Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quân nhân Mỹ gốc Việt Hiền Trịnh trên tàu sân bay USS Carl Vinson.

07/03/201811:38(Xem: 6160)
Quân nhân Mỹ gốc Việt Hiền Trịnh trên tàu sân bay USS Carl Vinson.


       NGÀY CẬP BẾN
Ngày 5-3 là Ngày Cập Bến của chiếc Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson vào cảng Đà Nẵng sau cuộc chiến kết thúc năm 1975 . Muôn triệu người dân Việt hân hoan chào đón . Hoà trong niềm vui đó , con hướng về quê hương và luôn mong hai nước Mỹ Việt càng thêm gắn bó.

Sự nhịp nhàng như mây trời kết nối
Hai bến bờ liên kết hợp cùng nhau
Niềm hân hoan mối giao hảo đón chào
USS Carl Vinson ngày cập bến .

Muôn triệu Việt vui mừng lòng cảm mến
Kết thân tình xoá bỏ vết đau thương
Nối vòng tay (lớn) mở rộng khắp nẻo đường
Bao quá khứ hận thù xin trả lại .

Tôi muốn nói lên lòng cảm khái
Nhìn tương lai Mỹ Việt khắc sâu thêm
Mong hai nước luôn gắn bó vững bền
Tình giao kết tháng năm dài thân thiết .

       Dallas USA , 7-3-2018
                Tánh Thiện


Hien TrinhQuân nhân Mỹ gốc Việt Hiền Trịnh trên tàu sân bay USS Carl Vinson.

Gia đình tôi gồm ba mẹ, năm anh chị em và tôi, khi ấy mới hai tuổi, lên một chiếc tàu đánh cá để chạy khỏi một nơi bất định để tới một nơi bất định khác. Trung tá Hiền Trịnh nói.
Nếu không có sự cứu giúp của hải quân Mỹ và quan trọng hơn là cơ hội ở Hoa Kỳ, tất cả những điều đó có lẽ đã không thể xảy ra.

Một trung tá hải quân Hoa Kỳ gốc Việt có cha từng chiến đấu cho Việt Nam Cộng hòa, nói với VOA tiếng Việt rằng ông “thực sự vui mừng” cùng hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trở lại Việt Nam, nơi cả gia đình ông từng rời bỏ khi ông mới hai tuổi. Ông Hiền Trịnh nói thêm rằng thời gian đã giúp ông xóa bỏ “cảm xúc tiêu cực” về Việt Nam và dần thay thế bằng “tình yêu mến dành cho văn hóa và người dân ở đó”, đồng thời cho biết rằng ông “rất vui” được trở lại nơi mình sinh ra, trên một trong những chiếc tàu sân bay tốt nhất trên thế giới để là một phần của sự kiện lịch sử trong quan hệ Việt - Mỹ. Mời quý vị theo dõi buổi trò chuyện sau đây giữa VOA tiếng Việt và trung tá Hiền Trịnh, hiện làm trong phòng nha khoa trên USS Carl Vinson.


hien trinh 2


VOA: Ông có thể cho chúng tôi biết đôi chút về nguồn gốc Việt của mình được không?
Trung tá Hiền Trịnh: Tôi sinh ra ở Sài Gòn. Gia đình tôi gốc Hà Nội, nhưng chuyển vào Nam năm 1954 khi Việt Nam đang bị chia cắt.
Bố tôi phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng hòa và đồn trú tại Nhà Bè trong suốt thời kỳ chiến tranh. Ông chỉ huy một đơn vị ở đó. Vì thế, khi Việt Nam Cộng hòa thất thủ năm 1975, chúng tôi phải trốn chạy.
Gia đình tôi gồm ba mẹ, năm anh chị em và tôi, khi ấy mới hai tuổi, lên một chiếc tàu đánh cá để chạy khỏi một nơi bất định để tới một nơi bất định khác.

VOA: Lý do vì sao ông lại quyết định gia nhập hải quân và phục vụ trên USS Carl Vinson? Nhiều quân nhân Mỹ gốc Việt hay nói với chúng tôi rằng họ làm vậy để trả ơn quê hương thứ hai đã đón nhận. Còn ông thì sao?
Trung tá Hiền Trịnh: Tôi cũng có lý do giống như vậy. Như những gì ba mẹ tôi kể, sau khi trốn chạy, chiếc tàu đánh cá của chúng tôi tới được Singapore. Nhưng nước này không nhận người tỵ nạn nên họ lại cho phép chúng tôi ra khơi. Sau đó, chúng tôi may mắn được một tàu hải quân Mỹ phát hiện và đưa tới Vịnh Subic, Wake Island [nằm giữa Honolulu và Guam], Hawaii rồi cuối cùng là trại tị nạn Fort Chaffee ở Arkansas.Sau đó, chúng tôi đã được một nhà thờ Cơ đốc ở Lansing, Michigan, bảo lãnh. Và đó là lúc gia đình tôi bắt đầu Giấc mơ Mỹ. Thoạt đầu, gia đình chúng tôi cũng chật vật, nhưng sau đó anh em chúng tôi đều tốt nghiệp đại học Michigan State University, lập gia đình và thành công trong cuộc sống. Nếu không có sự cứu giúp của hải quân Mỹ và quan trọng hơn là cơ hội ở Hoa Kỳ, tất cả những điều đó có lẽ đã không thể xảy ra.

Tôi đã phục vụ trong hải quân khoảng 15 năm. Tôi từng làm thủy thủ trên ba tàu khác nhau. Tôi muốn làm việc trên Vinson vì muốn đó là đỉnh cao của sự nghiệp của mình và tôi đã không thất vọng. Làm việc trên hàng không mẫu hạm này là trải nghiệp thực sự khác biệt. Thật tuyệt vời khi chứng kiến khối lượng công việc cũng như con người tham gia để vận hành con tàu này.

Chứng kiến những người trẻ tuổi dám đảm nhận trách nhiệm mà những người khác phải rùng mình khiến tôi tin tưởng vào tương lai. Chứng kiến nhiều người thuộc đủ mọi thành phần cùng nhau nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ thực sự truyền cảm hứng cho tôi.

Trong phần còn lại của sự nghiệp của tôi sau chuyến đi lần này, tôi sẽ giảng dạy hoặc điều hành các phòng khám trên bờ, nên tôi muốn chuyến đi này trở thành đỉnh cao của sức mạnh hải quân.



uss carl Vinson-2uss carl Vinson



VOA: Cảm xúc của Trung tá ra sao khi trở lại nơi mình sinh ra? Người thân của ông nói gì về chuyến đi đầu tiên của hàng không mẫu hạm Mỹ tới Việt Nam kể từ những năm 60?
Trung tá Hiền Trịnh: Khoảng 10 năm trước tôi đã trở lại Việt Nam một lần trong chuyến đi tình nguyện với các hoạt động về nha khoa với bạn gái tôi (nay đã trở thành vợ). Và cũng giống như khi ấy, tôi rất vui khi tận mắt chứng kiến những nơi trước đây chỉ tồn tại trong lời kể của cha mẹ tôi.
Tôi từng có lúc có những cảm xúc vui buồn lẫn lộn vì cuộc chiến vẫn còn hằn rõ trong tâm trí cha mẹ tôi và các thành viên khác trong gia đình. Tôi có nhiều thành viên gia đình không sống sót trong cuộc chiến. Nhưng cùng với thời gian, những cảm xúc tiêu cực đó và những điều tôi được dạy đã dần được thay thế bằng tình yêu mến dành cho văn hóa và người dân ở đó.
Còn về chuyến thăm của hàng không mẫu hạm, tôi thực sự vui mừng khi trở thành một phần của sự kiện lịch sử này. Tôi hy vọng nó sẽ mang lại mối quan hệ chân tình và nồng ấm trong nhiều năm tới.

VOA: Ông muốn làm gì nhất khi USS Carl Vinson cập cảng ở Việt Nam?
Trung tá Hiền Trịnh: Đây là câu hỏi dễ trả lời nhất. Tôi muốn ăn, ăn thật nhiều. Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất để biết về một nền văn hóa là qua ẩm thực. Tôi thích món ăn Việt Nam vì nó chịu ảnh hưởng của nhiều nước như Trung Quốc, Thái hay Pháp. Và cũng giống như đồ ăn kiểu Cajun ở Mỹ, món ăn Việt Nam hòa trộn hoàn hảo tất cả những ảnh hưởng đó thành những món độc đáo và ngon.

VOA: Ông nghĩ sao về mối quan hệ nồng ấm hiện nay giữa hai quốc gia cựu thù?
Trung tá Hiền Trịnh: Tôi rất vui. Đất nước này còn có nhiều điều mời gọi và tôi rất muốn chia sẻ văn hóa Việt Nam tuyệt vời mà tôi yêu thích với nhiều người nhất có thể. Từ những bãi biển cát trắng tới các ngọn núi tuyệt đẹp, những cánh rừng rậm, các ngôi đền cổ và sự trầm mặc của những ngày đông trên mặt hồ ở Hà Nội. Việt Nam là một nơi đẹp với những con người thân thiện. Tôi hy vọng có thể tới thăm nhiều lần nữa.






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2010(Xem: 7494)
Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, bắt đầu thời kì tự chủ tiến tới xây dựng nền độc lập cho nước ta. Tuy nhiên tinh thần độc lập của nước Việt không phải bắt đầu từ sau chiến thắng ấy, mà nó đã tồn tại trong suốt thời gian Bắc thuộc, được thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa của bà Trưng, bà Triệu cho đến Phùng Hưng, rõ ràng tinh thần quyết dành độc lập của dân Việt luôn được nuôi dưỡng, chắn chắn đó là đề tài luôn được người dân Việt bàn bạc sau lũy tre làng, trên những cánh đồng hay trong những câu chuyện đêm đêm bên bếp lửa. Tuy nhiên do chưa có một nhà nước để thống nhất các lực lượng, nên đã có nhiều nhóm hoạt động chứ không phải chỉ có phe nhóm của Ngô Quyền,
11/10/2010(Xem: 7116)
Hạnh phúc tôi nhỏ nhoi Một góc đời xa lạ Như một thoáng môi cười Ngọt ngào xanh mắt lá.
05/10/2010(Xem: 5955)
Lam Sơn Thực Lục_Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa
03/10/2010(Xem: 10405)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
26/09/2010(Xem: 7951)
Phật Quốc Ký Sự
07/09/2010(Xem: 5769)
Việt điện u linh tập" được viết ra trong một thời đại xa xưa nên không khỏi mang những hạn chế do điều kiện lịch sử... Cuốn sách chứa đựng thế giới quan thần bí, mang tư tưởng thần linh chủ nghĩa trộn lẫn với ý thức hệ phong kiến... Tuy nhiên, nếu tước đi cái vỏ tôn giáo thì đằng sau câu chuyện của các thần linh lại bao trùm và phản ánh những lý tưởng tốt đẹp và niềm tin tưởng chân thành của nhân dân ngày xưa. "Truyện Quảng Lợi Đại Vương" (tức Thần Long Độ) là một thí dụ tiêu biểu. Ở đây tín ngưỡng chỉ là cái vỏ mà nội dung chính là ý thức phản kháng, sức mạnh quật cường của nhân dân Việt nhằm chống lại những âm mưu quỷ quyệt của Cao Biền, một viên quan đô hộ đến từ Trung Quốc... Ngoài ra còn có thể kể đến "Truyện Bố Cái Đại Vương" (tức Phùng Hưng), "Truyện Trương Hống, Trương Hát", v.v...Đây đều là truyện kể về việc thần linh đời trước đã "hiển linh" để "phù trợ" các anh hùng đời sau chống quân xâm lược như thế nào... Như vậy, mặc dù còn hạn chế, "Việt điện u linh" tập vẫn có giá tr
30/08/2010(Xem: 10275)
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư_Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên--Đại Việt sử ký toàn thư (chữ Hán: 大越史記全書), đôi khi gọi tắt là Toàn thư [cần dẫn nguồn], là bộ quốc sử viết bằng văn ngôn của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Nó là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn.
10/03/2010(Xem: 8547)
Lời BBT: Trong bài "Định hướng tương lai với thế hệ Tăng sỹ trẻ"của Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, nói với Tăng Sinh Thừa Thiên Huế hơn một năm trước đây, trong đó Thượng tọa đã kể lại một vài chi tiết mà thiết nghĩ chúng ta ngày nay đọc lại không tránh được nỗi trạnh lòng khi nghĩ về Ôn Già Làm, bằng tâm Từ Bi vô lượng và hạnh nguyện Nhẫn Nhục Vô Úy bất thối.
20/10/2003(Xem: 34496)
Tình cờ tôi được cầm quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của Mặc Giang do một người bạn trao tay, tôi cảm thấy hạnh phúc - hạnh phúc của sự đồng cảm tự tình dân tộc, vì ở thời buổi này vẫn còn có những người thiết tha với sự hưng vong của đất nước. Chính vì vậy tôi không ngại ngùng gì khi giới thiệu nhà thơ Mặc Giang với tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca. Mặc Giang là một nhà thơ tư duy sâu sắc, một nhà thơ của thời đại với những thao thức về thân phận con người, những trăn trở về vận mệnh dân tộc, . . . Tất cả đã được Mặc Giang thể hiện trong Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trong sáng và xúc tích, tràn đầy lòng tự hào dân tộc khi được mang cái gène “Con Rồng Cháu Tiên” luân lưu trong huyết quản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]