Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 15

25/01/201509:07(Xem: 3341)
Quyển 15

ĐẠI VIỆT SỬ THI

(30 quyển)

Chủ đề:  Việt Nam Lịch sử Diễn ca

Tác giả: BS. Hồ Đắc Duy

 

QUYỂN 15

Năm Kỹ Mùi (1619) vào đầu mùa hạ  
Vua Lê sai thủ xạ giết Vương  
Chẳn may đạn chỉ xẹt ngang
Trịnh Tùng rất giận căm gan bấy giờ
 
Sau biến cố bức vua thắt cổ  
Giam Trịnh Xuân nội phủ tức thì
Đưa ngay thái tử Duy Kỳ
Lên ngôi cửu ngũ trị vì thay cha
 
LÊ THẦN TÔNG HOÀNG ĐẾ  (1619- 1643, 1649- 1662)
 
Bốn năm qua trong cơn bạo bệnh
Chúa Trịnh Tùng viết lệnh truyền Vương
Giao cho Trịnh Tráng quân quan(1623)
Nắm quyền phủ Chúa sửa sang mối giềng

TRỊNH TRÁNG (1623- 1652)
 
Không được quyền Trịnh Xuân nổi loạn  
Tấn công vào phá tán nội cung  
Bức cha cho tới đường cùng
Phóng tên đốt cháy khắp vùng kinh sư
 
Anh em chúa tranh đồ ngôi báu  
Gây nên trò đổ máu lương dân  
Lựa thời theo kế Bình Vương  
Bắt Xuân, kể tội chặt chân chết dần
 
Kể từ khi Trịnh Xuân bị giết
Bọn tiếm quyền mới dẹp được yên  
Xã tắc trong cảnh thái bình
Nam Bắc tạm hoãn giao tranh bấy giờ
 
Mỗi ba năm lại cho thi Hội (1627,1630,1634,1637..)
Cả hai miền sĩ tử nhiều nơi  
Trịnh-Lê hưng thịnh Đàng ngoài
Đàng trong chúa Nguyễn đất đai lớn dần


NGUYỄN PHÚC LAN (1635- 1648)
 
Nguyễn Phúc Lan thay cha kế vị
Con Kính Điễn là mẹ của Vương
Một người dũng lược am tường
Mấy lần chận dứng xâm lăng đàng ngoài
 
Coi phủ chúa trên mười năm lẻ
Đến Mậu tý (1648) tạ thế khi đang
Trên thuyền qua phá Tam Giang
Một cơn đột quỵ làm vương từ trần
 
Năm Quý Mùi (1643) tướng quân Trịnh Tạc
Lĩnh đại binh đến Bắc sông Gianh
Bất ngờ đánh úp thật nhanh  
Tấn công Nhật Lệ chiếm thành giữ dân
 
Người Hà Lan giúp ngầm Trịnh Tráng  
Ba chiến thuyền dàn sẵn ngoài khơi  
Đàng Trong trinh sát đã hay
Lập ra kế hoạch đợi ngày phản công

NGUYỄN PHÚC TẦN (1648- 1687)
 
Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) cho dùng tàu chiến  
Khi Hà Lan đã đến gần bờ  
Tấn công lúc địch bất ngờ
Đánh chìm một chiếc giong cờ đuổi theo
 
Đến tháng ba cường triều nóng bức
Gió hạ Lào thổi rát thịt da
Sức quân cạn kiệt can qua  
Vua Lê hạ lệnh rút ra trở về
 
Ơ Đàng Ngoài từ khi xuống chiếu
Cho nhà thờ giảng đạo Gia Tô
Chừ vua lệnh cấm giáo đồ  
Tuyên truyền tả đạo kể từ hôm nay
 
Giáo sĩ Rhode lệnh rời khỏi nước  
Ông là người đoán được về sau
Giúp người truyền bá được mau  
Tìm ra chử mới làm sao dể dùng
 
Đặt loại vần gọi chung Quốc Ngữ  
Được viết bằng mẫu tự LaTinh
Dạy cho giáo sĩ thật rành  
Soạn thêm tự điển để dành mà tra
 
Năm Kỷ Hợi (1654) kiểm nhà có đạo
Ở Đàng Ngoài đồ giáo ba trăm
Nhất là ở đất Sơn Nam
Nhà thờ Thiên Chúa xây gần sát nhau
 
Truyền ngôi cho con đầu thừa kế
Lê Thần Tông lui để dưỡng già
Chân Tông tuổi mới mười ba  
Khi vào triều chính có cha đi cùng

(Tiếp theo) QUYỂN 15

LÊ CHÂN TÔNG HOÀNG ĐẾ  (1643- 1649)
 
Chúa Trịnh Tráng được phong Thái úy
Năm Ất Dậu kế vị ngôi cha  
Trông coi mọi việc quốc gia
Cung vua phủ chúa hai nhà thông gia  
 
Năm Đinh Hợi (1645) quân nhà Trịnh Tráng
Đem đại binh sang đánh Quảng Đông  
Thu hồi đất cũ mấy vùng
Quân ta làm chủ vòng cung đất này
 
Hai năm sau (1647) chẳn may vua chết  
Thái Thượng Hoàng lại thế ngôi xưa
Vén tay coi ngó cơ đồ
Thái bình thịnh trị được mùa nhiều năm

(Tiếp theo) QUYỂN 15

LÊ THẦN TÔNG HOÀNG ĐẾ  (1649- 1662)
 
Ỏ đàng trong , khai lâm lấp biễn  
Dạy cho dân phát triễn ruộng hoang
Truyền ngôi chúa Nguyễn Phúc Lan
Giao cho thế tử Phúc Tần lên ngai

NGUYỄN PHÚC TẦN (1648- 1687)
 
Nguyễn Phúc Tần lên ngôi phủ Chúa
Lảnh việc quân vào tuổi ba mươi
Cầm cân nẫy mực trong tay
Chăm coi chính sự đêm ngày lo toan
 
Ỏ đang ngoài thuyền buôn các nước
Đưa chiếu thư xin được giao thương
Công ty Đông Ấn Hòa Lan
Mỡ ra thương điếm ở gần Hưng Yên
 
Người Hòa Lan mở thêm Phố Hiến  
Ở Hãi Hưng làm điễm bán buôn
Thương thuyền tấp nập trên đường
Ma Cao - Ấn Độ chở hàng đem sang
 
Các lái buôn là người Nhật, Pháp  
Bồ Đào Nha muốn cập lên bờ  
Thanh Trì, Kẻ Chợ dành cho  
Làm nơi thuê mướn lưu cư tạm thời(1662)
 
Năm Canh Dần(1650) Đàng ngoài thi Hội  
Đỗ kì này chỉ có tám người
Thế Hiền tiến sĩ Giáp Khôi
Trịnh Cao,Văn Lễ sáu người xuất thân
 
Cuối Tân Mão (1651) Đàng trong mở cửa
Nước Hà Lan cử sứ giả sang
Vertegen xin giao thương  
Phúc Tần đồng ý cho bàn hiệp thương
 
Một hiệp ước được vương kí kết
Với Hà Lan trong việc bang giao
Faifô thương điếm dồi dào
Lại cho miễn thuế hàng vào nước ta
 
Năm Ất Mùi (1655) vừa qua tháng tám
Nguyễn điều binh đi đánh Trịnh quân
Trịnh Lương túng thế lùi dần
Bắc Hà, Nghĩa Liệt dậm chân đợi ngày  
 
Cho viện binh vua sai Trịnh Tạc  
Đem đại quân cùng các thân vương  
Điểm binh hạ lệnh lên đường  
Phúc Tần được báo vội vàng dời binh
 
Quân Trịnh-Nguyễn giao tranh liên tục(1652-1662)
Cuộc chiến này tàn khốc dã man  
Khi thì đột phá phương Nam
Khi thì Bắc phạt tan hoang ruộng vườn  


TRỊNH TẠC (1657 - 1682)
 
Trịnh Tráng chết, chúa nhường thừa kế
Giao con mình thay thế việc quân
Vua phong Trịnh Tạc đại thần  
Nắm quyền cai trị trấn an biên thùy
 
Lê Thần Tông làm vì cho có  
Vừa băng hà vào độ cuối thu  
Đứa con Duy Vũ còn thơ  
Huyền Tông là hiệu bấy giờ nhận ngôi

(Tiếp theo) QUYỂN 15

LÊ HUYỀN TÔNG HOÀNG ĐẾ  
(1663- 1671)
 
Vua Huyền Tông lên ngôi kế vị
Lãnh sắc phong theo lễ quốc vương
Vua sai Lê Hiệu lên đường
Mang theo lễ cống đem sang Thanh triều
 
Trong chín năm dưới triều Duy Vũ
Có năm lần bão lốc vỡ đê (1663,1668,1670…)
Gắt gay nắng, mưa dầm dề
Mùa màng mất trắng nhiều bề khó khăn
 
Đất Cao Bằng giao cho họ Mạc (1669)
Sau mấy lần Trịnh Tạc thảo chinh
Sau theo đề nghị vua Thanh
Bốn châu tạm cắt đất mình trao đi
 
Đạo Gia Tô, trong ngoài cấm đoán
Bắt người dân phỉ báng giáo điều
Đàng Ngoài giáo sĩ khá nhiều
Trăm ngàn tín hữu đi theo đạo này (1664)
 
Các giáo sĩ từ Tây phương đến
Theo thương thuyền những chuyến ngang qua
Thương nhân nhưng lại thực ra  
Họ là giám mục hay là thừa sai (1669)
 
Ơ Đàng Ngoài cho tàu được đáp (1672)
Các công ty Anh Pháp giao thương
Mở ra phố điếm, hiệu buôn
Đổi trao sản vật, mua hàng đem ra
 
Cấm triệt để buôn qua bán lại
Với nước ngoài các loại điểu thương
Nhất là quân dụng tai ương
Ai mà vi phạm khám đường giam ngay

(Tiếp theo) QUYỂN 15

LÊ GIA TÔNG HOÀNG ĐẾ ( 1672- 1675)
 
Năm Tân Hợi lên thay ngôi vị(1671)
Cho anh mình Hoàng đế Huyền Tông
Là người mới chết vừa xong
Triều thần tôn gọi Gia Tông từ này
 
Năm Nhâm Tí(1672)vua sai Trịnh Tạc
Cùng Trịnh Căn dùng các quân doanh  
Ước chừng mười tám vạn binh
Vượt qua phòng tuyến tiến nhanh vào miền
 
Bị quân Nguyễn bao quanh đánh rát  
Sáu tháng sau Trịnh Tạc phải lui
Chiến tranh tạm lắng từ nay  
Sông Gianh đành cắt chia đôi hai miền
 
Đầu tháng tư nhằm năm Ất Mão(1675)
Phủ Trịnh cho khẩn báo vua băng
Cả nhà họ Trịnh bàng hoàng  
Vì vua và chúa như tuồng anh em

(Tiếp theo) QUYỂN 15

LÊ HY TÔNG HOÀNG ĐẾ (1676- 1704)
 
Để nối ngôi chúa đem thế tập
Hoàng đế là Duy Cáp đưa lên
Vĩnh Trị năm ấy nguyên niên
Hy Tông hoàng đế rao truyền trong dân  
 
Phạm Công Trứ là quan Đông Các  
Một người hiền tháo vát tài ba
Cũng là một vị sử gia
Có nhiều trước tác như là :Tục Biên
 
Tám năm trước sanh tiền chưa mất  
Trịnh Tạc cho đánh đất Cao Bằng
Đời Mạc hơn tám mươi năm  
Đến đây chính thức diệt vong hoàn toàn
 
Ở Đàng Trong, Chúa ban tướng cũ
Của nhà Minh, đông phố định cư
Mạc Cửu được cấp đất cho
Mở mang cương thổ kể từ Hà Tiên
 
Đất phía Nam một miền sung túc
Mà Đàng Ngoài bão lụt liên miên
Thế mà còn sửa chùa chiền  
Làm cho dân khổ hao tiền tốn công
 
Nguyễn Sĩ Dương, hết lòng soạn sử (1681)
Ông đã biên Thực Lục triều Lê
Trung hưng công nghiệp nhiều bề
Tục biên sử kí Lê Huy viết lời
 
Bài đề tựa vua sai biên soạn  
Sửa những phần khôn đúng bổ sung
Giữ lại bài của Lê Tung
Làm bài tổng luận vô cùng tuyệt luân


TRỊNH CĂN (1682- 1709)
 
Con Trịnh Tạc :Trịnh Căn thế tử
Được truyền ngôi nối giữ tước vương
Sửa sang chính trị mối rường
Ngoại giao khôn khéo chỉnh trang nhiều bề
 
Hoàng đế Pháp Louis 14(1682)
Gửi quốc thư đến chốn triều đình  
Trịnh Căn chuẩn thuận hoan nghênh
Gửi thư phúc đáp tỏ tình bang giao
 
Lê Hy Tông yêu cầu Trung Quốc (1688- 1689)
Trả lại vùng đất nước biên cương  
Mà dân Thanh đã lấn đường
Vượt qua cột mốc giao thương hai đàng


NGUYỄN PHÚC TRĂN (1687- 1691)
 
Nguyễn Phúc Trăn được trao ngôi chúa
Năm vừa rồi(1687)chọn lựa dời đô
Phú Xuân xây dựng cơ đồ
Thành trì gia cố bồi tô miếu đường
 
Ông cũng còn gọi là chúa Nghĩa
Chọn làm người kế vị tiên vương
Thuế tô tha giảm mọi đường
Tính tình rộng rãi nhún nhường khiêm cung
 
Cho tiên phong đem quân cứu viện
Vì Chân Lạp nội chiến tương tàn
Bổ sung cho tướng Dương Lâm
Tinh binh thiện chiến định an cả vùng
 
Chúa Nguyễn Phúc cuối cùng đánh bại
Vua Chiêm Thành ở mãi Đàng Trong
Bởi Chiêm không chịu phục tùng
Lại đem quấy nhiễu ở vùng Diên Ninh
 

NGUYỄN PHÚC CHU (1691- 1725)
 
Vừa trưởng thành thì cha tạ thế
Nguyễn Phúc Chu kế vị phụ vương  
Một người am hiểu tinh tường
Lo toan chính sự mở mang cõi bờ  
 
Đễ giữ vững cơ đồ xã tắc
Chúa chọn người sát hạch nghiêm minh
Quan tâm đãi sĩ chiêu hiền  
Cầu lời nói thẳng ngục hình giảm khinh
 
Phủ Gia Định khai sinh gần cuối  
Năm Mậu Dần (1698)triều đại Hiễn Tông
Chưởng cơ Hữu Kính được phong
Làm quan Kinh lược vào trong xây đồn
 
Xứ Sài Gòn lập doanh Phiên Trấn  
Đất Đồng Nai là trấn Biên Dinh
Sàigòn thuộc huyện Tần Bình
Minh Hương thị xã dành riêng Hoa Kiều
 
Đất Gia Định có nhiều sông rộng
Phía Đông Nam đất ruộng Cần Giờ  
Tây Bắc dựa núi Lấp Vò
Có sông Ngưu Chữ bến đò Thủ Thiêm
 
Năm Canh Thìn (1700)Đàng Trong thao diễn
Lấy ngựa nòi nổi tiếng xung quân
Trong khi ngoài Bắc đăng quan
Mở ra thi Hội đỗ gần hai mươi
 
Năm Nhâm Ngọ(1702)nước trôi đê vỡ
Ơ Thanh Hoa nước lội quá đầu  
Mất mùa hạn hán năm sau
Nhân dân sơ tán lao đao vô cùng

(Tiếp theo) QUYỂN 15

LÊ DỤ TÔNG HOÀNG ĐẾ (1705- 1728)
 
Lê Hy Tông mới vừa tạ thế (1705)
Lê Duy Đường kế vị vua cha
Bấy giờ hết nạn can qua
Binh đao tạm lắng quốc gia thái bình
 
Ơ trấn biên giặc Nùng quấy phá
Tàu Anh Quốc đổ bộ Côn Luân
Đảo quốc cùng với Phúc Phan
Lập đồn trấn thủ đánh tan giặc này
 
Đai phòng ngự lập ngay Phiên Trấn
Sai Cửu Vân khai thác Vũng cù
Xây thành đắp lũy phòng , lo  
Luân phiên canh gác không cho giặc vào  
 
Vua Ai Lao cưới con họ Trịnh
Cuộc hôn nhân để tránh ngoại xâm  
Đàng trong dẹp loạn dân Chăm  
Lấy tên nước cũ an phần nhân tâm
 
Chiêu tập dân khai hoang vỡ đất  
Mạc Cửu xin thần phục Đàng Trong
Chúa bèn xuống lệnh gia phong  
Cử làm trấn thủ coi vùng Hà Tiên
 
Miền đất biễn ngày thêm đông đúc  
Là một vùng sung túc mở mang
Lập nên thương cảng phía Nam
Thuyền buôn các nước thuận đường ghé qua

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2015(Xem: 18957)
- Tên thật: Triệu Thị Trinh, hoặc Triệu Thị Chinh, Triệu Trịnh Nương, còn có tên: Triệu Ẩu, Nhụy Kiều Tướng Quân, Lệ Hải Bà Vương. - 19 tuổi, thu phục con voi trắng một ngà dữ dằn, phá hại mùa màng, giết hại dân lành. Chính con voi này Bà cỡi mỗi khi ra trận. Cũng năm 19 tuổi này, Bà đã vào rừng lập chiến khu tại Sơn Tùng, hàng ngàn tráng sĩ xin theo, học kỹ chiến thuật, rèn binh bày trận. Và chính nơi đây là Trung tâm cuộc Khởi Nghĩa vào năm 248, thời kỳ Bắc thuộc lần Thứ Hai. - Bà tuẩn tiết ngày 21 tháng 02 năm Mậu Thìn 248 tại Núi Tùng, Thanh Hóa, lúc bấy giờ Bà mới 23 tuổi. - Bà sinh tại huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Nhưng về năm sinh, tôi xin đánh dấu hỏi ở đây: Nhiều sử sách bài viết đã ghi nằm trên tủ sách và online trên hệ mạng, rõ ràng rằng: "Triệu Thị Trinh - Bà Triệu (225-248)" ; Lại rõ ràng rằng: "Bà Triệu Thị Trinh sinh ngày 02 tháng 10 năm 226 (Bính Ngọ)". Điểm này xin dành cho những bậc Thức giả và các nhà Sử học.
12/12/2015(Xem: 12027)
Vua Trần Nhân Tôn Vua Trần Nhân Tôn Đệ nhất quân vương đất trời Nam An dân, an quốc, bình thiên hạ Quốc Tổ, quốc Tông, đã định ban Vua Trần Nhân Tôn Vua Trần Nhân Tôn
29/09/2015(Xem: 6623)
Những chế độ độc tài chuyên nghiệp như đảng CSVN không hề sơ hãi những cá nhân chống đối. Cái mà họ sợ là những cá nhân kết hợp thành tổ chức (hoặc hội đoàn) để chống đối. Khi người cộng sản khống chế xã hội dân sự qua điều 4 hiến pháp, thì họ không những cấm đoán sự hình thành của những tổ chức độc lập, mà họ còn thành lập những tổ chức cuội, của chính họ, để phô trương một xã hội dân sự giả tạo, và xâm nhập mọi cơ sở kinh tế hay xã hội khác, để kiểm soát và điều hướng.
24/07/2015(Xem: 8075)
Bài tiểu luận "Ảnh hưởng Phật giáo trong pháp luật triều Lý" đã được viết vào tháng giêng năm 1971 tại Saigon. Tạp chí Từ Quang đã đăng từ số 225 đến 258 (từ tháng 6 đến 9 năm 1974). Tạp chí Từ Quang là Cơ quan truyền bá đạo Phật của Hội Phật Học Nam Việt, trụ sở ở chùa Xá Lợi tại Saigon (bên hông trường Gia Long cũ), do cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, cố Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hoá thời Đệ Nhị Cộng Hoà miền Nam, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Sau khi cụ Mai Thọ Truyền qua đời thì cụ Minh Lạc Vũ Văn Phường làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Tôi xin trân trọng cống hiến quý độc giả Đặc San Chánh Giác của Chùa Hoa Nghiêm ở Toronto. Toronto, ngày 01 tháng 04 năm 1991 NVT
06/07/2015(Xem: 11679)
(Bài này được trích dịch từ tài liệu có tên “Những Giới Hạn Trong Các Vùng Biển” (Limits In The Seas) mang số 143 với tựa đề “Trung Quốc: Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)” (China: Maritime Claims In The South China Sea) được Văn Phòng của Vụ Đại Dương và Vùng Cực (Office of Ocean and Polar Affairs), Văn Phòng của Vụ Đại Dương và Môi Trường và Khoa Học Quốc Tế (Bureau of Ocean and International Environmental and Scientific Affairs) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (US Department of State) công bố ngày 5 tháng 12 năm 2014 – (Nguồn: http://www.state.gov/documents/organization/234936.pdf ). Mục đích của nghiên cứu này là để xem xét tuyên bố về biển và/hay các biên giới của Bộ Ngoại Giao và đánh giá sự phù hợp với luật quốc tế. Nghiên cứu này đại diện quan điểm của Chính Phủ Hoa Kỳ chỉ đối với những vấn đề đặc biệt được thảo luận trong đó và không nhất thiết phản ảnh sự chấp thuận những giới hạn được tuyên bố. Các phân tích gia chính cho nghiên cứu này là Kevin Baumert
19/04/2015(Xem: 12652)
Từ Đàm là ngôi chùa cổ mà không cổ. Chùa cổ, nếu tính theo năm sinh, khoảng 1690. Khi chùa khai sinh, Trịnh Nguyễn hãy còn phân tranh, mỗi mái chùa dựng lên ở phương Nam là mỗi bước chân mở đường Nam tiến sống chết của dân tộc.
19/01/2015(Xem: 9069)
Xin cảm ơn Biển Nhớ đã post lên, thấy hiện trên hệ điện tử toàn cầu "thivien.net" lần thứ nhất: Ngày gởi 08/09/2007 06:13 ; lần sau cùng: Ngày gởi 25/09/2007 08:39. Từ lần thứ nhất tới lần sau cùng, Biển Nhớ đã miệt mài gởi đi, mỗi lần gởi, đoạn cuối lại thường xuyên có hai câu lục bát và chỉ hai câu này thôi: "Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng, Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ". Không đổi bất cứ một câu nào khác và không thêm bất cứ một chữ nào khác. Ở lưng chừng một trang trên hệ mạng "thivien.net", thấy có phần trao đổi một vài vị với nhau, tôi tính không copy xuống, nhưng kéo lên đọc lại lần nữa, có lẽ nên copy để người đọc cũng nên biết. Tự tôi cảm thán mạn phép được viết đôi dòng để chuyển tải đi, chứ không phải ca ngợi tác giả, bởi có lẽ tác giả đâu cần ca ngợi mà Đại Tác Phẩm Trường Thiên ĐẠI VIỆT SỬ THI - 30 quyển - trên dưới 10,000 câu - của Hồ Đắc Duy, Việt Nam Lịch Sử Diễn Ca vốn đã trác tuyệt phi thường, là một tác phẩm văn vần dài nhất của nền văn học Việt Nam.
28/04/2014(Xem: 10571)
Chào mừng Đại lễ Phật Đản Vesak LHQ 2014 tổ chức tại Việt Nam, được sự hỗ trợ của Ban thư ký Đại lễ Vesak, một ê kíp gồm nhiều đạo diễn, quay phim kỳ cựu của Truyền hình An Viên (AVG) đã thực hiện bộ phim tài liệu 10 tập có nhan đề "Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc".
01/01/2014(Xem: 6497)
Sau mấy chục năm dài xa quê hương, lần đầu tiên trở về nước, tôi muốn dành cho cả gia đình một bất ngờ lớn nên không báo trước để ai ra đón cả. Lúc ngồi trên máy bay, tôi mường tượng một cách đơn giản ra con đường nào dẫn vào xóm Biển, nơi tôi đã được sinh ra và lớn lên với tất cả những ngày tháng êm đềm nhất của thời niên thiếu. Nhà tôi bao năm qua vẫn ở nơi ấy, bố mẹ và các em tôi vẫn quây quần cạnh nhau trong cái xóm Biển hiền hòa an bình ấy, nhất định tôi sẽ tìm ra được nhà mình, không lầm lẫn vào đâu được.
22/10/2013(Xem: 17324)
Là người Việt Nam, bất luận bình dân hay trí thức, chúng ta đều thấy có trọng trách tìm hiểu những gì liên hệ với dân tộc và đất nước thân yêu của mình. Sự tìm hiểu ấy giúp cho chúng ta có nhận thức chính xác về tư tưởng, tánh tình đồng bào ta. Nếu là người trí thức Việt Nam mà không biết gì về truyền thống của dân tộc thì không xứng đáng là trí thức. Thế nên, sự nghiên cứu những mối liên quan với dân tộc, thực là điều kiện tối thiểu của những người yêu dân tộc, quê hương xứ sở.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567