Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Châm cứu xuất phát từ nền văn minh Lạc Việt

09/01/201706:41(Xem: 9555)
Châm cứu xuất phát từ nền văn minh Lạc Việt


cham cuu

Châm cứu xuất phát từ nền văn minh Lạc Việt

 

Nguyễn Thiếu Dũng


 

Châm là một thủ thuật điều trị bệnh bằng cách dùng các vật nhọn châm vào huyệt vị trên cơ thể bệnh nhân. Thời thượng cổ thầy thuốc dùng đá nhọn để châm gọi là thạch châm về sau có sự cải tiến, kim châm được làm từ xương, từ đồng rồi sắt, sau đó là vàng hay bạc đến nay là thép không gỉ.

Về nguồn gốc phát sinh kỹ thuật châm, sách “Hoàng đế Nội kinh”, thánh thư của Đông y, Thiên mười hai “Dị pháp, phương nghi luận” cho biết: “Nam phương là một khu vực trưởng dưỡng của trời, đất, dương khí ở nơi đó rất thịnh. Đất ở đó thấp và thủy thổ ẩm ướt, thường tụ nhiều sa mù, mốc. Người sinh nơi đó ưa ăn vị chua và các thức ướp, tạng người thớ thịt mịn đặc và hiện sắc đỏ, phần nhiều mắc bệnh loạn tý. Về phép trị, nên dùng “vi châm”. Cho nên “cửu châm” (chín loại châm) cũng đến từ gốc phương Nam”.

Nam phương thuộc hỏa, ứng về mùa hạ, nói Nam phương là khu vực trưởng dưỡng vì theo thuyết “xuân sanh, hạ trưởng, thu thâu, đông tàn” thì mùa hạ là mùa vạn vật phát triển. Nam phương khí hậu thấp nhiệt, con người thích dùng đồ ăn có vị mặn nên thường mắc bệnh về gân cốt, đau nhức co rút chỉ có dùng châm cứu để trị liệu mới mang lại hiệu quả tốt. Vì nhu cầu như thế nên nghĩ ra phương pháp chữa trị bằng kim châm phải do người phương Nam tiến hành.

Nam phương là khu vực phía Nam, từ dùng có tính cách phiếm chỉ nên khó xác định thuộc khu vực nào, vì vậy không gây được ấn tượng mạnh và theo thói quen mọi người vẫn gộp chung lại nói rằng châm cứu là của Trung Quốc, thế nhưng những phát hiện ở Quảng Tây gần đây đã xác định rõ hơn tọa độ ở phương Nam cho thấy châm cứu xuất phát từ nền văn minh Lạc Việt.

Hội Trưởng Hội Nghiên cứu Văn hóa Lạc Việt ở Quảng Tây, Tạ Thọ Cầu, cho biết: một phóng sự của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc “Giải mật Hoàng đế Nội kinh” cho rằng y thuật châm cứu của người cổ Lạc Việt ở Quảng Tây là khởi nguồn của y thuật châm cứu Trung Quốc đã gây chấn động khiến nhiều người cảm thán “ không ngờ đất Quảng Tây tưởng đâu hoang dã lại có một nền y dược văn minh rực rỡ như vậy”.

Từ tháng 10 năm 1985 đến tháng 3 năm 1986 ở Quảng Tây các nhà khảo cổ đã đào được nhiều đồ đồng, đồ gốm, đồ ngọc vào thời Thương Chu trong đó có hai kim châm cứu bằng đồng loại châm cạn, chứng tỏ nơi đây đã sớm dùng loại châm bằng kim thuộc làm sáng tỏ lời khẳng định của Hoàng đế Nội kinh “châm cứu xuất phát từ Nam phương” (1)


cham cuu-2



Đất Quảng Tây là đất của người Lạc Việt, vào thời Thương Chu người Hoa chưa di dân đến đó, lúc bấy giờ người Lạc Việt đã biết dùng kim châm để trị bệnh vậy là rõ ràng thuật châm cứu do người Lạc Việt sáng chế.

Ngày nay các học giả cùng chung quan điểm nhận rằng hậu duệ người Lạc Việt gồm số người Hán nói tiếng Quảng Đông (Việt ngữ), người Tráng, người Việt Nam (Kinh, Nùng, Thái), người Lê, người Thủy… Nói chung, người Lạc Việt thuộc giống Bách Việt không phải là người Hoa (Hán tộc)

Sách sử Trung Quốc liệt người phương Nam vào hạng man di hiểu như là người kém văn minh, chưa khai hóa theo tiêu chuẩn Hoa Hạ, đấy là cách gọi bị chính trị hóa hàm nghĩa kỳ thị làm biến dạng nguyên nghĩa. Thật ra người phương Nam mà gọi là Nam Man chính là để chỉ đấy là dân nông nghiệp, chuyên canh tác lúa nước, trồng dâu nuôi tằm. Chữ Man 蠻, gồm có hai chữ mịch là bó tơ, chữ ngôn ở giữa, nguyên trên Giáp cốt văn là hình vẽ một nông cụ giống như cái xẻng được cách tân thành chữ ngôn có chữ khẩu chính là lưỡi xẻng; chữ trùng ở dưới không phải là sâu bọ mà chỉ tất cả các loài cầm thú như mao trùng chỉ loài thú, vũ trùng chỉ loài chim, đại trùng chỉ loài cọp, trường trùng chỉ loài rắn, bộ trùng ở đây chỉ con rắn hay con rồng totem của người Lạc Việt, chính vì nhìn dưới dạng chữ trùng (sâu bọ) mà người ta đã xuyên tạc biến nghĩa từ Man theo nghĩa kỳ thị xấu xa.

Theo truyền thuyết đất của nước Văn Lang, Bắc tới Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành), Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), Đông giáp Biển Đông.

Theo Khảo Cổ học di chỉ văn hóa Hà Mẫu Độ, văn minh lúa nước của chủng Bách Việt hình thành trước chủng Hoa.

Hà Mẫu Độ thuộc trấn Dư Diêu, tỉnh Chiết Giang, đọc theo âm Ngô Việt là “Hói mụ đò”, tức là chỗ để đò qua sông Mẹ (hói mụ) (2)

Theo Di truyền học, gen của người Hoa Nam khác gen của người Hoa Bắc nhưng cùng loại gen với người Đông Nam Á.

Theo Ngôn ngữ học những người Việt bị Hán hóa vẫn dùng Việt ngữ (tiếng Quảng Đông), chữ ngày nay gọi là Hán tự là hậu duệ của chữ của người Lạc Việt cổ (đào được ở Quảng Tây).

Nói chung văn minh Hoa Hạ (Hán tộc) đã kế thừa văn minh Bách Việt, nên nói y thuật châm cứu của Lạc Việt là cội nguồn của y thuật châm cứu Trung Quốc cũng là chuyện “uống nước nhớ nguồn”, là chuyện đạo lý muôn đời không thể khác đi.

               

Nguyễn Thiếu Dũng

 

Chú thích:

(1) Tạ Thọ Cầu, Thần kỳ đích Lạc Việt cổ y dược, http://www.luoyue.net/show.aspx?tid=912

 

(2) Lãn Miên, Di chỉ Hà Mẫu Độ, http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/25644-di-chi-ha-mau-do/

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2010(Xem: 7495)
Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, bắt đầu thời kì tự chủ tiến tới xây dựng nền độc lập cho nước ta. Tuy nhiên tinh thần độc lập của nước Việt không phải bắt đầu từ sau chiến thắng ấy, mà nó đã tồn tại trong suốt thời gian Bắc thuộc, được thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa của bà Trưng, bà Triệu cho đến Phùng Hưng, rõ ràng tinh thần quyết dành độc lập của dân Việt luôn được nuôi dưỡng, chắn chắn đó là đề tài luôn được người dân Việt bàn bạc sau lũy tre làng, trên những cánh đồng hay trong những câu chuyện đêm đêm bên bếp lửa. Tuy nhiên do chưa có một nhà nước để thống nhất các lực lượng, nên đã có nhiều nhóm hoạt động chứ không phải chỉ có phe nhóm của Ngô Quyền,
11/10/2010(Xem: 7117)
Hạnh phúc tôi nhỏ nhoi Một góc đời xa lạ Như một thoáng môi cười Ngọt ngào xanh mắt lá.
05/10/2010(Xem: 5955)
Lam Sơn Thực Lục_Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa
03/10/2010(Xem: 10406)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
26/09/2010(Xem: 7951)
Phật Quốc Ký Sự
07/09/2010(Xem: 5769)
Việt điện u linh tập" được viết ra trong một thời đại xa xưa nên không khỏi mang những hạn chế do điều kiện lịch sử... Cuốn sách chứa đựng thế giới quan thần bí, mang tư tưởng thần linh chủ nghĩa trộn lẫn với ý thức hệ phong kiến... Tuy nhiên, nếu tước đi cái vỏ tôn giáo thì đằng sau câu chuyện của các thần linh lại bao trùm và phản ánh những lý tưởng tốt đẹp và niềm tin tưởng chân thành của nhân dân ngày xưa. "Truyện Quảng Lợi Đại Vương" (tức Thần Long Độ) là một thí dụ tiêu biểu. Ở đây tín ngưỡng chỉ là cái vỏ mà nội dung chính là ý thức phản kháng, sức mạnh quật cường của nhân dân Việt nhằm chống lại những âm mưu quỷ quyệt của Cao Biền, một viên quan đô hộ đến từ Trung Quốc... Ngoài ra còn có thể kể đến "Truyện Bố Cái Đại Vương" (tức Phùng Hưng), "Truyện Trương Hống, Trương Hát", v.v...Đây đều là truyện kể về việc thần linh đời trước đã "hiển linh" để "phù trợ" các anh hùng đời sau chống quân xâm lược như thế nào... Như vậy, mặc dù còn hạn chế, "Việt điện u linh" tập vẫn có giá tr
30/08/2010(Xem: 10275)
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư_Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên--Đại Việt sử ký toàn thư (chữ Hán: 大越史記全書), đôi khi gọi tắt là Toàn thư [cần dẫn nguồn], là bộ quốc sử viết bằng văn ngôn của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Nó là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn.
10/03/2010(Xem: 8547)
Lời BBT: Trong bài "Định hướng tương lai với thế hệ Tăng sỹ trẻ"của Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, nói với Tăng Sinh Thừa Thiên Huế hơn một năm trước đây, trong đó Thượng tọa đã kể lại một vài chi tiết mà thiết nghĩ chúng ta ngày nay đọc lại không tránh được nỗi trạnh lòng khi nghĩ về Ôn Già Làm, bằng tâm Từ Bi vô lượng và hạnh nguyện Nhẫn Nhục Vô Úy bất thối.
20/10/2003(Xem: 34496)
Tình cờ tôi được cầm quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của Mặc Giang do một người bạn trao tay, tôi cảm thấy hạnh phúc - hạnh phúc của sự đồng cảm tự tình dân tộc, vì ở thời buổi này vẫn còn có những người thiết tha với sự hưng vong của đất nước. Chính vì vậy tôi không ngại ngùng gì khi giới thiệu nhà thơ Mặc Giang với tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca. Mặc Giang là một nhà thơ tư duy sâu sắc, một nhà thơ của thời đại với những thao thức về thân phận con người, những trăn trở về vận mệnh dân tộc, . . . Tất cả đã được Mặc Giang thể hiện trong Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trong sáng và xúc tích, tràn đầy lòng tự hào dân tộc khi được mang cái gène “Con Rồng Cháu Tiên” luân lưu trong huyết quản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]