Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thứ bảy, ngày 22.06.2019

5:00                        Thức chúng

5:30                        Tọa Thiền, trì tụng chú Thủ Lăng Nghiêm, lạy Ngũ Bách Danh (100 lạy)

7:30                        Điểm tâm

9:00-10:30             Thuyết Pháp (TT Thích Thông Triết và TT Thích Thiện Nghĩa)

10:30-12:00           Lạy Ngũ Bách Danh (200 lạy)

12:00-13:30           Quá Đường-Kinh Hành

14:00 -15:30          Thuyết Pháp (ĐĐ Thích Viên Giác và Ni Sư Tịnh Vân)

16:00-17:45           Lạy Ngũ Bách Danh(200 lạy)  - Công phu chiều

18:00                      Dược thực

19:00-21:30           Phật Pháp vấn đáp (toàn thể chư Tăng Ni trong Phái Đoàn Hoằng Pháp)

22:00                      Chỉ tịnh


Ngày thứ hai, thứ bảy ngày 22 tháng 6 năm 2019.


Chùa Linh Thứu gần khu trung tâm của người Việt, nơi thường xuyên quý Phật tử đến viếng chùa Lễ Phật. Mấy ngày qua, cảnh chùa càng trở nên sinh động hơn, mang tính chất đậm nét của một Đại Lễ trong Phật giáo. Khi phái đoàn chư Tôn Đức Tăng Ni Từ Việt Nam sang chuẩn bị tham dự những ngày Đại Lễ tại Tổ Đình Viên Giác, do Hòa Thượng Phương trượng lo thủ tục pháp lý mời sang, quý Phật tử tham gia khóa tu cũng nương chư Tôn Đức Tăng Ni vân tập Đại hùng bảo điện.


Tiếng hô canh tọa thiền buổi sáng, thanh thoát nhẹ nhàng, như đang nhắc nhở khách trần  thức tỉnh quay về thực tại sau một đêm dài mộng mị.
Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, chủ sám thời kinh công phu sáng, với sự thọ trì của quý chư Tôn Đức Tăng Ni trong phái đoàn Hoằng Pháp cùng với chư Tôn Đức Ni tại bổn tự và một số chư Tôn Đức Tăng Ni trong phái đoàn từ Việt Nam sang làm cho thời công phu vô cùng trầm hùng và sâu lắng, đậm nét hương vị của thiền môn.

Thời lễ bái 100 lạy Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Bồ tát được Quý chư Tôn Đức Ni hướng dẫn quý Phật tử thọ trì. Tiếng xướng lễ và đại chúng cùng hòa danh hiệu Bậc Đại Sĩ Cứu khổ chúng sanh trong cõi Ta bà ngân vang cao vút.

Sau thời điểm tâm buổi sáng, Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giới thiệu Phái đoàn Hoằng pháp Âu- Mỹ đến toàn thể chư Tôn Đức cùng tất cả quý Phật tử trong đạo tràng. Sau đó Hòa Thượng Thích Như Phẩm, giới thiệu quý chư Tôn Đức Trưởng bối trong phái đoàn cũng như trong Tông Môn Pháp phái Chúc Thánh từ Việt Nam sang: Hòa Thượng Viện Chủ Chùa Long Thơ Thích Như Thọ, Trưởng Môn Phái Lâm Tế Chúc Thánh Quảng Nam- Đà Nẵng, Hòa Thượng Thích Hạnh Nhẫn, Trụ trì chùa Minh Giác; Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn; Thượng Tọa Thích Viên Tánh; Sư Bà Thích Nữ Hạnh Chơn, Trụ trì chùa Bảo Thắng; Sư Bà Thích Nữ Giải Thiện… trong một khung cảnh vui, hòa kính và xúc cảm đậm tình Tông môn pháp phái.

Trong những ngày Đại lễ này là dịp để Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác cũng như Hòa Thượng Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo Úc Châu, được gặp và thăm hỏi huynh đệ…trong Tông môn pháp phái… mà suốt một quãng thời gian hơn 45 năm vì xứ mệnh thiêng liêng của Đạo pháp và dân tộc, hai Vị chưa một lần về thăm quê hương chốn Tổ.

Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng mời Sư Bà Diệu Phước có đôi lời phát biểu. Bằng một thân giáo hết sức khiêm cung, Sư Bà Diệu Phước đến đảnh lễ Chư Tôn Đức Tăng và quý Sư Bà đang hiện diện, một buổi điểm tâm nhưng giờ đây như trong khung cảnh của một buồi lễ thật ấm tình đạo vị. Sư Bà Diệu Phước thưa những lời rất khiêm cung, và cung thỉnh chư Tôn Đức Tăng Ni trong phái đoàn từ Việt Nam sang, tùy theo sức khỏe của Quý Ngài để Sư Bà tổ chức buổi thăm viếng một số di tích lịch sử nơi đây.

Thời pháp thoại buổi sáng do Thượng Tọa Thích Thiện Nghĩa và Thượng Tọa Thích Thông Triết phụ trách. 
Mở đầu Thượng Tọa Thích Thiện Nghĩa với đề tài “Sơ Lược Phẩm Tín Giải- Kinh Pháp Hoa”, Thượng Tọa Thiện Nghĩa cũng sơ lược một số vấn đề tổng quan của Kinh Pháp Hoa. 

Cuộc sống của chúng ta như gã cùng tử đang lang thang trong vòng đời mà không biết quay về quê Cha đất Tổ. Vốn có người cha giàu có mà phải đi làm thuê làm mướn, khi trở về nhà người cha phải tập cho làm những công việc của một người thật sự thấp hèn để tôi luyện tinh thần và tích lũy phước báu. Chỉ khi nào đầy đủ nhân duyên thuận lợi thì Ông trưởng giả giao phó cho người con tất cả những gia tài mà ông đang sở hữu. Cũng như thế khi đầy đủ nhân duyên thời tiết thì hoasen từ trong bùn lầy uế trược trồi lên, hiến dâng cho đời những đóa hoa thơm tinh khiết.

Với tấm lòng chân thành tha thiết, cùng với lối diễn giảng thật dí dỏm vui nhộn như cuốn hút thính chúng. Thượng tọa trích dẫn lời của Mạnh tử “Con người mất con gà con chó thì lo tìm kiếm nhưng khi mất cái tâm của chính mình thì lại không tìm” cho nên cứ khổ. 

Chuyển hóa phiền não là chủ đề Thượng tọa Thích Thông Triết chia sẻ cho cả hội chúng, từng hồi cười liên tục cứ vang lên cả giảng đường, trong cái dí dỏm luôn chứa đựng những nội dung của chánh pháp, người nghe như đang lạc trong thế giới của những nụ cười hoan hỷ. 

Thượng tọa nhấn mạnh đến toàn thể hội chúng, cái quan trọng trong đời sống chịu nhiều phiền não là do tham chấp quá nhiều. Cuộc sống vốn bình thường mang tính thực tại nhưng vì tham cầu qua nhiều nên con người cứ đau khổ. Thượng Tọa cũng trích dẫn câu của Hòa Thượng Thiện Siêu: “Một chút giận, hai chút tham lận đận cả đời ri cũng khổ, trăm điều lành, ngàn điều nhịn thong dong tấc dạ rứa mà vui” con người vì tham cầu quá nhiều mà không nghĩ đến những điều mình chỉ cần trong đời sống vừa đủ cho thân tứ đại để duy trì mạng sống. Câu chuyện ngụ ngôn: “Nhân tham tài tắc tử, điểu tham thực tắc vong”, người tham của thì chết, chim tham ăn thì mất mạng”

Đức Thế Tôn dạy:
“Do tính tình nóng nảy hay giận dữ, nhiều sân hận, dễ chuốc oán, sinh thù, mặt mày luôn cau có, bẳn gắt: Chính chúng là nhân, là duyên tạo nên hạnh nghiệp, sinh ra quả báo có khuôn mặt xấu xí, ngũ quan xiên lệch, da dẻ sần sùi, tỏa mùi hôi khó chịu, khó nhìn, khó ưa, này Mallikā!

Do không có đức tin, không có giữ giới, không biết bố thí: Đó chính là nhân, là duyên, là hạnh nghiệp đưa đến quả báo có đời sống cơ cực, đói khổ, thiếu cơm, rách áo, này Mallikā!

Do có tâm đố kỵ, ganh ghét, tị hiềm đối với những người có địa vị, danh vọng, tài sản: Đó chính là nhân, là duyên, là hạnh nghiệp đưa đến quả báo thấp hèn trong thân phận nô bộc, thị tỳ, nô lệ, dâm nữ… là thang bậc hạ liệt nhất trong xã hội, này Mallikā!

Do ít có tâm sân hận, luôn dịu dàng, từ hòa, mát mẻ, thần sắc luôn phấn chấn, tươi vui: Đó chính là nhân, là duyên, là hạnh nghiệp đưa đến quả báo có sắc thân xinh đẹp, da dẻ mịn màng, tỏa mùi thơm, ngũ quan cân đối, tuyệt mỹ như là hiện thân tiên nữ trên đời này vậy, này Mallikā!

Do có đức tin, có tâm tạo phước điền, biết bố thí vật thực, y phục đến cho Sa-môn, Bà-la-môn hay những kẻ cơ cực, đói nghèo: Đó chính là nhân, là duyên, là hạnh nghiệp tốt lành cho quả báo giàu sang, phú túc, thịnh mãn lộc tài, này Mallikā!”

Kết thúc buổi pháp thoại, câu chuyện vì sân hận mà thành mãng xà là một bài học sống động cho toàn thể hội chúng trong đạo tràng.

Thời cúng quá đường  Phật của Chư Tôn Đức Tăng Ni hướng dẫn quý Phật tử trong Đạo tràng hết sức trang nghiêm thanh tịnh. Danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật” được cả đạo tràng cùng lắng lòng trong từng bước chân chánh niệm.

Ni Sư Thích Nữ Tịnh Vân thuyết về Đại kinh Thí dụ Lõi Cây (Mahasaropama-sutta), Trung Bộ Kinh( Majjhima Nikaya). Khởi đầu kinh văn Đức Thế Tôn dạy:

“Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện nam tử do lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể, toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt được". Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy hoan hỷ, mãn nguyện. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy khen mình, chê người: "Ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng như vậy. Còn các Tỷ-kheo khác ít được biết đến, ít có uy quyền". Vị ấy, vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ.”

Trong bài kinh này, Đức Phật đã dạy cho hàng tỳ kheo, đệ tử của Ngài tu học trong Phật pháp, điều quan trọng nhất là nhận đúng được hương vị giải thoát. Nên trong lộ trình tu học Phật pháp không gì khác hơn bằng cách nỗ lực thực hành pháp cho đạt được kết quả, rời xa các cám dỗ của ngũ dục làm cho sai lệch mục đích tu tập của chính mình. Cũng giống như người lúc ban đầu muốn đi tìm lõi cây, nhưng đến khi tìm được cây thì lại chỉ chặt cành lá, những bộ phận khác của cây đem đi mà không phải lõi cây.

Chính vì vậy Đức Phật khẳng định:

“Như vậy, này các Tỷ-kheo, phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến. Và này các Tỷ-kheo, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh”

Thượng tọa Thích Viên Giác, trong buổi pháp thoại “ Giữa Hai Dòng Sông”, đây là một bài thơ được phổ nhạc của Thượng Tọa Thích Viên Giác tức nhạc sĩ TVG Phi Long, bài thơ được sáng tác trong chuyến đi hoằng pháp Hoa Kỳ- Canada năm 2007, dựa trên tư tưởng Tịnh Độ Tông Nhật Bản của Ngài Thân Loan thế kỷ 12, bản dịch của Hòa Thượng Thích Như Điển. Tác phẩm rất nhiều cung bậc cảm xúc trong tâm tư của một hành giả Tịnh độ, quyết chí vãng sanh. Bằng lối thể hiện của một tâm hồn thi nhạc sĩ, như đi vào lòng hết sức dịu êm:

“Nơi đây không oán không thi ơn
Bởi thương bởi ghét giận hờn đến đây
Hương thơm em đến chốn này
Để mang duyên nghiệp đong đầy vấn vương

Nơi đây trót gởi tình thương
Muốn an trụ mãi vô thường sát na
Hoa đẹp rồi cũng rời xa
Hoàng hôn vừa khuất em ra hai dòng.

Một dòng xanh biếc đợi trông
Một dòng đỏ ửng trong vòng trầm luân
Em đi giữa chốn gian truân
Loanh quanh sáu nẻo buâng khuâng trăm bề

Em đi chẳng biết lối về
Bỗng nhiên có tiếng vọng về từ xa
Thành tâm niệm Phật Di Đà
Nương con đường trắng thẳng đà lạc bang.

Trong tâm thức quay cuồng trong ngũ dục, những dòng sóng phiền não cứ từng đợt cuốn đi những tâm niệm thiện lương, nhưng tất cả chúng sanh đều có đủ tính Phật, nghĩa là Đức Phật đang hiện hữu trong tự thể, một khi chí thành niệm danh hiệu của Ngài thì Đức Phật cõi hiện hữu tương ứng với tâm thể đại nguyện vô cùng rộng lớn của Đức Bổn Tôn A Di Đà Như Lai, nương dòng sóng trắng là ánh hào quang tịnh thanh Vô Lượng Quang được vãng sinh về lạc bang Tịnh độ.

Thời lạy Ngũ Bách Danh Tôn kính Bồ Tát Quán Thế Âm và thời công phu chiều, tất cả những thời khóa gần như đan xen không dứt, Linh Thứu Đạo Tràng như luôn vang vọng pháp âm.

Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng chủ trì chương trình Phật pháp Vấn Đáp, Thượng tọa rất linh hoạt và khéo léo trong cách sắp xếp từng câu hỏi cho chư Tôn Đức Tăng Ni trong phái đoàn trả lời, đúng với sở trường của chư Vị. Buổi Phật pháp vấn đáp liên tục suốt 150 phút nhưng thính chúng trong đạo tràng vẫn còn tinh thần cầu học Phật pháp một cách rất nhiệt thành.

Câu hỏi “Có nhiều vị Thầy giảng sư bài bác không có địa ngục, ngạ quỷ, thiên đường thì con nên tin như thế nào? Bằng những ngôn từ nhẹ nhàng nhưng vô cùng sắc bén, Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng khẩn thiết yêu cầu những vị đả phá ấy học lại Ngạ Quỷ Sự - Phẩm IV.a Thiên Cung Sự - Phẩm VI, Tiểu Bộ Kinh Tập II, Bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu. Và Thượng tọa khuyến tấn tất cả quý Phật tử, học và thực hành lời Phật dạy, đồng thời khuyến tấn toàn thể quý Phật tử:

“Một lòng niệm Phật Di Đà
Đài sen ao báu là nhà tương lai
Huyễn thân trả lại trần ai
Cõi thường tìm lại hình hài năm xưa.”

Buổi pháp thoại kết thúc trong tiếng vỗ tay liên hồi và hoan hỷ trong Chánh pháp.

Ghi nhanh: Thích Hạnh Phẩm
Hình ảnh: Phật tử  Huệ Quang

day 2-chua linh thuu-giang (1)day 2-chua linh thuu-giang (2)day 2-chua linh thuu-giang (3)day 2-chua linh thuu-giang (4)day 2-chua linh thuu-giang (5)day 2-chua linh thuu-giang (6)day 2-chua linh thuu-giang (7)day 2-chua linh thuu-giang (8)day 2-chua linh thuu-giang (9)day 2-chua linh thuu-giang (10)day 2-chua linh thuu-giang (11)day 2-chua linh thuu-giang (12)day 2-chua linh thuu-giang (13)day 2-chua linh thuu-giang (14)day 2-chua linh thuu-giang (15)day 2-chua linh thuu-giang (16)day 2-chua linh thuu-giang (17)day 2-chua linh thuu-giang (18)day 2-chua linh thuu-giang (19)day 2-chua linh thuu-giang (20)day 2-chua linh thuu-giang (21)day 2-chua linh thuu-giang (22)day 2-chua linh thuu-giang (23)day 2-chua linh thuu-giang (24)day 2-chua linh thuu-giang (25)day 2-chua linh thuu-giang (26)day 2-chua linh thuu-giang (27)day 2-chua linh thuu-giang (28)day 2-chua linh thuu-giang (29)day 2-chua linh thuu-giang (30)day 2-chua linh thuu-giang (31)day 2-chua linh thuu-giang (32)day 2-chua linh thuu-giang (33)day 2-chua linh thuu-giang (34)day 2-chua linh thuu-giang (35)day 2-chua linh thuu-giang (36)day 2-chua linh thuu-giang (37)day 2-chua linh thuu-giang (38)day 2-chua linh thuu-giang (39)day 2-chua linh thuu-giang (40)day 2-chua linh thuu-giang (41)day 2-chua linh thuu-giang (42)day 2-chua linh thuu-giang (43)

Day 2--Phat phap van dap (1)Day 2--Phat phap van dap (2)Day 2--Phat phap van dap (3)Day 2--Phat phap van dap (4)Day 2--Phat phap van dap (5)Day 2--Phat phap van dap (6)Day 2--Phat phap van dap (7)Day 2--Phat phap van dap (8)Day 2--Phat phap van dap (9)Day 2--Phat phap van dap (10)Day 2--Phat phap van dap (11)Day 2--Phat phap van dap (12)Day 2--Phat phap van dap (13)Day 2--Phat phap van dap (14)Day 2--Phat phap van dap (15)Day 2--Phat phap van dap (16)Day 2--Phat phap van dap (17)Day 2--Phat phap van dap (18)Day 2--Phat phap van dap (19)Day 2--Phat phap van dap (20)Day 2--Phat phap van dap (21)Day 2--Phat phap van dap (22)Day 2--Phat phap van dap (23)Day 2--Phat phap van dap (24)Day 2--Phat phap van dap (25)Day 2--Phat phap van dap (26)Day 2--Phat phap van dap (27)Day 2--Phat phap van dap (28)Day 2--Phat phap van dap (29)Day 2--Phat phap van dap (30)Day 2--Phat phap van dap (31)Day 2--Phat phap van dap (32)Day 2--Phat phap van dap (33)Day 2--Phat phap van dap (34)Day 2--Phat phap van dap (35)Day 2--Phat phap van dap (36)Day 2--Phat phap van dap (37)Day 2--Phat phap van dap (38)Day 2--Phat phap van dap (39)Day 2--Phat phap van dap (40)Day 2--Phat phap van dap (41)Day 2--Phat phap van dap (42)Day 2--Phat phap van dap (43)Day 2--Phat phap van dap (44)Day 2--Phat phap van dap (45)Day 2--Phat phap van dap (46)Day 2--Phat phap van dap (47)Day 2--Phat phap van dap (48)Day 2--Phat phap van dap (49)Day 2--Phat phap van dap (51)Day 2--Phat phap van dap (52)Day 2--Phat phap van dap (53)Day 2--Phat phap van dap (54)Day 2--Phat phap van dap (55)Day 2--Phat phap van dap (56)Day 2--Phat phap van dap (57)Day 2--Phat phap van dap (58)Day 2--Phat phap van dap (59)Day 2--Phat phap van dap (60)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/04/2016(Xem: 9881)
Trước mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, chúng tôi có duyên lành được sống thân cận với các vị ẩn sỹ, hòa mình với thiên nhiên của núi rừng Himalaya thanh khiết. Điều quí hóa hơn nữa cho chúng tôi đó là được quý thiện hữu, pháp hữu phát tâm lành hỗ trợ cho tâm nguyện cúng dường, gieo duyên cùng chư Tăng ẩn sỹ nơi đây. Xin tường trình cùng quí vị một số hình ảnh của buổi cúng dường vừa viên mãn trong tuần qua (April 9 - 2016). Buổi cúng dường được sự đóng góp thành tựu từ những Tấm Lòng:
12/01/2016(Xem: 3994)
Trong tinh thần hộ trì Tăng bảo & gieo duyên lành với chư Tăng tu hành nơi xứ Phật, nhân dịp NewYear 2016, chúng tôi đã thay mặt chư vị Phật tử, chư thiện hữu phát tâm lành cúng dường chư Tăng, Ni tu tập tại Bồ Đề Đạo Tràng nhân Pháp hội: '' Padme Amitabha- Pray for WorldPeace ''. Xin gửi quí vị một vài hình ảnh tường trình về buổi đi cúng dường vừa viên mãn vào sáng hôm qua Jan 7th 2016
09/12/2015(Xem: 10330)
Sáng ngày 05/12/2015, lần lượt các đoàn, các đại biểu tham dự chương trình Hội Thảo Hoằng Pháp vân tập về TP Vũng Tàu. Một số khách sạn được BTC đặt sẵn, vẫn chưa có phòng cho các đại biểu, bởi lẽ, 12g khách lưu trú mới trả phòng, vì thế, chư Tăng Ni đều tản mát trên đường phố biển, như đàn bướm dạo vườn hoa.
01/12/2015(Xem: 14320)
Ngày thứ ba 1-12-2015, thầy, khoảng 25 Thầy, Cô giáo Trường Tiểu Học Thomastown đã viếng thăm và tìm hiểu giáo lý Đạo Phật, TT Trụ Trì Nguyên Tạng đã tiếp phái đoàn và giới thiệu tổng quát về giáo điển của Đạo Phật, sinh hoạt của TV Quảng Đức cũng như hướng dẫn ngồi thiền. Mục tiêu cuộc viếng thăm này là để làm quen và mở rộng mối quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở tôn giáo. Sắp tới nhà trường sẽ cho các học sinh đến chùa để tìm hiểu giáo lý như là một buổi học ngoại khóa.
27/06/2015(Xem: 12182)
Qua 4000 năm Văn Hiến của dân tộc thì trên 2000 năm, Phật giáo có mặt, đồng hành cùng dân tộc. Tính từ thời lập quốc họ Hồng Bàng – Kinh Dương Vương tên nước là Xích Quỷ (năm 2879 trước c.n) đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 đã là 4000 năm, đến nay cũng gần 5.000 năm. Từ thời lập quốc ở Trường Giang, bị Hoa tộc lấn dần cho đến Hùng Vương qua 18 đời, đất nước Văn Lang chỉ còn lại Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.Quê hương vốn ở Hồ Động Đình, do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh 100 con lập quốc. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên, là cháu ba đời của Thần Nông, mà Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ.Như thế, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương là họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền cho Hùng Vương, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Từ thời kinh Dương Vương lập quốc đến nay, dân tộc trãi qua 11 lần thay danh đổi hiệu:
29/12/2014(Xem: 27706)
Tiếp nối đường hướng GHPGVNTN-HN tại UĐL-TTL bảo tồn văn hóa dân tộc và phát huy Phật Pháp tại hải ngọai, giúp tạo phương tiện cho ngày càng đông hơn quý Nam Nữ Phật tử, quanh năm bận rộn, khó có cơ hội cùng nhau hòa hợp tu tập nghiêm túc, dài hạn và nghiên tầm, học hỏi, chia xẻ Giáo lý Phật đà cách sâu sắc; Tùy thuận yết ma tăng sai trong phiên họp Thường niên của Gíao Hội ngày 31/12/2013, thừa hành tinh thần Quyết Định số 39-04/HĐĐH/HC/QĐ do Hòa thượng Hội Chủ ký ngày 1/1/2014; và sau thời gian thăm dò, tìm kiếm, cũng như hội ý nhiều lần với một số chư Tôn đức trong Ban Tổ Chức trong việc chọn địa điểm thích hợp cho Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 14, cho năm 2014;
25/06/2014(Xem: 13653)
Chùa Báo Ân được Ni Sư Huệ Khiết thành lập vào năm cuối 2009 sau mấy tháng trở lại Úc sau nhiều năm tu học tại Đài Loan. Ni Sư Huệ Khiết sinh năm 1963 tại Cố Đô Huế, là đệ tử quy y ngũ giới với HT Thích Khế Chơn (Chùa Thiên Minh, Huế), năm 1979 xuất gia với Sư Bà Thích Nữ Như Từ (Chùa Thiên Chánh, Bà Quẹo, Sàigòn), đệ tử y chỉ của Sư Bà Từ Nhẫn (Chùa Phước Viên, Hàng Xanh, Sàigòn). Năm 1988 đi vượt biển đến đảo Galang, Indonesia. Năm 1990, Ni Sư được GHPVNTN tại Úc bảo lãnh sang Úc định cư. Năm 1992, Ni Sư lên đường du học tại Phật Quang Sơn, Đài Loan.
13/03/2014(Xem: 9201)
Mùa hạ, mùa tốt đẹp nhất trong năm tại Châu Âu. Cây lá xanh tươi, mặt trời ấm áp mang lại sinh khí cho vạn vật. Các hãng xưởng, công ty giảm mức sản xuất xuống thấp nhất để cho nhân viên được đi nghỉ ngơi dưỡng sức
13/03/2014(Xem: 11478)
Khi nói đến hai chữ "Thụy Điển", tôi liên tưởng ngay đến Thủ Tướng Ingvar Carlsson, vị cứu tinh không những đối với hai vị Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu nói riêng mà còn đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nói chung không bị mất đi hai nhân tài lỗi lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]