đi Á Châu gồm những nước như bên trên, khiến cho một số quý Thầy Cô trong Phái đoàn phải lo nghĩ, vì không biết rằng mình có thể tham gia trọn vẹn được chuyến hành trình này hay không? Và cuối cùng thì đã có những vị từ Hoa Kỳ tham gia như sau: Thượng Tọa Thích Thông Triết, Viện Chủ Thiền Viện Chánh Pháp tại Oklahoma; Đại Đức Thích Thánh Trí, Trụ Trì Tu Viện Bồ Đề tại Seattle; Đại Đức Thích Hạnh Tuệ, Tri Sự chùa Phật Đà tại San Diego; Ni Sư Thích Nữ Minh Huệ, Trụ Trì Tịnh Thất Thanh Lương tại Sarcramento (vắng mặt Thượng Tọa Thích Hạnh Đức và Đại Đức Thích Thiện Đạo).
22/04/2017(Xem: 8101)
Chương Trình Hành Hương Bhutan-Thailand THỜI GIAN HÀNH HƯƠNG: 15 ngày Từ ngày 4- Sept- 2017 đến ngày 18-Sept- 2017 GHI DANH: Hạn chót là ngày 30- June 2017.
10/04/2017(Xem: 4080)
Khác với vẻ cằn cỗi như sa mạc, Ladakh đến gần đẹp như một bức tranh vẽ với những đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa, bao quanh mây phủ. Ladakh là vùng đất nằm rìa Tây Tạng, thuộc bang Jammu và Kashmir, Ấn Độ. Với khí hậu trong lành và vẻ đẹp nguyên sơ, Ladakh thu hút du khách bởi bầu trời trong xanh, núi băng trắng và những cơn gió lạnh mơn man làn da. Tại đây, bạn có thể cảm thấy như được nằm gọn trong vòng tay của thiên nhiên.
09/04/2017(Xem: 12107)
Sau khi ăn sáng, Đoàn khởi hành đi Kushinagarhay còn gọi là Thành Câu-thi-na, nơi Phật bỏ lại thân tứ đại sau khi giáo hóa ở cõi giới ta bà này. Nơi đây cách Vườn Lâm-tỳ-ni khoảng 175 km, cách Bồ Đề Đạo Tràng trên 300 km. Quý khách chiêm bái chùa Đại Niết Bàn, lễ bái tượng Phật Niết Bàn tại Chùa, kinh hành và thắp nến cầu nguyện tại Bảo Tháp tưởng niệm nơi Trà-tỳ kim thân Đức Phật. Ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn Royal Residency (4 sao), Kushinagar.
07/02/2017(Xem: 5718)
Ẩn mình trong dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ là xứ sở Bhutan, một xứ sở tâm linh huyền bí và hoàn toàn khép kín với thế giới bên ngoài. Thế mà nơi đây được xem là một đất nước có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới. Ta hãy đến đây một lần trong đời để được chiêm ngưỡng và thưởng thức những cảnh trí thiên nhiên hoang sơ, tươi đẹp; những con người mộc mạc, hiền hòa; những ngôi chùa cổ kính và đầy nét quyến rũ của nghệ thuật kiến trúc. Bhutan là một đất nước thần tiên như trong chuyện cổ tích, và chỉ đến đây ta mới có thể cảm nghiệm được sự rung động của tâm thức, sâu lắng của bình an và hạnh phúc mà không có thế giới vật chất xa hoa nào có thể so sánh và mang lại được. Tiếp theo cuộc hành trình này sẽ là những trải nghiệm của thế giới tâm linh, kiến trúc nghệ thuật trong các thạch động miền Trung Ấn. Những công trình Di sản văn hóa thế giới, những kỳ quan của Phật giáo còn sót lại mà ta có đủ phước duyên lắm, mới có thể một lần trong đời được đặt chân đến nơi đây qua các ngôi chùa hang, nhữ
21/10/2016(Xem: 23545)
Hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH Tổng cộng 22 ngày từ 21-11 đến ngày 12-12-2016 Lệ phí: $5,900 (cho Phật tử tại Úc) & US$5,900 Mỹ Kim (cho Phật tử tại Mỹ & Canada): chi phí cho vé máy bay quốc tế khứ hồi (Sydney\Los Angeles - Taiwan – India & India – Taiwan – Sydney/Los Angles), Vé máy bay trong nội địa Ấn Độ (không dùng xe lửa), Bảo hiểm + Thuế phi trường + Vé vào cửa tham quan, Hotel (3 hoặc 4 sao) + Tips + Chi phí 3 bửa ăn sáng, trưa, chiều. Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức chuyến hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ-Tích Lan, chuyến đi do Thượng Tọa Trụ Trì Thích Nguyên Tạng làm trưởng đoàn cùng với Đạo Hữu Tony Thạch (giám đốc công ty Triumph Tour ở Sydney) làm trợ lý cho Thầy để lo các công việc cần thiết. Phái đoàn dự kiến sẽ khởi hành ngày 21-11-2015, gồm 22 ngày để viếng thăm chiêm bái tất cả những Phật tích Ấn Độ cũng như đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tại Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ. Lệ phí chuyến đi là: A$5,900 cho Phật tử
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567