Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương X

28/06/201319:28(Xem: 2684)
Chương X

Viễn chinh Nam Kỳ

Nguyên tác: Histoire deL’EXPÉDITION DE COCHINCHINE en 1861

Người dịch: Hoang Phong

---o0o---

CHƯƠNG X

Ðề cương:

Người An nam một mặt cầu hòa một mặt chuẩn bị chiến tranh._ Trong khi đó dân chúng chịu ách nô lệ. _ Người Pháp tiếp tục bành trướng và củng cố thuộc địa._ Phó đề đôc hải quân Charner trao lại quyền hành ngày 30 tháng 11 năm 1861.

Hai mươi ngày sau khi ta đánh thắng thành Kì hòa, bộ trưởng tài chính của đế quốc An nam, sứ thần của triều đình Hué và phó vương của sáu tỉnh Nam kỳ miền dưới, cho người chuyển thư nghị hòa lên chiến hạm Impératrice-Eugénie. Vị quan trung gian cho việc cởi mở đầu tiên này trước kia nắm giữ một chức vụ hành chánh quan trọng của tỉnh Gia-dinh; trước đây ông bị giáng cấp, nói theo cách nói của người An nam là vì ông’’ăn của dân’’[1]quá nhiều. Những hành động nghiêm khắc như thế của triều đình Huế không phải là hiếm thấy. Tuy nhiên, trong xứ chuyện ăn hối lộ không phải là một hành vi làm mất danh dự và cựu chánh án Saĩgon không phải vì thế mà bị mất chức hẳn. Ông được xem như người rất giỏi văn chương Tàu và tiếng Bắc kỳ; dân tại Saĩgon ai cũng biết ông và cho rằng chính ông là người soạn thảo các văn thư chính thức để trao đổi với ta. Bề ngoài tuy có chức vị nhỏ, nhưng thực tế vai trò của ông rất hệ trọng. Ta đưa xuồng ca-nô của tàu Primauguet đón ông [2], đoàn tùy tùng rất ít gần như không có ai. Tàu Primauguetthả neo trên sông Ðon-naĩ tại một khúc uốn cong hướng ngược về phía Saĩgon, tại đây có hai nhánh sông và ở giữa là đường lên Bien-hoa. Thông điệp của người An nam gồm những câu rất tổng quát ta thường thấy dẫy đầy trong các văn thư Tàu: đó là những câu liên quan đến tai ương và thảm họa chiến tranh. Sau cùng, vị sứ thần của triều đình Huế không chấp thuận một điều khoảng nào hết của ta đưa ra để tái lập sự thuận hòa giữa hai đế quốc: ông cho rằng’’Tất cả chỉ lợi cho Pháp; không có một điều nào thủa đáng cho phía An nam’’

Vị toàn quyền Pháp trả lời (ngày 26 tháng tư 1861): ’’ rằng nếu hòa ước được ký kết, thì ngoại thương của người An nam hiện nay hoàn toàn xụp đổ vì các tuần dương hạm Pháp khống chế, sẽ được tự do hoạt động trở lại, _ rằng nước Pháp thay vì tạo khó khăn, có thể trong vài trường hợp, sẽ hậu thuẩn cho chính quyền Hué. Ông chuyển những ý kiến này lên sự khôn ngoan của nhà Nguyễn [3], và ông sẽ rất hài lòng nếu nhận được lời phúc đáp cho thấy hé mở chút gì cóthể hòa giải được’’.

Vị phó đề đốc nói đến việc thương mại suy xụp vì các tuần dương hạm phong tỏa là cách làm áp lực của ta đối với sứ thần An nam. Một nghị định của ta, ký ngày 23 thánh 4, cấm chở gạo lên vùng phía bắc lãnh thổ. Hậu quả của lệnh cấm gạo cho thấy ngay tại sao ta đã đánh chiếm My-thô. Gạo là vấn đề quan tâm chính của chính quyền An nam.

Tin này làm dân An nam kinh hoàng. Ngay sau khi mất My-thô, họ vẫn tiếp tục hy vọng là khắc nghiệt của chiến tranh không đến nỗi nào ảnh hưởng nguy hại đến việc cung cấp gạo là nguồn sinh sống duy nhất của họ. Sứ thần của hoàng đế Tu duc phải kêu lên vì những khắc nghiệt do ta tạo ra, về những sự việc đã rồi, về những điều kiện quá cứng rắn mà ta đưa ra cho họ, và sau hết là cái thảm họa mới này ( công hàm ngày 3 tháng 5 năm 1861). ‘’Từ ba năm nay các ông gây chiến với chúng tôi, trong cái xứ khốn khổ này không có gì thoát khỏi tay các ông. Các ông đốt hết kho tồn trữ của chúng tôi, chiếm cứ và phá tan đồn lũy của chúng tôi, đốt chiến thuyền, phá sạch nền thương mại; ghe thuyền chở vải quí cũng bị đánh chìm, giết quân sĩ, đốt nhà của chúng tôi. Các ông còn hạch sách tiền bạc bồi thường; chúng tôi nghèo lắm rồi. Nói có Trời những cảnh tang thương mà các ông gây ra có vui sướng gì? Ngày nay các ông lại cấm gạo; dân tình sẽ chết đói mà thôi.’’ Sau hết, ông nói tiếp bằng vẻ kiêu căng:’’Vì lẽ Ngài chỉ còn dành cho chung tôi một giải pháp cuối cùng, thế thì chúng tôi đành phải cầm khí giới để chiến đấu vậy.’’

Vị phó đề đốc hải quân trả lời (ngày 7 tháng 5 năm 1861) rằng: ’’ông sẽ dùng vũ khí để đẩy lui vũ khí.’’

Tuy nhiên, việc đàm phán vẫn tiếp tục sau hai công hàm đó. Việc thương thảo kéo dài từ tháng năm, tháng sáu, tháng bẩy cho đến ngày 4 tháng tám, và bất thần ngưng lại từ ngày đó[4]Sau đây là lá thư của phó đề đốc hải quân, chỉ huy trưởng các lực lượng Pháp, gởi cho sứ thần của hoàng đế An nam, ngày 7 tháng sáu, cho biết đầy đủ căn bản đề nghị của ta để tái lập hòa bình và sự khước từ của phía An nam.

‘’Tôi nhanh chóng phúc đáp thư của Ngài mà tôi hân hạnh đã nhận được, tôi tin rằng trong thư trước đây tôi đã cho biết một cách chi tiết những căn bản theo đó chúng ta có thể đi đến một thỏa ước hòa bình lâu dài.

Tuy nhiên, vì sợ còn thiếu sót, tôi xin nhắc lại những điều kiện mà tôi cần thương nghị:

‘’1 Tự do hành đạo Thiên chúa;

‘’2 Giao nhượng hẳn thành phố Saĩgon và tỉnh Saĩgon;

‘’3 Giao nhượng hẳn thành phố My-thô và toàn vùng lãnh thổ chung quanh;

‘’4 Giao nhượng hẳn thành phố Fou-yen-mot, thuộc tỉnh Bien-hoa;

‘’5 Tự do lưu thông trên các sông ngòi miền tây;

‘’6 Người Âu châu tự do đi lại bất cứ nơi nào trên toàn cỏi An nam, với điều kiện là họ tuân theo luật An nam;

‘’7 Phải giao trả người Âu châu phạm luật cho vị lãnh sự xứ họ tại hải cảng gần nhất;

‘’8 Hai bên chính quyền Pháp và chính quyền Nam kỳ có quyền cử đại diện tại tòa án của mỗi bên;

‘’9 Thiết lập tòa lãnh sự và người Âu châu tự do thương mại tại các hải cảng chính;

‘’10 Ân xá tất cả tội phạm liên hệ đến chiến tranh;

‘’11 Bồi thường bốn triệu đồng bạc [5];

‘’12 Phải để cho sứ thần Tây ban nha dự vào tất cả các thỏa ước trong tương lai.

‘’Cho đến bây giờ Ngài chỉ chấp nhận có hai điều khoản là tự do hành đạo Thiên chúa và sứ thần Tây ban nha dự phần vào các thỏa ước.

‘’Ngài vẫn tiếp tục than phiền về sự quá đáng trong những đòi hỏi của tôi, nhưng tôi vẫn tin rằng Ngài cực lực mong muốn hòa bình, mặc dù thế đến giờ phút này tôi thấy Ngài vẫn tránh né không chấp nhận những điều nhượng bộ mà Ngài phải làm đối với chúng tôi.

‘’Nhiều lần Ngài gợi ý cho biết để đáp lại các điều lợi mà chúng tôi đòi hỏi, chúng tôi không có một điều khoản nào bù đắp lại và việc giao nhượng tỉnh Saĩgon cũng ví như là giao hết các tỉnh miền tây Nam kỳ.

‘’Tôi rât vinh dự trả lời Ngài thêm là hòa bình sẽ cho phép đế quốc An nam thực thi việc buôn bán chắc chắn và có ưu thế hơn; tránh khỏi chúng tôi dùng quân sự để tiếp tục đánh; Ngài có thể tiếp tục liên lạc với các tỉnh miền tây mà hiện nay đã lọt ra khỏi quyền chủ động của Ngài.

‘’Trái lại, nếu chiến tranh tiếp tục, thì tình trang đế quốc An nam chỉ trở nên trầm trọng mà thôi. Chắc chắn Ngài cũng đã thấy điều đó.’’

Trong khi danh từ hòa bình được hai bên trao đôi, tất cả nỗ lực của vị chỉ huy trưởng Pháp dồn vào việc bình định và tổ chức lãnh thỗ vừa xâm chiếm._Tù chiến tranh giao về làng của họ và bắt phải ghi danh. Ai chỉ chỗ chôn dấu khí giới tại các tỉnh thì được thưởng. Vị chỉ huy trưởng tìm cách đánh lạc hướng quần chúng không cho họ nghĩ đến chiến tranh, ông duy trì các lời hứa trước đây khi ông khởi động chiến dịch, miễn thuế một năm cho dân chúng. Ông tiếp đón tử tế những người dân đòi nhà, họ thú thật rằng vì lúc đầu quá sợ hãi họ phải bỏ nhà mà trốn. Ông cho kiểm kê đất đai nhà cửa, ra hạn định phải thiết lập chủ quyền và muốn bán phải có phép của chính quyền người Pháp. Ông ra lịnh giữ nguyên ranh giới lãnh vực hành chính trong tỉnh My-thô cũng như ông đã giữ nguyên tại tỉnh Saĩgon, như thế để tránh không gây thêm rắc rối sau những rúng động cực kỳ mãnh liệt vừa qua.

Không được giết trâu, tuy quân viễn chinh có thiếu thịt tươi nhưng cứu vãn được việc canh nông. Gạo lúa trong kho My-thô chưa cháy hết, người nào vớt vát được thì cho; không áp dụng với họ sự trừng phạt theo luật hàng hải liên quan đến tàu bè bị bể và bị đắm, biện pháp này đã tạo một ảnh hưởng tốt từ lúc ta mới nắm việc đô hộ. Ðồng tiền kẻm phải tồn kho và bảo vệ chống lại những tổ chức đầu cơ, bọn này chỉ cần đi từ Saĩgon xuống My-thô và từ My-thô lên Saĩgon để chuyển tiền, ứng tiền cho vay nặng lãi mà thủ lợi.

Biên giới phía nam do một biệt đội canh giữ, thêm một hải đội gồm các tàu Prégent, Sham-Rock, pháo hạm số 27, pháo hạm số 22 và chiếc xà-lan Soledadcủa Tay ban nha giao cho lính thủy Pháp sử dụng. Hải đội này do đại úy Devaux chỉ huy để thăm dò các đường sông ngòi và để chống lại ghe tàu của bọn cướp bóc. Tàu Sham-Rockvà hai pháo hạm bằng sắt ngược nhánh tây nam (27 tháng năm, 13 tháng sáu) của sông Cambodge trên suốt bốn mươi dặm đến tận tỉnh Chau-doc, nơi đây là cửa kinh Can-cao đổ vào sông Cambodge. Kinh này vừa hẹp lại nhiều cỏ mọc, chỉ sâu từ bốn đến năm chân, đi ghe phải mất bốn ngày mới đến cảng Ha-tien: con kinh này vắng vẻ vì có nhiều bọn cướp vặt người Cao miên rình rập.

Việc phong tỏa Cao miên đã công bố như đã nói trước đây, tức ngày 23 tháng 4 năm 1861, làm cho thương mại phải chuyển khỏi Mỹ-thô để đổ dồn về Saĩgon. Quân đội ta đã khống chế và bảo vệ an ninh hoàn toàn vùng biên giới; ta làm chủ được hết các đường sông rạch trên phần thuộc địa đã chiếm và đang chuẩn bị để khai thác trong hòa bình tất cả những tài nguyên phong phú của vùng đất đai này. Càng ngày ta càng tin rằng người An nam sẽ không còn để ý đến vấn đề độc lập quốc gia nữa. Khi lúa đã cấy thì mọi việc sẽ thay đổi hết.

Diễn biến của tình thế cho ta nghĩ rằng lúc đầu vì không ngờ ta đòi giao vĩnh viễn quyền lãnh thổ nên người An nam rất thành thực khi đưa ra những đề nghị hòa bình. Nhưng khi biết rõ ý đồ của ta thì nỗ lực thương thuyết của họ, kể từ tháng năm, chỉ để đánh lừa ta mà làm kế hoãn binh, họ tìm cách làm ta nản lòng vì tình trạng cướp phá phách trên sông ngòi.

Các hành vi cướp bóc và đạo tặc xảy ra trước và tiếp theo là các cuộc khởi nghĩa: đó là mối lo của ta. Quan tâm lúc đầu tìm kiếm một giải pháp tốt nhất để thống trị người An nam thì nay không phải là điều quan trọng và cấp bách nữa. Hiện nay điều làm ta bối rối, ngoài đạo tặc và cướp bóc, là sức kháng cự của người An nam, nhiều nơi có tánh cách rõ rệt là những cuộc khởi nghĩa vũ trang.

Chẳng hạn ngày 22 tháng sáu 1861, tại Go-cung, người An nam biểu dương một thái độ chống đối mãnh liệt.

Go-cung là một thị xã nằm vào trung tâm tứ giác, gồm sông Cambodge, biển Tàu, kinh Bưu điện và sông Vaĩ-co. Ðối với người An nam đây là một vùng đất thánh. Nơi sinh của ông ngoại hoàng đế Tu-duc, tức quan-quê[6]ở Go-cung. Trong thị xã có ba mươi gia đình kết nghĩa với hoàng đế An nam. Ngôi chùa thờ tổ đặt tại đây, có nhiều nghi thức hành lễ đặc biệt.

Chung quanh Go-cung là đồng ruộng phì nhiêu, có thể nói là phì nhiêu bậc nhất của cả Nam kỳ miền dưới, trong xứ người ta vẫn thường nói với nhau là một hột lúa gieo ở Biên-hòa cho sáu hột, đem gieo ở Go-cung cho tới chín mươi hột. Về phía biển, từ đông bắc xuống đông nam của tỉnh ta thấy làng mạc nối tiếp nhau san sát: một số là đồn điền của quân đội, một số là nông trại của dân thường; họ sinh sống lẫn lộn với nhau, nhưng tổ chức của họ không thông minh chút nào. Việc phân chia đất đai cắt toàn vùng thành từng mảnh đất nhỏ: nhiều thôn ấp chỉ có mười bếp lửa là thường[7]

Về phía hữu của Go-cung, có một con kinh đổ vào sông Cambodge và một con kinh nữa là kinh Rach-la đổ vào sông Vaĩ-co. Chiến thuyền Amphitrite được đưa tới kinh này và nắm giữ vị trí chỉ cách thị xã chỉ ba dặm, trước mặt là một ngôi làng thật lớn có tên là Tan-hoa. Tại đây ta có một tỉnh trưởng, quyền uy dựa vào một đội thủy quân đánh bộ 25 người do một chuẩn úy điều khiển. Thị xã cũng giống như tất cả các thị xã khác của người An nam, gồm một khu đất lớn dùng làm chợ; các đường phố khá nhỏ hẹp dẫn từ chợ về các thôn làng; một ngôi chùa, nhưng chùa ta đã chiếm và làm đồn vũ trang.

Ðó là tình trạng vào tháng 6 năm 1861, trong lúc ấy vị toàn quyền của hoàng triều Huế đang chuyển cho tổng hành dinh của Pháp bản công hàm thứ tư, và cũng vào lúc đó có một người An nam rất cương quyết và hào hùng, tên là Dinh, trình diện trước vị tổng trấn Bien-hoa cho biết sẽ dấy loạn khởi nghĩa trong toàn xứ. Người này được phong chức vin-teut[8](tức con quan), và lãnh ấn đúng theo chức vị này, với chức vị được phong ông có đủ tư cách đề cử những người lãnh đạo các nhóm quân khởi nghĩa. Cha của vị này là một người rất được trọng vọng của đế quốc An nam; ông ngự ở triều đình Huế có chức là Thiey-ve-sam; cấp bực của ông ngang hàng với một đại tướng sư đoàn của ta tại Pháp. Hai bộ hạ của Dinh là hai đại úy đã đến Bien-hòa từ tháng ba; hai người vợ của hai đại úy này đều là người Go-cung. Cuộc khởi nghĩa tại đây được tổ chức nhanh chóng, chỉ trong vài ngày, vị vin-teutđã quy tụ được 600 người vũ trang. Ðạo quân này gồm 200 dân quân, còn gọi là Don-dien [9], 200 quân chính qui của trung đoàn đóng trong thành Kì hòa rơi rớt lại, 200 nghĩa quân địa phương kết nạp trong số họ hàng của hoàng đế và bạn hữu của họ.

Vài mật thám cho quân ta biết họ sẽ sớm tấn công trong những ngày gần đây. Một toán nhỏ quân ta gồm có sĩ quan và lính thủy, tất cả 27 người, canh phòng cẩn mật thức suốt đêm 21 đến rạng ngày 22 tháng sáu. Tiếng chiêng và tiếng trống vang lừng báo hiệu địch sắp tấn công. Vị tỉnh trưởng của ta là một trung úy hải quân, tên là Vial, liền huy động quân sĩ dưới quyền. Ông đặt vài người canh giữ cổng chính của chùa và dặn các người này phải chiến đấu đến cùng; sau đó ông dẫn số quân lính còn lại đổ ra đồng để thăm dò thực lực của địch. Vừa đi hết đường cái, ông đã gặp ngay quân An nam chia ra làm ba toán mỗi toán 200 người từ ruộng đang tiến lên. Họ đi rất oai nghiêm và liều lĩnh: đúng là phải liều lĩnh lắm mới dám tiến lên giữa đồng trống trong tay chỉ có súng ngắn, trong khi ta dùng súng cac-bin nòng dài. Người tên Dinh chỉ huy toán nghĩa quân địa phương. Quân Pháp chống trả hiệu quả vì khoảng cách không xa. Nhưng ngay lúc đó thì vị trung úy hải quân của ta được thông báo là ta đang bị đánh lạc hướng. Ông liền đặt hai người lính ở lại canh tại một đầu đường và hối hả dẫn số lính còn lại quay về quảng trường của thành phố. Vừa tới nơi thì cũng đúng lúc quân địch xuất hiện. Quân An nam nào tiến lên trước đều bị giết sạch, xác làm nghẽn cả lối đi; nhưng phía sau lại tiến lên. Họ cầm lao đứng sát vào tường, ta chỉ có việc bắn như bắn những tấm bia người thế thôi. Quân Pháp cứ bắn từ từ, sau đó thì tiến lên nhả hết đạn và xông vào quân An nam. Tức thời có một người lính thủy đánh bộ, trong số được giữ lại gác chùa, thấy quân ta đang đánh xáp lá cà liền nghĩ rằng phải tiếp tay với họ, liền bỏ chùa tiến ra. Anh lính này vừa xông ra nơi đánh nhau, thấy vị trung úy hải quân đang đối đầu với quân thù rất đông, đang bị thương ở cạnh sườn, anh liền lấy thân che cho vị trung úy và anh bị trúng ngay một phát đạn chết tức khắc. Cây súng các-bin vẫn còn nguyên đạn chưa bắn phát nào: xác anh ngã xuống bị đâm thêm nhiều nhát lao nữa vào lưng. Trong mấy giây liền sau đó, vì không có người che nên vị trung úy hải quân bị bắn lủng đùi, đồng thời bị đâm trúng cánh tay, trúng chân và bị phỏng ở một mắt vì pháo của địch, sáng hôm đó quân An nam dùng pháo buộc ở đầu lao để bắn đi.

Nhũng người chỉ huy ba cánh quân địch bị giết gần hết, vì họ tiến lên hàng đầu, địch quân không còn ai hỗ trợ nên yếu thế và đánh tháo lui. Vị trung úy hải quân của ta liền lên chiến thuyền, nhìn thấy quân địch còn đang rút đi trên ruộng, ông cho lịnh bắn theo vài quả đại pháo, có thể là không trúng địch vì họ rút đi theo hàng một, nhưng cũng làm cho họ rút nhanh hơn. Lúc đầu ta cứ tưởng nội trong ngày họ sẽ quay lại đánh nữa; nhưng chẳn thấy tên nghĩa quân, tên chính quy hay tên don-dien nào tập hợp và mang khí giới đến gần Quân ta chỉ có một người chết và một bị thương nhưng ảnh hưởng trong vùng này còn mạnh mẻ hơn hàng trăm người chết trong một trận đánh lớn. Một số dân quân trình diện xin ghi tên vào danh sách của làng và nói rằng họ không muốn làm don-dien nữa. Ta cho ghi tên hầu hết trong số những người xin.

Những người cầm đầu địch quân vừa chết vừa bị thương còn nằm la liệt ở quảng trường. Một xác chết được nhìn chính là Dinh, tức người đã tổ chức và hướng dẫn cuộc khởi nghĩa; nhưng thật ra người này không bị ta bắn trúng; sau đó được hoàng đế phong chức quan và tiếp tục lây lất chiến đấu chống chính quyền của Pháp trong vùng tứ giác phía đông. Một người cầm đầu khác cũng còn sống; mặc dù là kẻ chiến bại, bị thương không còn chiến đấu được nữa, ông này vẫn giữ vẻ mặt trầm lặng vượt lên trên nghịch cảnh. Ta kéo ông từ nơi bị thương cho đến nơi xử bắn, mặc dù thương tích, ông vẫn luôn luôn bộc lộ khí tiết ngang nhiên của một chiến sĩ bị bắt làm tù binh: người nào thấy cũng đều thuật lại rằng ông vô cùng hãnh diện khi hay tin quyết định của ta đem ông xử bắn,thay vì treo cổ[10]Ông đã chết giống như những người mọi da đỏ mà lịch sử đã ghi chép một cách kính nể: khốn đốn nhưng vô cùng cao cả, không phải ông chết mà linh hồn của một quốc gia đã chiến đấu với ông và thở hơi thở cuối cùng với ông.

Ngay ngày hôm sau trận Go-cung, hộ tống hạm Duchaylađến thả neo trên sông Vaĩ-co, tại cửa kinh Rach-la, ta bắt đầu cuộc chiến tranh trừng trị. Nếu dấy loạn dám tái diễn trong vòng lãnh thổ tứ giác phía đông thì còn phải chờ một thời gian lâu; nhưng hình như kháng chiến lại chuyển sang vùng tứ giác phía tây mà trên bản đồ đều có ghi rõ là vùng do quân đội Pháp chiếm giữ. Các tàu Duchayla, Mitraille, Dragonnethay nhau tuần tiểu trên kinh Bưu điện. Chính con kinh này trước đây dùng làm đường vận chuyển cho đạo quân viễn chinh đánh chiếm My-thô.

Ðể chống lại ta quân An nam không thấy đưa ra chiến thuật gì gọi là sáng tạo. Nghệ thuật muôn thuở của họ là dựng các chướng ngại phụ thuộc để phòng thủ, điều này cho ta nghĩ rằng chính ta đến đây gây chiến và đánh nhau với họ để dần dần dạy cho họ cách đánh nhau với ta[11]Trong thế hệ họ, còn thiếu một người để dạy họ biết chiến đấu: quả thật ta phải nêu rằng trong hàng ngũ quân Âu châu gần như không có ai đào ngũ. Các pháo hạm bằng sắt liều lĩnh tiến đến cuối Rach-gam, rạch Caĩ-baĩ, nhưng không bao giờ lo sợ bị tấn công phía sau. Ðịa thế hiểm trở của các nơi này đúng ra là phải dạy cho quân An nam cách thức làm sao để chống lại các pháo hạm có những phần cơ khí mỏng manh của ta. Sau khi tàu ta đi qua, họ chỉ cần hạ cây thật nhiều chắn ngang sông rạch chận phía sau là sẽ làm cho ta cực kỳ bối rối. Trái lại họ chỉ chặt cây để chắn đường phía trước mặt mà thôi, không bao giờ họ chận phía sau. Trong thời gian nghỉ mùa mưa, thủy quân chiến đấu, vài đại đội của tiểu đoàn xung kích 101, thủy quân bộ chiến và cả toán biệt phái Tây ban nha đều phải xung vào việc dọn dẹp, khai thông sông rạch bị địch ngăn chận bằng các loại chướng ngại. Thật là một công việc nặng nhọc và nguy hiểm, hơn cả khi bị địch bắn; nhiều khi có người chết.

Hình như địch cũng chọn một chiến thuật mới: luôn luôn lẫn tránh. Trước đây, trên đường tiến đánh My-thô, cũng chính hai bên bờ Rach-run-ngu địch đã giàn trận chống cự thật gay go với ta, và chỉ thụt lui từng bước một. Nay thì không cách gì túm được họ, trừ một vài tên chỉ huy tầm thường của các toán khởi nghĩa nhỏ mà thôi. Chiến thuật chính của người An nam là ngăn cản nỗ lực cai trị của ta: dùng ảnh hưởng của quan quân ngày xưa chống lại uy quyền của quan lại người Pháp. Các quan phouvà quan huyenngày xưa chờ đêm lại lần về làng, về tỉnh, về quận mà họ cai quản lúc trước. Họ vừa hăm dọa lại vừa hứa hẹn với dân chúng. Họ nói cùng một thứ tiếng, người dân thì vẫn nhớ đến những gì trước kia quan chức của họ đã từng giúp đỡ họ, ngoài ra lại còn mối tình cảm phụ tử giữa quan và dân, họ nỗ lực tranh dành ảnh hưởng với ta. Không có một người An nam nào lại không coi những người lính địa phương hay những người xã trưởng theo ta là một thứ giết cha, giết mẹ[12]Tóm lại, dân xem sự hiện diện của ta cũng chỉ tạm thời mà thôi. Họ nghe nói chúng ta có một quê hương giàu có và phồn thịnh, trong đầu họ nghĩ rằng rồi một ngày nào đó ta cũng trở về xứ sở ta mà thôi. Khi ta vặn hỏi người An nam chọn trong số những người không cong lưng và khúm núm trước mặt ta thì họ đều trả lời rằng: ‘’ Chúng tôi đâu có thể bỏ xứ mà đi, có bỏ thì cũng chỉ bỏ làng. Chúng tôi chờ mà xem. Chẳng qua cũng là ý trời.’’ Nhưng trong số những biện luận của triều đình Hué do mật sứ loan truyền trong dân gian thì có điều này là chính yếu nhất: ‘’Một nước hùng mạnh gây chiến với ta, gây cho ta nhiều khó khăn bắt buộc ta phải bỏ Nam kỳ miền dưới.’’ Ta cũng chỉ hy vọng điều đó, chẳng qua cũng do những chiến thắng của ta ở Touranne và Saĩgon mà ra.

Việc chiếm giữ hai vị trí Saĩgon và My-thô chưa đủ làm nao núng trong toàn xứ; từ lúc ta biết được các xã trưởng do ta đưa ra đều nhận được thư do mật sứ của triều đình Huế cho biết họ phải trung thành hoặc là phải chết, thì ta bắt buộc phải tỏ cho địch biết là ta quyết tâm chiếm giữ thật sự và vĩnh viễn xứ này, nếu không thì chỉ có danh mà không có thực. Muốn tỏ thực quyền ta phải dựng đồn bót: lúc đầu ta chỉ có năm, sau tăng lên đến bảy.

Chắc chắn phân chia lực lượng là điều tai hại. Nhưng chẳng có quy tắc nào tốt mà lại không có ngoại lệ, vậy ta phải tìm một hình thức dung hòa giữa phân tán tối đa và tập trung cố thủ, tập trung tối đa thì ta đang gặp khó khăn trong hoàn cảnh hiện nay. Các cuộc chiến tranh chinh phạt rầm rộ đều giống nhau, sau những trận đánh lớn làm tan rã guồng máy quân sự của địch, thì phải đương đầu với một trận chiến thường trực mà mỗi người dân là một người lính đơn độc; có thể phương pháp hay nhất để thống trị là đặt một người lính bên cạnh một người dân bại trận để canh chừng. Ðó cũng là chuyện người Mông cổ đã thực hiện ở phần đất Á châu này, khi họ xâm chiếm nước Tàu vào giữa thế kỷ mười bốn. Mỗi người dân Tàu phải chứa trong nhà một người lính; nhưng chính sự phân tán tối đa đã tạo ra thế suy yếu của quân Mông cổ, chỉ trong một đêm tất cả quân chiến thắng đều bị tàn sát. Bản tính của ta và số quân quá ít không cho phép ta thực hiện phương pháp này để củng cố việc chinh phạt: ta đành chọn một giải pháp dung hòa là lập đồn.

Các toán vũ trang có tổ chức quy củ bất thần tấn công Go-cung làm tất cả mọi người ngạc nhiên không ngờ trước được. Ta vẫn tưởng người An nam còn chìm ngập trong nỗi kinh hoàng, ta từng thấy những đám người An nam khúm núm, sợ sệt khi gặp mặt người Pháp tại Saĩgon, họ giống như những thứ hèn hạ bỏ đi không tỏ ra điều gì dám kháng cự ta. Nhưng sự thật đã chứng tỏ rõ ràng, như ta đã thấy. Người An nam có tinh thần độc lập quốc gia rõ rệt, ta đã xem họ và vẫn còn xem họ như những người vô giác không phân biệt ai là chủ nhân ông của mình, như những người sẵn sàng chấp nhận bất cứ ai quản lý chỉ cần cho phép họ cày ruộng và gặt lúa là được. Ta vẫn nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần sai lầm lúc ban đầu của ta là coi mọi tác động trổi dậy của người An nam là đạo tặc và cướp bóc. Sai lầm này thời nào cũng có, khi người La mã chiếm xứ Gaule[13]và nếu ta cứ tin theo lời họ thì những ai chống lại người La mã đều là bọn bất lương phạm pháp.

Từ trước đến nay Nam kỳ miền dưới vẫn đầy kẻ trộm; nhưng con số tăng lên gấp bội chỉ trong vòng hai tháng sau khi thành Kì hòa và thành My-thô bị ta đánh chiếm: nhiều quân lính tan rã hàng ngũ quay ra cướp bóc; vì đó là nguồn sinh sống duy nhất của họ. Nhưng vào độ tháng sáu và hai tháng tiếp theo dân quân Don-dien, quân chính quy và nghĩa quân lại được các người chỉ huy cũ của họ tập họp trở lại. Vì không biết ngôn ngữ, vì bị lừa gạt, vì lo sợ mà tự vệ, vì bắt chước truyền thống của người Anh, vì bản chất hung bạo nổi dậy trong một số người của ta giống như sự hung bạo thúc đẩy người Tây ban nha diệt chủng người da đỏ, tất cả là những lý do làm ta không còn phân biệt được những người An nam không phải là trộm cướp đã nổi lên kháng chiến chống lại ta. Biết bao nhiêu những kẻ mà ta coi là cướp bóc thật ra là những chiến sĩ tay không chẳng được trang bị khí giới mà thôi!

Thật quả là một quyết định cực đoan khi giao cho hai mươi đại biểu của ta toàn quyền sinh sát. Dù cho lương thiện và cương quyết đến đâu thì những người lãnh đạo này cũng chẳng thay đổi được những nhược điểm của bản tính mình. Những lệnh ban xuống trong trận chiến tranh khủng bố đang diễn ra tại hai vùng tứ giác thật vô cùng khủng khiếp: thật là nhẫn tâm chưa hề có. Tuy nhiên’’ Các ông không được khủng bố người dân hiền lành’’ ( Ðó là lời huấn thị cho các chỉ huy trưởng các đạo quân lưu động.)

Không có cảnh tượng nào âu sầu, buồn tẻ và khổ sở hơn là khi thấy người Pháp phải chạy ngược chạy xuôi trong ruộng trên sông trong suốt mùa mưa. Trò chinh phạt như thế này thật không có gì thích thú: cứ thấy được tên địch này thì tên địch kia chạy trốn, toàn xứ thì sông ngòi chằng chịt làm cho hành quân giống như cảnh sát đuổi bắt kẻ trộm cắp trên sông. Chẳng hạn như địch chiếm một số vị trí về phía kinh Bưu điện và Rach-kison, nhưng ta chẳng biết các vị trí địch ở đâu; có những biến động giống như địch đang hành quân: tiền quân ta chẳng thấy gì hết. Chận thuyền bè tra xét chỉ tập cho quân ta thái độ khinh miệt đời sống con người: thế thôi. Quân địch nhất định lẩn trốn làm ta hành quân giống như đánh vào không khí, trong trò đánh nhau thì phải có hai bên, nhưng rốt lại chỉ có một bên tự ra tay đánh một mình. Tuy nhiên ta biết chắc có nhiều lực lượng tiếp tay khởi nghĩa, ta biết cả tên tuổi của vài người cầm đầu và hướng dẫn nổi dậy. Ðến đây nên tiếp tục tìm hiểu những người này, họ có liên hệ với dòng họ hoàng đế An nam, họ là linh hồn của các phong trào nổi dậy[14]

Hoàng đế Tu-duc có vóc người khá cao lớn, hơn tầm trung bình của người An nam. Dáng hơi khòm. Hai vai xệ xuống, đây là dựa theo lối nói của dân trong xứ dùng ám chỉ những người già trước tuổi vì ham ăn chơi[15]Nước da của ông mét và đều: nét mặt trầm lặng, không tỏ lộ, không xao động lo âu như cái nhìn giống như mắt mèo của người An nam. Tuy nhiên ông vẫn mang tất cả những cá tính của giống dân An nam, người Pháp nào đã được thấy quan quân An nam ở cấp bực cao đều có thể hình dung được cử chỉ, dáng điệu, vẻ mặt của hoàng đế Tu-duc. Răng của ông nhuộm đen; tóc cột lại thành một búi tó có kim bằng vàng xuyên ngang. Người Pháp ta xem ông và vẫn còn coi ông như một con thú giữ thô bạo và khát máu: nhưng đây chỉ là phương pháp của những kẻ tầm thường khinh miệt kẻ thù của mình rồi những kẻ xua nịnh bắt chước theo. Ðối với người An nam ông là một hoàng thân cứng rắn nhưng vô cùng nhân đạo. Sự thật thì ông tỏ ra có bản tính rất ôn hòa và thái độ thật hòa nhã, ngay từ ngày còn nhỏ tính tình hòa nhã của ông đã làm cho vua cha là hoàng đế Treui-trĩ [16]phải chú ý tới và đặc biệt chăm sóc đến ông. Trái lại hoàng đế Treui-trĩ quyết gạt bỏ người con trai cả vì người con này rất hung giữ và độc đoán. Một người An nam sống trong triều đình Huế biết tiếng la tinh đã cho ta biết các chi tiết vừa kể trên, vào thời đó tiếng la tinh là ngôn ngữ thông dụng. Ông còn nói với ta là người An nam cho hoàng đế của họ là: pertinaxtenax, có nghĩa là sáng suốt và kiên trì.

Hoàng đế Tu-duc sinh năm 1830. Vào dịp ông lên ngôi, mẹ ông cho thêm một tuổi, viện bô lão cho ông thêm một tuổi nữa và người dân cũng tăng thêm cho ông một tuổi: vì thế đối với Âu châu ông ba mươi ba tuổi, nhưng đối với người An nam ông ba mươi sáu tuổi. Việc lên ngôi của ông biến chuyển như trò ảo thuật, chuyện xảy ra cứ tưởng như chuyện ở cung điện Nga hoàng hay Thổ nhĩ kỳ.

Khi hoàng đế Treui-trĩ cảm thấy suy yếu và biết mình sắp chết, ông dàn xếp mọi việc để đưa người con trai út lên ngôi. Mỗi lần người con trưởng là Hoang-bao[17]muốn vào phòng thăm hoàng đế Treui-trĩ đều bị người lương y của hoàng đế ngăn cản, bằng cách nói với ông rằng hoàng đế đã khoẻ sắp đi đứng được. Trong khi dằng co như thế thì trong phòng bên cạnh di chúc của hoàng đế đang được soạn thảo. Khi hoàng đế vừa qua đời thì hội đồng hoàng triều được triệu tập, bản di chúc đem ra trình cho hai anh em trước mặt đông đủ hoàng gia. Người con cả bị tác động mạnh đến nổi đã quỳ gối và úp mặt xuống đất tỏ ra hết sức bối rối, mọi hy vọng của ông đã tiêu tan hết. Khi hoàng đế Tu-duc lên ngôi, người anh tìm cách mưu phản nhưng không kết quả gì. Các âm mưu của người anh mất ngôi đều bị khám phá; chẳng những âm mưu không thành, ông lại còn bị nhốt vào một lâu đài tại Huế. Ông bị quản thúc yên ở đó đã sáu năm. Nhưng bỗng có một biến cố xảy ra: sứ thần của vua Xiêm gởi đi bị quân triều đình bắt tại biên giới giữa Cao miên và Nam kỳ tức là Tay-ninh, mật xứ mang theo phù hiệu vương quyền để dâng lên người con cả của hoàng đế Treui-trĩ. Theo sự đồn đại trong dân chúng thì vị hoàng thân này đã hối lỗi vì nghỉ rằng việc bất thành là do ý trời không muốn cho ông trị vì, và ông đã thắt cổ tự tử sau đó. Nhưng có lẽ ông bị thắt cổ thì đúng hơn. Ba ngày sau, con trai của ông cũng chết một cách tương tợ [18]Giòng họ vô phước này chỉ còn một người cháu trai và một bà mẹ: cả hai đã dùng ghe mà trốn thoát. Kể từ khi đó không ai biết thật sự số mạng của họ ra sao.Vào năm 1861, người An nam cho rằng hai người sống ẩn nấp ở Nam kỳ miền dưới.

Hoàng đế Tu-duc cũng không được hoàn toàn bình an thụ hưởng ngôi báu mà vua cha đã xếp đặt. Trước hết ông phải chống lại chiến tranh nội bộ tranh dành vương quyền, sau là chiến tranh xâm lược của người ngoại quốc. Khi nhìn thấy nước Ấn độ cạnh bên bị người Anh xâm chiếm ông cũng phải choáng váng. Trong thâm tâm, ông e rằng rồi đây tất cả sẽ đổ vỡ, một khi đã giao nhượng một tỉnh tức là khởi đầu cho sự suy sụp của toàn lãnh thổ. Chắc chắn trong tháng 7 năm 1861 lịnh cấm gạo trên toàn vùng bờ biển Nam kỳ do ta ban ra bắt đầu có hiệu quả mạnh, bốn mươi vị quan uy thế nhất trong nước, mà ta thường dùng một danh từ có nghĩa thật xấu thuộc loại thổ ngữ pha trộn sabir của người Bồ đào nha để gọi đám quan này [19], đã tấu trình lên hoàng đế cảnh tai họa của dân tình và khuyên hoàng đế hãy thương thuyết với người Pháp. Tu-duc đã trách cứ họ là yếu hèn, và nói với họ rằng: ‘’Các ông nên chuẩn bị chiến đấu hơn là lo thương thuyết; ta thà chịu rút vào núi non với người Mọi, người Chàm còn hơn là chịu nhượng bộ.’’ Tuy thế sau này ông cũng phải chịu thương thuyết.

Vị hoàng thân chết thảm ở Huế và hoàng đế của người An nam hiện nay là hai anh em khác mẹ, mỗi người đều có một ông ngoại khác nhau. Ông ngoại của hoàng đế Tu-duc tên là Truong-dang-quê. Ông sinh trưởng ở Go-cung, thị xã nằm giữa Cao miên và bờ biển Tàu. Ông Quê đã bẩy mươi tư tuổi: là kẻ thù không thể tha thứ của người Âu châu trong việc xâm chiếm thuộc địa. Chính ông đã đưa vào sắc chỉ của hoàng triều ký năm 1833 lệnh ngược đãi tín đồ thiên chúa.

Ông ngoại của hoàng thân bị thắt cổ ở Huế tên là Tri-phương[20]Ông sáu mươi lăm tuổi, là một cưu nhân viên thư lại, ông đạt được danh vọng lớn không hề phải trải qua thi cử. Ðây là người An nam được kể như có trí thông minh hiếm có, rất kiên trì, nhiều sáng tạo, khả năng phong phú. Ông là người sáng lập các nộng trại quân đội cho dân Don-dien, chính họ đã giữ một vai trò tích cực trong cuộc nổi dậy ở Go-cung; những nhóm dân định cư này phù hợp một cách tuyệt vời với nền luật pháp và thiên tài của người An nam, đồng thời cũng cực kỳ thích nghi với tình trạng đặc biệt của Nam kỳ miền duới. Có người cho rằng Nguyen Tri-phuong tổ chức các dân quân để sau này, chờ khi vua Xiêm nhúng tay vào hậu thuẩn, sẽ nổi lên chống lại hoàng đế Tu-duc. Nhưng chắc chắn là sau các biến cố năm 1858, Truong-dang-quê và Try-phuong đồng lòng hợp tác với nhau chống lại sự xâm lược của Pháp. Vị thế của hai ông trong nước, cũng như tuổi tác của hai ông đã tạo ra ảnh hưởng lớn lao trong toàn xứ Hai ông thiết kế, đào hào đắp lũy, lập căn cứ chống cự; dựa vào uy thế và nhất là nhờ tính khí và nghị lực mà hai ông đi đến đâu là khơi động việc nổi dậy đến đó, giống như chính hoàng đế Tu-duc tự thân hành đốc xúc dân chúng trong hai tỉnh Gia-dinh và My-thô.

Dưới hiệu linh của hai vị này, các xã trưởng cũ và tàng tích của nền hành chánh An nam trước đây đứng ra tổ chức và hướng dẫn kháng chiến; đôi khi trong số người đứng lên cũng có những người mới, trẻ tuổi, không có chức tước gì trong quân đội trước đây, nhưng giàu có và nhiệt tình. Ta biết được tên của vài người trong số những đầu đảng của các nhóm kháng chiến.

Le Quan-dinh là một trong số những người nhiều nghị lực nhất. Anh ta đánh lừa là đã chết trong trận Go-cung, nhưng sau đó lại xuất hiện và chiến đấu trong hết mùa mưa tuy không có kết quả gì. Mãi về sau này, khi ta đã chiếm Bien-hòa, tên Le Quan-dinh tung hoành tàn phá hết hai vùng tứ giác của ta.

Tên Phou-cop còn gọi là phou-cao rất nổi tiếng. Trước đây hắn là tỉnh trưởng[21]một vùng lãnh thổ hình tròn giáp ranh với kinh Thương mại. Hắn là tên trùm trong vùng tứ giác do quân ta chiếm giữ, có khi những toán quân của hắn dám tiến sát vào gần ngay My-thô. Nhưng chúng đều bị ta ruợt đuổi và phải phân tán ở Mi- cui [22].Tên hắn có nghĩa là quan cọp. Thuộc hạ của hắn gán cho tên đó vì hắn rất hung giữ.

Tên Quan-tou là một cựu đại tá Don-dien nổi danh vì tính khí hào hùng. Trước đây hắn chỉ huy một trung đoàn dân quân tức Don-dien trong thành Kì hòa. Sau khi thành Kì hòa bị mất, hắn lại xuất hiện ở các tiền đồn chống giữ thành My-thô. Hắn chỉ huy đồn mà trong đó đại pháo đã bắn ra giết chết đại úy hải quân Bourdais. Sau khi ta nã pháo bắn nát đồn, hắn buộc lòng phải dẫn quân lính tháo lui, quân lính của hắn vẫn gồm dân quân Don-dien, hắn rút vào vùng tứ giác phía tây; ta cho tàu Sham-Rocktruy nã ở Kui-duc, đốt nhà hắn và phá tan tành gia sản của hắn làm hắn phải bỏ trốn qua phía Cao miên trong vùng ngang với ba tỉnh phía nam.

Tên Quan-suan thì nổi tiếng vì rất giỏi về hành chính Hắn đóng ở phía tây kinh Thương mại trong suốt mùa mưa và ít khi xâm lấn vào lãnh thổ của ta. Tên hắn có nghĩa là mùa xuân. Người An nam thỉnh thoảng mang tên này, tên có gốc từ miền bắc, vì ở đây không có nghĩa gì hết vì không có mùa xuân.

Những người cầm đầu kể trên tập hợp binh mã, vừa là lính chính quy gom góp trở lại, vừa là dân quân Don-dien, vừa là nghĩa quân địa phương. Trong vài trường hợp, nhất là ở Go-cung, trên bờ rạch Run-ngu và rạch Mi-cui, quân chính qui, Don-dien và nghĩa quân hợp chung với nhau mà đánh. Tóm lại, kháng chiến của người An nam chống lại người Pháp đã bắt đầu nẩy sinh và có tính cách rất khác biệt tùy theo địa phương, phía đông hay phía tây kinh Bưu điện. Trong vùng tứ giác phía đông, tức vùng đã nằm gọn trong lãnh thổ Pháp, các cuộc nổi dậy gần như có tính cách bộc phát mà thôi. Những người chỉ huy đánh liều mạng, các cuộc nổi dậy giống như vọt lên từ trong đất. Trái lại, trong vùng tứ giác phía tây, người An nam có nhiều làng mạc nằm dọc theo mép kinh Thương mại tiếp tay, những làng này không thần phục ta. Các tỉnh phía nam chuyển lên cho họ thuốc súng, súng, đại pháo và cả gạo nữa. Chính quyền Biên-hòa gởi cho họ mệnh lệnh, chứng từ, ấn dấu; vị quan phó vương sáu tỉnh[23], khi thì đóng trong lều tranh đổ nát lúc thì lập tổng hành dinh nơi đồn lũy kiên cố, lúc nào ông cũng khuyến khích và cổ võ các nhóm kháng chiến. Sức kiên trì của người An nam đem lại sinh khí cho các tỉnh Ha-tien, Vinh-luong và An-gian. Ðiều này chứng tỏ cho biết sau này dù ta có chiếm hết ba tỉnh phía bắc Nam kỳ miền dưới tức My-tho, Saĩgon và Bien hòa, cũng sẽ khó lòng bình định khi ba tỉnh cực nam vẫn còn áng ngữ trước mặt.’’Nếu tôi có thêm một ngàn quân nữa, tôi sẽ lấy hết ba tỉnh đó; nhưng rồi tôi sẽ có đủ người để giữ những tỉnh ấy hay không? Uy danh của chúng ta tùy thuộc vào đó.’’ (trích lời của phó thủy sư đề đốc chỉ huy trưởng gởi lên bộ trưởng hải quân).

Kháng chiến của người An nam trong vùng tứ giác phía tây là do tên Phou-cao cầm đầu, biệt danh hắn là quan-cọp. Có lúc ta nghĩ rằng quân An nam rút về sào huyệt kiên cố để chống lại các đạo quân lưu động của ta xuất phát từ My-thô, mượn hệ thống kinh rạch đổ thẳng vào sông Cambodge để di chuyển, vì thế ta phải nỗ lực đánh tan chiến thuật này của địch, không cho thiết lập đồn lũy cố thủ như trước. Ta bèn lấy quyết định gởi một đạo quân chinh phạt [24]đi đánh phá Mi-cui.

Cuộc hành quân của ta không gặp sức kháng cự nào đáng kể của địch; địch quân tiếp tục tháo lui như thường lệ, nhưng từ xa vẫn bắn loạn lên bằng súng nhẹ. Mùa mưa lại bắt đầu trở lại, thật là khốc liệt, làm quân sĩ di chuyển hết sức cực nhọc và nguy hiểm chết người.

Go-cung và Mi-cui là những địa danh mà ta biết để kể ra đây làm điển hình cho một thứ chiến tranh mà kẻ thù hoàn toàn vô hình.

Nếu ta chỉ dựa vào sức cố gắng và kiên trì của địch khấy rối trong mùa mưa để đánh giá tình hình thật sự của hai tỉnh vừa chiếm thì hoàn toàn sai. Không có chút gì tương xứng giữa tổ chức trong bóng tối của địch so với những tai hại nặng nề mà ta đang phải gánh chịu.

Một vài hành động kháng cự trong một chiến trường giới hạn thật không đáng kể gì hết khi đem so với một trận chiến khác đang dai dẳng: tức là trộm cướp. Chính sứ thần An nam cũng than phiền về việc cướp bóc đã tăng lên gấp đôi từ khi có loạn. Các đề nghị hòa bình vẫn tiếp tục được trao đổi giữa sứ thần An nam và vị chỉ huy trưởng của ta. Nhưng những cuộc thương thảo này vụt ngưng vào tháng tám, sau khi ta tức dận bắt được gần Tram-bam bản tuyên cáo của triều đình Huế. Hoàng đế Tu-duc treo giá đầu của chúng ta và trách dân không biết tận dụng nghị lực và tiềm năng của mình để tìm phương cách đánh đuổi ngoại xâm. Sau đây là lời lẽ của bản tuyên cáo:

Ngày thứ 3 trong tuần trăng thứ 3 (tức ngày 1 tháng 3, năm 1861)

‘’Từ ba năm nay người Pháp đến quấy rối ta tại Gia-dinh; nơi đây họ đã phá thành, giết hại và đánh đuổi quân sĩ phòng thủ của ta. Tất cả thần dân có thấy phẩn nộ hay không, tôi tưởng rằng toàn dân nhất là những ai ở Nam kỳ miền dưới sẽ sẵn sàng hợp tác với quân sĩ để trả thù cho những nơi bị địch đánh bại. Người Pháp không phải cùng một giống dân với ta, họ áp bức chúng ta, hãm hiếp phụ nữ ta[25]. Tất cả những ai bất nhẫn vì những việc này hãy quay về hợp tác với tôi.

‘’Trong số các ngươi có ai muốn thờ họ và theo đuôi họ không?

‘’Trước đây, tôi đã đưa ra một bản tuyên cáo cho chính quyền sáu tỉnh, trong đó tôi đã báo rằng:

‘’Tất cả công bộc phải tuân lịnh tôi; phải lo kêu gọi dân chúng nổi lên để tổ chức nghĩa quân theo những thể thức như sau:

‘’Ai kết nạp được 10 người thì được phong chức ba-bô;

‘’Ai kết nạp được 50 người thì được phong chức chanh-luc-pham-suat-doi (đại úy). Ðược lãnh khẩu phần của nhà nước và được cấp khí giới để tập luyện.

‘’Ai kết nạp được 100 người sẽ được phong pho-ve.

‘’Ai kết nạp được từ 200 đến 400, sẽ được phong chức tương xứng với số người kết nạp.

‘’Ai kết nạp đưọc một đạo quân 500 người sẽ được phong làm chanh-nguyen-pham-co (đại tá).

‘’Nếu ai bắt được một người Pháp, sẽ được thưởng bốn lượng bạc.

‘’Nếu ai giết được một người Pháp, sẽ được thưởng hai lượng bạc.

‘’Nếu ai giết được một người An nam theo Pháp sẽ được thưởng một lượng bạc.’’

‘’Hứa hẹn như thế, tức chúng tôi muốn huy động toàn dân chống lại người Pháp. Tại Gia-dinh đã có 308 người can trường theo về với quân đội của chúng ta; ở Vinh-long đã có 140 người Chưa kể năm tiểu đoàn chính quy và một trung đoàn nghĩa quân trước kia ở Saĩgon nay đã quy tụ về Bien-hoa, ngoài ra còn có năm trung đoàn nghĩa quân đang được bí mật thành lập.

‘’Chẳng lẽ vận hạn của ta cứ đeo đẳng ta mãi hay sao?

‘’Hôm nay chúng ta hiểu rằng những khó khăn lớn nhất là ở Gia-dinh và Dinh-thuong, chúng ta đã mất hai thị xã của hai tỉnh này. Chúng tôi nghĩ rằng những ai đã quay về trong lòng gia đình họ là điều phải; nhưng đã đến lúc cần đồng loạt đứng lên theo về với tôi; tôi sẽ hân hoan đón rước để cùng nhau đánh đuổi người Pháp ra khỏi các tỉnh của ta. Sau này, khi chiến thắng, sẽ được thăng thưởng xứng đáng để an hưởng trong hòa bình.

‘’Hoàng đế Tu-duc’’

Sứ thần An nam đã lừa gạt ta rõ ràng. Có nhiều người trong chúng ta coi đó là một chuyện đáng bất nhẫn hơn là hợp lý. Người An nam nói hòa bình nhưng lại chuẩn bị chiến tranh với ta. Chuyện dối gạt này chỉ có thể xảy ra với các dân tộc văn minh mà thôi và ta cũng phải thú nhận rằng giữa họ và ta chưa hề có cuộc đình chiến nào chính thức được công bố? Sau hết, khi họ đưa ra lý do bảo vệ lãnh thổ của họ tức đủ để bào chữa tất cả; một khi việc xâm lược của ta chưa kết thúc, dân chúng chưa bị dẹp yên bằng vũ lực, thì bất cứ một cuộc nổi dậy vũ trang nào cũng có thể gọi là chiến tranh dành độc lập được. Nói chung ý thức đó giống như rễ cây ăn sâu vào lòng đất đã nằm sẵn trong lương tâm của con người; ý thức như vậy rất đúng, đúng cả với những người nông dân thiếu cả vũ khí và chỉ biết trồng lúa mà thôi. Biện pháp ra giá đầu của chúng ta rõ ràng là một hành động bỉ ổi và khích động hành vi ám sát. Thật quả là một chuyện đáng buồn khi ta không tìm thấy ở những dân tộc mà ta gọi là man rợ những hành vi mềm dẽo hơn như ta đã thấy trong các trận giặc ở Ðức và Ý. Nhưng chúng ta cũng phải chú ý tới ảnh hưởng của phong tục, tập quán của một xứ quá xa và quá khác biệt với Âu châu. Giữa một giai đoạn suy xụp của giáo điều, của nguyên tắc, của tư tưởng và giữa nhưng gì hôm nay ta gọi là bậc thánh, ngay mai sẽ trở thành kẻ sát nhân, chẳng cò gì để tôn trong nữa, thì đương nhiên phần ta, ta cũng có quyền tự vệ. Trong lúc việc thương thảo gián đoạn ta cứ xử dụng quyền tự vệ của ta. Tuy nhiên tỉnh Gia-dinh vẫn hoàn toàn yên tỉnh. Vùng tứ giác phía đông vẫn bình yên, dân chúng chỉ nổi dậy lẻ tẻ ở vùng tứ giác phía tây.

Tình trạng yên ổn này chứng minh một sự kiện rõ ràng: trong thâm tâm người An nam không bao giờ mất lòng tin. Họ vẫn mong đợi một biến cố nào đó làm chúng ta mệt mỏi và phải nới tay không bóp nghẹt họ nữa. Tuy rằng lòng tin có còn, nhưng thực tế không chối cải được là sau khi bại trân họ đã phải đưa đầu vào gông nô lệ. Ta chỉ hy vọng bất cứ đâu, từ những nơi xa Saĩgon và My-thô dù cho hẻo lánh hay cách trở, khi một người An nam nhìn thấy ta tức họ phải hiểu ngay sự trừng phạt có thể giáng xuống đầu họ tức thời. Ta cũng hy vọng thêm là hệ thống hành chánh mà ta hứa hẹn với họ sẽ tương xứng và thích nghi với cái tôn giáo có nhiều an ủi của họ, tâm trạng của họ rồi cũng sẽ thay đổi với thời gian. Về phần ta, ta cũng sẽ hy vọng gặt hái những kết quả do sự phấn đấu, lòng quả cảm, sức chịu đựng mọi thiếu thốn của ta, và nhất là sự hy sinh khiếp đảm nhất cho Thần Chết từ năm năm nay.

Những nhận xét mà ta vừa trình bày trên đây chỉ để áp dụng cho việc thành lập thuộc địa của ta mà thôi, không thể dùng cho người sau, khi lật lại lịch sử [26]. Trong vòng mùa mưa năm 1861, vì khuynh hướng cướp bóc của người An nam, thêm cảnh các tàu chở lương thực và than bắt mang về nhiều người có thói hung bạo, ta còn phải chận đứng việc buôn bán lén lút súng đạn với Singapour vì thế ta phải đưa ra nhiều biện pháp đặc biệt; hoàn cảnh khắt khe này thật sự không thích hợp chút nào để ta tìm kiếm giải pháp dung hòa giữa sự thống trị của người Pháp và dân chúng An nam. Dù sao thuộc địa vẫn được thành lập. Trước kia Saĩgon không có tòa án và quan tòa, ngay cả các vùng ta thiết lập cũng vậy. Hoàn cảnh chiến tranh không cho phép để thực hiện. Vào giữa tháng tư, một anh lính thủy người Mỹ bị một người đồng hương của mình giết chết trong một cuộc ẩu đã. Chính quyền Pháp hoàn toàn bất lực trước những loại tội phạm như vậy. Tóm lại một bộ luật dành cho người An nam sẽ phải được soạn thảo trong tương lai; các người Pháp ta đưa về làm tỉnh trưởng, quận trưởng chỉ được quyền xử phạt những tội phạm nhẹ, không quan trọng mà thôi. Vị chỉ huy trưởng xin chính phủ Pháp phải gấp rút thiết lập tại Saĩgon một tòa án; nhưng trong khi chờ đợi, toàn thể lãnh thổ do ta chinh phạt được phải đặt trong tình trạng giới nghiêm bằng một bản tuyên cáo ghi ngày 19 tháng năm, bản tuyên cáo có nội dung như sau:

‘’Phó đề đốc hải quân, chỉ huy trưởng các lực lượng hải quân Pháp trên các vùng biển Tàu, các lực lượng bộ binh cũng như thủy binh tại Nam kỳ;

‘’Nhận thấy rằng:

‘’Trong khi chờ đợi thiết lập tòa án có dủ thẩm quyền xét xử trọng tội và thường phạm, thì ngay bây giờ phải trừng trị cấp bách các tội phạm đó;

‘’Ngoài ra còn phải kể đến tình trạng chiến tranh giữa chính phủ của Hoàng đế nước ta và chính quyền Hué;

‘’Tuyên cáo như sau:

‘’Chiếu theo luật ngày 9 đến 11 tháng 8 năm 1849, điều khoảng 5, chương II, các tỉnh Saĩgon, My-thô và tất cả các vùng lãnh thổ do ta chiếm phải đặt trong tình trạng giới nghiêm.

‘’Tuy nhiên, chiếu theo điều khoản 7, chương III của bộ luật trên, chánh quyền dân sự vẫn tiếp tục như trước đây để thực thi quyền hạn của mình, và khi nào quyền hạn đó xét thấy thiếu sót thì lực lượng quân sự sẽ tiếp tay nếu có hiệu lịnh của vị chỉ huy trưởng truyền xuống.

‘’Vị chỉ huy trưởng toàn bộ đạo quân viễn chinh và các chỉ huy trưởng đặc trách hai tỉnh Saĩgon và My-thô được giao phó dùng tất cả mọi phương tiện để phổ biến bản tuyên cáo này.’’

Hành động đó chứng tỏ uy lực và quyết tâm của nước Pháp chiếm giữ vĩnh viễn không nhân nhượng vùng lãnh thổ Saĩgon và My-thô. Trong dịp này, đại tá don Carlos Palanca Gutierrez, chỉ huy các lực lượng Tây ban nha và cũng là đại diện toàn quyền của vương triều Tây ban nha, tự thấy phải phản đối và dành quyền phản ứng của nước Tây ban nha trước sự việc này. Vị toàn quyền Pháp ghi nhận sự phản kháng của phía Tây ban nha, nhưng ông vẫn giữ nguyên quyết định của mình. Thái độ của vị chỉ huy trưởng Pháp trong sự tranh chấp này phản ảnh thật sự bản tính của ông nhưng đồng thời cũng phù hợp với các chỉ thị do chính phủ của Hoàng đế nước Pháp chuyển xuống cho ông. Chỉ thị này như sau: ’’Trình bày cho ông biết rằng ông đã nhận được lịnh đánh chiếm Saĩgon, chinh phục và tổ chức một phần lãnh thổ tại đây, và nhắc cho ông biết Tây ban nha chỉ được đền bồi cho sự hy sinh vẻ vang của mình tại một địa điểm khác ở Nam kỳ mà thôi’’. Vấn đề này thật ra chỉ có thể giải quyết một cách toàn vẹn giữa hai chính phủ. Quả đúng đã được giải quyết như vậy, nhưng mãi về sau mà thôi: hiện nay vấn đề này gây ra bất đồng chính kiến giữa hai vị toàn quyền, mặc dù sự liên hệ cá nhân giữa hai người không bị sứt mẻ gì vì chuyện này; tranh chấp cũng không phải là một chuyện xấu xa đối với lịch sử, nếu ta cứ nhìn lại hai thế kỷ trước đây, cơ đồ của một đại quốc gia hùng mạnh đã đi đến chỗ đổ nát chỉ vì sự bất hòa giữa hai vị chỉ huy quân sự[27]Các biện pháp cực đoan của tình trạng giới nghiêm đem lại cho ta kết quả tốt, nhưng đồng thời cũng gây ra những hậu quả xấu là những hành động tàn bạo không thể tránh do giới nghiêm mà ra, chẳng hạn như hành động xúc phạm quá sâu vào đời sống cá nhân và riêng tư của người An nam trong xã hội của họ. Nhưng chính biện pháp này lại làm gia tăng quyền uy của người Pháp, giúp cho vị phó đề đốc của ta rảnh tay tận dụng quân lực để chuẩn bị cho việc chinh phục thêm những vùng đất mới.

Tình trạng thuộc địa của ta khi mưa lũ chấm dứt và khi đồng ruộng khô cứng trở lại thật hết sức là huy hoàng. Uy quyền của người Pháp trong các tỉnh đã chiếm không hẳn chỉ là uy quyền trên danh nghĩa. Từ Saĩgon đến My-thô, uy danh của ta thật sáng ngời. Chỗ nào ta cũng thấy người Pháp, từ Go-cung đến Tay-ninh, từ bờ biển Tàu đến biên giới Cao miên. Các đoàn tàu buôn thật tấp nập nối liền Saĩgon và My-thô, có khi lên đến 200 chiếc một lúc. Giao thương ở thành phố Tàu tăng lên mười lần hơn trước, bằng cớ là giấy tờ thương mãi của thời này chứng minh rõ rệt. Hành động chống đối từ phía Bien-hoa thu hẹp chỉ còn vài trận đụng độ lẻ tẻ, các thắng lợi lớn của người An nam chẳng qua là những vụ đánh cắp trâu bò mà thôi. Có một số quân chính quy An nam đóng trên một vùng cao nguyên là Mi-hoa, giữa Fou-yen-mot và Bien-hoa, nhưng không gây áp lực gì đến hoạt động của ta. Một vài vụ kháng cự còn xảy ra về phía kinh Thương mãi, nhưng ta đã quan tâm và chú ý, nên chỉ cần đưa ra vài biện pháp đàn áp, trừng trị là xong.

Cái bản tính thông thường của trí tuệ con người là ghê tởm những gì không chính xác, rõ rệt và công thức. Ta muốn tìm một lý do chính giải thích sự xuất hiện của những nhóm kháng chiến rình rập chung quanh các đạo quân của ta trong mùa mưa; họ xuất hiện phía sau khi ta tiến lên phía trước, ta lại thấy họ phía trước khi ta quay lại điểm xuất phát lúc buổi sáng. Giống như họ từ dưới đất chui lên. Phải moi óc để tìm ra địa điểm trung tâm xuất phát của họ, từ đâu họ lấy lương thực để ăn, từ đâu họ lấy khí giới để đánh. Vì vậy mà ta phải nghĩ tới Bien-hoa. Sau Bien-hòa ta lại cho là Vinh-long. Sự thật thì trung tâm xuất phát các cuộc đề kháng ở khắp nơi, chia cắt ra cho tới con số vô cực, con số này tăng lên cho tới khi nào bằng với con số người dân An nam [28]Nói một cách đúng hơn, thì phải xem mỗi một nông dân đang bó một bó lúa trong ruộng là một trung tâm kháng chiến. Ðiểm bất lợi cho cuộc chiến đấu của ta trên một vùng địa thế mà địch vẫn thản nhiên sinh sống và trốn lánh dễ dàng,_ chiến tranh mang dần tính cách cá nhân, thay đổi mục tiêu và danh nghĩa, trở thành một thứ chiến tranh đàn áp. Ta thấy thật rõ ràng từ ngày thất thủ Kì hòa và My-thô người An nam chỉ tìm cách làm ta hao mòn mà không thiết lập chắc chắn một chỗ nào nhất định để thách đấu với ta. Bắt đầu từ giờ phút này, mỗi khi đem quân tấn công họ thì ta biết trước chắc chắn họ sẽ nhường bước và tháo lui, rồi lại tiếp tục thiết lập sào huyệt phía sau hoăc phía trưóc địa điểm ta dự đînh tấn công. Tuy nhiên đã đến lúc mà ta phải đánh chiếm Bien-hoa, vì thị xã của tỉnh Bien-hoa đã nằm trong danh sách các mục tiêu bành trướng thuộc địa của ta, gồm trong vùng đất kéo dài tới sát ranh giới dãy núi Fan-thiet.

Chiến thắng Kì hòa và My-thô đã chuẩn bị sẵn cho việc đánh chiếm Bien-hoa, công tác này sẽ do người thay thế phó thủy sư đề đốc Charner thực hiện. Khi chiến dịch năm 1861 chấm dứt, vị chỉ huy trưởng cho rằng sức mạnh quân sự của người An nam đã bị đánh tan và việc chinh phạt bước vào tình trạng giống như lúc đầu khi ta đánh chiếm Algérie. Công trình này còn đòi hỏi thời gian và cố gắng của nhiều sĩ quan cao cấp khác nữa, không phải chỉ nằm trong xứ mạng đã giao phó cho ông, phần ông đã làm tròn trách nhiệm. Chuẩn đề đốc hải quân Bonard được chỉ định, bằng nghị định ký ngày 8 tháng 8 năm 1861, giữ chức toàn quyền và làm chỉ huy trưởng các lực lượng Pháp tại Nam kỳ. Nhưng thật sự ông chỉ đến Saĩgon ngày 27 tháng 11, vì chuyến vận hành của ông quá lâu và khó khăn. Chỉ trong vòng ba ngày là phó thủy sư đề đốc Charner đã giao xong quyền hành cho chuẩn đề đốc Bonard. Ngày 30 tháng 11, đúng chín giờ sáng, tất cả các trưởng sở đều tụ tập tại ngôi chùa, nay mang tên ta đặt là Công sự Mới. Vị cựu chỉ huy trưởng ngỏ lời với các sĩ quan bộ binh và hải quân đang vây quanh ông nhưng không còn dưới quyền ông nữa. Tóm tắt những lời của ông như sau ’’rằng ông xin từ biệt họ, trong suốt sự nghiệp lâu dài của ông từ thời đệ nhất đế chế[29], ông chưa từng thấy lần nào có cuộc tụ họp từ sĩ quan hải quân đến sĩ quan bộ binh đông đảo như thế này, tất cả lại vô cùng hứng khởi vì được thúc đẩy bởi một tham vọng cao cả, cái tham vọng đó đã giúp cho mỗi người làm tròn bổn phận của mình’’.

Ðạo quân Nam kỳ của ta đều hiểu rõ cái giá trị mà họ phải trả trước đây để được nghe những lời tán dương như thế.



Kết luận

(một vài cảm nghĩ của người dịch)

Tôi ngồi im rất lâu trước khi viết được những dòng này. Thật nhiều xúc cảm dâng lên trong tôi, vui buồn lẫn lộn, có lúc lâng lâng trong thương nhớ, có lúc đớn đau và chua xót. Tôi cố len lỏi giữa những xúc cảm, tìm lại một chút ánh sáng của lý trí để tóm tắt bản dịch vừa làm xong.

Tôi chia kết luận ra làm nhiều phần:

Phần 1: Vài nhận xét về tác giả và tác phẩm

Phần 2: Quân đội viễn chinh và quân đội An nam

Phần 3: Con người và Xã hội An nam

Phần 4: Một vài cảm nghỉ về lịch sử

Phần 1:Vài nhận xét về tác giả và tác phẩm

Một quyển sách, nhân chứng của một người, hay kết quả suốt một đời nghiên cứu của một sử gia cũng chỉ là một giọt nước trong đại dương mênh mông của lịch sử mà thôi Ta chỉ nên đánh giá tác giả như một con người, một quyển sách là một tác phẩm, một bộ sử cũng chỉ là những góp nhặt thiếu sót và méo mó xuyên qua cá tính của một người hay của một nhóm người viết sử.

Xuyên qua tác phẩm vừa dịch tôi tìm thấy Léopold Pallu. Tác giả có lúc khách sáo, có lúc thành thực, có lúc bồng bột và hời hợt nhưng cũng có lúc rung động và sâu sắc Tôi kính trọng tác giả trên phương diện con người, tôi biết ơn tác giả trên phương diện một nhân chứng trong một giai đoạn lịch sử của quê hương tôi.

Vậy thì tác giả là ai? Trên đất Pháp ta có thể tìm cách phăng lần lên gốc gác của một nhân vật trong quá khứ, nhưng cũng phải khó khăn và mất rất nhiều ngày giờ, nhưng để làm gì và có ích lợi gì? Trong chương một của quyển sách, tôi thấy tác giả có viết một câu: từ trên đỉnh cột cờ của chiến hạm Impératrice-Eugénieta có thể nhìn thấy thành phố Thượng hải. Câu này giúp ta đoán tác giả đã từng có mặt trên chiến hạm của phó đề đốc Charner. Tìm trong phần phụ lục và trong danh sách các sĩ quan trên tàu Impératrice -Eugénie, tôi thấy có một người mang tên Pallu, trung úy hải quân đại chiến hạm (lieutenant de vaisseau) thuộc ban tham mưu của tàu này.

Tác giả rất chính xác trong cách mô tả và kể chuyện các trận đánh. Chắc hẳn là tác giả đã chép lại từ nhật ký của mình. Tác giả đưa ra nhiều chi tiết về đoàn quân viễn chinh, các kế hoạch hành quân và những dọ dẫm của người Pháp tìm kiếm một phương pháp cai trị người An nam. Biết rõ các chuyện này hẳn tác giả là một người bên cạnh phó đề đốc Charner. Ta cũng thấy tác giả ghi lại các lời chỉ thị của Charner cho các sĩ quan dưới quyền, nhất là cách cử xử của hai sĩ quan lần lượt thống lĩnh đạo quân viễn chinh đi đánh Mỹ tho, họ phải đối xử như thế nào khi gặp phó vương An nam thống giữ thành Mỹ tho. Nhưng thật ra trận đánh cũng không xảy ra, mà chuyện hội kiến với phó vương An nam cũng không cóTác giả cũng kể cho ta nghe lời Charner chỉ bảo người sĩ quan đặc trách chính trị tại Trảng bàng về đường hướng chính trị của Pháp đối với Cao miên và cách đối xử với người Cao miên sinh sống trên phần đất Nam kỳ. Tất cả những huấn thị, dặn dò tác giả đã ghi lại từ lời nói miệng của Charner. Vì vậy khó có một tài liệu lịch sử nào để chứng minh. Tác giả là một nhân chứng quí báu là vì vậy.

Tác giả mô tả trận tấn công thành Kì hòa, cảnh phá cừ cọc trên đường đánh Mỹ tho, cảnh lạc đường, quân lính cãi nhau...thật là chi tiết. Phải chú ý lắm mới thấy sự hiện diện của tác giả trong các hoàn cảnh đó, ông hoàn toàn xóa bỏ cái tôi của mình, tránh không bao giờ nói đến bản thân mình. Từ trang đầu cho đến trang cuối cuốn sách, tác giả không bao giờ dùng chữ tôi. Quả thật khéo léo và đáng kính phục. Tác giả mô tả chân dung, dáng dấp, thái độ của vua Tự Ðức làm cho tôi nghĩ rằng chính ông đã yết kiến vua Tự Ðức. Tháng 2 năm 1863 toàn quyền Pháp là Bonard và toàn quyền Tây ban nha là Palanca Gutierrez có yết kiến vua Tự Ðức, có lẽ tác giả thuộc thành phần của phái đoàn này. Tác giả cũng tỏ sự ngưỡng mộ của ông đối với vua Tự Ðức, trong khi hầu hết người Pháp trong đoàn quân viễn chinh và cả người Pháp ở mẫu quốc lại khinh thường và coi Tự Ðức như một tên khát máu vì ảnh hưởng của những chiến dịch do báo chí và một số người phát động để hợp thức hóa cuộc viễn chinh Nam Kỳ. Quả tác giả là một người can đảm và ngay thẳng.

Nói về cách hành văn và diễn đạt tư tưởng, tác giả viết rất kín đáo, thích cách nói một nữa, còn một nữa để cho người đọc tự tìm hiểu lấy. Ví dụ như khi ông muốn ám chỉ bàn tay của Charner trong vụ cướp ngôi ở Cao miên, trợ cấp của hoàng đế Tự Ðức, hoàng đế Tự Ðức có hút thuốc phiện... (mặc dù không biết có đúng hay không), nhưng nếu ta không chú ý ta sẽ không hiểu được và thấy hết cái tinh vi của tác giả. Ông tả cảnh một đàn gà chạy quanh đang bới đất ở sân chùa làm người lính thấy mà thèm, trong chùa trên chiếc bàn của sĩ quan có vài chai rượu absinthe và vermouth. Tác giả nói đến cái bất công trong quân ngũ một cách giản dị, hồn nhiên như đàn gà đang bới đất.

Ông không bao giờ nói đến tên tuổi kẻ địch của mình, tức là quan quân, tướng lãnh trong thành Kì hòa và Mỹ tho. Thật là một sự tế nhị đáng kính nể. Ngay cả vị phó vương trấn giữ thành Mỹ tho mà tác giả rất kính phục, ông cũng không nêu tên. Vị phó vương trước khi bỏ thành đã trả tự do cho người thiên chúa giáo, một hành vi nhân đạo mà tác giả cho rằng ngay cả người Pháp sau này cũng không ai làm nổi. Trong khi đó, trước khi thành Mỹ tho bị chiếm, người thiên chúa giáo đã nổi lên đối xử với người ngoại đạo như một thứ nô lệ. Kính trọng kẻ địch, không nêu tên tuổi những người bại trận, thật anh hùng và cao quý biết bao nhiêu.

Tuy vậy tôi cũng hơi thất vọng khi tác giả ca ngợi đoàn quân viễn chinh bằng những lời tán dương quá kêu, khách sáo và rỗng tuếch Có thể thời đó là thông thường, cần thiết cho đời sống quân ngũ? Dù sao thì lòng chân thật và lương thiện của tác giả cũng bị một chút tì vết khi viết những đoạn quá công thức và rẻ tiền.

Tác giả là một người khá bộc lộ, nhạy cảm và rung động. Ði đánh nhau nhưng vẫn cảm thấy cái thích thú khi bước trên rêu. Cùng một cảnh Saigon nhưng có khi vui nhộn tưng bừng, có khi thấy buồn nản chẳng có gì xem; cảnh đồng ruộng của Nam kỳ cũng thế, có khi xinh tươi và khả ái, có khi buồn tẻ như một vùng đất Phật chẳng có gì để bám níu. Ông để lòng mình trào ra theo nét bút.

Ông cũng hay dùng những hình ảnh tương phản để diễn đạt ý tưởng của mình. Chẳng hạn những pho tượng trong chùa với vẻ mặt trầm lặng và nụ cười nhân bản hơn là nhạo báng trước cảnh nhộn nhịp ồn ào của quân sĩ đang chuẩn bị đánh nhau Trong cảnh chém giết sắt máu của trận chiến Kì hòa, ông vẫn nhìn thấy một bầu trời thản nhiên và vô tình...

Tôi có hơi dài dòng, không phải để tìm cách khen ngợi hay chỉ trích tác giả, điều này chẳng lợi ích gì, vì tác giả hẳn phải nằm xuống với lịch sử từ lâu. Mục đích của tôi là trình bày cái chủ quan trong một quyển sách, dù quyển sách đó là một quyển sách lịch sử. Một quyển sách là một tác phẩm của một tác giả, dù tác giả là nhân chứng của một giai đoạn lịch sử cũng vậy. Lời nói của một nhân chứng cũng giống như tiếng đánh nhịp tích tắc của chiếc đồng hồ giữa cái thời gian vô tận của lịch sử mà thôi. Tiếng tích tắc đâu phải là thời gian.

Tác phẩm của L. Pallu,dồi dào về dữ kiện, linh động về chi tiết, quả là một tài liệu góp thêm cho những người viết sử. Cái nhìn của một người ngoại quốc về chủng tộc, văn hoá, hành chính và luật pháp của xã hội Nam kỳ vào giữa thế kỷ mười chín, tuy có phiến diện và hời hợt, nhưng cũng có một chút giá trị nào đó cho các nhà xã hội học Một cái nhìn thật quý báu cho mỗi người trong chúng ta dựa vào đó để tìm thấy một chút cội nguồn của tâm hồn và bản tánh mình.

Trải qua một trăm năm đô hộ và sau đó là giặc giã tiếp nối triền miên, tránh sao khỏi những mất mát. Nhưng ngày nay ta vẫn còn tìm thấy trong xã hội Việt nam một chút rơi rớt của quá khứ, giúp cho gia đình và xã hội không tan rã, tuy rằng xã hội Việt nam đang lâm vào những khó khăn khác, phải tiếp tục chiến đấu một cách khác, để bảo tồn những gì gọi là nguồn gốc của tổ tiên.

Lắm khi ta phải can đảm và trầm tĩnh đứng về phía kẻ địch để nhìn lại ta. Cái nhìn dù có đau đớn và nhục nhã ta cũng không lấy đó làm một sự phẩn uất, ta hãy để cho lòng lắng xuống, nhìn thật kỷ những ưu điểm và khuyết điểm. Tuy rằng tác phẩm của L.Pallu chỉ là một giọt nước của quá khứ, nhưng ta cố tìm trong giọt nước đó cái gương can đảm của những người nằm xuống, cái trong sáng của tâm hồn một dân tộc, mặc dù giọt nước đó giống như một giọt máu của tổ tiên.

Phần 2:Quân đội viễn chinh và quân đội An nam

Tôi rất do dự khi thêm phần này vào kết luận, vì sợ là một chuyện thừa. Quân đội viễn chinh là một đạo quân nhà nghề, từng đi đánh chiếm thuộc địa khắp nơi. Quân của triều đình An nam lúc bấy giờ chỉ để canh giữ biên thùy chống lại giặc Cao miên và giặc Xiêm la mà thôi.

Có một chi tiết cần nêu lên là theo tác giả tổng số quân đoàn viễn chinh là 8 000 người, trong khi ấy các sách về sử của ta ước tính chỉ 3 000 hay 3 500 như Viêt Nam sử lược (Trần Trọng Kim), Việt sử toàn thư (Phạm văn Son) v.v.

Âu châu ở thế kỷ 19 đã hết sức tiến bộ về kỷ nghệ, cần nguyên liệu thiên nhiên và thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Xã hội Âu châu bị nạn nhân mãn trầm trọng, dân quê đổ về thành thị tìm công ăn việc làm. Thất nghiệp lan tràn. Các nước Âu châu phải cấp bách tranh đua nhau đánh chiếm thêm thuộc địa. Ta cũng để ý trong sách tác giả cho biết lính viễn chinh hầu hết là những người tình nguyện, nhiều người học tiếng An nam để ở lại vĩnh viễn không trở về mẫu quốc nữa, một số chỉ biết đọc qua loa không đủ sức dùng quyển tự điển có tiếng la tinh và tiếng An nam duy nhất lúc bấy giờ.

Súng ống của người Âu châu đã cực kỳ tối tân, nòng súng có khía bên trong để hướng dẫn đường đạn chính xác hơn, xa hơn, xuyên phá mạnh hơn. Ðạn đại pháo là những viên đạn bộc phá, thuôn dài chứa thuốc nổ. Trong khi ấy đại pháo của quân đội An nam vẫn còn dùng đạn tròn và đặc, đúc bằng gang hay sắt, đạn nạp từ đầu súng để bắn ra. Súng cá nhân thì quân đội viễn chinh đã có loại súng cac-bin trong khi ấy quân An nam còn dùng súng hỏa mai.

Về chiến thuật thì từ trước ta chỉ biết xây thành đắp lũy để chống với giặc Cao miên và Xiêm la, chưa biết cách trải rộng sức phòng thủ trong dân chúng. Nhưng theo sách của L.Pallu, thì chiến thuật du kích đã phát sinh rất sớm từ năm 1861, tức chỉ vài tháng sau khi thành Kì hòa và thành Mỹ tho bị mất. Ðịch quân thì cũng đánh bừa nhờ vào sức mạnh của súng đạn. Ðịch đóng quân ở hậu tuyến thành Kì hòa, dựa vào bìa rừng, chưa kịp dựng lều nấu ăn đã bị phục kích. Mặc dù chưa hề đi đánh nhau với ai, nhưng tôi nghĩ quân An nam quen thuộc địa thế chờ giữa đêm xông vào mà đánh, cướp lấy súng đạn có lẽ hay hơn. Hai bên cứ ngủ yên lấy sức hôm sau sẽ hay, tác giả quyển sách có nói là suốt đêm thật yên tĩnh không có một tiếng súng. Nếu trong thành ta cứ bắn ra đồm độp sáng đêm, địch ngủ không được có lẽ sáng hôm sau cũng bớt hăng?

Ðề đốc Charner chọn một căn nhà trống trong ngôi làng bỏ hoang cạnh ngay thành địch để lập tổng hành dinh có lẽ cũng không thuộc sách lược nhà binh cho lắm, nên bị ngay một quả đạn xuyên qua mái nhà. Ðạo quân đi đánh Hốc môn cũng vậy, chọn miếng đất cao ráo mát mẻ cạnh bìa rừng để cắm quân mà nghỉ. Cũng may quân An nam đã bỏ chạy hết rồi. Suốt ngày lính viễn chinh hành quân cực khổ, bị nắng như thiêu như đốt, ngã lăn bất tỉnh phải nhờ nông dân giúp tay khiêng những quân lính đi không được, chọn một nơi mát mẻ mà nghỉ ngơi là hợp lý.

Trận khởi nghĩa đầu tiên của người An nam xảy ra tại Gò công. Sáng sớm, quân An nam từ dưới ruộng đánh trống đánh chiêng vang lừng, dùng giáo, mác, súng ngắn cầm tay, xông vào sân chợ ở giữa tỉnh mà đánh. Ðầu cây lao có cột thêm một cái pháo thăng thiên để bắn. Xông lên thì hăng, nhưng rồi chỉ biết cầm giáo đứng nép vào tường chung quanh chợ để cho quân Pháp cứ từ từ mà bắn, như chơi trò bắn bia.

Nhưng thôi, nếu ta cứ lấy cái lạnh lợi xảo trá ngày nay, rút tỉa từ kinh nghiệm xương máu, để đánh giá người xưa qua cái hào hùng và ngay thẳng của họ thì thật là sai. Nhưng trong những đống xác người tắc nghẽn đường phố Gò công, ta vẫn thấy hình như có phảng phất linh hồn của một quốc gia. Trong đống xác người có một vị lãnh đạo bị thương nhưng chưa chết, vẻ mặt vẫn trầm tỉnh, rắn rõi và ngang nhiên. Tây kéo đem đi sử bắn. Tiếc rằng tác giả không cho biết tên người này, chỉ nói rằng linh hồn của một quốc gia trong ông đã thở hơi cuối cùng với ông. Tôi không tin lắm, vì hình như cái linh hồn đó vẫn còn thoi thóp trong tôi.

Phần 3:Con người và Xã hội An nam

Vóc dáng, tập quán, phong tục của người An nam, tác giả trình bày trong sách, chắc cũng có nhiều đìều đúng, nhiều điều thiếu sót. Tác giả đến Nam kỳ để đánh nhau vào năm 1861. Sách xuất bản năm 1864. Thời đó đường xá xa xôi, ông Bonard đến thay ông Charner cũng phải mất mấy tháng để đi từ Pháp sang xứ An nam. Sách còn phải đưa cho nhà xuất bản đọc và ưng thuận,lại phải xếp từng chữ để in, đâu có mau lẹ như bây giờ. Trong sổ tang ở cuối sách tác giả ghi tất cả những người Pháp đã ngã gục ở Nam kỳ đến hết năm 1862. Tôi nghĩ rằng tác giả viết xong quyển sách này trong khoảng thời gian 1863. Vì thời gian khá ngắn như thế, ta cũng không nên đòi hỏi tác giả nhiều hơn.

Phần tôi là cháu chít cũng chẳng biết gì để phê phán phong tục, tập quán của ông bà mình ngày xưa. Chỉ xin đề cập đến vài vấn đề hành chính và luật pháp mà tác giả trình bày khá chi tiết trong sách.

Hành chánh nhà nước áp đặt chỉ đến cấp huyện. Quan huyện do triều đình tuyển chọn bằng thi cử. Từ cấp huyện trở xuống hoàn toàn tự trị. Làng xã hoàn toàn do dân quản lý bằng bầu cử Cả một hệ thống liên đới chịu trách nhiệm với nhau: từ ông cai tổng, ông xã, ông lý trưởng, ông phó lý, ông cả, ông hương thanh, ông hương hào, ông cai đinh, ông hương gióng, ---cho đến anh áp. Ðây là một cách phân quyền hết sức rộng rãi, ngay cả huyện cũng không bắt buộc thường xuyên nhận lịnh và phúc trình với phủ. Họ tự quản lý lẫn nhau.

Việc cai trị dựa vào đạo đức và răn dạy. Hình phạt chỉ tượng trưng để cho dân sợ mà thôi. Hòa giải nhiều hơn xử phạt. Tác giả quyển sách, tuy có nêu lên nhưng không hiểu hết ảnh hưởng các điều này nên đánh giá quan quân An nam là nhu nhược, bộ luật An nam (thời Gia Long) có nhiều điểm ‘’thật thà’’. Tác giả cũng công nhận là nền hành chánh và pháp lý từ hạ tầng cơ sở cho đến các cấp quan quân của triều đình bổ nhiệm gần như hoàn hảo không tìm thấy chỗ sơ hở. Trước khi người Pháp đến, cả Nam kỳ miền dưới chưa có quá ba vụ án mạng trong một năm. Người Pháp đến xử tử nhiều lắm, nhưng toàn là tội chính trị. Quân cướp An nam chỉ lột sạch nạn nhân nhưng không giết người như ở Âu châu theo tác giả kể trong sách.

Tác giả có viết là căn nhà lợp lá dừa lùn của người nông dân được triệt để tôn trọng, nếu quan quân nào bước khỏi ngưỡng cửa là người đàn bà đánh liền. Khi người đàn bà nông dân ẳm con lên tìm quan phủ hay quan huyện thì không ai cản nổi. Ảnh hưởng của người phụ nữ An nam trong gia đình và xã hội làm cho tác giả phải ngạc nhiên.

Tác giả cũng công nhận người nông dân An nam biết luật lệ, quyền lợi, tranh luận, kiện thưa, hơn hẳn người nông dân Âu châu. Người An nam còn có quyền đưa đơn khiếu nại trực tiếp lên hoàng đế, không cần qua bất cứ một cấp bực hành chính hay pháp lý nào.

Tôi không hiểu tổ chức các nhà tù như thế ra sao, chưa nghe ai nói, hay phần lớn chỉ phạt theo luật rồi thả về hoặc là đày đi xa nếu là tội nặng? Ðiều làm tôi vô cùng ngạc nhiên là tác giả cho biết trong hệ thống tư pháp và hành chính An nam không bao giờ có bóng dáng một người lính. Như vậy là một tổ chức như cảnh sát ngày nay không có trong xã hội An nam ngày xưa?

Khi ta nhìn thấy chế độ quản lý hạ tầng ngày nay bằng tổ trưởng, đại diện khu phố, phường, quận, công an tổ, công an khu vực, công an phường v.v. và v.v. ta thấy đau đớn cho xã hội Việt nam biết bao nhiêu.

Nếu ta không đề cập tới vấn đề tín ngưỡng, thì có thể là một thiếu sót hay chỉ là một cách tránh né thiếu can đảm và lương thiện, vì điều khoản số 1 người Pháp đưa ra cho triều đình Huế là phải cho tự do hành đạo Thiên Chúa giáo. Mặc dù thế vấn đề này không phải là thắc mắc của cuốn sách, tác giả chỉ nêu lên một vài sự kiện có liên hệ thế thôi, chẳng hạn như vài người bị chặt đầu vì tín ngưỡng, vị phó vương trấn giữ thành Mỹ tho trả tự do cho những người theo đạo Thiên Chúa và bảo các người này hãy đi theo các người bạn Pháp của họ. Theo tác giả hành vi của vị phó vương thật nhân đạo, những người An nam sau này không ai làm nổi kể cả những kẻ thù của họ là người Pháp. Ta cũng không quên kể đoạn tác giả nói bóng gió những người truyền giáo trách đám quân viễn chinh là mưu mẹo, lạm quyền..., quân viễn chinh mở trường dạy tiếng An nam đào tạo thông ngôn để tránh khỏi phải nhờ vả vào các người truyền giáo (xem chương VII).

Tôi chỉ xin đưa ra một vài sự kiện làm đề tài suy nghĩ về những đổi thay của lịch sử. Thật sự thì tín ngưỡng phật giáo đã xâm nhập vào Âu châu rõ rệt nhất từ giữa thế kỷ thứ 19, tức vào thời kỳ Pháp bành trướng thuộc địa tại An nam. Ngày nay trên nước Pháp có 11% dân trên 15 tuổi, tức khoảng 5.000.000 người ‘’cảm tình’’ (sympathisants) với phật giáo (thống kê ngày 24-25 tháng 9 năm 1999) Trong số này có nhiều người ‘’gần’’ (proches) với phật giáo và lui tới chùa chiền. Một số hành đạo tại gia, một số đi tu hẳn. Có hơn 200 chùa và trung tâm ngồi thiền (dojo) tại Pháp. Kết quả thống kê thăm dò 903 người tới lui các chùa chiền ( 648 người thuộc chùa tây tạng, 255 người thuộc chùa phái thiền học) cho thấy trình độ học vấn (một trong các kết quả thăm dò) gồm có 5,9 % cấp trung học đệ nhất cấp, 8,7 % trung học đệ nhị cấp, 20.0 % trình độ tú tài, 23,1 % trình độ tú tài + 2 năm đại học, 36,4 % tú tài + 4 năm đại học hay cao hơn nữa, 5,9 % linh tinh. Tính chung 79,5 % là những người trí thức. Nếu suy rộng ra trên con số 5 000 000 người thì ta cũng có thể ước chừng được là bao nhiêu người trí thức trong tổng số chưa đến 60 000 000 dân.

Có những quyển sách về phật giáo xuất bản gần đây, bán được 200 000 đến 250 000 số mỗi quyển. Có một quyển sách bán đến 1 000 000 số sau nhiều lần tái bản. Trong 80 tác phẩm của ông Thích nhất Hạnh, hai mươi quyển đã được dịch ra tiếng Pháp. Ðài truyền hình số 2 của chính phủ Pháp mỗi sáng chúa nhật đều có chương trình về phật giáo.[30]

Quả thật lịch sử đã dành cho ta nhiều trớ trêu và bất ngờ. Người An nam không đưa ra bất cứ một điều khoản nào bắt người Pháp phải thực thi.

Phần 4: Một vài cảm nghĩ về lịch sử

Tôi có nói qua ở lời tựa là ngày nhỏ tôi không thích lịch sử chút nào, ngay bây giờ cũng thế. Ðối với tôi lịch sử luôn luôn bị méo mó vì người viết sử, chính một sự kiện cũng trở nên méo mó qua nhân chứng. Những năm tháng đánh dấu lịch sử cũng chỉ dựa vào một mốc thời gian nào đó để tính ra thành năm, thành tháng. Ta không thể nào biết quá khứ một cách đầy đủ. Cũng dễ hiểu, vì ta không thể nào đem toàn vẹn quá khứ đặt vào hiện tại để quan sát và nghiên cứu; giản dị là hiện tại không đủ chỗ. Vì vậy lịch sử không thật sự là một khoa học theo định nghĩa thông thường của nó. Mặc dù không gian hiện tại trống rỗng, ta cũng không thể đem cái không gian quá khứ đặt vào đó vì tự nó đã trống rỗng rồi. Hoặc nói ngược lại, không gian hiện tại đã đầy ắp, không gian quá khứ cũng còn nguyên vẹn và đầy ắp. Ví dụ như một chén nước đầy, nếu ta cố thêm một giọt cũng làm cho nước trào ra ngoài, làm thế nào để mang quá khứ về hiện tại? Khoa học ngày nay, từ thuyết tương đối của Einstein, cơ học lượng tử (mécanique quantique) đến vật lý thiên văn (astrophysique) cho ta thấy thời gian chỉ vỏn vẹn là một kích thước thứ tư của không gian Quá khứ, hiện tại hay tương lai cũng chỉ nằm gọn trong một không gian, mặc dù không gian có thể cong (ảnh hưởng từ tính), teo nhỏ (trou noir), hay trương nở (big bang); khoa học đã chứng minh như vậy. Cứ nhìn hiện tại ta thấy quá khứ, hay ngược lại. Ðối với tương lai cũng thế, nếu ta đủ trầm tĩnh và sáng suốt để nhìn vào hiện tại ta cũng có thể thấy thoang thoáng một chút tương lai.

Quyển sách của L.Pallucũng như một giọt nước có thể làm tràn bát nước, nhưng bát nước vẫn là một bát nước. Nếu bát nước trong veo, biết đâu khi nhìn vào đó ta cũng thấy được thoang thoáng hình bóng ta sau này, mặc dù bát nước đã đầy ta không thể nào thêm vào đó một giọt nước của tương lại.

Những cảm nghĩ của tác giả với tư cách một nhân chứng, tuy méo mó và chủ quan, cũng đã gây cho tôi nhiều xúc cảm Chính xúc cảm mới có thể vượt qua không gian và kích thước thứ tư của nó là thời gian, để len lén chen vào tim ta và tâm hồn ta Hiện tại không có chỗ cho quá khứ mà chỉ có chỗ cho xúc cảm mà thôi.

Vì vậy tôi xin trả cho quá khứ những gì thuộc quá khứ, tôi xin trả những gì thuộc lịch sử cho lịch sử. Tôi xin cám ơn và trả lại quyển sách này cho Léopold Pallu. Tôi cám ơn ông đã cho tôi những xúc cảm thật trong sáng và thanh cao. Tôi biết ơn tổ tiên tôi, nhưng tôi vẫn trả lại những gì của tổ tiên tôi Tôi xin bỏ tất cả, tôi xin quên tất cả, từ oán hận cho đến thương yêu, từ ước vọng cho đến kỷ niệm của một ngày xưa lịch sử. Tôi chỉ xin giữ lại một chút hơi ấm của xúc cảm trong tim, cái hơi ấm bốc lên từ những thửa ruộng sình lầy, từ xương thịt của tổ tiên xưa.

Lắm khi một tiếng tích tắc của thời gian cũng đủ làm vang lên trong lòng ta một bản hùng ca của giống nòi. Một giọt quá khứ rơi vào tâm hồn cũng làm tim ta rạt rào muôn ngàn ngọn sóng của đại dương lịch sử mênh mông.

Bures-Sur-Yvette, 12.03.01



[1]Trong nguyên văn là : avait trop mangé le peuple.Tác giả không nêu tên vị quan đi thương thảo với người Pháp. Có thể tác giả vì đã cho biết người này ăn hối lộ và từng bị giáng cấp nên không muốn chỉ đích danh, hoặc tác giả không muốn nêu tên một người đi thương thảo với tư cách một kẻ chiến bại(?). Dù sao đi nữa tôi cũng rất khâm phục sự kính trọng con người nơi tác giả, (ghi chú của người dịch).

[2]Câu này cho thấy là hai bên họp trên tàu Primauguet, không phải trên tàu Imperatrice-Eugénie, tổng hành dinh của phó thủy sư đề đốc Charner. Trên phương diện ngoại giao cũng hợp lý, (ghi chú của người dịch).

[3]Câu này có ẩn ý rất ngạo mạn: nếu khôn ngoan thì phải chấp nhận. Nguyên văn là : à la sagesse du Nguyen. Cách dùng chữ rất lắc léo vì chữ này có nhiều nghĩa trong tiếng Pháp, người đọc có thể tự hiểu theoý mình. Ðoạn này tác giả tóm tắt công hàm của dề đốc Charner trả lời phía An nam, (ghi chú của người dịch).

[4]Phía Pháp ngưng thương thuyết vì bắt được tuyên cáo của triều đình Huế kêu gọi dân chúng do hai đứa trẻ mang vào Tram Ban, tác giả có nói ở chương trước, (ghi chú của người dịch).

[5]Trong nguyên bản là : ‘’piastres’’; tạm dịch là đồng bạc, giá trị một đồng bạc lúc đó đối với vàng như thế nào thì khôngđược rõ,(ghi chú của người dịch).

[6]Tôi nghĩ chữ này là ‘’quê quán’’, có lẽ tác giả viết ngược thành ra là ‘’quan-quê’’ ? (ghi chú của người dịch).

[7]Mỗi bếp lửa là một gia đình. Còn chuyện phân chia ruộng vườn thành từng miếng nhỏ theo tác giả là không thông minh. Tôi mạn phép được nghĩ khác hơn, việc canh tác vẫn còn dùng sức người, phân chia ruộng vườn ra từng mãnh nhỏ là tận dụng tối đa sức làm việc của từng gia đình trên mãnh đất của mình, năng xuất sẽ cao hơn là làm tập thể hay có tính cách quy mô, (ghi chú của người dịch).

[8]Người được phong chức này có nhiều ưu đãi đặc biệt. Người vin-teut được hưởng trợ cấp và có quyền làm quan không cần thi cử, (ghi chú của tác giả).

‘’Vin-teut’’ phiên âm ngược ra chữ hán có lẽ là ‘’vinh tước’’ ?, vinh là vinh quang, vinh dự , tước là tước phong, không có nghĩa gì là con quan, (ghi chú của người dịch).

[9]Dân quân gồm những người nghèo hoặc lang thang trong vùng, đông nhất là sau thời kỳ giặc giã năm 1835. Hoàng đế tại triều đình giúp đỡ họ đinh cư trong vài tháng đầu. Họ không làm sở hữu chủ đất đai, chỉ hưởng huê lợi trên mãnh đất họ làm. Ngoài việc đồng áng, lúc rảnh thì họ tập luyện với khí giới thật cổ lỗ. Khi có chiến tranh thì được tập trung để chiến đấu. Các người chỉ huy là những người nổi danh can trường hoặc những người giỏi trước kia từng giữ những chức vụ hành chánh. Dân quân trong sáu tỉnh, tức là những người Don-dien, gồm cả thảy hai mươi bốn trung đoàn, tính theo số lượng là mười ngàn người vũ trang ; khi lịnh tập họp ban ra thì chính quyền có ngay một lực lượng rất chặt chẻ. Xem thêm ghi chú ở chương VII, (ghi chú của tác giả).

[10]Theo tôi hiểu xử bắn là một vinh dự của người chiến sĩ, treo cổ là dành riêng cho kẻ phạm pháp, (ghi chú của người dịch).

[11]Ðúng vậy, chưa đầy một trăm năm sau thì người Pháp ký hiệp định Genève, xin người đọc cũng chú ý đoạn tiếp theo bên dưới, tác giả viết :’’Hình như địch cũng chọn một chiến thuật mới...’’ (ghi chú của người dịch).

[12]Xin cám ơn tác giả, (ghi chú của người dịch).

[13]Là một vùng lãnh thổ rộng lớn gồm nưóc Pháp, nước Bỉ, Thụy sĩ, và một phần nước Ðức mà người La mã xâm chiếm vàđô hộ từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ IV,(ghi chú của người dịch).

[14]Tin tình báo này do chính miệng của một người An nam biết rất rõ triều đình Hué, người này là con trai của vị phụ tá tay trái ( Ta-tham-tri ) tức bộ trưởng Try-phy-hien.

[15]Ta thì lại nói khác, ví dụ để chỉ những người hút thuốc phiện thì ta nói là hai vai rút lên. Người Tàu thì có thành ngữ như sau :’’Nó có hai vai rút lên ngang hàng với hai lổ tai’’,(ghi chú của tác giả).

Người dịch xin ghi chú thêm : đây là cách viết cực kỳ kín đáo của tác giả, có lẽ tác giả muốn ám chỉ hoàng đế Tự-Ðức có hút thuốc phiện nhưng không nói ra, chỉ giải thích một chuyện bâng quơ không dính dấp vào đâu cả, lại đặt riêng vào một hàng ghi chú cuối trang sách. Theo tài liệu ghi chép của quan tổng đốc Thân trọng Huề thì vua Tự Ðức hút thuốc lào (không phải là thuốc phiện),bên cạnh lúc nào cũng có một người lính hầu dể châm đóm,(ghi chú của người dịch).

[16]Thiệu-trị (ghi chú của người dịch).

[17]Hoang bao = Hồng Bảo, (ghi chú của người dịch).

[18]Theo quyển sử của Trần trong Kim, thì Hồng Bảo ‘’đồ mưu với một nước ngoại quốc tranh ngôi vua. Chẳng may sự lộ ra ông ấy phải bỏ ngục, rồi uống thuốc độc mà chết. Con ông ấy thìđược tha mà phải đổi tên là Ðinh Ðạo’’. Theo một tác giả Mỹ Stanley Karnow (S. Karnow, Viêtnam, WGBH, 1983) thì Hồng Bảo bị một số người An nam theo đạo xúi dục và âm mưu, (ghi chú của người dịch).

[19]Ðây là một tiếng lóng mà tác giả không muốn viết thẳng ra, thật là khó đoán sau gần 150 năm. Tác giả có lối viết lắc léo, mập mờ, lắm khi làm cho người dịch cũng bực mình, vì nếu giữ nguyên cái ’’kín đáo’’ của tác giả thì bản dịch sẽ trở thành quái dị và tối om, không hiểu nổi. Còn nếu như bật mí thì mất đi cái ‘’cố tình lắc léo’’ của tác giả. Chẳng hạn như đoạn trẻ con An nam chửi lính Tây, hoặc hệ trọng hơn như việc Charner nhúng tay vào việc nổi loạn cướp ngôi ở Cao miên. Còn tiếng lóng mà quân viễn chinh dùng với nhau để chửi các quan triều đình Huế thì phải chịu, đoán không nổi, (ghi chú của người dịch).

[20]Một người bạn, cháu năm đời của cụ Nguyễn Tri Phương, cho tôi biết điều này không đúng. Người này là cháu cố của phò mã Nguyễn Lâm, Nguyễn Lâm là con của cụ Nguyễn Tri Phương. Phò mã Nguyễn Lâm là chồng của công chúa Ðồng Xuân, còn gọi là công chúa Phúc Lễ, em khác mẹ với vua Tự Ðức. Vậy cụ Nguyễn Tri Phương không thể nào là ông ngoại của Hồng Bào được; ông ngoại của Hồng Bào phải thuộc vào một thế hệ trên nữa. Thân phụ của người bạn vừa kể là cháu nội của phò mã Nguyễn Lâm, đã lớn tuổi, hiện sống ở Mỹ, cũng xác nhận điều này, (ghi chú của người dịch).

[21]Tức là phủ, nên người này có biệt danh là Phủ cọp, phủ tạm xem như tương đương với tỉnh (préfecture) trên đất Pháp, (ghi chú của người dịch).

[22]Có lẽ là làng Mỹ- Quý, gần Mỹ tho ? (ghi chú của người dịch).

[23]Tức vị quan trấn thủ thành My-thô trước đây, (ghi chú của người dịch).

[24]Ðạo quân viễn chinh này gồm một phần quân lính đóng ở thành My-thô (đai úy Brière de l’Isle, trung úy Champanhet, ba mươi người của đại đội 32 thuộc trung đoàn 3 thủy binh bộ chiến; trung úy Chériner và hai mươi lăm người của đại đội 30, tăng cường thêm hai mưoi lăm thủy binh chiến đấu); đại đội của tàu Duperré do trung úy hải quân Carrade chỉ huy; một đạo thủy binh chiến đấu do trung úy hải quân Hanès chỉ huy; trung úy hải quân Noẽl điều khiển một ca-nô lớn của chiến hạm Prégent và chiếc sa-lúp Soledad. Ðại úy hải quân Devaux nắm quyền thống lãnh toàn bộ đạo quân này; sĩ quan hành chính Tây ban nha là Olabe giữ chức chỉ huy tổng hành dinh.

[25]2 Người dịch không có tài liệu bằng tiếng nôm của bản tuyên cáo này, chỉ xin dịch lại từ tiếng Pháp trong sách. Từ tiếng nôm dịch sang tiếng Pháp, từ tiếng Pháp lại chuyển sang tiếngViệt nam, tránh sao cho khỏi những sai lầm, xin tạ lỗi đến những nhà viết sử. Nguyên văn trong sách tác giả dịch là : ‘’faire violence à nos femmes’’, chữ violence trong tiếng Pháp xưa có nghĩa là hãm hiếp. Từ thượng cổ, hành động đầu tiên của một đạo quân xâm lược sau khi thắng trận là hãm hiếp phụ nữ, nhưng tuyệt nhiên không thấy tác giả nhắc đến chuyện này trong sách. Dù sao, lúc nào tôi cũng cám ơn tác giả đã viết nhiềuđoạn rất thành thực và khá khách quan, tôi không dám đòi hỏi hơn, (ghi chú của người dịch).

[26]Thêm một lần nữa người dịch xin ngã nón trước thái độ rấtý thức và khá khách quan của tác giả và cũng xin tạ lỗi đã mạn phép lật lại một vài trang sử nhỏ mà tác giả đã ghi chép. Mặc dù một thế kỷ rưõi cách nhau, nhưng trên phương diện con người ta có đủ sức hiểu nhau và tha thứ lẫn cho nhauhay không? (ghi chú của người dịch).

[27]Người dịch cũng chẳng hiểu tác giả muốn ám chỉ quốc gia nào, các vị tướng lãnh nào và trong trường hợp nào, quả thật người dịch dốt đặc về lịch sử, (ghi chú của người dịch).

[28]Tôi mạn phép không đồng ý lắm, vì nghĩ rằng ta phải trừ ra một số người vì lý do này hay lý do khác không phải là một trung tâm kháng chiến. Dù sao tôi cũng xin cám ơn con tính quá rộng rãi của tác giả và biết ơn tác giả với tư cách một nhân chứng trước lòng thương nước của tổ tiên tôi, những người nông dân đang bó lúa trên nhữngthửa ruộng sình lầy. Gầnđây khi phát xít Ðức xâm chiếm nước Pháp không biết có bao nhiêu trung tâm kháng chiến nổi lên, chỉ nghe nói nhiều đến chính phủ Vichy.

[29]Ðệ nhất đế chếlà chế độ chính trị của Pháp từ tháng năm 1804 đến tháng tư 1814,Nã phá luân đệ nhất làm hoàng đế. Ðệ nhịđế chế: từ tháng mười hai 1852 đến tháng chín 1870, Nã phá luânđệ tam làm hoàng đế. Như vậy là sự nghiệp binh bị của Charner bắt đầu dưới thời Nã phá luânđệ nhất, (ghi chú của người dịch).

---o0o---

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2019(Xem: 15699)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
29/01/2019(Xem: 9636)
Tiểu La Nguyễn Thành, nhân vật kiệt xuất của đất Quảng Nam, người khai sáng Duy Tân Hội, nhà lãnh đạo xuất sắc đồng thời cũng là người tri âm, tri kỉ của chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
26/11/2018(Xem: 7518)
4 năm học đó, chỉ là sự tiếp nối của những năm Trung cấp hay cao đẳng trước đó và nó sẽ mở ra cho quý vị, những năm học tiếp theo của hậu đại học bao gồm chương trình thạc sĩ và tiến sĩ… Nhưng, nếu trong 4 năm học này, mà những Tăng Ni sinh nào, học thiếu tinh cần, thì quý vị khó tiến xa hơn trên sự nghiệp tri thức và lại càng khó tiến xa hơn trên sự nghiệp trí tuệ.
15/11/2018(Xem: 5198)
Đầu năm 1908, Trần Quý Cáp bị đổi vào Ninh Hoà (Khánh Hoà). Trong buổi chia tay tại bến sông Hàn, ông đã ân cần uỷ thác cho người bạn cùng chí hướng của mình là Huỳnh Thúc Kháng những nhiệm vụ cách mạng quan trọng của tỉnh nhà mà ông đang thực hiện dở dang và đây là lần cuối cùng hai chí sĩ gặp nhau. Cuộc tiễn đưa có ai ngờ đã thành ra vĩnh biệt.!
10/11/2018(Xem: 5972)
Trong một bài viết đã lâu trên VHPG, chúng tôi có đề cập đến Chân ngôn đất nước. Chúng tôi đã lấy lời của Nguyễn Trãi, sau khi hoàn tất cuộc chiến đấu giành độc lập 600 năm trước, nhân danh vua Lê Thái Tổ mà hùng hồn tuyên cáo: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
02/11/2018(Xem: 4320)
Mấy ngày qua, (cuối tháng 10/2018) tại Sydney tiểu bang NSW, Úc Châu, có Ông Paul Huy Nguyễn nhân danh CT CĐNVTD NSW (mà hành động cho một nhóm nhỏ) đã tuyên bố và làm nhiều việc gây xáo trộn cũng như bất bình trong Cộng Đồng Người Việt, nhất là những người Phật tử thuần thành, sáng suốt và những người Quốc gia anh minh thuần tuý. Thông Tư số 48-05/HC/TT đề ngày 28/10/2018 của Ngài Hội Chủ GHPGVNTNHN Tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, đã kịp thời, thiết thực (https://quangduc.com/a63986/thong-tu-len-tieng-ve-viec-to-chuc-le-tuong-niem-tong-thong-ngo-dinh-diem) tiên liệu nêu rõ được vấn đề, và các bài viết trên mạng, gởi qua tin nhắn, cũng như nhiều ý kiến bất bình đã mỗi giờ mỗi nhiều thêm, khiến cho tình hình xấu đi trong Cộng Đồng Người Việt chúng ta, dễ làm mất đoàn kết và vô tình làm tay sai cho kẻ thù phá nát tình đồng hương và có thể có nhiều khả năng nguy hại khác.
01/11/2018(Xem: 4356)
Ngày 2 và 22 tháng 11 năm 2018 là kỷ niệm 55 năm ngày hai Tổng thống John F. Kennedy và Ngô Đình Diệm bị mưu sát vào năm 1963. “Nếu hai Tổng thống Kennedy và Diệm còn sống, thì miền Nam còn”, khi về sau nhìn lại hai biến cố, người dân miền Nam có lập luận đơn giản với lòng thành kính ngưỡng mộ và nuối tiếc trước hai cái chết oan nghiệt do định mệnh an bài. Dĩ nhiên, đó là ước vọng không thành. Khi các biến chuyển lịch sử lắng đọng, thì các các bí ẩn lần lượt hé lộ sự thật phủ phàng và đánh bại các ước vọng chân thành. Năm 1962 McNamara khai triển kế hoạch rút các cố vấn quân sự Mỹ khỏi Việt Nam, Kennedy đồng thuận kế hoạch này vì không còn tin khả năng lãnh đạo của Tổng thống Diệm như trước. Khi phát hiện mọi báo cáo về diễn tiến tình hình Việt Nam đều mâu thuẩn hoặc sai lạc, ông lo âu trước các chính sách độc tài, gia đình trị, tham nhũng và đàn áp tôn giáo. Kennedy cho là người Mỹ không thể chiến đấu thay cho người Việt khi phong trào chống Mỹ ngày càng lên cao. Dù yểm trợ c
31/10/2018(Xem: 5417)
Hồ Sơ Mật 1963 từ các nguồn tài liệu của Chính Phủ Mỹ_Tâm Diệu-Trí Tánh-Nguyễn Giác-Nguyễn Minh Tiến_2017
31/10/2018(Xem: 4438)
Yếu Tố Tôn Giáo trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963)
31/10/2018(Xem: 6271)
Nhận Định về Ông Ngô Đình Diệm và nền Đệ Nhất Cộng Hòa Luật Sư Đào Tăng Dực Những ngày gần đây, Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại New South Wales, Úc Đại Lợi, lần đầu tiên quyết định chính thức tổ chức lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Sự kiện này gây nhiều tranh cãi và chia rẽ trong cộng đồng. Như những người dân nước Việt, chúng ta không thể trốn chạy lịch sử nhưng cần phải nhìn lịch sử khách quan hầu quyết định lập trường của mình. Tôi xin phép trình bày quan điểm của tôi như sau. Lịch sử hiện đại khó phân tích một cách khách quan tình hình Nam Việt Nam trong giai đoạn này. Tổng Thống đầu tiên của Đệ nhất Cộng hòa là ông Ngô Đình Diệm. Có nhiều cuộc tranh luận và ý kiến khác biệt về giai đọan này của lịch sử, tuy nhiên một cách tổng quát thì hiện có 2 quan điểm mà ta cần phải cân nhắc:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]