Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy.

21/06/201316:30(Xem: 4995)
Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy.

bandroll2

Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy

(viết tặng Thiện Hưng, Mỹ Hạnh và các huynh đệ)

Dear Thiện Hưng và Mỹ Hạnh,

Hai em khoẻ không? Sau khi trở về, mọi việc đều ổn hết chứ? Chứng thấp khớp của Hưng nghe nói đỡ hơn nhiều khi đi hành hương về, thật kỳ diệu! Thầy sẽ nói là nhờ mình “có tu” đó…..

Chị mới vừa lục lại mấy tấm hình chị chụp đêm 26 tháng 11 tại Kingship Hotel và không khỏi nhớ về đêm ở Nhật Nguyệt Đàm...

2.dem26-11-2008

Biết là không nên nhớ hoài về quá khứ dù đó là một quá khứ đẹp nhưng sao chị vẫn nhớ, vẫn đầy xúc cảm mỗi khi có điều gì liên quan để nhớ về chuyến hành hương kỷ niệm 2008, chuyến đi khó quên trong đời...

Mỗi một món đồ, một sự vật, một chi tiết nhỏ trong hành trang mang về từ Ấn độ và Đài Loan , mỗi mỗi, nơi nơi đều bất chợt gợi nhớ khi chạm vào chúng và nỗi nhớ cứ thế mà dâng trào...Về nhà hơn 2 tuần rồi mà vali hành lý chị vẫn còn để nguyên không nỡ dọn dẹp và đem cất vì mỗi lần mở vali ra xem lại, thấy mọi thứ vẫn còn nguyên, cứ tưởng như mình vẫn còn ở lại và chuyến hành hương chưa hề kết thúc, sáng mai khi ngủ dậy mình vẫn sẽ gặp lại Thầy, gặp lại anh chị em...và miệng vẫn hoan hỷ chào nhau: Nam Mô A Di Đà Phật, Good morning anh, chị...

Quyển kinh Nhật Tụng vẫn còn nằm trong balô chị mang vác trên lưng mỗi ngày trên chuyến hành hương; gói cát sông Hằng chị Nhẫn tặng cho vẫn nằm gọn gàng trong góc vali (khi check in ở phi trường dù hành lý đã quá kg, nhưng chị không nở bỏ lại bất cứ thứ gì dù Sư Cô đã bảo bỏ lại gói cát khá nặng kia); cái khăn choàng Dì Mười và Mỹ Hạnh tặng hôm chia tay; hộp make-up xóm nhà lá ân cần trao tặng; chai thuốc ho đã cạn của anh Tony; đôi tất của cụ Tâm Thái bảo mang vào cho đỡ lạnh khi ở Dramshala; chai lotion của chị Diệu Thanh dặn bôi mỗi ngày cho đỡ khô da; tube thuốc chị Tú Hoài Hồng Hạnh đưa xức gót chân mỗi đêm để da chân không bị nứt; hộp sữa bồi dưỡng của cô Diệu Lai; trái lựu của chị Quảng Tuệ Tâm, cây bút của Helen; mấy trăm Rubbi còn sót lại trong túi áo; viên thuốc vitamin cuối cùng của Thầy vẫn còn lại trong hộp…..

Nỗi nhớ vẫn cứ cồn cào, nôn nao trong gan, trong ruột…

Thiện Hưng ơi,

Em còn nhớ đêm 26 tháng 11 không, chị có hẹn với Hưng là sau buổi cơm tối, chị em mình sẽ vác tripod lên lầu thượng (lầu 7) để chụp hình đêm Sun Moon Lake, nhưng vào ngay lúc đó chị bận phải chép hình cho Thầy không thể để trễ được, Chi Diệu Nhẫn nhắn rằng em đang đợi chị trên tầng 7, chị nôn nao lắm nhưng phải xong công việc của Thầy mới dám đi...Khi giao hard disk cho Thầy xong, chị biết là đã quá muộn, em đã về phòng vì đèn trên hồ đã tắt và không thể chụp cảnh đêm được...Chị vác máy lên lầu với một tâm trạng khó tả, giống như người bị lỡ một chuyến đò chiều cuối cùng ( vì đêm nay là đêm cuối cùng ở tại hotel này, sẽ không còn cơ hội để chụp cảnh đêm trên hồ nữa) và biết rằng mình sẽ độc hành có một mình với màn đêm giá buốt…Lúc đó chị nhớ đã khuya lắm, mọi người đều đã ngủ hết, người phục vụ bar cũng đã ra về, em xem hình sẽ thấy, quầy bar vắng bóng người và bên ngoài thì tối đen và mưa rơi rĩ rã, não nuột, không một ai chào đón mình ngoài màn đêm ẩm ướt và không gian bao la cùng tận của mặt hồ lạnh thấu tim ...Chị vận duy nhất một cái áo khoác mỏng, lạnh lắm, nhưng cương quyết không bỏ về mà ngồi lại rất lâu...Đâu đây tiếng quạ kêu, tiếng côn trùng, ếch nhái, ểnh ương gì đó rã rích, cùng tấu lên một bản nhạc đồng quê giữa đêm khuya thanh vắng nghe sao mà sầu ai nảo nuột...

1.dem26-11-2008

Nhật Nguyệt Đàm đêm sương tỏa mờ
Nuớc hồ lấp lánh ánh đèn mơ
Gió lạnh từng cơn vờn tay máy
Mưa nhoè lệ ướt camera
Chuông chùa xa vọng hồi tịch mịch
Côn trùng hoà nhịp dạo khúc tơ
Tripod cùng ta còn ở lại
Bầu bạn thâu đêm với đất trời….

4.dem26-11-2008


Chị ngồi luôn ngoài trời chỗ không có mái che, bàn ghế ướt sủng nước, phía trước mặt đối diện là mặt hồ rộng lớn thì không thấy gì hết ngoài một đám gì mờ mờ tỏ tỏ nhập nhoè...phía trước mặt bên trái thấp thoáng xa xa ánh đèn thành phố của bờ hồ phía bên kia, chị đoán là xa lắm vì tầm zoom của Tele 19x cũng chỉ thấy được bấy nhiêu thôi như trong hình. Còn cụm phía bên phải thì thấy rất rõ ánh đèn chiếu sáng rực, có lẻ từ một hotel hay một trung tâm mua bán gì đó của khu vực này. Phía tay phải là sự hiện diện rõ của một ngôi chùa lớn, đèn sáng choang, rất đẹp, cảnh này chụp tốc độ bình thường, không sợ run máy khi không có tripod, nhưng chị không thích cảnh này vì phía trước có một cái đèn cao áp rất lớn không thể né được dù chị đã xoay đủ mọi góc độ.

5.dem26-11-2008
3.dem26-11-2008

Đêm vẫn tĩnh lặng, mưa vẫn vô tình rơi, gió vẫn vô tư vuốt ve từng cơngiá buốt, tóc và vai chị bắt đầu ướt và lạnh, chị đứng dậy gắn tripod vào máy, chỉnh tốc độ và cho chụp self time 10sec, thật ra lúc này chụp chỉ để mà chụp thôi vì trời tối quá không hứa hẹn một điều gì tốt đẹp hết.

Giữa không gian vô hạn chỉ có ta và đất trời, chị mới thấm thía nỗi cô đơn cùng tận của một kiếp người và thấy mình thật nhỏ bé trước vũ trụ bao la, thấy mọi thứ trên đời đều vô nghĩa ngoài trừ tình thương đồng loại với nhau trong kiếp sống ngắn ngủi này….Tri ân Thầy, người đã tạo nên cơ hội để chúng ta, những người con Phật hội ngộ nhau trên quê hương của Đức Từ Phụ , hiểu nhau, thương yêu nhau và chợt nhận ra rằng mình đã thiếu vắng nhau quá lâu từ vô lượng kiếp nào….Thôi nhé hãy quên đi những nhọc nhằn, bất như ý nếu có đã qua, xin hãy để lại nơi mỗi người một tình yêu không bến bờ, không biên giới, một cái ôm hôn xiết chặt không khoảng cách giữa bình đẳng chúng sanh, giây phút này là bất tận, chia tay nhưng mãi mãi không còn ngăn cách….

Gặp lại nhau từ nghìn xưa mất dấu

Thuở địa đàng ngày loạn lạc mất nhau

Trở về đây từ hai cõi mơ nào

Đau đáu tìm nhau niềm vui hội ngộ

Nữa đời gặp nhau phải đâu tuyệt lộ

Ảo mộng, muộn phiền, chờ đợi hư vô

Phút bên nhau tan biến nỗi mơ hồ

Chia tay đó nhưng còn nhau mãi mãi

Xưa mất nhau để tìm nhau khắc khoải

Nay nguyện lòng giữ mãi bóng hình ai

Góp nhớ thương từ nghìn xưa trao lại

Gom muộn phiền ta trả lại trần gian

Bạn đạo cùng tu trên một nẻo đàng

Theo chân Phật ta tìm vể lối sáng

Hẹn nhau một ngày đạo thành viên mãn

Tự tại thong dong hội ngộ chốn Ta Bà.

Thôi nhé, chị em mình hẹn một ngày đẹp trời…, một ba lô, một camera, một tripod, ta đi khắp thế gian, hahaha…….

Vẫn không quên một Thiện Hưng dễ mến, khiêm tốn, tốt bụng, luôn giúp đỡ chị mỗi khi chị gặp khó khăn trong mọi lúc, mọi nơi trên đường hành hương về xứ Phật…, một Mỹ Hạnh dễ thương, chuyên cần, cô bé lọ lem với đôi giày Cinderella lấm bùn của nhóm xe bus số 1.

7.dieuan-myhanh-thienhung

Gặp nhau đây rồi chia tay….Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy.

Thân chúc hai em luôn bình an và hạnh phúc trong ánh hào quang của Đức Từ Phụ. Cầu nguyện cho giáo pháp của Thế Tôn vẫn trường tồn với chúng ta và lời dạy của Người mãi mãi thấm sâu trong tâm thức để kiếp kiếp đời đời những người con Phật luôn gặp nhau và cùng dắt dìu, nương tựa nhau trở về cội nguồn tâm linh giải thoát.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Saigon, chiều 14 tháng 12 năm 2008

Diệu An QTD

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2012(Xem: 5847)
Quan Âm Cổ Tự (Gwaneumsa-觀音古寺) nằm phía Đông bắc dưới chân núi Halla (漢拏山), Ara-dong, Thành phố Jeju. Ngôi Cổ tự được thành lập vào thế kỷ thứ 10, vào triều đại Cao Ly ‘Goryeo’ (AD 918 ~ 1392). Trong những năm 1700, triều đình Joseon (Triều Tiên) tôn sùng Nho giáo và phế Phật vì thế Phật giáo vùng Jeju lâm vào Pháp nạn, các Tự viện bị phá hủy trong đó có ngôi Quan Âm Cổ Tự. Đầu thế kỷ 20, năm Nhâm Tý (1912) vị Pháp sư Tỳ Kheo ni An Phùng - Lệ Quán (安逢麗觀) mới tái tạo lại. Năm Giáp Thìn (1964), trùng tu nguy nga tráng lệ như hiện nay. Ngôi Danh lam cổ tự hùng tráng này là cơ sở thứ 23 của Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc.
19/06/2012(Xem: 2810)
Sa mạc Gobi (Trung Quốc) nổi tiếng thế giới bởi sự khắc nghiệt, xứng danh là một trong các vùng đất “khó sống” nhất trên hành tinh. Những đụn cát cao ngút, những trận bão sa mạc và nạn thổ phỉ kinh hoàng trong truyền thuyết xảy ra liên miên, cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu thương nhân khi qua đây. Nó trở thành nỗi ám ảnh lớn với rất nhiều người và không mấy ai nghĩ địa điểm này thích hợp cho sự sống. Ấy thế mà đã có một hồ “trăng lưỡi liềm” và mảnh đất thiên đường “rơi” xuống sa mạc Gobi và trở thành một trong những ốc đảo tuyệt vời nhất trên Trái đất này.
20/05/2012(Xem: 6646)
Nói đến chùa, không thể không nhắc đến Huế. Cố đô là nơi có mật độ chùa chiền thuộc loại cao nhất Việt Nam với trên một trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Lần nào đến Huế tôi cũng đến thăm, lễ Phật và thưởng ngoạn tại ít nhất là 1 ngôi chùa.
02/03/2012(Xem: 3280)
Trên đường đến Linh Thứu sơn thuộc thành Vương Xá, nay là Rajgir, cách trường đại học Na Lan Đà khoảng 1500 m, đoàn chúng tôi có viếng thăm nhà kỷ niệm ngài Huyền Trang (Huyền Trang Kỷ Niệm Đường) mặc dù ngoài trời mưa vẫn còn nặng hạt...
12/02/2012(Xem: 13682)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
11/01/2012(Xem: 8420)
Ý tưởng về một cuộc hành hương về xứ Phật là do chính Đức Phật nói ra. Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình sau khi Người từ giã trần gian. Những nơi đó là Lumbini, nơi Đức Phật đản sinh; Bodhagaya (Bồ Đề Đạo Tràng), nơi Đức Phật chứng đạt Giác Ngộ Tối Thượng; Vườn Nai ở Sarnath, nơi Đức Phật khai giảng bài Thuyết Pháp đầu tiên – Kinh Chuyển Pháp Luân; và Kusinara (Câu Thi Na), nơi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn...
28/12/2011(Xem: 3661)
Trong khi nhiều tôn giáo truyền thống khuyến khích tín đồ lên đường hành hương, như Đức Phật Thích Ca là một bậc thầy vô thượng mà tất cả Phật tử hướng về quy y và những giáo huấn của Ngài chúng ta thực hành một cách tốt nhất để đi theo, đối với chúng ta những thánh địa thiêng liêng nhất là những nơi Đức Phật đã giảng dạy và hành động vì lợi ích của chúng sinh. Trong khi chúng ta nên ngưỡng vọng và thăm viếng những nơi này, một cách truyền thống bốn thánh tích được xem như quan trọng nhất là: * Lâm tỳ ni, nơi Sĩ Đạt Ta sinh ra trong thế giới này như một người bình thường. * Đạo Tràng Giác Ngộ, nơi Sĩ Đạt Ta trở nên giác ngộ. * Lộc Uyển, nơi Ngài giảng dạy con đường đến giác ngộ, và * Câu thi na, nơi Ngài nhập niết bàn.
01/08/2011(Xem: 3606)
Từ 13/3 đến 28/3/1994, Viện Nghiên cứuPhật học Việt Nam đã tổ chức một đoàn chiêm bái các Phật tích tại Ấn Độ, gồm 19 người, do cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu làm Trưởng đoàn, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Phó đoàn, với Ban Thư kýgồm Hòa thượng Thích Giác Toàn và Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn. Chuyến đi được Hòa thượng Thích Chơn Thiện lúc ấy đang chuẩn bị trình luận án tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ giúp sắp xếp các việc cần thiết và đề xuất kế hoạch, lộ trình chi tiết. Sau ngày thống nhất đất nước, đây là chuyến xuất ngoại dân sự đầu tiên có tổ chức của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam, mở đầu cho việc hội nhập của Phật giáo Việt Nam với Phật giáo thế giới. Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo đăng tải lại dưới đây bài tường thuật do cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu thực hiện, như một kỷ niệm để tưởng nhớ ngài.
22/07/2011(Xem: 5449)
Du khách đến Dubai sẽ được chiêm ngưỡng một tác phẩm tuyệt vời của bàn tay con người. Đó là khu vườn 65 triệu bông hoa trong khí hậu khắc nghiệt của sa mạc.
14/07/2011(Xem: 9488)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567