Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Từ Ấn Độ Trực Tiếp Truyền Vào Việt Nam

23/09/202110:52(Xem: 5466)
Phật Giáo Từ Ấn Độ Trực Tiếp Truyền Vào Việt Nam

phat giao an do-lam nhu tang



LỜI CẢM TẠ

 

Tác giả chân thành cảm tạ:

 Hòa Thượng Thích Giác Toàn, Viện Trưỡng Viện Nghiên Cứu Phật Học, Phó Viện Trưỡng Học Viện Phật Giáo Việt Nam, Trụ Trì Pháp Viện Minh Đăng Quang GHPGVN tại thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ mọi phương diện để hoàn thành 3 tác phẩm nghiên cứu về Phật Học:

1-THỨC THỨ TÁM, tái bản tại Việt Nam, 2006.

2-BẢN GIÁC, xuất bản tại Việt Nam, 2017.

3-PHẬT GIÁO TỪ ẤN ĐỘ TRỰC TIẾP TRUYỀN VÀO VIỆT NAM, xuất bản tại Việt Nam, 2021.

Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne, Australia, chủ biên trang nhà Quảng Đức đã giúp đỡ mọi phương diện để hoàn thành tác phẩm mới nầy.

Sydney ngày 10 tháng 1 năm 2021

 

Trân trọng

Lâm Như-Tạng

  


tslamnhutang

LỜI CẢM TẠ

 

Tác giả chân thành cảm tạ:

Y Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích Diệu Liên đã tận tụy đồng hành cùng tác giả chia xẻ, động viên tinh thần, gánh vác tất cả những khó khăn, nhọc nhằn trong cuộc sống thường nhật; nhờ thế mà tác giả mới có đủ thời gian và năng lực trong công việc nghiên cứu, biên khảo để hoàn thành tác phẩm nầy.

Bác Sĩ Lâm Ngọc Như-Uyên (Jenny Nguyễn-Lâm) và Trung Tâm Y Tế FAIRFIELD FAMILY CARE MEDICAL PRACTICE đã khuyến khích và ủng hộ tài chánh cho việc hoàn thành tác phẩm nầy.

Hai cháu Kaylee Như-Thanh  và Bliss Như-Tịnh đã cho ông Ngoại nguồn năng lượng hoan hỷ và trách nhiệm vô biên về thế hệ trẻ tương lai trong cuộc sống, nghiên cứu và sáng tác.

Sydney ngày 10 tháng 1 năm 2021

 

Thân quí
Lâm Như-Tạng




HT Thich Giac Toan
LỜI GIỚI THIỆU

CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC TOÀN

 

 

Tôi vui mừng và cảm kích khi được tác giả Tiến sĩ Lâm Như Tạng gởi cho tôi bản thảo cuốn “Phật giáo từ Ấn Độ trực tiếp truyền vào Việt Nam” cũng như đã gởi cho tôi bản thảo của hai tác phẩm trước khi mỗi cuốn được xuất bản là “Thức thứ tám” và Bản giác”. Tôi vui mừng là vì bất cứ tác phẩm nào của bất cứ tác giả nào có liên can đến Phật học được xuất hiện, huống chi là tác phẩm của tác giả Lâm Như Tạng, người mà tôi quen biết đã từ hơn 20 năm qua. Tôi cảm kích vì nghỉ đến thịnh tình của tác giả dành cho tôi.

Tôi được biết tác giả đã có cơ duyên học Phật trong nhiều năm và đã dành nhiều thời gian, công sức để nổ lực tu tập theo giáo lý của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Anh cũng từng du học và làm việc tại một số nước như Nhật Bản, Úc Đại Lợi... và tại Việt Nam. Với khả năng Anh ngữ, Nhật ngữ, Pháp ngữ, Ấn ngữ và Hán ngữ, anh được thuận tiện trong việc nghiên cứu Phật học và diễn dịch cho độc giả nội dung các tác phẩm của mình.

Như anh từng tâm sự, mục đích của anh khi biên soạn sách đã nêu rõ trong Lời nói đầu của sách nầy là “muốn cho thế hệ người Việt Nam trẻ lưu tâm nghiên cứu sâu, tìm hiểu, phát huy những điểm son lịch sử hào hùng của dân tộc Việt”. Anh còn viết tiếp: “muốn cho thế giới biết về dân tộc Việt Nam có lịch sử hào hùng, minh triết về mọi thời đại, mọi lĩnh vực trong xã hội loài người”.

Mong muốn của tác giả có lẽ hãy còn xa vời với thực tế, vượt ngoài lĩnh vực Phật học, nhưng ý nguyện và nỗ lực của tác giả là đáng trân trọng, cũng vì thế mà bản kê các tài liệu tham khảo trong sách nầy có tới 152 tác phẩm của nhiều tác giả có uy tín.

Nội dung chính trong sách được tác giả tập trung trong 11 chương. Mỗi chương là một sự kiện trọng tâm về lịch sử Phật giáo Việt Nam, hay danh hiệu một vị Phật, một bộ kinh, một vị Bồ Tát được tác giả nghiên cứu phân định trình bày rỏ ràng từng tiết mục liên hệ.

Sau 11 chương chính, cuốn sách có bảy phụ lục. Mỗi phụ lục nêu một sự kiện, hoặc một ý kiến về một bộ kinh rất lý thú.

Xin cảm ơn tác giả Lâm Như Tạng và rất mong sách anh được độc giả hoan hỷ đón nhận.

  

TP. Hồ Chí Minh, PV. Minh Đăng Quang, ngày 31/12/2020 
Sa-môn Thích Giác Toàn             

    

 

 
Lâm Như Tạng

 
LỜI NÓI ĐẦU

PHẬT GIÁO TỪ ẤN ĐỘ TRỰC TIẾP TRUYỀN VÀO VIỆT NAM là tác phẩm nối tiếp ý niệm từ bài khảo luận PHẬT GIÁO TỪ ẤN ĐỘ TRỰC TIẾP TRUYỀN VÀO VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO? Của Lâm Như-Tạng (đã đăng vào: Tổng Tập I, II: Văn Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo. In tại California Hoa Kỳ 2010).

Bài Khảo Luận nầy nay đã in lại và trở thành CHƯƠNG MỘT của tác phẩm nầy. Chương hai có tựa đề là: VIỆT NAM PHẬT GIÁO TRUYỀN QUA TRUNG QUỐC. Những chương khác nghiên cứu về Phật, Bồ Tát, các Kinh, Luận...là những Kinh, Luận, Bồ Tát... rất uyên thâm, nỗi tiếng, tiêu biểu cho Giáo Lý Phật Giáo của tất cả các tông phái Phật Giáo đang hành đạo tại Việt Nam. Phần cuối của tác phẩm là những phụ lục. Trong đó 3 phụ lục đầu là 3 bài tham luận đã thuyết trình trong 3 lần hội thảo quốc tế, có ghi rõ thời gian và nơi chốn hội thảo. Những phụ lục còn lại là những bài khảo luận nghiên cứu về giáo lý Phật Giáo.

Như vậy xét về nội dung tác phẩm nầy không phải là sách chuyên khảo cứu về Lịch Sử Du Nhập và Truyền Thừa của Phật Giáo Việt Nam. Mục đích của tác giả là muốn cho thế hệ người Việt Nam trẽ lưu tâm nghiên cứu sâu, tìm hiểu, phát huy những điểm son lịch sử hào hùng của Dân Tộc Việt, viết lên cho thế giới biết Dân Tộc Việt Nam có lịch sử  Hào Hùng, Minh Triết về mọi thời đại, mọi lãnh vực trong xã hội chúng ta.

Những mong ước cống hiến cho độc giả thì nhiều nhưng vì thời giờ và trí năng của người cầm bút có giới hạn nên không thể nào viết lên tất cả một cách hoàn hảo những gì mình muốn nói và không thể tránh khỏi những lỗi lầm, thiếu sót. Kính mong các bậc cao minh góp ý cho những gì còn sai sót ngoài ý muốn trong tác phẩm nầy. Chân thành cảm tạ.

 

Sydney ngày 10 tháng 1 năm 2021

Trân trọng

Lâm Như-Tạng 




pdf-icon
Phật Giáo Từ Ấn Độ Trực Tiếp Truyền Vào Việt Nam. Soạn giả TS Lâm Như Tạng



facebook-1
***
youtube




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2018(Xem: 42453)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 9679)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
26/10/2017(Xem: 10105)
Tông Câu-xá ngày nay không còn, mặc dù trước kia, tông ấy đã có một thời hưng thịnh với rất nhiều người tu tập theo. Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu sắc của tông này cho đến nay vẫn còn rất rõ rệt trong Phật giáo. Tên gọi Câu-xá của tông này vốn được phiên âm từ tiếng Phạn là Kośa, có nghĩa là “kho báu”. Đây cũng là tên gọi một bộ luận nổi tiếng của Bồ Tát Thế Thân. Tên tiếng Phạn của bộ luận này là Abhidharmakoa-stra, phiên âm là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, và là giáo lý căn bản của Câu-xá tông. Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Ngài là em ruột của Bồ Tát Vô Trước, người đã sáng lập ra Duy thức tông. Câu-xá tông là một tông thuộc Tiểu thừa, trong khi đó Duy thức tông là một tông Đại thừa. Ban đầu, ngài Thế Thân học theo giáo lý Tiểu thừa, thuộc Nhất thiết hữu bộ, là một trong 18 bộ phái Tiểu thừa đầu tiên của Ấn Độ đã phân chia sau khi Phật nhập diệt khoảng gần 200 năm. Ngà
18/10/2017(Xem: 7611)
Lịch sử Phật Giáo qua tem bưu chính, Trần Thanh Lý biên soạn
06/06/2017(Xem: 9362)
Câu chuyện ly kỳ về việc thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao Biền được ghi chép lại trong “Thiền Uyển tập anh” đã mang lại cho người thời nay thật nhiều câu hỏi. Phong thủy có thật hay không? Định mệnh có thật hay không? Đức tin là thật hay là hư ảo? “Thiền uyển tập anh” hay “Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục” là tài liệu lịch sử cổ nhất của Phật giáo Việt Nam, ghi lại tương đối hệ thống các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng từ cuối thế kỷ 6 đến thế kỷ 13, tức là vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý và một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần.
22/05/2017(Xem: 54149)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
18/04/2017(Xem: 11069)
Tập sách này gồm nhiều bản văn được chuyển dịch và trình bày kèm theo nguyên tác Anh ngữ, là các tài liệu trước đây vốn thuộc loại hồ sơ mật hoặc tối mật, nghĩa là chỉ dành riêng cho những người có trách nhiệm mà hoàn toàn không được phổ biến đến công chúng. Phần lớn các tài liệu đó là của chính phủ Mỹ, như các Công điện, Bản Ghi nhớ, Điện tín, Phúc trình... Tài liệu có nguồn từ Bộ Ngoại Giao Mỹ được lấy từ FRUS; ngoài ra còn có các tài liệu từ Tòa Bạch Ốc (Hội đồng An Ninh Quốc Gia NSA), Bộ Quốc Phòng (Pentagon Papers), CIA (tại Sài Gòn và tại Langley), và từ Thượng Viện (Select Committee to Study Governmental Operations).
09/11/2016(Xem: 9469)
Có khoảng 250 Đại Biểu chính thức của Hội Đồng Điều Hành Tăng Gìa Thế Giới gồm 36 Quốc Gia về Đài Bắc, Đài Loan tham dự Hội Nghị từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016 vừa qua. Hòa Thượng Thích Như Điển là thành viên của Ủy Ban Nghiên cứu và phát triển Phật Giáo trên thế giới cùng với đông đảo chư Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam cũng đã có mặt trong những ngày trọng đại nầy.
06/07/2016(Xem: 8733)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình với tựa đề là “Nước Úc trong tâm tôi” để sang năm 2016 sẽ xuất bản và ấn tống. Tác phẩm nầy được viết trong mùa An Cư Kiết Hạ lần thứ 31 của năm Ất Mùi, nghĩa là từ năm 1984 đến nay (2015) cứ mỗi năm ba tháng như vậy, Thầy trò chúng tôi có trọn vẹn 3 tháng an cư tại chùa Viên Giác thật là an lạc. Chương trình mỗi ngày được bắt đầu từ 5 giờ 45 sáng. Đại Chúng vân tập nơi Tổ Đường để xá Tổ, sau đó lên Chánh Điện, hô canh và tọa thiền 15 phút. Sau khi xả thiền, Đại Chúng bắt đầu trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm, phần giữa của thời khóa có kinh hành niệm Phật ba vòng, tiếp đó lạy danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng độ 35 lạy. Sau thời công phu khuya ai về phòng nấy để nghỉ ngơi hay hành trì tiếp, hoặc tập thể dục. Đúng 8 giờ sáng là giờ điểm tâm của Đại Chúng, ai nấy đều tỉnh thức trong lúc dùng sáng, không nói chuyện, mà câu chuyện hằng ngày chỉ được
09/06/2016(Xem: 9459)
Tôi tới một miền quê, kề bên một trận địa vào một buổi chiều hoe nắng. Ở đây, cánh đồng loáng nước nằm dài vắng bóng người nông dân cần mẫn. Nhìn vào thôn xóm không một bóng người, khóm tre xơ xác, mái im lìm ! Qua một đêm, ngủ đỗ, sáng hôm sau trở dậy lên đường. Trong ánh nắng sớm mai, đố ai biết có gì đổi khác. Nhìn vào thôn xóm vẫn không một bóng người, vẫn khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Nhưng giải đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ. Tôi nghĩ tới bóng trăng đêm trước, đến những đoàn người lũ lụt trở về đây, đến những bàn tay mềm mại cấy từng hàng mạ trên giải đồng rộng mênh mông. Trong lúc bom đạn cứ tơi bời trên các đô thành làng mạc, trong lúc chiến tranh cứ tiếp tục gieo rắc tang tóc và đổ nát thì ở đây, nguời dân ViệtNam thản nhiên gieo nguồn sống. Nhành lúa mới như một tuổi xuân vùng trổi dậy, tượng trưng cho sức sống mảnh liệt cho cả một dân tộc. (tác giả Thích Nhất Hạnh)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]