Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lạc gót sen hương

03/07/201308:37(Xem: 3879)
Lạc gót sen hương

lotus_7LẠC GÓT SEN HƯƠNG

Một sư huynh, mỗi lần có dịp giới thiệu tôi với người mới gặp, không hiểu sao thầy thường vui đùa, bắt đầu bằng một tràng mỹ từ: “Đây là văn sỹ, thi sỹ, ca sỹ, chiến sỹ…”

Theo tôi, tùy môi trường và hoàn cảnh, muôn người muôn loài đều thường xuyên từng là những mỹ từ này.

Văn sỹ là gì?Là chia sẻ, là trải lòng mình với người.Thì ai chả có lúc làm điều đó.Thi sỹ là gì?Là khi cảm xúc thật đầy, ngôn ngữ sẽ trở thành vần điều.Thì tất cả những bà mẹ ru con đều chẳng là thi sỹ ư?Ca sỹ là gì?Cũng khi cảm xúc đầy, ngôn ngữ là âm thanh trầm bổng.Thì ngàn chim trời nào chẳng là ca sỹ?Chiến sỹ là gì?Là kẻ luôn phải tranh đấu để bảo vệ và đạt được lý tưởng mình đặt ra.Thì ai chẳng phải là chiến sỹ chiến đấu với chính mình trước cái tâm-viên-ý-mã ít khi chịu dừng vọng tưởng.

Hình như chỉ một thứ “Sỹ”, thầy quên đề cập tới.Đó là Họa Sỹ.

Họa sỹ này, như tôi từng được nghe giảng đôi lần, thì đó chính là Cái Tâm.Đúng vậy, tâm là họa sỹ vẽ ra mọi cảnh giới.Và cảnh giới tâm vẽ ra đó, cũng sẽ là hạnh phúc hoặc khổ đau.Nghe ra, cái tâm có vẻ khờ khạo, bất nhất vì nếu đã là họa sỹ, vẽ những điều mình muốn, sao tâm không chỉ vẽ những gì hạnh phúc?Vẽ chi đau khổ để rồi khổ đau? Có ai thử trắc nghiệm khả năng hội họa của mình để tìm xem do đâu tâm ta được toàn quyền tự do họa cảnh cho chính mình mà lại cứ đời này sang đời khác, tạo mãi những khổ nhiều hơn vui?

Đã quá thất thập cổ lai hy, tôi vừa bất ngờ “sang trang” cho phần cuối đời mình. Bước ngoặc này làm hầu hết thân nhân, bạn bè sửng sốt. Hình như, cả chính tôi cũng đã mở to mắt nhìn mình!

Bẩy mươi hai tuổi, đang ngụ trong một cái thất xinh xắn, an ninh, gần chùa, gần huynh đệ, gần bằng hữu thân thương giữa một đô thị “muốn gì cũng có”, tôi đã buông bỏ tất cả!

Chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần lễ, tôi quyết định buông bỏ tất cả để sẽ dời lên ngôi chùa hoang vu trên ngọn ngồi hiu quạnh thuộc thị trấn cách nơi tôi đang cư ngụ tới gần ba ngàn dặm!

Tôi lên đó với ai?Làm gì?

Ồ, không ai cả! Chỉ một mình! Thực sự một mình giữa đồi thông, rừng trúc, đồng cỏ mênh mông. Hàng xóm gần nhất là cặp vợ chồng già, người da đỏ, cũng cách chùa hơn nửa dặm!

Một bạn đạo, thương tôi hết lòng, vừa nức nở khóc, vừa nài nỉ; “Đừng! Đừng! Sư cô ơi! Phải suy nghĩ cho kỹ đã! Lớn tuổi rồi, làm sao chịu nổi sự quạnh hiu và khí hậu nghiệt ngã phương ấy?Lại còn chưa kể tới an nguy, lỡ đêm hôm xảy ra điều gì, cầu cứu ai cho thấu!”

Rồi bạncứ nắm chặt tay, không buông, dù tôi chỉ mới ngỏ ý, nào đã đi đâu! Ý định này, tôi giới hạn lắm, chỉ rất ít ngưồi thân biết thôi.Phản ứng cực kỳ hốt hoảng của bạn lại càng khiến tôi phải giới hạn hơn. Thế nên, ngày ra đi, tôi đã lặng lẽ nhờ một Phật tử đưa ra phi trường, trong khi các huynh đệ,bằng hữu đều tưởng tôi chỉ mới dự tính thôi!

Nếu tôi không lầm thì suốt gần bẩy mươi hainăm có mặt trên cõi đời này, tôi chưa từng sống một mình.Nhỏ thì có cha mẹ, anhem; lớn thì có bạn bè; xuất gia thì có thầy trò, huynh đệ.Sau khi xuất gia, tôi ở thất riêng, ba ngày cuối tuần về chùa cùng tu tập, hoặc những ngày khác, khi có Phật sự mà huynh đệ gọi thì cũng có mặt.Dù ở thất riêng nhưng chưa phải là một mình, vì sát vách là hàng xóm, ngay ngoài cửa thất là những xôn xao mời gọi, khởi tâm muốn gì là có nấy khi lúc nào xăng cũng đầy bình, túi cũng rủng rỉnh đôi đồng tiền hưu trí. Những ngày cuối tuần, về chùa cùng tu với đại chúng thì nào có mệt nhọc chi, mà sau mỗi thời khóa, tiểu thực, dược thực đã bày dọn ê hề!

Một đôi lần, sau khi từ chùa về thất, lạy Phật rồi tĩnh tọa, tôi đã giật mình tự hỏi: “Ta đi tu để làm gì đây? Tu giải đãi, tu để hưởng thụ thế này ư? Nếu ngày qua ngày chỉ có thế, thì bội bạc ơn Chư Phật quá! Nếu chỉ có thế, Chư Phật nào muốn ta cạo đầu, khoác áo Như Lai? Nếu chỉ có thế, ta chỉ muôn đời là kẻ cùng tử lang thang đói rách trong khi gia tài của cha, thực đã sẵn trong tay!”

Với những vị tu vững, tu giỏi thì bao phương tiện quá đầy đủ này chẳng ảnh hưởng chi. Nhưng kẻ tu non, tu dở như tôi thì cảnh có thể làm hỏng tâm!

Những đêm ngồi thiền lặng lẽ trong bóng tối, bao câu tự hỏi cứ lập đi lập lại như điệp khúc của một trường ca bất tận.

Cứ thế.

Rồi bất ngờ, giọt nước làm tràn ly là sự ra đi đột ngột của người anh, một cư sỹ bỏ bao tâm huyết tạo dựng ngôi chùa trên đồi nhưng vì là nơi hoang vu vắng vẻ, đã không đáp ứng được những nhu cầu thế gian. Bao năm, người anh quẩn quanh, mỗi cuối tuần, từ nhà con cháu ở dưới phố, lái xe lên chùa để lau bàn Phật, thắp nhang, cắt cỏ … Trước khi mất khoảng hai tuần, anh gọi tôi, khoe: “Sư cô ơi, tôi thuộc Chú Đại Bi rồi! Tôi vừa cắt cỏ, vừa niệm Chú Đại Bi, có được không?”

Giọt nước tràn ly này bỗng trả lời cho bao câu hỏi trong nhiều đêm thiền tọa. Và điệp khúc của bản trường ca bỗng chuyển từ những dấu hỏi, thành lời thúc giục lên đường: “Hãy đi! Hãy đi! Hãy đi thôi! Hãy buông hết mà đi! Hãy gõ, thì cửa sẽ mở! Phải thực sự gõ thì cửa mới mở!”

Điệp khúc hùng tráng này nao nức lòng tôi khi được sự yểm trợ của vị sư huynh tôi yêu kính. Có tình cờ không, khi thầy cũng bất ngờ chấp nhận lời thỉnh cầu của một số Phật tử miền đông bắc Hoa Kỳ, về nơi đó lập chùa cho họ có nơi nương tựa.Ngôi chùa tương lai của thầy cách ngôi chùa hoang vu trên đỉnh đồi, nơi tôi sẽ về, chỉ khoảng bẩy trăm dặm.

Bẩy trăm dặm, mười tiếng lái xe, so với non ba ngàn dặm thì quả là “Tuy xa mà gần, tuy gần mà xa”.Thầy sẽ có thể thỉnh thoảng qua thăm.

Tôi lên đường với một lời cầu xin duy nhất: “Xin Đức Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tátxót thương, ban cho con Hạnh-Vô-Úy. Xin che chở con. Xin cho con đừng sợ hãi giữa chốn hoang vu để con có thể bình an phụng sự Tam Bảo, báo đáp ơn Chư Phật. Con phải tự độ, mới mong có cơ duyên độ tha. Cuộc đời của cây nến chỉ thực sự có ý nghĩa khi ngọn lửa được thắp lên thân nó và cháy rụi cho đến lụn tàn”

Đêm đầu tiên, tôi bật đèn hào quang trên chánh điện, rồi theo con dốc thoai thoải xuống nơi ngủ nghỉ, bật dăm ngọn đèn ngoài hàng hiên trước khi vào phòng, cẩn thận khóa chốt cửa.

Cái thất vừa bỏ lại, được tôi đặt tên là Tào-Khê tịnh thất, vì có dòng suối nhân tạo rất thơ mộng, luôn róc rách ngày đêm.Còn nơi này sẽ gọi là gì đây? A!,tên nơi này sẽ không do cảnh, mà do hoàn cảnh. Tôi từng dời đổi nơi cư ngụ khá nhiều, từ Độc Cư Am, Như Thị Am, Cốc Thảnh Thơi, Pháp Lạc Thất ..v…v.. khác chi chim trời không ngừng di chuyển.

Vậy thôi, nơi này sẽ là Thiên Di Am nhé!

Đêm đầu, trong ThiênDi Am, tôi tọa thiền thật lâu, có lẽ là rất lâu, bởi tôi có cảm tưởng như từ nay mình bỗng có thêm rất nhiều thời giờ. Ngoài nửa ngày, từ sáng sớm đến giờ ngọ tu trì trên chánh điện, tôi còn tha hồ thời giờ. Không xe cộ nên chẳng đi đâu, không thân quen nên chẳng gặp gỡ, cư trần lạc đạo, cứ đói ăn, khát uống, mệt ngủ thôi.

Tọa thiền tới mệt, tôi xả thiền, vào giường. Trước khi nhắm mắt, tôi nệm Đức Quán Thế Âm, lại chỉ xin một điều duy nhất “Xin ban cho con Hạnh-Vô-Úy”

Và giấc ngủ đầu tiên ở nơi hoang vắng, êm đềm tới mức khi chim rừng đánh thức dậy, tôi đã muốn cất tiếng hát:

Đêm qua mộng lại thật gần,

Đừng lay tôi nhé, hồng trần mong manh

Tôi cảm nhận rõ, lời cầu xin đã được đáp ứng. Sáng hôm đó, tôi đắp y, ra hồ sen, quỳ trước tôn tượng Quán Thế Âm, tạ ơn Bồ Tát. Quả thật, ánh mắt từ bi của Bồ Tát không bỏ sót một chúng sanh nào chí tâm cầu khẩn Ngài. Giữa trời mây bao la, cùng rừng núi mênh mông thanh tịnh, một sinh linh nhỏ bé quỳ trước Bồ Tát đã khóc như chưa bao giờ được khóc. Những gịot lệ tạ ơn tầm tã rơi xuống hồ, đọng trên lá sen, tưởng như không hạt kim cương nào trên thế gian đẹp bằng!

Thế nhân ơi! Có phải thông điệp tôi vừa nhận được là “Chúng ta chỉ nhìn rõ nhau khi nhìn bằng trái tim. Ta sẽ không thể hiểu nhau, không thể thương nhau nếu ta chỉ nhìn nhau bằng hai con mắt”

Tất cả nhân loại, muôn người muôn loài, mỗi động niệm, dù nhỏ nhoi cũng là vừa tạo nên nét chấm phá trong bức tranh tự họa.Tâm đang nghĩ gì, muốn gì, thì mầu sắc và cảnh trí hiện ngay ra bức họa như thế.Muốn gặp ai là thấy liền bóng hình người đó, muốn đến nơi nào là chân chưa bước đã thấy ngay cảnh trí nơi đó.Trăm ý khởi là trăm cảnh hiện.Trăm cảnh hiện là trăm thôi thúc.Cái tâm họa sỹ vẽ không ngừng nên sự thôi thúc cũng không ngừng. Tâm an lành thì thôi thúc tìm sự an lành. Tâm loạn động thì thôi thúc tìm sự loạn động.

Khi Ngài Pháp Tạng Bồ Tát phát 48 lời đại nguyện, tâm Ngài đã vẽ ra cõi Tịnh Độ phương Tây. Khi Ngài Địa Tạng Bồ Tát phát lời nguyện “Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật”thì tâm họa sỹ của Ngài đã vẽ ra muôn cảnh địa ngục.Hai bức tranh đó đối chiếu nhau là lời khuyến tấn và cảnh báo đầy từ bi của Chư Phật, Chư Bồ Tát.Chúng sanh phải tận dụng sự tinh cần và trí tuệ mới tránh được địa ngục mà về nơi an lành.

Dù muốn hay không, mầu sắc và bút cọ luôn sẵn trong tâm mỗi người. Nếu cái tâm họa sỹ đừng vội vã khoa tay múa bút, đừng vội pha mầu chát chúa tối tăm, mà hãy ngồi yên - dăm sát na thôi - với ba hơi thở sâu, thở nhẹ nhàng thư thái, rồi thầm thì rằng “Ta không làm cho người, những gì ta không muốn người làm cho ta”.Chỉ cần thế thôi, bức tranh sẽ hiện ra với những nét chấm phá thanh tao, hỷ lạc.

Tôi đang nương lời dạy.

Bức tranh huyền ảo ánh trăng khuya giữa bầu trời đầy sao bỗng hiện hai đốm sáng nơi bìa rừng trúc.

Bước chân dạo hồ sen dừng lại.

Hai đốn sáng lung linh cũng chợt dừng lại.

Bốn mắt nhìn nhau.

Và chúng tôi cùng nhận ra nhau.

Con nai rừng ngơ ngác và bà sư già quờ quạng.

Tôi thở một hơi thật sâu, thật nhẹ, rồi lên tiếng trước:

- Chào em.

Lời chào chưa được đáp lại, nhưng chân nai không nhúc nhích. Dấu hiệu đó đủ tốt để khích lệ tôi lên tiếng tiếp:

- Chào em. Thế nào chúng ta cũng có biết nhau rồi mà! Từ vô lượng kiếp, từ vạn luân hồi, thế nào chả có kiếp chúng ta từng biết nhau.Đến đây! Đến gần đây đi!

Bấy giờ thì chân nai nhúc nhúc.Bốn mắt vẫn không rời nhau.Nai chậm rãi ra khỏi rừng trúc. Ôi! Tôi nghe lòng mình thổn thức biết bao!

Nhưng chỉ dăm bước ngắn, nai quay lưng, trở vào rừng!

Tôi đứng dưới trăng khuya, một mình.

Đó là đêm thứ ba, ở ngôi chùa trên đồi.

Ngước nhìn tôn tượng Quán Âm cao vòi vọi giữa trăng sao, tôi lại tạ ơn Ngài đã cho tôi sự bình tĩnh mà chính tôi chẳng thể ngờ.

Làm sao có thể tưởng tượng nổi cảnh này nếu tôi không dời phố thị và không được Đức Quán Âm che chở?

Đi,

Về,

Chỉ một cõi

Lặng lẽ ánh trăng thu

Tử sinh vừa tròn kiếp

Càn khôn, giấc mộng du…

Huệ Trân

Thiên Di Am, Chùa Chánh Pháp

Bedford, Kentucky

Hạ tuần tháng sáu, 2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 6729)
Theo giới luật truyền thông của đạo Phật thì hàng năm, bắt đầu từ 15 tháng Tư trở đi cho đến 15 tháng Bảy âm lịch, toàn thể chư Tăng Nitu học theo truyền thống thừa Bắc tông đều thực hành quy chế cấm túc, an cư tại các trú xứ như chùa chiền, tịnh xá, tịnh thất. Cấm túc an cư có nghĩa là giới hạn việc cư trú và sinh hoạt trong phạm vi một trú xứ,hạn chế tối đa việc đi lại và sinh hoạt ở bên ngoài, dành trọn thời gian ba táng an cư cho việc nghiêm trì giới – pháp của Đức Phật... An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo pháp và giới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
20/12/2011(Xem: 3500)
Theo giới luật truyền thông của đạo Phật thì hàng năm, bắt đầu từ 15 tháng Tư trở đi cho đến 15 tháng Bảy âm lịch, toàn thể chư Tăng Ni tu học theo truyền thống thừa Bắc tông đều thực hành quy chế cấm túc, an cư tại các trú xứ như chùa chiền, tịnh xá, tịnh thất. Cấm túc an cư có nghĩa là giới hạn việc cư trú và sinh hoạt trong phạm vi một trú xứ, hạn chế tối đa việc đi lại và sinh hoạt ở bên ngoài, dành trọn thời gian ba táng an cư cho việc nghiêm trì giới – pháp của Đức Phật.
01/09/2011(Xem: 6280)
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng tu sĩ là: - Hằng năm, trong 3 tháng mưa (mùa hè ở Ấn Độ), chư tăng ni khôngđược phép du hành ra ngoài, mà phải trú tại một tự viện để tích cực tu học. Nếu có chuyện cần thiết, chỉ được phép xuất viện trong thời hạn không quá 6 đêm, rồi phải trở về chùa.
11/08/2011(Xem: 2521)
Mùa hạ năm nay, cũng như những năm trước, đoàn Phật tử chúng tôi lại có đủ phước duyên cúng dường “Bánh Hoan Hỷ” đến chư tôn thiền đức Tăng Ni tại một số trường hạ, trong đó có trường hạ Thiền viện Viên Chiếu. Xin được nhắc lại rằng tên của món bánh cuốn này do Ni sư Như Đức, trụ trì thiền viện đặt cho, vì Ni sư nhận thấy sự rất hoan hỷ của đoàn chúng tôi từ trong tâm thể hiện ra ánh mắt và nụ cười thật tươi của cả đoàn khi tráng bánh cuốn cúng dường. Chúng tôi cũng thích cái tên dễ thương đó.
17/07/2011(Xem: 6552)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệutập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật. Các vị Tỳ-khưu quyết định trùng tụng trong dịp an cư mùa mưa tại Rājagaha (Vương Xá) vì“thành Rājagaha đúng là nơi có tiềm năng về vật thực và có nhiều chỗ trú ngụ”.Trước khi an cư, các vị bỏ ra một tháng để sửa chữa nơi trú ngụ.
08/07/2011(Xem: 6820)
Trước những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại ngày một xuất hiện nhiều sản phẩm cứu người và giết người tân kỳ mới lạ, con người thường xuyên đứng trước những ngã ba đường của sự chọn lựa thiện ác, khen chê.
08/06/2011(Xem: 8185)
Ngày nay, y theo lời dạy của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, khắp nơi nơi, Chùa chiền, Tu viện, Thiền viện hằng năm đều trang trọng tổ chức chu toàn cho tứ chúng được hội tụ về tham dự mùa an cư, sau đại lễ Phật đản.
19/05/2011(Xem: 3698)
An cư nguyên là phương thức quy định từ xưa của Bà-La-Môn giáo Ấn Độ, về sau được Phật dùng làm chế độ quan trọng trong đời sống tu hành. Ngài Đạo Tuyên đời Đường giải thích về an cư như sau: “Thân tâm giữ lặng lẽ là An, ước định thời kỳ để ở là Cư. Ở chổ lặng lẽ để tư duy là quy tắc chơn chánh của đạo; lý phải tính từng ngày, gia công sách tấn”. (trích Phiên Dịch Nghĩa Tập).
07/02/2011(Xem: 18201)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bình và hạnh phúc.
06/10/2010(Xem: 13397)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567