Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

21/06/201520:26(Xem: 14717)
Tuần 3

                                     TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

                                     ( TUẦN THỨ 3 THÁNG 6, 2015)

 

                                             Diệu Âm lược dịch

 

MÃ LAI Á: Liên hoan Phim Vesak Quốc tế lần thứ IV tổ chức tại Kuala Lumpur

Liên hoan Phim Vesak Quốc tế (Wiff) lần thứ IV sẽ diễn ra tại Jalan Ampang, Kuala Lumpur.

Các kỳ liên hoan trước đây đã được tổ chức vào năm 2006, 2008 và 2011.

Mục đích của sự kiện này là để quảng bá những giá trị Phật giáo thông qua phương tiện hình ảnh, và để tạo nên nhận thức lớn hơn trong công chúng về những lời dạy của Đức Phật.

Các nhà đồng tổ chức liên hoan phim bao gồm Hội Phật Bảo, Hội Phật giáo Nalanda và Hội Thanh niên Phật tử Mã Lai, cùng với sự bảo trợ của 10 hội Phật giáo khác ở Klang Valley.

Năm nay Wiff sẽ chiếu một bộ sưu tập gồm 24 phim dài, phim tài liệu, phim hoạt hình và phim thiếu nhi có chủ đề Phật giáo vào 2 kỳ cuối tuần, nhằm các ngày 20, 21, 27 và 28-6-2015.

(The Buddhist Channel – June 15, 2015)

blank

Một số trong 24 phim được trình chiếu trong Liên hoan Phim Vesak Quốc tế lần thứ IV tại Mã Lai Á
Photo: buddhistchannel.tv
 
 
SINGAPORE: Triển lãm về Nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ

Hơn 80 tác phẩm của Nghệ thuật Phật giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ đang được trưng bày tại Bảo tàng Văn Minh Á châu ở Singapore. Giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật quý hiếm từ bảo tàng cổ xưa nhất châu Á tại Koltaka, cuộc triển lãm ghi lại những tiến triển của nghệ thuật Phật giáo từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên.

Với tựa đề “Những bảo vật từ Bảo tàng cổ xưa nhất của châu Á: Nghệ thuật Phật giáo từ Bảo tàng Koltaka, Ấn Độ”, triển lãm đã được khai mạc vào ngày 18-6-2015 bởi Bộ trưởng bộ Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên Lawrence Wong của Singapore và Ngoại trưởng đặc trách Văn hóa và Du lịch Ấn Độ Mahesh Sharma.

Triển lãm diễn ra vào năm thứ 50 của nền độc lập của Singapore, và kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Singapore. Đây là kết quả của sự hợp tác với bảo tàng Koltaka và được chính phủ Ấn Độ tài trợ. Triển lãm kéo dài cho đến ngày 16-8-2015.

(CNA – June 18, 2015)

blank

Bộ trưởng bộ Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên Lawrence Wong của Singapore và Ngoại trưởng đặc trách Văn hóa và Du lịch Ấn Độ Mahesh Sharma tại Triển lãm Nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ
Photo: Alice Chia
 
 
PHILIPPINES: Nhạc kịch Tất Đạt Đa sẽ trình diễn tại thành phố Pasay

Năm nay, Phật Quang Sơn Philippines cùng với Hội Phật Quang Quốc tế sẽ diễn lại vở “Nhạc kịch Tất Đạt Đa: Hành trình dẫn đến Giác ngộ” vào ngày 17-7 (lúc 2 p.m. và 8p.m.) tại Rạp hát Chính CCP ở thành phố Pasay. Vở nhạc kịch này nhằm mục đích khuyến khích mọi người nhìn vào sự đau khổ của con người và cung cấp một số câu trả lời dựa vào những lời Đức Phật dạy. Qua vở kịch, Phật Quang Sơn Philippines hy vọng quảng bá giáo lý Phật giáo với cộng đồng người Philippines.

Dựa vào cuốn “Tiểu sử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”, một cuốn sách được viết bởi Đại sư Hsing Yun, người sáng lập Phật phái Phật Quang Sơn, vở nhạc kịch tất Đạt Đa đã có lần trình diễn đầu tiên vào tháng 7-2007 tại Cebu, Philippines. Cho đến nay, dàn diễn viên gồm hơn 70 diễn viên và vũ công tình nguyện đã trình diễn khoảng 55 buổi tại Cebu, Manila, Iloilo, Bacolod (Philippines), Đài Loan và Hoa Kỳ.

(tipitaka.net – June 18, 2015)

blank

blank

blank
Hình ảnh về vở “Tất Đạt Đa: Hành trình dẫn đến Giác ngộ “, nhạc kịch sẽ được diễn lại tại Pasay, Philippines vào tháng 7, 2015
Photos: Phật Quang Sơn Philippines
 
 
INDONESIA:Hội nghị Phụ nữ Phật giáo quốc tế bắt đầu vào ngày 23-6-2015

Hội nghi Sakyadhita Quốc tế về Phụ nữ Phật giáo lần thứ 14 sẽ bắt đầu vào ngày 23-6-2015 tại Yogyakarta, Indonesia, và kéo dài cho đến ngày 30-6. Chủ đề của hội nghị này là “Lòng từ bi và công bằng xã hội”.

Thông cáo báo chí của hội nghị có phát biểu như sau: Chủ đề sẽ thiết lập diễn đàn cho những người tham gia từ khắp Indonesia và trên thế giới để rút ra những kết nối giữa tu tập, biến đổi xã hội và công bằng giới tính[…] Phụ nữ Phật giáo thường bị gạt ra khỏi các quá trình hình thành các cộng đồng của mình, chẳng hạn như các cuộc đàm phán giữa các chính phủ, các diễn đàn học thuật, các lãnh đạo tôn giáo, và các cấu trúc xã hội. Những người ra quyết định thường không quen với sự đóng góp của phụ nữ Phật giáo, trong khi phụ nữ Phật giáo có thể vẫn còn bị tách khỏi những vấn đề lớn hơn vốn có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Hội nghị Sakyadhita lần thứ 14 sẽ là một cơ hội cho đối thoại về cách mà lòng từ bi và sự phát triển tâm linh có thể giúp hình thành một thế giới công bằng và hòa bình hơn.

Indonesia là nước có một số di tích văn hóa Phật giáo lâu đời nhất châu Á, có niên đại sớm nhất là vào thế kỷ thứ 5.

(Lion’s Roar – June 19, 2015)

blank

Chư ni và nữ Phật tử Indonesia
Photo: Lion’s Roar
 
 
HÀN QUỐC: Seoul công bố 3 kinh điển Phật giáo là tài sản văn hóa vật thể

Vào ngày 17-6-2015, chính quyền thủ đô Seoul đã công bố 3 kinh điển Phật giáo thế kỷ thứ 15 là tài sản văn hóa vật thể của thành phố này. Các bản kinh gồm Quyển 1 Diệu Pháp Liên Hoa Kinh bằng vàng in trên giấy Indigo, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Quyển 1, 2, 3, và cuốn Tinh hoa Thiền Phật – được in vào cuối triều đại Goryeo và đầu triều đại Joseon.

Đây là những tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu về kỹ thuật in mộc bản và về Hunminjeongeum – hệ chữ cái Triều Tiên do Đại đế Sejong sáng tạo vào năm 1443.

Được lưu giữ tại Chùa Simtaek ở phía bắc Seoul, quyển Diệu Pháp Liên Hoa Kinh bằng vàng in trên giấy Indigo là kinh mộc bản Phật giáo thời Goryeo. Bản kinh này rất có giá trị vì nó là quyển Diệu Pháp Liên Hoa Kinh cổ xưa nhất còn lại tại Hàn quốc , và còn bao gồm cả một tranh minh họa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang thuyết pháp.

Về cuốn Tinh hoa Thiền Phật, vốn mô tả 10 cách thực hành thiền bởi một nhà sư nổi tiếng thời nhà Đường ở Trung Hoa, cũng được xem là một tài liệu rất quan trọng trong việc nghiên cứu Hunminjeongeum, do chính Vua Sejong (1417-1468) thêm phần đuôi chữ Triều Tiên vào các cụm từ chữ Hán và các tu sĩ Phật giáo dịch từ bản gốc Hán tự.

Với sự bổ sung mới nhất này, tài sản văn hóa của thủ đô Seoul có tổng cộng 513 hiện vật.

(tipitaka.net – June 21, 2015)

 blank

 

3 kinh điển Phật giáo vừa được công bố là tài sản văn hóa vật thể của thủ đô Seoul, Hàn quốc
Photo: donga.com

 

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 30582)
Từ khi được hoàn thành đến nay, Việt Điện U Linh Tập đã gây một tiếng vang không nhỏ trong giới văn học Việt Nam, mặc dầu chưa được khắc in một cách chính thức, tác phẩm đã được sao đi chép lại nhiều lần, đã được các học giả tiếm bình, tăng bổ, tùng biên, trùng bổ, đã trở thành những bản thần tích của nhiều thần từ miền trung châu và nhất là đã cung cấp nhiều tài liệu cho lịch sử. Một tác phẩm như vậy là một tác phẩm đã có nhiều người đọc, có ảnh hưởng lớn và cần phải được chúng ta chú trọng đến hơn. Phần dẫn nhập này sẽ đề cập đến soạn niên của tác phẩm, tác giả và những bản chép tay, nội dung, giá trị và ảnh hưởng của Việt Điện U Linh Tập.
09/04/2013(Xem: 16196)
Xét theo thiên Vũ Cống, nước Việt ở về phía nam đất Dương Châu. Theo sách Thiên Quan, từ sao Đẩu mười một độ qua sao Khiên Ngưu đến sao Chức Nữ bảy độ là tinh kỷ. Kể về sao thì ở về ngôi sửu, cùng một phận dã tinh truyện với nước Ngô. Cõi nam là Việt môn, có rất nhiều nước như Âu Việt, Mân Việt, Lạc Việt, cho nên gọi là Bách Việt. Bởi vì miền này ở phía nam Dương Châu, nên lại gọi là Nam Việt. Vùng đất từ núi Ngũ Lĩnh xuống phía nam thuộc về Nam Việt. An Nam là miền đất ở phía nam nước Việt nay là quốc hiệu thường gọi.
08/04/2013(Xem: 8665)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
28/03/2013(Xem: 4504)
Nguyên là một quyển sách do nhà Hachette tại Pháp xuất bản năm 1864. Sách khá xưa, vì thế tôi xin phép được dài dòng kể lại vì đâu lại có quyển sách này trong tay. Tại Pháp, cứ mỗi năm một hai lần các làng xã tổ chức ngày bán đồ cũ. Ðó cũng là dịp dân trong vùng gặp nhau trò chuyện.
07/01/2013(Xem: 4147)
Thưa Ngài Chủ Tịch, “Quốc Gia Hưng Vong, Thất Phu Hữu Trách,” Cha Ông chúng ta đã dạy Bần Tăng từ thuở tấm bé cho đến ngày nay và hơn nửa thế kỷ qua Bần Tăng đã thực hành hạnh cứu khổ, ban vui (Từ Bi)theo lời Phật dạy. Từ khi Miền Bắc thống nhất đất nước, Miền Nam thua trận biến thành “Dân Oan”, oán hận ngút trời, hứa hẹn một cơn binh lửa nồi da xáo thịt mới, sau 39 năm Miền Bắc không thực sự thành công trong việc an dân sau nhiều năm chinh chiến.
17/12/2012(Xem: 4640)
Chúc tất cả mọi giới người đã đến Mừng đồng bào tham dự buổi hôm nay Lễ khai trương cơ sở quan trọng nầy Khánh hỷ của những tấm lòng yêu nước. Thành sự thật đã đạt thành mong ước Văn hóa mình đã tụ điểm nơi đây Phòng tuyến đầu đã chiến thắng từ đây Chính nghĩa đã vươn cao thành sức mạnh Phủ đáp lại tình hiến dâng: Hữu Chánh
14/11/2012(Xem: 7064)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
26/07/2012(Xem: 7634)
Thầy tôi khuất bóng nay đã 46 năm. Tôi cũng đã trãi qua mấy chục năm trường, đem tài sức hữu hạn của mình chung lo hành đạo và hóa đạo, cho đến bây giờ tuổi gần bảy mươi, mà ân hưởng của Thầy tôi ngày nào vẫn thấy còn đầm ấm bên lòng. Tình Thầy trò ngoài cái nghĩa là tình thiện tri thức được xông ướp trong mùi hương đạo, còn có nghĩa của một thứ tình gắn bó vô túc duyên không sao nói hết được.
09/07/2012(Xem: 6145)
Vùng đất trù phú Nam Bộ của Việt nam ngày nay từ khu vực Đồng Nai đến Hà Tiên xưa thuộc Vương Quốc Phù Nam. Phù Nam là tên phiên âm tiếng Hán của từ Phnom có nghĩa là núi. Theo sách Lĩnh Nam Trích Quái thì người Tàu thời xưa gọi tên nước này là ‘Diệu Nghiêm’. Vương quốc Phù Nam là vương quốc đầu tiên hình thành tại Đông Nam châu Á, tồn tại từ đầu thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Chúng ta có thể khẳng định rằng xã hội văn minh đã hiện hữu tại vùng đất này rất lâu trước khi vương quốc được thành lập.
29/01/2012(Xem: 16014)
Việt Nam, là một quốc gia nằm trong vùng Đông Nam Châu Á, Bắc giáp với Trung Hoa, Đông và Nam giáp với Biển Nam Hải, phía Tây giáp với Lào và Campuchia; diện tích: 329.556 km2, dân số 70 triệu người; mật độ dân cư: 224 người/km2; dân số dưới 15 tuổi: 39, 2%; tuổi thọ trung bình: 62,7 tuổi; tử suất trẻ em: 59%; học sinh cấp Trung học : 46,9%; tôn giáo chính: Phật giáo ( những tôn giáo nhỏ khác là Khổng, Lão, Cao Đài, Hòa Hảo, Ky Tô, Tin Lành…); thể chế chính trị: Cộng Sản; Lao động (nông & ngư nghiệp): 73% dân số; truyền thông đại chúng: 7 triệu máy radio, 3 triệu máy truyền hình, Nhật báo Nhân Dân phát hành 200.000 tờ mỗi ngày; thu nhập bình quân đầu người 113 đô la.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]