Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 1

31/05/201114:43(Xem: 12201)
Chương 1

AM MÂY NGỦ
Truyện Ngoại Sử của Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản, Paris 1982

CHƯƠNG I

Huyền Trân thức giấc, lắng tai nghe. Có tiếng tụng kinh. Đây là tiếng tụng kinh của chú tiểu Pháp Đăng. Giọng chú trong như tiếng chuông đồng, Chú đang khoan thai tụng bài kệ mở đầu cho thần chú Lăng Nghiêm, từng âm rành rọt và trong veo như những hạt châu tiếp nhau rơi đều trong không gian ngời sáng. "Đại hùng đại lực đại từ bi, hy cánh thẫm trừ vi tế hoặc: Linh ngã tảo đăng vô thượng giác, ư thập phương giới tọa đạo tràng ...".

Huyền Trân nằm yên, để hết tâm ý vào lời kinh. Công chuá cảm thấy toàn thân thư thái và dễ chịu. Có lẽ đây là lần đầu tiên nàng được hưởng một cảm giác an lạc kỳ diệu như vậy. Công chúa không dám trở mình, sợ rằng nếu trở mình thì niềm an lạc kia biến mất. Nàng thở nhè nhẹ, nhắm hai mắt lại và theo dõi lời kinh một cách chăm chú.

Chú Pháp Đăng đã tụng hết bài tựa và đang chuyển sang hội thứ nhất của chú Lăng Nghiêm. Nhịp mõ tự nhiên mau dần, trở nên dồn dập rồi giọng chú thay đổi hẳn. Chú Lăng Nghiêm như một cánh diều bắt gió và lời kinh giờ đây bay như một lá phướn. Tiếng mõ cũng không còn là âm thanh tròn trịa và rời rạc như trước: Tiếng mõ cũng trở thành một giải lụa dài bay phất phới trong không gian.

Khi chú Pháp Đăng tụng hết Lăng Nghiêm và bắt đầu qua tới Chú Đại Bi thì Huyền Trân không còn theo dõi lời kinh nữa. Nàng nghĩ đến Phụ vương nàng hiện giờ chắc đang ngồi thiền trên am Ngọa Vân và đến chuyện hai cha con sẽ cùng nhau leo núi lên đỉnh Vân Tiêu ngày hôm nay, và công chúa từ từ ngồi dậy.

Liêu phòng tối om. Ngọn lửa cây đèn dầu lạc để trong góc phòng chỉ lớn bằng một hạt đâu không đủ để soi sáng mặt bàn. Huyền Trân khua chân tìm đôi giép cỏ mà chú Pháp Đăng đã đem tới cho nàng chiều hôm qua rồi đứng dậy, tới khơi cao ngọn đèn. Trong liêu phòng, ngoài cái bàn con và chiếc giường nhỏ, không còn có một vật gì nữa cả. Nàng đưa tay với lấy chiếc áo lông cừu vắt dưới chân giường, khoác lên vai, rồi hé cửa liêu và bước ra ngoài sân am.

Bây giờ là mới đầu canh năm, trời còn tối lắm, nhưng nhờ có ánh sao nên Huyền Trân thấy được dáng đá và dáng cây quanh am. Nàng nhìn lên trời. Sao nhiều qua, và sáng quá. Hơi núi làm công chúa rùng mình, ớn lạnh. Nàng trở vào liêu phòng, và cứ để áo lông cừu trên vai mà nằm lại xuống giường để tiếp tục nghe kinh. Chú Pháp Đăng đã tụng xong Thập Chú. Chú đang niệm danh hiệu Phật Thích Ca.

Huyền Trân lên tới núi Yên Tử từ sáng hôm qua và đã được gặp mặt Phụ vương nàng là đại sĩ Trúc Lâm. Nàng đã được hầu chuyện với ngài từ đầu giờ Tỵ đến cuối giờ Mùi. Hôm qua, nàng đã được ông anh ruột của mình là Huệ Võ Vương Trần Quốc Chấn đưa tới chân núi Yên Tử bằng xe song mã. Huệ Võ Vương định cho người võng nàng lên tới am Long, nhưng nàng từ chối. Một vị tiểu ni tại ni viện dưới chân núi đã đưa nàng và người hầu cận của nàng là Thị Ngọc lên am Long.

Phụ vương nàng bảo nàng tá túc tại am Long đêm nay và dặn chú điệu Pháp Đăng sáng ngày mai đưa nàng lên thăm am Ngọa Vân. Ngài sẽ đợi nàng ở đây. Ngài phải trở lên am Ngọa Vân vì có chút việc cần thiết. Nói xong, đại sĩ lên đường, chiếc gậy trúc trên tay.

Huyền Trân nhớ lại giây phút được gặp lại cha sau hơn hai năm xa cách. Hai năm xa cách, nhưng bao nhiêu biến đổi đã xảy đến cho nàng. Khi vị tiểu ni vào thông báo, Phụ vương nàng đã ra tận cổng am để đón nàng. Thượng hoàng hơi gầy yếu, nhưng dàng điệu ngài con quắc thước và thanh tú. Ngài nhìn nàng với đôi mắt vừa mừng rỡ vừa xót thương. Ngài vẫn còn mặc chiếc áo nâu năm trước, tuy chưa sờn rách nhưng đã phai màu. Công chúa muốn chạy tói ôm lấy cha mình, nhưng không dám. Nàng chạy đến và quỳ xuống dưới chân ngài. Nàng khóc thút thít như một đứa trẻ thơ. Đại sĩ đỡ nàng dậy và đưa nàng vào trong am. Vị tiểu ni đi nhắc một chiếc ghế gỗ đạt gần chiếc ghế khúc lục của đại sĩ để công chúa ngồi, rồi cùng Thị Ngọc đứng hầu một bên ông thầy tu mà cả nước kính ngưỡng. Trúc Lâm đại sĩ tự mình đi nhóm lửa pha trà để đãi khách. Ngài không cho ai động tới công việc. Vị tiểu ni, sau khi uống xong chén trà cúc do đại sĩ ban cho, đã chắp tay bái biệt ngài để xuống núi. Công chúa Huyền Trân cũng bảo Thị Ngọc theo vị ni cô xuống núi và ở lại ni viện chờ nàng.

Đợi con uống xong chén trà cúc thứ hai, Trúc Lâm mới hỏi:

- Con leo núi có mệt không?

Huyền Trân nhìn cha:

- Tâu Thượng hoàng, con thấy trong người rất khỏe. Cảnh vật trên này đẹp lắm.

Đại sĩ cười rất hiền:

- Con đừng gọi ta là Thượng hoàng nữa. Cứ gọi ta là cha. Ta đi tu đã lâu; trên mười năm ta đã làm ông thầy tu áo rách. Con hãy tập gọi ta là thầy và dùng câu "bạch thầy" cho quen đi. Sau này, trong những lúc có nhiều người, con cũng có thể gọi ta là tôn đức hay đại sĩ như những người khác thường gọi.

- Thưa cha, con sẽ vâng lời cha dạy. Con mong ước sau này được cha chỉ bày cho con về Phật pháp; con muốn được làm đệ tử của cha, và được gọi cha là thầy của con.

Trúc Lâm đại sĩ nhìn con, bằng lòng, vừa lúc ấy một chú tiểu, khoảng mười một tuổi, mặt mày sáng sủa, vai mang một đảy đựng đầy kinh sách, xuất hiện trước cửa am. Chú chắp tay, kích cẩn chào. Đại sĩ cho Huyền Trân biết đó là chú Pháp Đăng, đệ tử trẻ nhất của ngài. Chú vừa lên am Thạch Thất để lấy kinh sách về học. Ngài bảo chú nghỉ ngơi chốc lát trước khi đi sửa sọn bữa ngọ trai cho ba người. Rồi ngài đưa công chúa ra trước hiên am. Hai người ngồi trên những chiếc gỗ kê dưới mái lá. Ngài bảo công chúa kể cho ngài về mọi cớ sự đã xảy ra từ ngày công chúa về Chiêm theo chồng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2019(Xem: 15854)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
29/01/2019(Xem: 9693)
Tiểu La Nguyễn Thành, nhân vật kiệt xuất của đất Quảng Nam, người khai sáng Duy Tân Hội, nhà lãnh đạo xuất sắc đồng thời cũng là người tri âm, tri kỉ của chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
26/11/2018(Xem: 7558)
4 năm học đó, chỉ là sự tiếp nối của những năm Trung cấp hay cao đẳng trước đó và nó sẽ mở ra cho quý vị, những năm học tiếp theo của hậu đại học bao gồm chương trình thạc sĩ và tiến sĩ… Nhưng, nếu trong 4 năm học này, mà những Tăng Ni sinh nào, học thiếu tinh cần, thì quý vị khó tiến xa hơn trên sự nghiệp tri thức và lại càng khó tiến xa hơn trên sự nghiệp trí tuệ.
15/11/2018(Xem: 5216)
Đầu năm 1908, Trần Quý Cáp bị đổi vào Ninh Hoà (Khánh Hoà). Trong buổi chia tay tại bến sông Hàn, ông đã ân cần uỷ thác cho người bạn cùng chí hướng của mình là Huỳnh Thúc Kháng những nhiệm vụ cách mạng quan trọng của tỉnh nhà mà ông đang thực hiện dở dang và đây là lần cuối cùng hai chí sĩ gặp nhau. Cuộc tiễn đưa có ai ngờ đã thành ra vĩnh biệt.!
10/11/2018(Xem: 5990)
Trong một bài viết đã lâu trên VHPG, chúng tôi có đề cập đến Chân ngôn đất nước. Chúng tôi đã lấy lời của Nguyễn Trãi, sau khi hoàn tất cuộc chiến đấu giành độc lập 600 năm trước, nhân danh vua Lê Thái Tổ mà hùng hồn tuyên cáo: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
02/11/2018(Xem: 4322)
Mấy ngày qua, (cuối tháng 10/2018) tại Sydney tiểu bang NSW, Úc Châu, có Ông Paul Huy Nguyễn nhân danh CT CĐNVTD NSW (mà hành động cho một nhóm nhỏ) đã tuyên bố và làm nhiều việc gây xáo trộn cũng như bất bình trong Cộng Đồng Người Việt, nhất là những người Phật tử thuần thành, sáng suốt và những người Quốc gia anh minh thuần tuý. Thông Tư số 48-05/HC/TT đề ngày 28/10/2018 của Ngài Hội Chủ GHPGVNTNHN Tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, đã kịp thời, thiết thực (https://quangduc.com/a63986/thong-tu-len-tieng-ve-viec-to-chuc-le-tuong-niem-tong-thong-ngo-dinh-diem) tiên liệu nêu rõ được vấn đề, và các bài viết trên mạng, gởi qua tin nhắn, cũng như nhiều ý kiến bất bình đã mỗi giờ mỗi nhiều thêm, khiến cho tình hình xấu đi trong Cộng Đồng Người Việt chúng ta, dễ làm mất đoàn kết và vô tình làm tay sai cho kẻ thù phá nát tình đồng hương và có thể có nhiều khả năng nguy hại khác.
01/11/2018(Xem: 4371)
Ngày 2 và 22 tháng 11 năm 2018 là kỷ niệm 55 năm ngày hai Tổng thống John F. Kennedy và Ngô Đình Diệm bị mưu sát vào năm 1963. “Nếu hai Tổng thống Kennedy và Diệm còn sống, thì miền Nam còn”, khi về sau nhìn lại hai biến cố, người dân miền Nam có lập luận đơn giản với lòng thành kính ngưỡng mộ và nuối tiếc trước hai cái chết oan nghiệt do định mệnh an bài. Dĩ nhiên, đó là ước vọng không thành. Khi các biến chuyển lịch sử lắng đọng, thì các các bí ẩn lần lượt hé lộ sự thật phủ phàng và đánh bại các ước vọng chân thành. Năm 1962 McNamara khai triển kế hoạch rút các cố vấn quân sự Mỹ khỏi Việt Nam, Kennedy đồng thuận kế hoạch này vì không còn tin khả năng lãnh đạo của Tổng thống Diệm như trước. Khi phát hiện mọi báo cáo về diễn tiến tình hình Việt Nam đều mâu thuẩn hoặc sai lạc, ông lo âu trước các chính sách độc tài, gia đình trị, tham nhũng và đàn áp tôn giáo. Kennedy cho là người Mỹ không thể chiến đấu thay cho người Việt khi phong trào chống Mỹ ngày càng lên cao. Dù yểm trợ c
31/10/2018(Xem: 5434)
Hồ Sơ Mật 1963 từ các nguồn tài liệu của Chính Phủ Mỹ_Tâm Diệu-Trí Tánh-Nguyễn Giác-Nguyễn Minh Tiến_2017
31/10/2018(Xem: 4449)
Yếu Tố Tôn Giáo trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963)
31/10/2018(Xem: 6283)
Nhận Định về Ông Ngô Đình Diệm và nền Đệ Nhất Cộng Hòa Luật Sư Đào Tăng Dực Những ngày gần đây, Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại New South Wales, Úc Đại Lợi, lần đầu tiên quyết định chính thức tổ chức lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Sự kiện này gây nhiều tranh cãi và chia rẽ trong cộng đồng. Như những người dân nước Việt, chúng ta không thể trốn chạy lịch sử nhưng cần phải nhìn lịch sử khách quan hầu quyết định lập trường của mình. Tôi xin phép trình bày quan điểm của tôi như sau. Lịch sử hiện đại khó phân tích một cách khách quan tình hình Nam Việt Nam trong giai đoạn này. Tổng Thống đầu tiên của Đệ nhất Cộng hòa là ông Ngô Đình Diệm. Có nhiều cuộc tranh luận và ý kiến khác biệt về giai đọan này của lịch sử, tuy nhiên một cách tổng quát thì hiện có 2 quan điểm mà ta cần phải cân nhắc:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]