Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Việt điện u linh tập (pdf)

07/09/201013:25(Xem: 5728)
Việt điện u linh tập (pdf)


Viet Dien U Linh Tap-2


Việt điện u linh tập (chữ Hán: 粵甸幽靈集 hoặc 越甸幽靈集, Tập truyện về cõi u linh của nước Việt) là một tập hợp các truyền thuyết về các vị thần linh Việt Nam ở vào thời xa xưa.


Theo Đại Việt thông sử và Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí (Văn tịch chí) của Phan Huy Chú, thì Lý Tế Xuyên chính là tác giả cuốn Việt điện u linh tập'[1], xuất bản vào khoảng năm 1329[2].

Lý Tế Xuyên (? - ?), không rõ tiểu sử, chỉ biết ông làm quan (một trong những chức vụ của ông là trông coi việc tế tự) dưới triều Trần Hiến Tông (ở ngôi: 1329-1341, đặt niên hiệu là Khai Hựu)[3].

Việt điện u linh tập mà nhiều người cho rằng ông làm ra, gồm 27 thiên, chia làm 3 mục (Nhân quân, Nhân thần, Hạo khí) kể về công tích 27 vị thần [4] được thờ trong các đền miếu thời Lý -Trần. Sau, có nhiều người ở đời Hậu Lê ra công tục biên, thành ra sách có đến 4 quyển, gồm 41 truyện[5].

Trong quá trình biên soạn, tác giả có sử dụng và viết lại một số truyện vốn đã được ghi chép trong các sách Báo cực truyện (Tập truyện về lẽ cùng cực của báo ứng), Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, Giao Chỉ ký, Giao Châu ký...Ngoài ra ông còn sử dụng những tài liệu dân gian, những bản thần tích.

Về sau, nhiều nho sĩ ở các đời còn tiếp tục bổ sung; hoặc sửa chữa, thêm bớt cho Việt điện u linh tập. Lược kể một số tên tuổi quan trọng:

Nguyễn Văn Chất (1422-?), là người ở huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên. Ông đỗ tiến sĩ năm 1448 dưới triều vua Lê Nhân Tông, từng làm đến Tư nghiệp Quốc tử giám và đi sứ sang Trung Quốc. Chính ông là người đã soạn ra phần Tục biên (hay Tục bổ), gồm 3 truyện cho sách (xem phần mục lục).
Cao Huy Diệu (? - ?), là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm (nay thuộc thành phố Hà Nội). Ông là nội tổ của danh sĩ Cao Bá Quát. Năm 1707, ông đỗ cử nhân, rồi đỗ tiến sĩ năm 1715 đời vua Lê Dụ Tông. Buổi đầu được bổ làm tri huyện Quốc Oai, sau lần lượt trải chức Giám tu, Thị lang bộ Lại, Đốc học Hà Tiên, Thượng thư bộ Hộ (có sách chép bộ Lại). Khi còn ở chức Giám tu, ông đã ra công viết bổ chú và phần tiếm bình cho sách. Tham gia sửa chữa với ông, còn có người cùng thời là Lê Hữu Hỷ (không rõ năm sinh năm mất), là người làng Liêu Xá, tỉnh Hưng yên. Ông thi đỗ tiến sĩ năm 1700, làm quan đến Giám sát ngự sử đốc đồng Sơn Tây.

Kim Muội Liễn (? - ?), không rõ lai lịch, chỉ biết năm 1771, ông đã phụng lục và kiểm xét cho Việt điện u linh tập. Bản này hiện còn 2 quyển chép tay mang ký hiệu A. 2879 và B. 1919 thuộc trường Bác Cổ Viễn Đông.

Gia Cát thị (? - ?), là một danh sĩ họ Gia Cát ở Hồng Đô, tỉnh Hải Dương, đã từng làm Chủ bạ bộ Lễ đời vua Lê Hiển Tông. Năm 1774, sau khi san định (thêm vào non 20 truyện, bớt đi hoặc viết hẳn lại một số truyện) Việt điện u linh tập, ông đặt lại nhan đề là Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập (Sửa sang, mô phỏng và bình giải mới tập truyện về cõi u linh của nước Việt). Và trong bài Tựa, ông đã cho rằng Lý Tế Xuyên chỉ là người "làm nối theo phần cuối" sách Việt điện u linh mà thôi (xem ghi chú 1).
Ngoài ra, còn có Lê Tự Chi, Tam Thanh quán đạo nhân (không rõ họ tên, lai lịch), Nguyễn Hầu, Nguyễn Đình Giản, v.v...cũng đã đóng góp ít nhiều cho cuốn sách.

Mục lục[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, sách Việt điện u linh có 27 truyện kể về các vị thần linh được thờ ở Việt Nam, gồm các vua chúa (nhân quân), bề tôi trung liệt (nhân thần), thần sông, thần núi (hạo khí anh linh). Theo bài Tựa đề năm Khai Hựu nguyên niên (1329, đời Trần Hiến Tông) của Lý Tế Xuyên thì ông đã chọn kể theo phương châm: "những bậc sáng suốt, ngay thẳng mới gọi là thần; không phải những loại dâm tà, yêu quái, ma quỷ cũng gọi là thần đâu!..."[6].

Thường thì mỗi thiên (truyện) được viết theo công thức sau:

Tên của mỗi truyện là mỹ hiệu mà hai triều Trùng Hưng và Hưng Long [7] gia phong cho thần.
Mở đầu mỗi truyện là câu: Theo (tài liệu nào đó của ai), ngài (vương, ông...) là (họ, tên)...Kết cấu phần kể là công đức các thần theo công thức "dương trợ-âm phù", tức là "Khí thế rừng rực lúc đương thời, anh linh tỏa rộng đến đời sau". Kết thúc mỗi truyện là ba đợt gia phong: Trùng Hưng năm thứ nhất (1285), năm thứ 4 (1288) và Hưng Long năm thứ 21 (1313), và câu: "Vì có công âm phù vậy".
Nguyên mục lục trong Việt điện u linh tập chỉ ghi mỹ hiệu của các thần linh (như Gia Ứng Thiện Cảm Linh Vũ Đại Vương, là truyện kể về Sĩ Nhiếp), ở đây viết bằng tên thật cho dễ hiểu. Có bản dịch thêm chữ "truyện" hay chữ "chuyện" đằng trước tên thần.

pdf-icon
Việt Điện U Linh Tập_Lý Tế Xuyên


***





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2010(Xem: 19101)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập.
15/11/2010(Xem: 7413)
Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, bắt đầu thời kì tự chủ tiến tới xây dựng nền độc lập cho nước ta. Tuy nhiên tinh thần độc lập của nước Việt không phải bắt đầu từ sau chiến thắng ấy, mà nó đã tồn tại trong suốt thời gian Bắc thuộc, được thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa của bà Trưng, bà Triệu cho đến Phùng Hưng, rõ ràng tinh thần quyết dành độc lập của dân Việt luôn được nuôi dưỡng, chắn chắn đó là đề tài luôn được người dân Việt bàn bạc sau lũy tre làng, trên những cánh đồng hay trong những câu chuyện đêm đêm bên bếp lửa. Tuy nhiên do chưa có một nhà nước để thống nhất các lực lượng, nên đã có nhiều nhóm hoạt động chứ không phải chỉ có phe nhóm của Ngô Quyền,
11/10/2010(Xem: 7076)
Hạnh phúc tôi nhỏ nhoi Một góc đời xa lạ Như một thoáng môi cười Ngọt ngào xanh mắt lá.
05/10/2010(Xem: 5907)
Lam Sơn Thực Lục_Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa
03/10/2010(Xem: 10301)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
26/09/2010(Xem: 7824)
Phật Quốc Ký Sự
30/08/2010(Xem: 10232)
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư_Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên--Đại Việt sử ký toàn thư (chữ Hán: 大越史記全書), đôi khi gọi tắt là Toàn thư [cần dẫn nguồn], là bộ quốc sử viết bằng văn ngôn của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Nó là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn.
10/03/2010(Xem: 8503)
Lời BBT: Trong bài "Định hướng tương lai với thế hệ Tăng sỹ trẻ"của Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, nói với Tăng Sinh Thừa Thiên Huế hơn một năm trước đây, trong đó Thượng tọa đã kể lại một vài chi tiết mà thiết nghĩ chúng ta ngày nay đọc lại không tránh được nỗi trạnh lòng khi nghĩ về Ôn Già Làm, bằng tâm Từ Bi vô lượng và hạnh nguyện Nhẫn Nhục Vô Úy bất thối.
20/10/2003(Xem: 34086)
Tình cờ tôi được cầm quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của Mặc Giang do một người bạn trao tay, tôi cảm thấy hạnh phúc - hạnh phúc của sự đồng cảm tự tình dân tộc, vì ở thời buổi này vẫn còn có những người thiết tha với sự hưng vong của đất nước. Chính vì vậy tôi không ngại ngùng gì khi giới thiệu nhà thơ Mặc Giang với tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca. Mặc Giang là một nhà thơ tư duy sâu sắc, một nhà thơ của thời đại với những thao thức về thân phận con người, những trăn trở về vận mệnh dân tộc, . . . Tất cả đã được Mặc Giang thể hiện trong Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trong sáng và xúc tích, tràn đầy lòng tự hào dân tộc khi được mang cái gène “Con Rồng Cháu Tiên” luân lưu trong huyết quản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]