Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niên biểu

31/05/201114:43(Xem: 11812)
Niên biểu

AM MÂY NGỦ
Truyện Ngoại Sử của Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản, Paris 1982

NIÊN BIỂU

1291 Tuệ Trung Thượng Sĩ mất.

1292 Thái tử Thuyên được lập làm Hoàng thái tử.

1293 Thái tử lên ngôi, hiệu Anh Tông, mười tám tuổi. Nhân Tông làm Thái thượng hoàng. Em Anh Tông là Quốc Chẩn, mười ba tuổi, được phong làm Huệ Võ Vương. Thái hậu Khâm Từ băng.

1295 Vua Nhân Tông thực tập xuất gia ở hành cung Vũ Lâm.

1299 Vua Nhân Tông xuất gia ở núi Yên Tử, đạo hiệu Trúc Lâm đầu đà.

1300 Hoàng tử Mạnh sinh.

1301 Trúc Lâm đầu đà du hành sang Chiêm Thành, hứa gã công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Trần Quang Triều được phong làm Văn Huệ Vương. Hội Vô Lượng được tổ chức ở chùa Phổ Minh gần cung Thiên Trường để thuyết pháp và chẩn cấp tiền, lụa cho người nghèo trong nước.

1304 Trúc Lâm du hành trong nhân gian, thuyết pháp và khuyên dân thực hành thập thiện. Trúc Lâm cho Pháp Loa xuất gia. Vua Anh Tông thọ Bồ Tát tâm giới.

1305 Pháp Loa thọ giới tỳ khưu tại Kỳ Lân Viện. Huyền Quang xuất gia với Bảo Phác. Sứ Chiêm sang làm lễ cầu hôn công chúa Huyèn Trân.

1306 Pháp Loa được lập làm giảng sư chùa Siêu Loại. Bảo Phác đưa Huyền Quang tới làm thị giả cho Trúc Lâm. Công chúa Huyền Trân về Chiêm.

1307 Trúc Lâm kết hạ tại am Ngọa Vân và dạy Đại Huệ Ngữ Lục cho Pháp Loa và bảy vị đệ tử khác. Vua Chế Mân băng. Trần Khắc Chung và Đặng Vân qua Chiêm cứu công chúa Huyền Trân, sợ công chúa bị hỏa thiêu.

1308 Trúc Lâm làm lễ ủy Pháp Loa kế thế trụ trì chùa Báo Ân trước mặt vua Anh Tông và triều thần. Tuyên Từ thái hậu xuất gia, thọ Bồ Tát giới với Pháp Loa. Huyền Trân về nước. Trúc Lâm đại sĩ tịch. Bảo Sát làm lễ hỏa thiêu Trúc Lâm tại Ngọa Vân Phong. Pháp Loa làm niêm tụng cho sách Thạch Thất Mỵ Ngữ của Trúc Lâm.

1309 Rước xá lợi Trúc Lâm từ đại nội về Lăng Quy Đức bằng thuyền. Trai đàn lớn được tổ chức cho Trúc Lâm.

1311 Bảo Sát được lệnh tục san Đại Tạng Kinh. Huyền Quang trình kiến giải lên pháp Loa. Đại Việt đánh Chiêm. Vua Chế Chí bị bắt, đem về Đại Việt.

1312 Anh Tông mời Pháp Loa vào chùa Tư Phúc trong đại nội giảng Đại Tuệ Ngữ Lục. Vua cử Pháp Loa phát năm vạn quan tiền và lụa cho kẻ nghèo.

1311 Vua Chế Chí mất tại chùa hoàng cung Gia Lâm. Anh Tông sai trùng tu chùa Báo Ân, xuống chiếu lập tang tịch và quy định tăng chức trong thiên hạ. Hoàng hậu Bảo Từ cúng ba trăm mẫu ruộng vào chùa Báo Ân.

1314 Đại Tạng Kinh hoàn thành. Bản in đầu an trí tại chùa Báo Ân. Chùa Báo Ân, và Phật điện, tạng kinh và tăng đường đếm được ba mươi sở. Hoàng tử Mạnh lên ngôi hiệu là Minh Tông, mười lăm tuổi. Anh Tông làm Thái Thượng Hoàng.

1316 Anh Tông thọ tại gia bồ tát giới.

1317 Huệ Võ Vương được gửi đi đánh Chiêm Thành. Vua Chế Năng, em của vua Chế Chí chạy về quê mẹ ở Qua Oa (Java).

1318 Anh Tông mời Pháp Loa về Thường Lạc am ở cung Thiên Trường để giảng Truyền Đăng Lục và Tuyết Đậu Ngữ Lục. Anh Tông ban cho Pháp Loa hiệu Phổ Tuệ Tôn Giả. Vua Minh Tông xuống chiếu triệu một vị tăng Ấn Độ tên Ban Để Đa Ô Sa Thất dịch kinh bách Tán Cái Thần Chu. Thái hậu Tuyên Từ băng.

1319 Đói. Vua Minh Tông nhờ Pháp Loa tổ chức cứu trợ. Huệ Võ Vương Quốc Chẩn mời Pháp Loa về phủ An Hoa giảng Đại Huệ Ngữ Lục.

1320 Anh Tông băng.

1321 Hoài Ninh Hầu đúc tượng Quan Âm Thiết Phủ Thiên Nhãn và viết bài bạt cho Đại Tạng Kinh. Quốc Chẩn thọ tại gia bồ tát giới ở chùa Sùng nghiêm.

1322 Pháp Loa viết sách Tham Thiền Yếu Chỉ, được ban hiệu Minh Giác, Giáo Hội Trúc Lâm đúc 1,000 tượng Phật. Văn Huệ Vương Quang Triều xuất gia với Pháp Loa.

1324 Chùa Quỳnh Lâm có hơn 1,000 mẫu ruộng và 1,000 tịnh nhân làm ruộng. Huệ Túc Vương Đại Niên đem quân đánh Chiêm Thành thất bại, phải rút quân về. Chiêm Thành khôi phục nền độc lập.

1330 Pháp Loa tịch.

1377 Vua Duệ Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành bị phục kích chết trong thành Trà Bàn. Quân Đại Việt thua lớn. Cuối năm, chiến thuyền Chế Bồng Nga ra Thăng Long.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 5878)
Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học trong đó có Ngài Khánh Hòa có liên đoàn Học Xã ra đời tức là hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành lập năm 1934 ở tại Bến Tre. Hội này quý Thầy giảng dạy cho chư Tăng, chư Ni cũng có những học đường, bắt đầu thỉnh Đại Tạng Kinh ở bên Trung Quốc về bây giờ chúng ta căn cứ theo Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Tại sao gọi là Đại Chánh? Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh có tất cả 100 tập. Từ tập 1 tới 65 có Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và những bộ kinh thuộc về Mật Tạng, Hòa Thượng Tịnh Hạnh cũng đã cho dịch ra thành 187 tập. Từ tập 188 cho đến tập thứ 202 nay mai sẽ được xuất bản. Riêng Thanh Văn Tạng nó có tính cách Hàn Lâm. Trong thời gian qua HT Tuệ Sỹ đã cho dịch thành Thanh Văn Tạng rồi trong tương lai sẽ có Bồ Tát Tạng, tiếp theo nữa sẽ là Mật Tạng.
04/07/2023(Xem: 7672)
Hôm nay ngày 22.6.2023. Trước đây thầy Hạnh Tấn làm Thư ký ở trong ban Hoằng Pháp của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Chỗ này tôi xin xác định một chút cho Quý Vị rõ về hai cơ cấu, hai vai trò không phải là một. Ôn Tâm Huệ là trưởng ban truyền bá giáo lý Âu Châu; Thầy Hạnh Tấn làm thư ký cho ban truyền bá giáo lý Âu châu thuộc về Hội Đồng Hoằng Pháp của giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Khi mà ôn Tuệ Sỹ thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp vào năm 2021
03/05/2023(Xem: 142064)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
03/04/2023(Xem: 11514)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan được thành lập năm 1999 tại Sydney với nhiệm kỳ 4 năm sinh hoạt Phật Sự. Đến nay đã trải qua hơn 20 năm thăng trầm hành hoạt với 6 kỳ Đại Hội trước đây, lần lượt được tổ chức tại: Chùa Pháp Bảo (1999), Chùa Pháp Quang (2003), Chùa Phổ Quang (2007), Chùa Pháp Hoa (2011), Tu Viện Quảng Đức (2015 và 2019). Và mới đây, Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 7 được tổ chức tại Chùa Thiên Ấn, vùng Canley Vale, tiểu bang New South Wales, từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 6 năm 2022.
18/02/2023(Xem: 6216)
Tôi nghĩ là người Phật tử, ai cũng muốn một lần được đến Ấn Độ để chiêm bái Phật tích, những Phật tích quan trong là nơi đức Phật Đản sinh, đức Phật Thành đạo, đức Phật chuyển Pháp luân và đức Phật nhập Niết Bàn. Bốn nơi đó thường được gọi là Tứ động tâm, nghĩa là 4 nơi thường làm cho người Phật tử xúc động, khi chiêm bái khi tưởng nhớ đến đức Thế Tôn. Chừng 10 năm trước, Đại đức Thích Minh Hiển từng du học ở Ấn Độ, tổ chức đi chiêm bái Phật tích, chúng tôi ghi danh đóng tiền tham gia, nhưng giờ chót, chúng tôi quyết định không đi, lần khác Đại đức Thích Hạnh Lý, trụ trì chùa Từ Ân, thành phố Louisville, Kentucky tổ chức đi chiêm bái Phật tích có thông báo cho chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng không tham gia được.
07/11/2022(Xem: 7479)
Tình tự quê hương như là chất liệu để nuôi sống đời mình, nên Hòa Thượng Tuệ Sỹ chỉ ở đó mà không đi đâu hết. Sinh ra giữa lòng đất Mẹ, chắc một ngày mai kia có chết, thì chết trong giữa lòng đất mẹ ấy, mà đã không ra đi như bao người đã ra đi. Có lẽ sinh ra nơi nào thì chết ở nơi đó. Đây là cái khí khái của bậc Đại Sỹ. Dù quê hương có đọa đầy mưa nắng, thì cũng nguyện là người làm mưa nắng để vun xới cho quê hương được tươi mát.
13/03/2022(Xem: 24519)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
09/02/2022(Xem: 23801)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
08/01/2022(Xem: 6619)
Bengal cổ đại là một trung tâm chính của Phật học, nghệ thuật và chủ nghĩa đế quốc; quả thực, đạo Phật là nền tảng của di sản văn hóa và ngôn ngữ của Bengal - bài thơ đầu tiên ở Bengali là Charyapada, được sáng tác bởi Chư tôn thiền đức Tăng già Phật giáo thời bấy giờ. Các Charyapada là tập hợp các bài thơ Thần kỳ, những bài tán thán sự chứng ngộ trong Kim Cương thừa truyền thống của Phật giáo mật tông ở các nơi Assam, Bengal, Bihar và Orissa. Theo các học giả đương đại, thuật ngữ Dharma trong tiếng Bengal có nghĩa là "Bauddha Dharma" (Buddhadharma) hoặc Phật pháp (佛法) và thuật ngữ Dharmapuja có nghĩa là "Buddhapuja". Khi Phật giáo bắt đầu suy tàn ở nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ, nơi trú ẩn cuối cùng của Phật giáo là ở Bengal.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]