Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

An Nam Chí Lược (pdf)

09/04/201313:36(Xem: 30348)
An Nam Chí Lược (pdf)
an-nam-chi-luoc-le tac

An Nam Chi Luoc_Le Tac

An Nam chí lược [1][2], là một bộ sách sử viết bằng văn xuôi chữ Hán do Lê Tắc[3] (? - ?) biên soạn khi sống lưu vong tại Trung Quốc ở khoảng nửa đầu thế kỷ 14.

Nội dung sách ghi chép hỗn hợp về địa lý, lịch sử, văn hóa, v.v...An Nam (Việt Nam ngày nay) từ ban đầu đến cuối đời Trần. Nguyên bản có 20 quyển, nhưng hiện tại chỉ còn 19 quyển. Có lẽ đây là một công trình khảo cứu về Việt Nam lâu đời nhất còn lại, do một người Việt viết [4].

Năm biên soạn[sửa | sửa mã nguồn]

Không biết chính xác năm khởi soạn. Tuy nhiên, căn cứ vào ba bài Tựa viết cho An Nam chí lược vào năm Đinh Mùi (1307), có lẽ bộ sách được biên soạn trước đó, đến năm ấy, thì tác phẩm đã cơ bản hoàn thành, và còn được tiếp tục bổ sung thêm trong nhiều năm sau.

Trích bài Tựa của Lưu Tất Đại:..."Trong năm Đại Đức thứ 11 (1307)...quan An Tiêm châu đồng tri là Lê phụng sự (chỉ Lê Tắc) đến thăm tôi tại công thự Ngọc đường, đưa ra bộ An Nam chí lược cho tôi xem....Đến lúc Lê phụng sự từ giã bệ rồng trở về, tôi có nói với ông rằng: Bộ sách này nên chép thêm, tôi sẽ nói với Sử quán, tâu lên Triều đình, phụng chiếu giao cho Bí phủ để bổ túc bộ Nhất Thống chí"...
Trích bài Tựa của Hứa Thiện Thắng:..."Lê Tắc, người Đông sơn, bèn lấy sơn xuyên, phong thổ, nhân vật cổ kim, những sự biến cách và những cuộc hành động quân đội gần đây, biên thành một quyển sách"...
Trích bài Tựa của Trình Cự Phu: "Gần đây tôi sắp đi đi ra đất Giang, Hán, có nghe nói dưới trướng Trần Vương (Trần Ích Tắc) có nhã sĩ hay văn. Nay coi bộ sách này quả không phải là lời nói ngoa...[50]
Không rõ sau đó, Lê Tắc đã soạn thêm những phần nào, chỉ biết mãi đến hơn 25 năm sau (1333 hoặc 1335), mới có bài Tự tựa của chính tác giả. (xem bên dưới). Và căn cứ vào câu "Nguyên Thống sơ nguyên..." ở cuối bài, mà một số nhà nghiên cứu, trong đó có H. Maspéro đã cho rằng bộ sách đã làm xong vào năm 1333 (năm này, Hoàng đế Nguyên Huệ Tông cho đổi niên hiệu là Nguyên Thống)[51].

Không đồng ý với ý kiến trên, sau khi khảo chứng, GS. Trần Kính Hòa (Chen Ching Ho, nhà nghiên cứu người Hồng Kông) đã cho rằng chữ "nguyên" trong "sơ nguyên" là chép hay khắc nhầm (vì kiểu chữ hơi giống nhau), lẽ ra phải là chữ "tam", tức năm 1335. Ngoài ra, căn cứ vào một vài sự kiện xảy ra sau đó được ghi trong bộ sách, GS. Hòa còn kết luận rằng "An Nam chí lược không phải đã soạn xong vào dịp Lê Tắc viết bài Tự tựa, kỳ thực Lê Tắc vẫn tiếp tục gia bút cho đến năm Chí Nguyên Kỷ Mão (1339)". Nhưng vì sao có bài Tự tựa đề năm 1335, GS. Hòa giải thích: "Hình như lúc ấy bộ này đã có cơ hội được đem ra ấn hành, song việc đó đến năm Chí Nguyên thứ 5 (1339) vẫn chưa được thực hiện"...[52].

Vì tác giả không đề năm khởi soạn, và vì năm hoàn thành bộ sách cũng chưa thật rõ ràng, nên có một số tác giả đã ghi là "An Nam chí lược được biên soạn vào đời Nguyên" (như trong bộ Tứ khố toàn thư tổng mục đề yếu [quyển 14] biên soạn vào đời Càn Long, nhà Thanh, Trung Quốc), hoặc là "vào thế kỷ 14" (như H. Cordier trong cuốn Theo book of Ser Marco Polo xuất bản ở Luân Đôn năm 1924).

Các truyền bản[sửa | sửa mã nguồn]
Theo bài "Tựa" (giới thiệu ở bên dưới) của Học sĩ Âu Dương Huyền, thì trong năm Thiên Lịch (1328-1329) đời Nguyên Văn Tông, ông cùng với một số văn nhân khác được nhà vua cho làm chức Toản tu để soạn bộ Kinh Thế đại điển. Đến khi làm xong định dâng lên vua, thì có Đại học sĩ Hà Vinh dâng cuốn An Nam chí lược (gồm 20 quyển) của Lê Tắc, khiến vua ban chiếu giao cho thư cuộc, làm thành một quyển An Nam phụ lục để thêm vào bộ Kinh Thế đại điển, xếp ở mục "địa quan" (tức sử địa)...Tiếc rằng bộ sách này sau đó đã thất truyền.

Qua đầu đời nhà Minh, An Nam chí lược lại được chép trong bộ Vĩnh Lạc đại điển (soạn 1403, xong 1408), nhưng phần chép ấy sau đó lại bị thất truyền, nên không rõ A Nam chí lược trong Vĩnh Lạc đại điển (và cả trong Kinh Thế đại điển) chép ra sao. Chỉ biết đến khi Thanh Cao Tông (Càn Long) giáng chỉ soạn bộ Tứ khố toàn thư tổng mục đề yếu, và An Nam chí lược được đưa vào, thì nó chỉ còn 19 quyển[52].

Tóm lại, An Nam chí lược từng có mặt trong cả ba bộ sách lớn (được coi là "bách khoa toàn thư Trung Quốc"), và đã được nhiều danh sĩ khen ngợi trong các bài Tựa. Tiếc rằng Bản nguyên gồm 20 quyển đã thất truyền từ lâu, hiện giờ chỉ còn bản 19 quyển đang được lưu hành. Tuy vẫn có bản 20 quyển như: bản Văn lan các ở Tokyo (Nhật Bản), Bản sao của British Museum (Luân Đôn, Anh),...nhưng kỳ thực các bản ấy chỉ lấy bản 19 quyển phân chia thành 20 quyển mà thôi...[52]

Theo GS. Nguyễn Huệ Chi, thì sau năm 1339, An Nam chí lược (20 quyển) mới được san khắc lần đầu, nhưng bản ấy về sau đã thất lạc[4]. Tuy nhiên, căn cứ nội dung bài Tựa (không đề năm) của Âu Dương Huyền (xem bên dưới), thì rất có thể sách được san khắc lần đầu trong khoảng niên hiệu Chí Nguyên (1335-1340, đời Nguyên Huệ Tông).

Bản An Nam chí lược thông dụng bấy lâu nay là san bản của nhà Lạc Thiện đường do Kishida Ginko (phiên âm tiếng Việt là Ngạn Ngâm Hương, người Nhật Bản) ấn hành năm Minh Trị thứ 17 (tức năm Quang Tự thứ 10 của triều Thanh, 1884) tại Thượng Hải (Trung Quốc). Trong bài Tựa, ông cho biết đây bản của Thiếu Thiềm Tiền Trúc Đinh tự tay hiệu chính, và trước kia nó thuộc tàng thư cũ của Ngũ Nghiện lầu[53]. Bộ sách này chỉ có 19 quyển, và đã được Phan Duy Tiếp dịch rồi in rônêô tại miền Bắc Việt Nam vào năm 1959[4].

Ngày 31 tháng 3 năm 1960, sau khi đã tổ chức phiên dịch, Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam trực thuộc Viện Đại học Huế đã giới thiệu một bộ An Nam chí lược mới. Theo "Phàm lệ", thì Ủy ban đã lấy bản của Lạc Thiện đường, bản sao của Tiền Đại Hân tự tay hiệu đính (hiện tàng trữ tại Nội các Văn khố Nhật Bản), bản sao của Văn lan các (hiện tàng trữ tại Đông Kinh Tỉnh Gia đường văn khố) và bản sao ở Đại Anh Bác vật quán (Luân Đôn, Anh) để làm ra, và đặt tên là An Nam chí lược hiệu bản.

Năm 2012, An Nam chí lược hiệu bản lại được giới thiệu đầy đủ trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 1) do nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành.

Tự tựa và Tựa của Âu Dương Huyền[sửa | sửa mã nguồn]
Dưới đây là "Tự tựa" của Lê Tắc (dịch từ chữ Hán ra tiếng Việt) cho biết lý do làm ra An Nam chí lược, và các sách mà ông đã dùng để tham khảo trong quá trình biên soạn.

"Tôi sinh trưởng ở đất Nam Việt, đã làm quan ăn lộc của bản quốc. Trong mười năm về trước, đi xứ nọ qua xứ kia, trải khắp nửa nước An Nam, hơi biết được hình thế sơn xuyên địa lý. Từ khi nội phụ Thánh triều[54] đến nay đã hơn năm mươi năm rồi. Tự xét đã quê mùa lại ngây dại, học thức theo lối xưa mà không thấu đáo, đến tuổi già lại ham sách, tiếc rằng đã muộn, nên các văn tịch cổ kim không thể xem hết được.
"Nhân trong lúc rảnh thì giờ, gom góp lượm lặt những điều đã ghi trong quốc sử các triều đại, Giao Chỉ đồ kinh, lại tham khảo bộ Phương kim bổ nhất điển cố, mà làm ra bộ An Nam chí lược, 20 quyển.
"Người xưa có nói: "đạo trời chỉ có một mà thôi vậy". Nay ta ở trong khoảng trời đất che đất chở, đều phải có trật tự, lễ nghĩa, vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con, nếu không có cái tính tốt ấy, thì làm sao cho hợp với lẽ trời?
"Huống chi Thanh giáo đã lan tràn tới Nam Giao từ đời Đường, Ngu đến nay hơn 3.000 năm, cho nên sự ưa chuộng về thanh danh, văn vật gần như Trung Quốc, tuy rằng phong thổ có khác, nhưng sự tích nhiều chỗ đáng ghi chép, không nên bỏ qua. Tiếc rằng các nhà kỷ thuật nói thì rộng mà phần nhiều trái ngược nhau.
"Cuốn này căn cứ vào kiến văn và lấy tài liệu của các sách, nhưng không khỏi có chỗ sai lầm, xin các vị chư quân tử, thấy chỗ nào sơ lược thì cải chính cho.
"Ất Mão, Nguyên Thống sơ nguyên, tiết thanh minh, mùa xuân, Cổ Ái, Lê Tắc tựa"[55].
Ngoài bài "Tự tựa" của tác giả, trong các bản lưu truyền, còn có các bài Tựa của các danh sĩ Trung Quốc (phần lớn là của các danh sĩ đời Nguyên), Kishida Ginko (người Nhật Bản, đề Tựa năm 1884),... Bên dưới đây, chỉ giới thiệu bài "Tựa" của Học sĩ Âu Dương Huyền, vì nó có liên quan đến khoảng thời gian ra đời của An Nam chí lược.

"Trong năm Thiên Lịch[56], tôi làm quan Tượng Khuê Chương học sĩ, đồng thời cùng chung làm chức Toản tu để soạn bộ Kinh Thế đại điển; làm xong định dâng lên vua, vừa khi Đại học sĩ Hà Vinh lấy bộ sách An Nam chí lược của ông Lê Tắc dâng lên, được lời chiếu vua, khiến giao cho thư cuộc, bèn làm một quyển An Nam phụ lục, để cho thuộc môn địa quan.
"Trong niên hiệu Chí Nguyên[57], tôi được triệu lên Đại Đô, qua đất Giang Hán, ông Lê Tắc lấy bộ Chí lược ấy trình với tôi mà xin bài Tựa. Thiết tưởng nhà Thánh Nguyên chí nhân như trời, bao hết thiên hạ, không kể xa gần, khiến vua tôi Nam Giao được cấp bổng lộc sống ở Trung Quốc tính đã mấy mươi năm, không có mảy may Ông Lê Tắc được nhàn hạ, rong chơi, tự ý sáng tác văn chương, đã vẽ vời được địa hình của bản quốc, lại thêm chi tiết về thổ nghi, phong tục, sản vật và nhân vật. Hơn nữa còn thu lượm được các mục văn tự của sứ thần Nam, Bắc qua lại. Nếu không phải nhờ đức hóa thấm nhuần, thanh giáo phổ biến, sao có thành tích như vậy? Xưa đức Khổng Tử dọn bớt Kinh Thi, để lại chương Thức Vi[58] trong thiên Vệ Phong, tuy việc này chứng tỏ ý buồn của người ký ngụ, nhưng đương thời bây giờ, không ai giúp đỡ được người ấy, do việc này cũng đủ biết rõ.
"Lấy đó mà suy luận, thì các nhà văn học hiện nay cũng nên nêu ra An Nam chí lược, tán tưởng để cho đời sau hiểu rõ giá trị của bộ này. Nước nhà có đức dìu dắt người phương xa và bao bọc cả bốn phương, truyền lại muôn đời, phải chăng sẽ nhờ bộ sách này?
"Lê quân biệt hiệu Đông Sơn, tính ưa đọc sách, hiếu cổ, càng già càng phát huy. Còn những bài thơ khác [của ông], có thể truyền đời sau cũng rất phong phú.
"Hàn Lâm Thị giảng Học sĩ, Âu Dương Huyền tựa"[59].
Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]
Trong các bài Tựa của các danh dĩ triều Nguyên viết cho bộ An Nam chí lược, đều có lời khen ngợi tác giả và tác phẩm, mà bài Tựa của Âu Dương Huyền vừa giới thiệu bên trên chỉ là một trong số đó... Đến đời Thanh, trong bộ Tứ khố toàn thư tổng mục đề yếu (soạn đời Càn Long) cũng đã có lời khen ngợi như sau:

..."Các sự biên chép như trên (trong An Nam chí lược) càng đủ chứng tỏ các bộ Nguyên sử có nhiều thiếu sót. Còn như biên chép các loại sơn xuyên, nhân vật thì rõ ràng đầy đủ, thật có công tìm tòi, kê cứu...không kém gì bộ sử Cao Ly vậy [60].
Đối với các nhà nghiên cứu người Việt, có ý kiến cho rằng, tác giả đã đứng trên quan điểm của người Nguyên để soạn An Nam chí lược, bằng lời lẽ xu phụ, nên đã bị một số sĩ phu khinh miệt cho tác giả là "tiểu nhân nho", là "phản bội tổ quốc" [61]. Song, cũng có ý kiến khác cho rằng, tuy làm quan cho nhà Nguyên, nhưng tác giả vẫn có lòng tưởng nhớ cố hương, và cách soạn sách theo quan điểm nhà Nguyên là việc bắt buộc phải uốn theo triều đại mà ông phục vụ [62].

Mặc dù có những hạn chế về mặt quan điểm, nhưng An Nam chí lược vẫn được coi là một bộ sách lớn, xuất hiện sớm, có giá trị nhiều mặt, do một người có trình độ học vấn cao viết về thời đại mình đang sống (thời nhà Trần) trở về trước [63]. Khái quát về mặt ưu và khuyết của tác phẩm, GS. Nguyễn Huệ Chi, viết:

"Đây là một bộ sách tập hợp sử liệu và văn liệu về Việt Nam, thiên về một phương diện: trình bày mối quan hệ lịch sử nhiều mặt giữa Việt Nam và Trung Quốc. Do được viết trong thời gian quy phụ[64] "Thiên triều", tác giả phải tô đậm tính chất lệ thuộc trong mối quan hệ ấy. sử bút của tác giả vì thế mất tính khách quan, và ngôn từ trong sử cũng như trong thơ thường lộ rõ giọng người quy phụ. Tuy nhiên, cũng nhờ được tiếp xúc với sách vở Trung Quốc thuở ấy, tác giả đã ghi lại được khá nhiều tư liệu hiếm hoi liên quan đến lịch sử, văn hóa Việt Nam. Phần thư tín ngoại giao giữa hai nước cũng cung cấp được ít nhiều tác phẩm văn học thuộc loại hình văn xuôi luận chiến vốn có truyền thống rất sớm ở nước ta"'...[4]


pdf-icon
Xem nội dung bài viết: An Nam_Chí Lược


******



Mời xem
Ý kiến bạn đọc
25/04/202011:56
Khách
Rất cảm ơn các Đại Đức, Tu viện Quảng Đức, những nguồn tư lệu rất quí, rất đồ sộ...trên tất cả các lĩnh vực, nhất là Lịch sử dân tộc qua các thời đại...Vì tinh thần Dân tôc Việt, một lần nữa rất chân thành cảm ơn quí Đại Đức...!
23/04/201908:48
Khách
Tài liệu cho ai cần nhé: http://dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van/xa-hoi-hoc/file_goc_781503.pdf
26/03/201902:04
Khách
Tôi muốn tải tài liệu
11/06/201817:05
Khách
Tải tài liệu
14/03/201807:55
Khách
tải tài liệu
16/10/201710:53
Khách
tải tài liệu
13/09/201723:14
Khách
Tải Tài Liệu
20/07/201701:32
Khách
Muốn tải tài liệu
28/01/201723:55
Khách
Tải tài liệu
30/08/201602:39
Khách
tải tài liệu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2013(Xem: 27524)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
21/07/2013(Xem: 15419)
Cà Sa Vương khói của Tịnh Minh
19/07/2013(Xem: 12355)
Phật Giáo Việt Nam có sự gắn bó như nước và sữa với dân tộc và đất nước Việt Nam suốt quá trình lịch sử tồn tại và phát triển trên hai ngàn năm qua. Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận. Trong quá trình tồn tại và phát triển đó, Phật Giáo Việt Nam đã trải qua nhiều cơn thăng trầm, vinh nhục. Nhưng chưa bao giờ Phật Giáo Việt Nam đánh mất bản nguyện hoằng dương Chánh Pháp giải khổ quần sanh và góp phần giữ nước và phát triển đất nước.
17/07/2013(Xem: 15461)
Đọc hết 93 trang của Phúc trình A/5630, lại được xác nhận bởi Kết luận của Biên bản Buổi họp thứ 1280 của Đại Hội đồng LHQ, rồi sau đó được Giáo sư Roger Stenson Clark tham chiếu trong tác phẩm A United Nations High Commissioner For Human Rights của ông, ta có thể khẳng định rằng Phúc trình A/5630 không hề kết luận rằng chính phủ Diệm "không có đàn áp tôn giáo" như cái thế lực đã thù nghịch với Phật giáo từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes gọi Phật Thích Ca bằng “thằng” trong Phép Giảng Tám Ngày, tìm cách xuyên tạc tài liệu để mạo hóa lịch sử từ mấy năm nay.
23/06/2013(Xem: 7524)
Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT Nam Mô Viên Mãn Báo Thân LÔ XÁ NA PHẬT Nam Mô Thiên Bá Ức Hóa Thân THÍCH CA MÂU NI PHẬT Nam Mô Vị Pháp Thiêu Thân THÍCH QUẢNG ĐỨC BỒ TÁT Nam Mô Đại Hùng, Đại Lực CHƯ BỒ TÁT Vị Pháp Thiêu Thân
22/06/2013(Xem: 8641)
Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội nầy.
01/06/2013(Xem: 21081)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
12/04/2013(Xem: 30240)
50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam - HT Thích Thiện Hoa soạn GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN HÓA ĐẠO ---oOo--- 50 NĂM CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM Sa mônTHÍCH THIỆN HOA soạn Tập 1: 50 NĂM (1920-1970) CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM hay là “GHI ƠN TIỀN BỐI” I –Lời Nói Đầu II –Diễn Văn III -Quyết định số 0176–V. H. Đ IV –Ghi ân Tiền Bối V –Di ảnh và tiểu sử Chư Thánh Tử Đạo.
09/04/2013(Xem: 8880)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]