Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khoảnh khắc.

24/06/201316:54(Xem: 4612)
Khoảnh khắc.

Hành hương chiêm bái
Tứ Đại Danh Sơn ở Trung Quốc

(TỪ NGÀY 21/10/07 ĐẾN 08/11/07)

linhsondaiphat2-small

KHOẢNH KHẮC

Buổi sáng mùa thu ở Trung Quốc dường như rất muộn, những tầng mây xám đang trôi lừng lững trên cao không làm chúng tôi chùn bước . Nhịp bước hành hương của Phật tử vẫn rộn ràng náo nức đến Vô Tích để tận mắt chiêm ngưỡng Phật Đài A Di Đà vốn dĩ là niềm mơ ước chân thành của những người con Phật.

Xe xhúng tôi khởi hành lúc 9giờ sáng đến Vô Tích, mặc cho những hạt mưa vẫn rơi đều trong khí trời ảm đạm cũng không làm chúng tôi chùn chân, mõi gối. Khi xe lăn bánh, Thầy đã ôn tồn bảo chúng tôi hãy cùng tụng kinh Lăng Nghiêm dù Thầy biết rằng kinh này khó đọc lắm. Chúng tôi cố gắng trì tụng xong kinh Lăng Nghiêm thì bầu trời càng dẫy đầy mây xám, những cơn mưa vẫn quấn quýt quanh chúng tôi như những lời tâm sự giữa hệ lụy cuộc đời. Riêng tôi luôn thầm nghĩ những giọt mưa như những pháp vũ cho đời hay là những lời mật khải của đức Phật Di Đà đã ban phát cho Phật tử chúng tôi . Tôi luôn mật niệm sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật như một hành trang cho tôi theo từng nhịp thở, vì trong thưc tại này tôi mới tự quán xét lại những hành động hay quan niệm sai lầm đã xãy ra hầu mong sửa chửa những khuyết điểm đã qua.

Những giọt mưa lất phất trong không gian vẫn không làm chúng tôi ngao ngán, mọi người tay che dù hay áo mưa đều hăng hái bước vào Phật đài. Vì trong làn mưa mờ ảo hình dáng Phật A Di Đà vẫn sừng sững giữa trời như luồng tinh anh chói ngời trong lòng mỗi Phật tử. Chúng tôi sắp thành hàng một theo Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Đại Đức Thích Nguyên Tạng và các Sư Cô… thành một hàng dài nghiêm chỉnh bước từng bước, vừa đi vừa tụng niệm. Thật lạ kỳ mưa dường như ngừng hẳn hay là mưa đã lắng nghe lời lời mật khải do Đức Phật ban Pháp hay chăng ? Ngay lúc đó lòng chúng tôi vô cùng hoan hỷ càng cố gắng trì tụng cho dứt hồi kinh dưới Phật đài.

Tượng cao 88m được đúc bằng vàng và dựng lên cách đây 9 năm 345 ngày ( chỉ còn 20 ngày nữa là đúng 10 năm ngày dựng Phật Đài. Rất tiếc chúng tôi không được tham dự đại lễ quan trọng đó, tuy nhiên chúng tôi rất háo hức chiêm ngưỡng tiết mục đặc sắc “ Hoa khai kiến Phật”được kiến tạo tổn phí lên đến 4 tỉ nhân dân tệ. Tiết mục này được bắt đầu 2g30 chiều, chúng tôi cùng hàng ngàn người vây quanh bệ đài để “ mục kiến sở thị” sự việc hiếm có này.

Những dòng nhạc êm ái, nhẹ nhàng như triệu lời huyền bí đưa chúng tôi trở về nguyên thủy hơn 2000 năm trước. Những vòi nước phun lên xung quanh hoa sen như những rạo rực đón chào Đức Phật đản sanh. Chín con rồng ở chín chỗ vụt phun lên để cúng dường mừng đấng Từ Phụ xuất hiện ngày đầu tiên trên thế gian này. Hoa sen cao vụt nở từng cánh trong tiếng nhạc du dương như mây ngàn gió nỗi về đây hội tụ. Đức Phật từ từ hiện ra trong hoa sen và quay một vòng 360% xung quanh những âm thanh huyễn hoặc, những giọt nước rộn ràng của Chư Thiên, Chư Phật cùng hòa điệu với những nhịp đập con tim rạo rực của chúng tôi.

Sự kiện “ Hoa khai kiến Phật” càng cũng cố niềm tin cho chúng tôi, càng cố sức trau giồi học hạnh Phật Di Đà để xứng đáng là con của Phật. Phước duyên rất lớn từ hôm nay đã tạo cho chúng tôi một dấu ấn khó phai trong chuyến hành hương Trung Quốc này!

Sau khi đảnh lễ Phật Đài xong, chúng tôi cố gắng đi xung quanh để xoay 108 cầu quay được thiết kế theo Tây Tạng bao quanh khuôn viên Phật Đài. Xa hơn nữa là những hàng liễu rũ dọc theo bờ được chấm phá quanh co dưới những cội liễu bằng những tảng đá nhỏ có làn nưóc uốn quanh. Quang cảnh quả thật đã tạo sắc thái hài hòa của Phât Đài, không hổ cho câu “Đệ nhất Giang Nam” Chúng tôi dạo bước dưới gốc liễu, tựa đầu trong bóng mát, lắng nghe tiếng suối chảy róc rách hòa điệu cùng tiếng chim hót tựa hồ như đang lạc vào cõi Niết bàn.

Phật đứng tòa sen dáng từ bi

Bàn tay Phật đón gọi chúng sanh.

Hãy mau sực tỉnh trong cõi mộng

Danh lợi phù du thoáng vô thường

Bồ đề tàng thức đâu rồi nhỉ ?

Bản lai diện mục có hay chăng ?

Trong nỗi niềm hoan lạc mênh mông đó tôi chợt cảm ngộ ra rằng : cho dù mai sau rời xa Phật đài, nhưng những sự kiện này sẽ theo tôi mãi mãi.

Có phải tôi đang say trong cảnh Phật ?

Nhẹ như gió thoảng bên thềm

Xôn xao lá thắm ru mềm bờ môi

Dịu dàng Phật đến bên trời

Ngân lên vạn khúc nghê thường đắm say!

Nước vờn liễu rũ chim cười

Truyền muôn pháp lạc rạng ngời chúng sanh

Mau mau lìa bước tử sanh

Phật Đà hoan hỉ dang tay cứu đời

A-Di- Đà -Phật nam mô

Liễu rơi một chiếc ngộ ngay vô thường.

Chúc Quốc Lịch

----o0o---
Vi tính: Thanh Phi

Trình bày: Vĩnh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2015(Xem: 5022)
Năm 2011, nhân kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, một Đại Hội Phật Giáo Thế Giới được long trọng tổ chức tại New Delhi, Thủ Đô nước Ấn Độ. Đại Hội quy tụ 3.000 đại biểu đến từ các nước Á, Âu, Mỹ, Úc. Tôi cũng được hân hạnh tham dự Đại Hội trong phái đoàn Úc 36 người, gồm có 2 vị Tăng, 8 vị Ni và 26 Phật tử do Hòa Thượng Thích Quảng Ba, Viện Chủ Tu Viện Vạn Hạnh ở Canberra tổ chức và hướng dẫn. Đoàn hành hương sau khi dự Đại Hội Phật Giáo Thế Giới đã đi viếng các Phật tích quan trọng ở Ấn Độ, Népal và Bhutan. Chuyến hành hương kéo dài 22 ngày. Nay tôi xin kể lại tóm tắt cho bà con, thân hữu nghe chơi cho vui về những Phật tích mà Đoàn chúng tôi đã đến viếng, dẫu biết rằng từ trước tới nay đã có rất nhiều sách báo tường thuật những cuộc hành hương trên đất nước Ấn Độ huyền bí với đầy đủ chi tiết và nhiều sử liệu quý báu.
18/05/2015(Xem: 6138)
Ở miền nam Việt Nam trước năm 1975, tôi không biết nhiều về con người và đất nước Ấn Độ. Hình ảnh đáng nhớ về người Ấn là dù thời tiết Sài Gòn nóng và nhiều nắng nhưng trên người họ lại khoác quá nhiều vải, quấn kín cả người, màu sắc rực rỡ đến chói mắt. Còn trang trí thì khỏi nói, bởi họ mang vàng đầy người. Nhưng ngoài áo quần và kim hoàn, người Ấn còn nổi bật trong thế giới người Á Châu da vàng bởi nước da nâu sậm, quá đậm đà nhiều người gọi là da đen.
18/05/2015(Xem: 4288)
Đã bước qua Cổng Chính và đã thấy “vườn địa đàng trên trái đất” mà vua Shah Jahal thực hiện khi xây ngôi mộ cho hoàng hậu Mumtaz Mahal, mời bạn tiếp tục hành trình thăm viếng. Một hồ nước nhân tạo hàng trăm mét chạy dài từ cổng tới lăng, hai bên hồ là những bãi cỏ với hàng cây trắc bá thẳng tắp. Mời bạn đi trên con đường lót gạch ở hai bên hàng cây dành cho người đi bộ, ngắm vườn cỏ trải dài tới các bờ tường thành và chiếm hơn một phần tư diện tích của khu phức hợp Taj Mahal, nơi đây những cây cảnh được cắt tỉa xen lẫn cây có tàn lá rộng trong đó có những cây phượng đang trổ hoa đỏ giữa mùa hè. Cảnh vật trong vườn là một sự hài hòa cân xứng với hồ nhân tạo nằm ở giữa.
16/05/2015(Xem: 3944)
Máy bay từ Kathmandu đáp xuống phi trường quốc tế Indira Gandhi ở thủ đô New Delhi (Tân Đề Li) khoảng 5 giờ chiều sau chuyến bay dài chừng 1 tiếng rưỡi. Khí hậu đã thay đổi rõ rệt như trên Đà Lạt xuống Sài Gòn. Bạn đang từ vùng nhiệt độ dưới 30 lên quá 40 độ. Sự khác biệt giữa hai nước còn rõ vì bạn đang từ một phi trường “đèo heo gió hút” tới một nơi nhộn nhịp như New Delhi. Trời nóng nực nên chúng tôi chỉ muốn làm sao về khách sạn thật nhanh. Một khách đồng hành người Ấn nói với chúng tôi cứ việc ra bên ngoài hỏi quầy taxi trả tiền trước (prepaid).
27/04/2015(Xem: 11908)
Thư Mời Tham Dự Khóa Tu Mùa Hè tại San Jose, California
26/03/2015(Xem: 10806)
Hình ảnh Phái Đoàn hành hương Nhật Bản từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 8 tháng 4 năm 2015 do TT Thích Hạnh Nguyện tổ chức và HT Phương Trượng Thích Như Điển hướng dẫn
08/02/2015(Xem: 8803)
Bhutan là quốc gia nằm ở Nam Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Đất nước này được biết đến là quốc gia có diện tích bé nhỏ nhưng người dân lại có cuộc sống hạnh phúc. Và đây là 10 lý do vì sao họ cảm thấy hạnh phúc.
28/01/2015(Xem: 6456)
- Trong kinh, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo, sau khi ta diệt độ, tất cả Thiện nam, Tín nữ, người mà có lòng tin nơi Phật pháp nên đi đến 4 nơi linh thiêng và ghi nhớ rằng đây là Lumbini, nơi Ta Đản sanh, đây là Bodhgaya nơi Ta Thành đạo, đây là Sarnath nơi Ta Chuyển Pháp luân và đây là Kushinagar nơi Ta nhập Niết bàn.”. - Trước khi lên đường chiêm bái Phật tích, tôi tập hợp sách của nhà nghiên cứu, giới xuất gia, cư sĩ, nhà báo…, viết về những Thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ và Nepal; nhưng rồi tôi quyết định không đọc. Tôi muốn cảm thụ Phật tích với góc nhìn và cảm xúc của một hài nhi. - Bài này tôi viết cho những người trẻ chưa quy y Tam Bảo và những doanh nhân hiểu về Phật Pháp sơ khai như tôi. Thông qua bài viết này, tôi còn có mong muốn giới thiệu với độc giả sự tương kính, tương thân, tương ái, tương trợ, của từng thành viên trong đoàn với nhau, với xứ Phật và Đức Phật.
21/01/2015(Xem: 6208)
Chưa bao giờ tôi thấy câu “Muốn một đằng lại ra một nẻo“ chính xác như lần đi hành hương với Thầy Hạnh Giới, Trụ trì chùa Viên Giác tại Hannover từ ngày mùng 1 tháng 9 đến 19 tháng 9 năm 2014. Lần này Thầy trò chúng tôi muốn vãn cảnh những ngôi chùa thơ mộng trên sườn núi vào mùa thu ở Đại Hàn một tuần, rồi sau đó sẽ dồn hết tiền tài và sức lực để chiêm bái “Tứ Đại Danh Sơn“ của 4 vị Đại Bồ Tát lừng danh kim cổ ở Trung Quốc. Cứ nghĩ đến cảnh được lạy ngài Bồ Tát Quán Âm ngay tại chân núi Phổ Đà là chúng tôi đã ghi tên ầm ầm lên đến trên 8 chục người rồi.
11/12/2014(Xem: 5705)
Ấn Độ là chiếc nôi minh triết và cũng là quê hương của Phật giáo. Từ ngàn xưa đã xuất hiện nhiều bậc vĩ nhân, thắp lên ánh sáng phương Đông, chiếu rực trên vòm trời tư tưởng tâm linh và học thuật sâu thẳm nhất của loài người. Thật vậy, tại đất nuớc này, vào thế kỷ thứ bảy (624) trước Tây lịch (TL), Đức Thích-ca Mâu-ni ra đời vì lợi ích và an lạc cho đa số, trong đó có chư thiên và loài người mà ngài nỗ lực tu hành chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]