Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhận Định về Ông Ngô Đình Diệm và nền Đệ Nhất Cộng Hòa

31/10/201814:51(Xem: 6278)
Nhận Định về Ông Ngô Đình Diệm và nền Đệ Nhất Cộng Hòa
ngo dinh diemNhận Định về Ông Ngô Đình Diệm và nền Đệ Nhất Cộng Hòa
 
Luật Sư Đào Tăng Dực

 

Những ngày gần đây, Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại New South Wales, Úc Đại Lợi, lần đầu tiên quyết định chính thức tổ chức lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

 

Sự kiện này gây nhiều tranh cãi và chia rẽ trong cộng đồng.

 

Như những người dân nước Việt, chúng ta không thể trốn chạy lịch sử nhưng cần phải nhìn lịch sử khách quan hầu quyết định lập trường của mình. Tôi xin phép trình bày quan điểm của tôi như sau.

 

Lịch sử hiện đại khó phân tích một cách khách quan tình hình Nam Việt Nam trong giai đoạn này. Tổng Thống đầu tiên của Đệ nhất Cộng hòa là ông Ngô Đình Diệm. Có nhiều cuộc tranh luận và ý kiến khác biệt về giai đọan này của lịch sử, tuy nhiên một cách tổng quát thì hiện có 2 quan điểm mà ta cần phải cân nhắc:

 

a. Quan điểm chống ông Ngô Đình Diệm

b. Quan điểm ủng hộ ông Ngô Đình Diệm

 

Một cách thông thường thì chân lý có thể không nằm ở một quan điểm cực đoan nào.

 

I. Quan điểm chống ông Ngô Đình Diệm:

 

Những người chủ xướng quan điểm này cho rằng, dưới áp lực của người Mỹ, Quốc trưởng Bảo Đại ở Nam Việt Nam, người thừa kế cuối cùng của Triều Nguyễn, đã bị hy sinh để nhường lối cho một người hùng mới là ông Ngô Đình Diệm, một nhân vật đã từng là Đệ nhất Công thần dưới triều Bảo Đại và là người chưa hề tham gia vào cuộc đấu tranh gian nguy và anh dũng nào để giải phóng quốc gia khỏi sự đô hộ của người Pháp, ngoại trừ việc có ủng hộ phần nào cho các hoạt động của cựu hoàng Cường Để. Từ năm 1945 ông ta nhận ra rằng giải pháp Cường Để không còn hấp dẫn nữa và đã bắt đầu nuôi dưỡng mối quan hệ với Mỹ.

 

Bằng cách ấy ông Ngô Đình Diệm, một tín đồ Thiên chúa giáo trung kiên đã củng cố được sự ủng hộ của Mỹ trước khi cầm quyền. Nhờ ông anh là Tổng giám mục Ngô Đình Thục, ông ta được giới thiệu với vị giáo sĩ đứng đầu ngành tuyên úy trong quân đội Mỹ, Đức Hồng Y Spellman. Từ năm 1951, ông ta đã ở Mỹ 2 năm trong giáo đường Thiên Chúa Giáo Maryknol ở New Jersey và Ossining Monasteries ở New York. Nhờ sự giúp đỡ của Đức Hồng Y Spellman, ông ta đã nhận được sự ủng hộ của những chính trị gia có ảnh hưởng lớn như các Thượng nghị sĩ Mike Mansfield và John Kennedy, Dân biểu Walter Judd, quan tòa William Douglas và một số chính trị gia Thiên chúa giáo khác ở Mỹ. Do đó, giải pháp cần có một Tổng Thống Thiên chúa giáo ở miền Nam Việt Nam được sự ủng hộ của Mỹ ngay vào lúc ấy, cũng như sau này đối với một tín đồ khác là ông Nguyễn Văn Thiệu vào thời Đệ nhị Cộng hòa (Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Đỗ Mậu, 1986, tr.105).

 

Với viện trợ của Mỹ trong tay, ông Diệm thắng một cuộc trưng cầu dân ý mà nhiều người tố là gian lận, trong mục tiêu đem lại cho ông cái phương tiện lật đổ Bảo Đại rồi tuyên bố tự lập là Tổng Thống Cộng hòa Việt Nam. Ông ta được 98.2 % phiếu, và tại Sài Gòn, ông Diệm còn được một phần ba số phiếu nhiều hơn là số cử tri ghi danh. (Vietnam, Laos and Cambodia, by Daniel Robinson and Joe Cummings, The Lonely Planet, 1991, tr.24).


vua bao dai

Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn


 

Nhiều học giả sau này, trong đó có Hoàng Văn Chí, lập luận rằng nếu người Mỹ thật tâm muốn đem lại dân chủ và pháp trị cho Nam Việt Nam, họ đã có thể khuyến cáo ông ấy rằng phương thức thích đáng và hợp pháp là phải tôn trọng sự thông minh của dân Việt Nam bằng cách tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để nhân dân quyết định xem họ có thích chế độ Cộng Hòa hơn quân chủ hay không.

 

Rồi khi nhân dân quyết định chọn nền Cộng Hòa, một quốc hội lập hiến phải thảo ra một hiến pháp trước và sau đó tổng tuyển cử được tổ chức để cho mọi ứng cử viên được đứng ra tranh cử vào các chức vụ Tổng Thống lẫn quốc hội. Ông Ngô Đình Diệm sẽ chỉ là một trong nhiều ứng cử viên Tổng Thống, bao gồm những nhân vật cách mạng trong lịch sử Việt Nam, đã suốt đời chiến đấu chống chế độ thực dân Pháp, chẳng những có tiếng tăm hơn mà còn được nhiều tổ chức ủng hộ hơn ông Diệm. Họ đang tị nạn ở miền Nam sau khi Cộng Sản cai trị miền Bắc. Nếu người Mỹ hiểu biết nhiều hơn những sự tế nhị về tôn giáo và lịch sử của nhân dân Việt Nam, họ đã có thể giúp cho những lực lượng quốc gia thực sự yêu nước ở Việt Nam xây dựng một chế độ chính trị được nhiều người ủng hộ hơn, chế độ ấy cũng chống cộng và còn có thể chống mạnh hơn nữa vì tất cả các lực lượng quốc gia đều bị Cộng Sản đàn áp. Mức độ đổ máu do đó có thể giảm bớt đi nhiều.

 

Tuy nhiên vì sợ rằng nhân tuyển của họ thất bại trong một cuộc bầu cử như vậy, người Mỹ chấp nhận cái cuộc vận động bất hợp pháp ấy, và để đơn giản hóa vấn đề họ chấp nhận biến Việt Nam thành một nước Cộng hòa và đồng thời đặt ông Diệm làm Tổng Thống cùng một lượt. Sau đó họ làm áp lực cho các nước đồng minh của họ như Pháp, Anh, Úc, Tân Tây Lan, Ý Đại Lợi, Nhật, Thái Lan và Nam Hàn mau lẹ thừa nhận chế độ mới và vị quốc trưởng mới.

Bằng cách ấy Nam Việt Nam được đưa vào quỹ đạo những quốc gia tự do trên thế giới dưới sự lãnh đạo của người Mỹ.

 

Với những cố vấn Mỹ bên mình và tiền bạc trong tay, ông Diệm loại bỏ lực lượng võ trang riêng của các giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo, nhóm võ trang Bình Xuyên (ibid, tr.25). Đại tá Edward Lansdale, một trùm CIA, là nhân tố chủ chốt đem lại thành công cho chế độ mới.

 

Chính Lansdale đã phá hỏng kế hoạch đảo chính của tướng Nguyễn Văn Hinh, thuyết phục tướng Trình Minh Thế ủng hộ Diệm và kêu gọi được các tướng Đỗ Cao Trí (Tư lệnh lực lượng mũ xanh), Dương Văn Minh (Tư lệnh quân khu Sài Gòn) và Trần Văn Đôn (Tham mưu trưởng liên quân) giúp ông Diệm dẹp các lực lượng Hòa Hảo, Bình Xuyên. Tướng Lansdale đã cung cấp vật chất và phương tiện quản trị để định cư 800.000 người tỵ nạn từ Bắc Việt Nam vào, phần lớn là những người Thiên chúa giáo ủng hộ chế độ. Sự can thiệp của ông ta với bộ ngoại giao Mỹ rõ ràng đã cứu được cuộc đời chính trị của Diệm khi Bảo Đại muốn cách chức Thủ Tướng của Ông Diệm. Thực vậy chính John Foster Dulles, Bộ trưởng ngoại giao Mỹ, đã công khai ủng hộ ông Diệm vào thời điểm nguy kịch ấy trong cuộc đời chính trị của ông ta (55 Ngày & 55 Đêm Cuộc Sụp Đổ Của Việt Nam Cộng Hòa, Chính Đạo, 1989, tr.58-9).

 

Dưới thời Ông Diệm, tất cả đối lập chính trị ở Nam Việt Nam đều bị loại trừ. Theo Nguyễn Văn Châu, một thời là người thân tín nhất của ông ta, đồng đạo Thiên chúa giáo và là Chủ Tịch ủy ban quân quản của đảng Cần lao Nhân vị, thì ông Diệm không thể chấp nhận bất kỳ một loại đối lập chính trị nào (Ngô Đình Diệm Và Nỗ Lực Hòa Bình Dang Dở, Nguyễn Văn Châu, 1989, tr.76).

 
Cũng vì lý do đó ông Diệm cảm thấy cần phải có một tổ chức ủng hộ mình. Với sự giúp đỡ của em là ông Ngô Đình Nhu, ông Diệm lập ra Cần lao Nhân vị Đảng để làm chỗ dựa cho mình và củng cố quyền hành. Đảng này khơi nguồn cảm hứng từ triết lý Thiên chúa giáo và sự pha lẫn một số tư tưởng chính trị như tư tưởng của Emmanuel Mounier (nhân vị chủ nghĩa) và của Philippe Pétain (cách mạng quốc gia) (Chính Đạo, ibid, tr.60). Những cán bộ được đảng tin tưởng nhất đều là người Thiên chúa giáo và nói chung đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp và chặc chẽ của gia đình họ Ngô. Khi thế lực lên đến cao điểm, đảng đã có thể kiểm soát một số tổ chức bình phong như Phong trào Cách mạng Quốc gia, Phong trào Công chức Cách mạng, Giáo chức Học sinh Và Sinh viên Cách mạng, Hội Thương gia Cách mạng, Hội Phụ lão Cách mạng, Hội Nạn nhân Cộng Sản... (ibid, tr.91).


Tuy nhiên vì không được quần chúng ủng hộ, vì bản chất độc tài của giới lãnh đạo và vì thiếu khả năng chính trị, đảng đã mang tai tiếng. Nó đã không còn tồn tại khi cả chế độ bị sụp đổ trong một cuộc đảo chính quân sự và cả hai ông Diệm và Nhu đều bị bắn chết.

 

II. Quan điểm thân Ngô Đình Diệm:

 

Theo quan điểm này mà đại diện là Tiến sĩ Phạm Văn Lưu (Biến Cố Chính Trị Việt Nam Hiện Đại I: Ngô Đình Diệm Và Bang Giao Việt Mỹ 1954-1963, Phạm Văn Lưu, tr. 12,15) thì cái yếu tố quyết định đã đưa Tổng Thống họ Ngô lên nắm quyền là quyết định của Quốc trưởng Bảo Đại muốn tìm một Thủ tướng trẻ trung, thông thạo và rất mực thanh liêm để lèo lái con thuyền quốc gia trong thời điểm khó khăn. Rõ ràng là ông Diệm hội đủ điều kiện và được sự ủng hộ của nhà vua. Sự việc mà ông ấy từ bỏ chức vụ ngày 1.9.1933 vì Toàn quyền Pháp lúc bấy giờ là Pasquier từ chối thực thi những đề nghị cải cách dân chủ của ông ấy chứng tỏ sự liêm khiết và lòng ái quốc của ông.

 

Ông ta đã nhiều năm đấu tranh chống lại sự đô hộ của người Pháp bằng cách liên minh với Cựu hoàng Cường Để. Ông ta cũng đã đóng góp vào việc chống cộng và Cộng Sản đã bắt giam ông ta một thời gian ở Quảng Ngãi (ibid, tr.31).

cuong de

Ông ta lưu vong sang Trung Quốc (1947), Nhật Bản (8/1950) và Mỹ (cuối năm 1950), điều ấy chứng tỏ ông ta quan tâm đến định mệnh Việt Nam trong môi trường chính trị quốc tế. Sự kiện mà ông ta nuôi dưỡng mối quan hệ với Mỹ chỉ là một bước tính toán khôn ngoan của một chính khách tầm cỡ quốc tế rất hiếm hoi vào thời điểm khó khăn ấy của lịch sử đất nước.

 

Ngay cả nhà ái quốc lão thành và khả kính Phan Bội Châu cũng được kể lại là đã nhắc đến tên tuổi của ông Diệm với sự quí trọng và lòng tôn kính (ibid, tr.19).

 

Để đáp lại lời cáo buộc rằng chính phủ ông là một chính phủ Thiên chúa giáo, những người ủng hộ ông đã nhắc đến sự kiện là năm 1963, trong 18 nhân vật nội các có 5 người là Thiên chúa giáo, 8 người Phật giáo, 3 người Nho Giáo, 1 người Cao Đài giáo và 1 người thuộc giáo phái Hòa Hảo. Về phía quân sự, trong 19 tướng lãnh vào năm 1963 chỉ có 4 người là Thiên chúa giáo và các tư lệnh của 4 quân khu chỉ có một người là Thiên chúa giáo (ibid, tr.223-4).

Điều ấy chứng tỏ là Tổng Thống Diệm luôn đứng trên mọi sự chi phối của tôn giáo. Rõ ràng ông ta là Tổng Thống của mọi người Việt Nam chớ không phải riêng của người Thiên chúa giáo.

 

III. Quan điểm quân bình của lịch sử:

 

Lẽ tất nhiên ai cũng có thể tán đồng quan điểm này hay quan điểm khác, tuy có nhiều mâu thuẫn và chứng liệu khác nhau, nhưng hầu như ai cũng công nhận rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một quan lại rất liêm khiết, một nhà ái quốc và trong thời điểm rối ren ấy của lịch sử, ông ta quả có những kỳ vọng cải tổ Việt Nam. Hơn nữa ông ta là một con người của định mệnh, vì do hấp thụ nền học vấn Tây Phương, ông ta được nhiều giới trong xã hội coi như là một nhân vật khả dĩ dung hợp được cả quá khứ và tương lai. Đặc biệt ông ta có được sự ủng hộ có tính cách quyết định của người Mỹ.

 

Nhiệm kỳ Tổng Thống của ông được tiếp nhận với nhiều nỗi băn khoăn lẫn kỳ vọng cả ở bên trong Việt Nam lẫn nơi những người ủng hộ ông từ Mỹ quốc. Thật ra những năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng Thống của ông được coi là thời kỳ tốt đẹp nhất của Nam Việt Nam hiện đại trong thâm tâm của đa số người miền Nam. Nam Việt Nam được bình định, những phe phái chính trị hữu danh vô thực và các “lãnh chúa” đều bị loại trừ. Kinh tế ổn định và trên đà phát triển. Tuy nhiên ông đã thất bại trong ba thử thách có tính cách quyết định. Những thất bại này là lý do then chốt cho sự sụp đổ của chế độ:

 

- Thứ nhất, cũng như nhiều đảng phái chính trị khác, đảng Cần lao Nhân vị của ông gồm có 2 phe chính: Phe ôn hòa và phe quá khích. Những thành phần ôn hòa, mặc dầu là giáo dân trung kiên nhưng cũng hòa nhịp được với sự nhạy bén trong đời sống văn hóa và tín ngưỡng của dân tộc, và thành thật cổ vũ cho khái niệm sống chung hòa bình về tôn giáo ở Việt Nam. Phái quá khích lại một mực tin rằng giải pháp tốt nhất về lâu dài cho vấn đề Việt Nam, trong lĩnh vực chống cộng, là phải Công giáo hóa Nam Việt Nam, để từ đó biến toàn cõi Việt Nam thành một thành trì vững chắc để chống lại sự công kích dữ dội của Cộng Sản. Những phương thức cải tạo của họ nhiều khi thô bạo và bất chấp đạo lý.

Tổng Thống Diệm không kiểm soát được những hành động thái quá của những phần tử cực đoan trong đảng Cần lao Nhân vị và do đó ông ta không bắt kịp những biến chuyển về chính trị ở Nam Việt Nam.

 

- Thứ hai, ông ta không ngăn chận được những người ruột thịt trong gia đình can dự vào việc nước. Đặc biệt là những hành vi quá mức của cô em dâu, bà Ngô Đình Nhu (trong khi chồng bà là một lý thuyết gia bên trong đảng Cần lao Nhân vị đã chứng tỏ là một cố vấn có khả năng và khả kính của Tổng Thống) và của ông em là Ngô Đình Cẩn.

Nhân vật sau, Ngô Đình Cẩn, thực sự lãnh đạo một triều đình nhỏ ở miền Trung Việt Nam và đã dung dưỡng những sự lạm dụng quyền thế tệ hại nhất, điều ấy làm tổn thương đến uy tín của Tổng Thống. Những cái quá đáng của bà Ngô Đình Nhu không thể chấp nhận được và đúng ra lại càng khó chấp nhận hơn nữa trong một xã hội mà mọi người cho rằng địa vị của người phụ nữ chỉ nằm trong bếp và thư phòng thay vì xuất hiện trên vũ đài chính trị.

Bởi vậy cho nên nhiệm kỳ Tổng Thống của ông được gọi là một chế độ “gia đình trị” và cái nhãn hiệu ấy vẫn còn tồn tại đến ngày nay, không phải không có lý do.

Cố nhiên cái thất bại thứ nhất liên quan đến vấn đề tôn giáo quan trọng hơn cái yếu tố thứ hai trong sự sụp đổ của ông. Một cách khách quan không thể nào chối cãi được là trong nhiệm kỳ của ông đã có những hành động chống lại các hàng giáo phẩm Phật giáo. Mặc dầu những hành động ấy có thể không được ông tán thành và cũng không có sự đồng tình của đa số người Thiên chúa giáo nữa, ông ta không thể không chịu trách nhiệm vì, trên nguyên tắc, trách nhiệm dù thế nào đi nữa cũng phải nằm nơi chức vụ Tổng Thống.

Tình hình trở nên căng thẳng hơn vì người Cộng Sản phá rối, xâm nhập hàng loạt vào hàng giáo phẩm Phật giáo. Số cán bộ của họ rất thiện nghệ và thành công trong việc khích động quần chúng đấu tranh chính trị để gây rối ngõ hầu có thể thôn tính miền Nam Việt Nam.

Về nhiều phương diện, sự thất bại của Tổng Thống Diệm không phải chỉ là sự thất bại của riêng cá nhân ông, cũng không phải chỉ là sự thất bại của đảng chính trị mà ông lãnh đạo, nhưng chính là sự thất bại của cả một thế hệ trí thức tiến bộ cả nam lẫn nữ, thuộc nhiều tầng lớp xã hội thời bấy giờ muốn đem tất cả thiện chí ra xây dựng một nền dân chủ cho Nam Việt Nam chống lại chủ thuyết Cộng Sản miền Bắc.


ngo dinh nhuNgô Đình Diệm & Ngô Đình Nhu
ba ngo dinh nhuBà Ngô Đình Nhu

ngo dinh can

Ngô Đình Cẩn

 

- Thứ ba, vào một thời điểm chuyển tiếp đầy rối ren về chính trị, cả Tổng Thống Diệm lẫn đảng Cần lao Nhân vị không đủ khả năng để động viên được sự giúp đỡ của các đảng phái quốc gia đang lánh nạn ở miền Nam Việt Nam để tránh sự đàn áp của Cộng Sản miền Bắc. Những đảng phái này cùng với người Mỹ và các tướng lãnh đã trở thành những nguyên nhân chính đưa đến sự cáo chung thảm hại của giai đoạn lịch sử mang tên ông ta.

 

Ngoài 3 điểm thử thách trên, chúng ta cũng không thể chấp nhận được lý luận của những người ủng hộ ông đã cho rằng: Ông ta chiếm được quyền hành chỉ thuần nhờ vào đức hạnh, danh tiếng, sự ngưỡng mộ của Vua Bảo Đại chớ không phải vì nhờ vào người Mỹ. Thật ra nếu không có sự hậu thuẫn của người Mỹ, ông khó lòng có thể sống còn qua giai đoạn chuyển tiếp rất gay cấn thời Hậu Pháp. Tuy vậy cũng phải thẳng thắn công nhận rằng mặc dầu người Mỹ đưa ông ta lên để làm bù nhìn, ông ta không bao giờ muốn làm bù nhìn cho Mỹ mãi mãi. Trên thực tế, sự việc ông chống lại một sự can thiệp trực tiếp rộng lớn hơn về quân sự của Mỹ trong nhiệm kỳ chót của ông là một yếu tố khiến cho người Mỹ quyết định loại ông ra khỏi quyền hành.

 

Tuy rằng có nhiều khuyết điểm, ông vẫn xứng đáng có một địa vị khả kính trong lịch sử Việt Nam. Mặc dầu thất thế, sự chiến đấu cuối cùng của ông để giữ địa vị và quyền hành đã chứng tỏ sự can đảm và lòng xác tín vào lập trường chính trị của mình. Điều ấy cộng với sự rối loạn về chính trị sau khi ông chết đã đè nặng lên lương tâm nhóm tướng lãnh đã gián tiếp hay trực tiếp dính líu vào cái chết của ông.

 

Ngày hôm nay, duyệt lại lịch sử, trong thời đại tin học và toàn cầu hóa thông tin, chúng ta có thể nhận xét tương đối khách quan rằng, những khuyết điểm của hai nền Đệ Nhất lẫn Đệ Nhị Cộng Hòa tại Nam Việt Nam, tuy có tệ hại, nhưng không vượt ra ngoài phạm vi của những khuyết điểm thường xảy ra trong các chế độ chính trị trên đà dân chủ hóa. Các quốc gia Á Đông dân chủ hiện nay như Đài Loan, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Nam Dương, Thái Lan … cũng đều qua những giai đoạn tương tự. Những khuyết điểm của chính quyền Ngô Đình Diệm mang tính cá thể và đoản kỳ, hoàn toàn không có khả năng hủy diệt triệt để tiến trình dân chủ hóa đất nước, cũng không hề mang tính độc tài toàn trị như các chế độ độc tài theo chủ thuyết Mác-Lê.

 



nha van nhat linh nguyen tuong tam

Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam



Người Mỹ không nên chọn Ông Diệm lãnh đạo miền Nam Việt Nam ngay từ đầu mà nên chọn những anh hùng kháng Pháp thực sự như Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam v..v...hầu chính quyền có sự hậu thuẫn của toàn dân hơn. Tuy nhiên một khi đã đặt ông vào vị trí lãnh đạo, tác động lật đổ ông đã gây nhiều bất ổn xã hội để người Cộng Sản lợi dụng, thanh toán miền Nam và áp đặt chuyên chính vô sản trên toàn cõi đất nước. Đó mới thật sự là một hành động thiếu viễn kiến, di họa cho người Việt trên cả hai miền Nam Bắc.

 

Với tất cả những khuyết điểm bình thường của những chế độ chính trị trên đà dân chủ hóa, hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam không khác tình trạng các chế độ chuyển tiếp tại Nam Hàn hoặc Đài Loan. Nếu một trong hai nền Cộng hòa ấy đứng vững, vượt qua những thử thách cam go của lịch sử, không bị CSVN thanh toán, thì ngày hôm nay miền Nam Việt Nam đã nghiễm nhiên là một nền dân chủ bền vững với nền kinh tế phát triển không kém gì Nam Hàn và Đài Loan.


_________________________________________________

Năm Mươi Năm Nhìn Lại 1963 – 2013 (trọn bộ 3 tập)
Ánh Đuốc Quảng Đức và Một Vài Điều Chưa Nói về Phật Đản 1963

*Pháp nạn Phật giáo năm 1963, Nguyên Nhân, Bản Chất và Tiến Trình (PDF)
*Hồ Sơ Mật 1963 từ các nguồn tài liệu của Chính Phủ Mỹ

* Cuộc tranh đấu chống đàn áp Phật giáo năm 1963
Yếu Tố Tôn Giáo trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963)
50 năm nhìn lại PG tranh đấu năm 1963

 

Ý kiến bạn đọc
05/11/201804:13
Khách
Ông phan Đăng lưu có họ hàng với bên mẹ Ông Diệm ,cuốn sách ông ta viết bênh vực ông Diệm ,nếu ông Diệm là TT của toàn Dân Miền nam như ông Lưu viết thì Anh em ông Diệm không độc bá mà làm lể dân Nước Việt nam cho Bà Maria Do Thái, càn bênh vực càng lòi ra những điểm bất nhân của chế độ tàn ác không thua gi cộng sản Vn ,phong trào Tố cộng là yêu Nước ,ấp chiến lược ,Đảng cần lao .phong trào phụ nữ liên đới ,đã dụ cải Đạo ,không biết bao nhiêu người Vn. Và giết đày ải giam cầm không thua gì cs ,các đảng phái quốc gia bị tiêu diệt ,thì ông Diệm anh minh chổ nào ? Đi coi phim củng phải chào Cụ Ngô TT muôn năm .mật vụ ông Diệm khủng khiếp như Công an VC sau nầy. Hung Thần Nguyễn văn Hay ,Nguyễn văn y , Ngô đình cẩn ,ai cũng khiếp vía ,người công giáo họ binh vực nhà Ngo vì đồng Đạo của họ , chắc trong ban chấp hành cộng đồng NSW cũng có các ông nầy thôi để họ tung hê cho đở buồn lãnh tụ muôn năm ./
05/11/201803:24
Khách
Tôi nhớ năm 1984 thì phải Ông cha Huỳnh sang và ông Giám đốc cảnh sát thời ông Diệm tên hung thần Nguyễn văn Hay đến chùa Quang minh nhờ thầy Huyền Tôn viết văn tế cho Ông Diệm ,lúc đó linh mục Sang là chủ tịch cộng đồng người Việt tại Vic , Ông Huyền Tôn chỉ vào mặt cựu đại tá Hay nói ông nhớ ông Đấm vào mặt tôi không? Các ông đi ra khỏi Chùa ,họ thật thô bĩ làm chuyện dùng Thầy phật giáo để Gây tiếng tốt cho lãnh tụ họ ,nhưng ông Huyền Tôn đâu phải dễ dụ ,thôi cứ để họ tung hê Ông Diệm ,lịch sử sẽ phán xét ./
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/11/2017(Xem: 9354)
Thoại Ngọc Hầu, một công thần suốt đời tận tuỵ hy sinh vì cơ đồ của nhà Nguyễn. Sinh thời ông rất được các vua Gia Long, Minh Mệnh trọng dụng nhưng khi mất đi chưa được bao lâu thì cũng chính Minh mệnh đã hài tội ông, còn các sử quan nhà Nguyễn thì trong Đại Nam Chính Biên liệt truyện, theo lối viết Xuân Thu đã xếp ông vào nhóm công thần trọng tội: Lê văn Quân, Nguyễn văn Thoại, Lưu Phước Tường, Đặng Trần Thường, Đỗ Thanh Nhân.( ĐNLT, T2, tr 511, nxb Thuận Hoá 2006)
03/11/2017(Xem: 4560)
Huỳnh thị Bảo Hòa là một trong những người phụ nữ đầu tiên in tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ. Bà tên thật là Huỳnh thị Thái, sinh năm 1896, quê xã Hòa Minh huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam ( Nay thuộc thành phố Đà Nẵng). Thân phụ của bà là ông Huỳnh Phúc Lợi, giữ một chức quan võ nhỏ dưới triều Nguyễn. Thân mẫu là bà Bùi thị Trang. Bà Huỳnh thị Bảo Hòa là một phụ nữ tiến bộ thời bấy giờ. Bà thông thạo cả chữ Hán, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp, hưởng ứng phong trào cắt tóc ngắn, đi xe đạp, tham dự đám tang cụ Phan Châu Trinh, tích cực hoạt động xã hội, diễn thuyết để cổ xúy cho việc thăng tiến phụ nữ, viết báo, viết tiểu thuyết, kịch bản tuồng hát bội, khảo luận. Vào giữa tháng 6 năm 1931, nhân chuyến đi nghỉ mát ở Bà Nà, bà đã viết Bà Nà du ký đăng trên tạp chí Nam Phong số 163, tháng 6 năm 1931 để giới thiệu với độc giả một thắng cảnh thiên nhiên mà theo bà đó là một cảnh Bồng lai ở dưới trần thế.
23/09/2017(Xem: 25642)
The Vietnam War - Chiến Tranh Việt Nam (Trọn bộ 10 tập), đạo diễn: Ken Burns và Lynn Novick - Buổi ra mắt và thảo luận về phim “The Vietnam War” đêm thứ Ba 12/9 của hai đạo diễn Mỹ nổi tiếng về các phim tài liệu có giá trị lịch sử: Ken Burns và Lynn Novick diễn ra tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Kennedy ở thủ đô Washington. Dẫn đầu cuộc thảo luận, ngoài hai nhà đạo diễn và MC là ký giả Martha Raddatz của chương trình tin tức đài ABC, còn có 3 khách mời đặc biệt, Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, cả 3 đều là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam.
18/08/2017(Xem: 5871)
Ba năm, sau khi Pháp lập Đồng Khánh lên ngôi, thực hiện ý định giành dân, lấn đất của nhà cầm quyền thuộc địa, ngày 19-7-1888, tại Paris, Tổng thống Pháp đã ký một sắc lệnh thiết lập ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng. Dưới sức ép của Pháp, ngày 27 tháng 8 năm Mậu Tý (3-10-1888) vua Đồng Khánh buộc phải ký một đạo dụ gồm 3 khoản, nhượng chủ quyền ba thành phố ấy cho Pháp. Thành phố Đà Nẵng được ra đời, mang tên chính thức là Tourane suốt 62 năm Pháp thuộc từ năm 1888 đến năm 1950 là năm Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại. Sách Đại Nam thực lục ghi : “Mậu Tý , Đồng Khánh năm thứ 3 (1888), mùa thu tháng 8 Lấy đất thuộc Đà Nẵng (bờ biển ở Quảng Nam) làm nhượng địa của người Pháp”. ((ĐNTL, T9, tr 429). Người đại diện Nam triều ký vào bản đồ vẽ phần đất của Đà Nẵng được trích ra làm nhượng địa của Pháp là Chánh sứ Nha Hải phòng Quảng Nam Thái Văn Trung.
22/06/2017(Xem: 5578)
Trường Tỉnh Quảng Nam được thành lập năm 1802, dưới triều Gia Long, tại xã Câu Nhí, huyện Diên Phước, đến năm 1835 triều Minh Mạng được dời về Thanh Chiêm. Tuy ra đời muộn màn nhưng nhờ có sự tận tâm dạy dỗ của các vị Đốc học tài giỏi và truyền thống hiếu học, cần cù chăm chỉ của các Nho sinh nên trường Đốc Thanh Chiêm là lò luyện nhân tài cho đất nước
06/06/2017(Xem: 9350)
Câu chuyện ly kỳ về việc thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao Biền được ghi chép lại trong “Thiền Uyển tập anh” đã mang lại cho người thời nay thật nhiều câu hỏi. Phong thủy có thật hay không? Định mệnh có thật hay không? Đức tin là thật hay là hư ảo? “Thiền uyển tập anh” hay “Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục” là tài liệu lịch sử cổ nhất của Phật giáo Việt Nam, ghi lại tương đối hệ thống các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng từ cuối thế kỷ 6 đến thế kỷ 13, tức là vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý và một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần.
20/05/2017(Xem: 7203)
Đa số các ân sư của trường đốc Thanh Chiêm là người Quảng Nam nhưng cũng có những vị ở ngoại tỉnh được bổ dụng đến. Dù sinh ra trên quê hương nào nhưng khi đảm nhận chức vụ cao quý này, các quan Đốc học đều dốc hết tài đức của mình vào sự nghiệp trồng người. Chính vì thế mà Trường Đốc Thanh Chiêm dưới thời phong kiến nhà Nguyễn đã lừng danh là lò luyện nhân tài không chỉ cho Quảng Nam-Đà Nẵng mà còn cho cả nước. Nhiều bậc đại khoa, nhiều lãnh tụ phong trào Cần Vương như Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, nhiều chí sĩ cách mạng như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đã trưởng thành từ ngôi trường này. Dưới đây là một số vị đã làm Đốc học ở Quảng Nam :
18/04/2017(Xem: 11043)
Tập sách này gồm nhiều bản văn được chuyển dịch và trình bày kèm theo nguyên tác Anh ngữ, là các tài liệu trước đây vốn thuộc loại hồ sơ mật hoặc tối mật, nghĩa là chỉ dành riêng cho những người có trách nhiệm mà hoàn toàn không được phổ biến đến công chúng. Phần lớn các tài liệu đó là của chính phủ Mỹ, như các Công điện, Bản Ghi nhớ, Điện tín, Phúc trình... Tài liệu có nguồn từ Bộ Ngoại Giao Mỹ được lấy từ FRUS; ngoài ra còn có các tài liệu từ Tòa Bạch Ốc (Hội đồng An Ninh Quốc Gia NSA), Bộ Quốc Phòng (Pentagon Papers), CIA (tại Sài Gòn và tại Langley), và từ Thượng Viện (Select Committee to Study Governmental Operations).
14/04/2017(Xem: 5560)
Trường tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng là trường Đại học đầu tiên của tỉnh nhà, nơi hội tụ những quan Đốc học tài ba, đã đào tạo nên nhiều thế hệ Nho sinh xuất sắc hết lòng phục vụ nhân dân, những chí sĩ cách mạng giàu lòng yêu nước sẵn sàng hiến dâng trọn cuộc đời cho tổ quốc Việt Nam như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp v. v… Dưới thời nhà Nguyễn, trường tỉnh Quảng Nam đặt tại làng Thanh Chiêm, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn. Trường do một vị Đốc học điều hành nên nhân dân quen gọi là trường Đốc Thanh Chiêm.
07/04/2017(Xem: 7358)
Sáng nay, mồng 10/03/Đinh Dậu (06/04/2017), UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ giỗ Đức Quốc tổ Hùng Vương tại đền Hùng Vương (số 173 đường Ngô Gia Tự, phường Tân Lập, TP.Nha Trang).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]