Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa Nghiêm Tông

26/10/201708:56(Xem: 4847)
Hoa Nghiêm Tông

HOA NGHIÊM TÔNG

Khai tổBồ Tát Mã Minh vào khoảng thế kỷ 1 và Bồ Tát Long Thụ khoảng thế kỷ 2, 3 ở Ấn Độ.
 Giác Hiền (Bodhibhadra) dịch kinh Hoa nghiêm vào khoảng đầu thế kỷ 5. Đỗ Thuận truyền bá Hoa nghiêm tông ở Trung Hoa vào thế kỷ 7.
 Đạo Tuyền truyền sang Nhật Bản từ năm 736.
Giáo lý căn bảnKinh Hoa nghiêm 
Tông chỉ: Tất cả các pháp đều do duyên khởi và phụ thuộc lẫn nhau, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt, không một pháp nào có thể tồn tại độc lập trong thế giới này, cho đến giữa một hạt bụi nhỏ nhất với một cõi thế giới to lớn nhất trong vũ trụ cũng đều có sự tương quan mật thiết với nhau.

LỊCH SỬ


Tông này lấy bộ kinh Hoa nghiêm làm nền tảng, nên gọi tên là Hoa nghiêm tôngKinh Hoa nghiêm có tên gọi đầy đủ là Đại Phương Quảng Phật Hoa nghiêm Kinh, là một trong những bộ kinh rất uyên áosâu xa. Sau khi thành đạođức Phật đã vì các vị Đại Bồ Tát như Văn-thù, Phổ Hiền... mà thuyết giảngkinh này chứ không phải dành cho những vị đệ tử mới học đạo. Tương truyền khi kết tập kinh điển thì kinh này đã thất truyền. Phải đến khoảng 700 năm sau, khi Bồ Tát Long Thụ ra đời, sau khi chứng ngộmới dùng thần thông hiện đến cung điện của Long vươngtìm thấy nơi ấy có cất giữ ba bản kinh Hoa nghiêmTuy nhiên, trong đó có hai bản nghĩa lý quá sâu xa huyền diệutrí huệ của người đời không thể nhận hiểu nổi. Ngài liền xem qua bản thứ ba, thấy có một trăm ngàn bài kệ, chia làm 48 phẩm (có thuyết nói là 38), nghĩa lý có thể truyền dạy cho người đời được, liền mang về Ấn ĐộTuy nhiên, có thuyết khác nói rằng trước đó, Bồ Tát Mã Minh cũng là người thông hiểu về kinh Hoa nghiêm.

Vào đời Đông Tấn, năm Nghĩa Hy thứ 14 (418), ngài Phật-đà-bạt-đà-la (Buddhabhadra - Giác Hiền) là một tăng sĩ từ Ấn Độ sang Trung Hoa, lần đầu tiên dịch kinh Hoa nghiêm sang Hán văn, có 60 quyển. Về sau, người ta gọi bản dịch này là Cựu Hoa nghiêm kinh.

Đến đời Đường, vào năm 699, ngài Thật-xoa-nan-đà lại dịch kinh Hoa nghiêm sang Hán văn. Bản dịch lần này có 80 quyển, về sau được gọi là Tân Hoa nghiêm kinh.

Nhưng phải đến ngài Đỗ Thuận thì Hoa nghiêm tông mới chính thức được khai sáng, trở thành một trong các tông phái lớn của Trung Hoa. 

Ngài Đỗ Thuận sinh năm 557, viên tịch ngày rằm tháng 11 năm Trinh Quán thứ 14 (640) tại chùa Nghĩa Thiện ở Nam Giao. 

Ngài họ Đỗ, tên húy là Pháp Thuận, hiệu là Đế Tâm Tôn giả, đương thời tôn xưng là Đôn Hoàng Bồ Tát. Ngài tư chất thông minhđạo hạnh cao vời, người bấy giờ đều tin rằng ngài chính là Bồ Tát Văn-thù giáng thế

Năm 18 tuổi ngài xuất gia tại chùa Nhân Thánh, theo học Thiền với ngài Tăng Trân. Về sau, ngài vào ẩn cư trong núi Chung Nam, xiển dương giáo lý Hoa nghiêm, người tìm đến học với ngài rất đông, có cả hai giới xuất gia và tại gia. Vua Đường Thái Tông nghe biết về đức độ của ngài, truyền thỉnh vào cung diện kiếnđối đãi rất cung kính. Về sau, trong thời gian cuối đời ngài đi khắp mọi nơi, khuyên người niệm Phật A-di-đà và có trước tác văn xưng tán Tịnh độ

Sau ngài Đỗ ThuậnHoa nghiêm tông tiếp tục được truyền nối và phổ biến. Tổ thứ hai là ngài Vân Hoa Trí Nghiễm, tổ thứ ba là ngài Hiền Thủ Pháp Tạng. Ngài Hiền Thủ có công lớn trong việc hoàn chỉnh phần giáo lý Hoa nghiêm tông do các vị Tổ sư đời trước truyền lại, khiến cho tông này được hưng thịnh, nên người bấy giờ cũng gọi Hoa nghiêm tông là Hiền Thủ tông

Ngài Thanh Lương Trừng Quán tiếp nối làm tổ thứ tư, có soạn bản Đại sớ sao chú giải về kinh Hoa nghiêm rất tinh virành mạch, giúp cho người học có thể tiếp thu giáo lý Hoa nghiêm tông một cách dễ dàng hơn. Nhờ vậy, tông này vào thời của ngài càng thêm phát triển, cũng được người đời gọi là Thanh Lương tông.

Vị tổ thứ năm là ngài Khuê Phong Tông Mật, là một vị thiền sư. Ngài Khuê Phong thông hiểu kinh Viên giác, có soạn sớ giải cho kinh này. Ngài cũng kết hợp phần giáo lý kinh Viên giác với kinh Hoa nghiêmđể giúp người tu tập thể nhập vào một cảnh giới giải thoát cao siêu hơn. 

Sau khi ngài Tông Mật viên tịch không lâu thì gặp phải pháp nạn đời Đường Võ Tông vào năm 845, kinh luận bị thiêu hủy rất nhiều, Hoa nghiêm tông từ đó phải tạm suy vi

Phải đợi đến đời Tống mới có ngài Tử Tuyền đứng ra trùng hưng Hoa nghiêm tông. Ngài sinh năm 965, viên tịch năm 1038. Đệ tử của ngài là Tịnh Nguyên cũng có soạn sớ giải kinh, lại thêm có bốn vị ĐạoĐình, Quan Phục, Sư Hội, Hy Địch, mỗi vị đều có soạn chú giải về năm phần giáo của Hoa nghiêm tông. Nhờ đó mà tông này được hưng thịnh trở lại. Người đời tôn xưng bốn vị này là Tứ đại gia đời Tống.

Truyền nối về sau, Hoa nghiêm tông tiếp tục có rất nhiều bậc danh tăng đạo cao đức trọng, như đời Nguyên (1279 – 1368) có các ngài Phổ ThuỵViên Giác, Bổn Hao, Bàn CốcVăn Tài, Đạt Ích Ba... ; đời Minh (1368 – 1644) có các vị Đức Thanh, Cổ Đình, Lý Trác Ngô, Đạo Thông, Như Phi, Tổ Trụ...; sang đời nhà Thanh còn có các vị Chu Khắc Phục, Tục Pháp... 

Đó là lược nói qua về sự truyền nối tông Hoa nghiêm ở Trung Hoa. Còn Hoa nghiêm tông ở Nhật Bảnthì Tổ sư khai sáng là ngài Đạo Tuyền. Ngài sinh năm 702, viên tịch năm 760, quê ở Hứa Châu, Hà Nam, Trung Hoa. Ngài xuất gia từ nhỏ, thọ Cụ túc giới và theo học Luật tạng với ngài Định Tân, sau mới theo ngài Phổ Tịch học giáo lý Hoa nghiêm và Thiền học

Tháng 11 năm 722, thiên hoàng Nhật Bản lần đầu tiên cho sao chép bản Tân Hoa nghiêm kinh (bản dịch của ngài Thật-xoa-nan-đà) tại Nhật Bản. Đến tháng 7 năm 736, thỉnh ngài Đạo Tuyền sang Nhật Bảnthuyết pháp. Ngài mang theo rất nhiều các bản chú giải kinh Hoa nghiêm sang thuyết giảng ở Nhật, đệ tử theo học rất đông. Sau đó ngài thường đi khắp nơi giảng dạy về giới luật, từng nhận lời đến ở chùa Đông Đại (Todaiji) giảng thuyết pháp yếu. Đối với sự nghiệp hoằng truyền Phật giáo ở Nhật Bản vào khoảng đầu thời kỳ Nại Lương, ngài là người có công rất lớn. Ngài không chỉ khai sáng Hoa nghiêm tông ở Nhật Bản, mà còn là tổ sư thứ hai của Thiền tông tại Nhật Bản

Đến năm 740, thiên hoàng Nhật Bản lại thỉnh một vị tăng người Triều Tiên là Thẩm Tường sang giảng Kinh Hoa nghiêm tại chùa Đông Đại (Todaiji). Vị này giảng thuyết kinh Hoa nghiêm tại đó trong ba năm. 

Hoa nghiêm tông ở Nhật sau đó truyền đến vị tăng Nhật Bản là Lương Biện, được Thánh Võ Thiên hoàng (724 – 749) rất tôn kính, ra sắc chỉ cho xây dựng chùa Đông Đại thành tổ đình của Hoa nghiêm tông. Sau đó truyền đến các vị Thật Trung, Đẳng Định, Chánh Tấn... đều là những bậc cao tăngCho đến đời ngài Quang Trí thì Hoa nghiêm tông trở nên rất hưng thịnh. Ngài có xây dựng Tôn Thắng Viện để làm nơi chuyên tu tập giáo nghĩa Hoa nghiêm

Cho đến nay, tại Nhật Bản vẫn còn rất nhiều vị cao tăng tinh thông giáo lý Hoa nghiêm tông, hiện ở Nhật hiện nay có 27 ngôi chùa thuộc tông này, 48 vị tăng, 200 vị cư sĩ tu tập tại gia và 22.000 tín đồ kính ngưỡng thường lui tới lễ bái cúng dường.[43] 

HỌC THUYẾT

A. Tánh Phật trong giáo lý Hoa nghiêm: Theo giáo lý Hoa nghiêm, hết thảy vạn pháp trong vũ trụ đều có chung một thể tánh căn bảntuyệt đối, đó là tánh Phật. Cho dù là những pháp thuộc về tinh thần hay vật chất, cho dù là chư Phật, người phàm, các loài súc sinh hay vạn vật vô tình, cũng đều là chung một thểtánh ấy, không hề sai khác. Thể tánh tuyệt đối ấy gọi là tánh Phật, cũng gọi là chân như

Tuy là cùng một thể tánh, nhưng do những nhân duyên trần cảnh khác nhau mà biểu hiện ra thành muôn hình vạn trạng khác nhau. Ví như nước biển thì ở đâu cũng giống nhau, nhưng ta thấy có vùng biển êm sóng lặng, lại có vùng biển động sóng xô. Tuy là rất khác biệt nhau nhưng kỳ thật vẫn là cùng chung một thể tánh. Tánh Phật hay chân như cũng ví như cái tánh chung của nước biển, đâu đâu cũng đều giống nhau, nhưng tùy theo điều kiện thời tiết, gió bão, vị trí vùng biển... mà chúng ta thấy có sự yên tĩnh hay xao động, thậm chí có khi cuồng nộ như sóng thần...

Học thuyết của Hoa nghiêm tông rất sâu xahuyền diệu, không thể tóm lại một cách khái quát cho hết được. Tuy nhiên, nếu phải nêu lên những điểm cốt yếu nhất thì đó chính là nguyên lý tương sinh tương khởi, dựa trên khái niệm về thể tánh nhất như của vạn pháp như vừa nói trên.

Nguyên lý tương sinh tương khởi chỉ ra rằng hết thảy vạn vật trong vũ trụ đều có quan hệ mật thiết với nhau, không có bất cứ một vật thể, một hiện tượng tinh thần hay thể chất nào lại có thể tự nó sinh khởivà tồn tạicho đến một hạt bụi rất nhỏ cũng không thoát ra ngoài nguyên lý này. Vì thế, sự sinh khởi của một sự vật có liên quan đến mọi sự vật khác, và ngược lại, nó cũng chịu sự chi phối của tất cả. Nguyên lý này thường được phát biểu một cách khái quát như sau: “Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt.” 

Sự tương sinh tương khởi như vậy thường được gọi là “y tha khởi”, nghĩa là mọi sự sinh khởi đều phải dựa vào “cái khác”. Một cách hình tượng hơn, các nhà nghiên cứu kinh Hoa nghiêm thường gọi tên nguyên lý này là “trùng trùng duyên khởi”.

Đối với những ai chưa từng tiếp xúc với giáo lý này, có thể sẽ thấy rằng nó hơi mơ hồ và khó hiểu. Tuy nhiênsự thật là nó nêu lên một chân lý bao trùm cả vũ trụ này, cho nên cũng luôn diễn ra quanh ta trong cuộc sống hằng ngày chứ không hề xa lạ hay mơ hồ

Nếu để tâm suy xét kỹ, ta sẽ thấy quanh ta luôn có những mối tương quan mật thiết gắn liền với tất cả. Khi ta nhả ra một hơi khói thuốc, và ta có thể cho là chẳng có gì đáng nói. Nhưng ta có biết đâu sự ô nhiễm của khói thuốc là có thật, và chừng nào ta chưa ngưng việc hút thuốc lá thì môi trường quanh ta vẫn còn bị ô nhiễm hơn ở một mức độ nhất định mà ta không thể phủ nhận. Nếu chúng ta hình dung có hàng triệu, hay thậm chí là hàng tỷ người đang cùng lúc nhả khói thuốc như ta, và ta biết chắc rằng bầu khí quyển của chúng ta là một môi trường khép kín, thì ta sẽ dễ dàng biết được ngay là vấn đề không đơn giản chút nào! Tương tự như vậy, sự sinh khởi hay diệt mất của bất cứ sự vật nào trong vũ trụ này cũng đều có mối liên quan nhất định với tất cả những sự vật khác.

Và vì có mối quan hệ như thế, nên sự giác ngộ của mỗi một vị Phật trong vũ trụ này tất yếu cũng là có liên quan đến tất cả chúng sinh; và ngược lại, sự mê lầm của mỗi chúng sinh cũng đều có liên quan đếntất cả chư Phật. Tánh giác của chư Phật hiện hữu trong toàn vũ trụcho đến hiện hữu ngay trong một hạt bụi rất nhỏ. Vì thế, trong mỗi một hạt bụi đều có đủ cả hằng hà sa số thế giới Phật. 

Không những thế, mối tương quan này không chỉ là về mặt không gian, mà còn là cả về mặt thời giannữa. Mỗi một sự vật đang hiện hữu đều bao hàm trong nó cả quá khứ và tương lai. Chúng ta không thể hình dung có một cây xoài đứng trước mặt ta nếu trong quá khứ chưa từng có hạt xoài, cây xoài con... Cho nên, trong cây xoài hiện tại cũng hàm chứa cả quá khứ của nó. Và tương tự như vậy, nó cũng sẵn có trong đó một cây xoài già cỗi của tương lai. Hết thảy vạn vật trong vũ trụ đều là như thế. Chư Phật quá khứ cũng có mặt trong chư Phật hiện tại, và cũng sẵn có chư Phật vị lai. Nói tóm lại, nếu nhìn bằng đôi mắt quán xét theo giáo lý Hoa nghiêmchúng ta sẽ có thể nhận thấy được toàn thể vũ trụ từ vô thủyđến vô chung đều hiển hiện trong một hạt bụi nhỏ; cũng như trong toàn thể vũ trụ đều có ảnh hiện hạt bụi ấy.

Khi vị tổ thứ ba của Hoa nghiêm tông là Hiền Thủ Đại sư giảng về giáo lý Hoa nghiêm, có lần ngài nhận thấy đại chúng còn hoang mang không hiểu. Ngài liền sai mang đến một số gương soi và xếp dọc theo hai bên tường, sao cho tấm gương ở vị trí cuối cùng cũng phản chiếu được tất cả những tấm khác trong đó. Như vậy, khi nhìn vào bất cứ tấm gương nào, người ta cũng thấy được hết thảy những tấm gương khác. Khi ấy, các vị đệ tử liền nhận ra được thế nào là tính chất tương quan của vạn vật trong toàn thểpháp giới.

Nguyên lý tương sinh tương khởi giúp người tu tập có một tầm nhìn bao quát và đúng thật về thực tại. Nó cũng mở rộng mục đích giải thoát theo đúng hướng của giáo nghĩa Đại thừa. Bởi vì không thể có sự giải thoát rốt ráo khi chúng sinh còn mê lầm, cho nên các vị Bồ Tát mới phát tâm độ tận chúng sinhtrước khi thành chánh giáchoàn toàn khác hẳn với tinh thần của Tiểu thừa luôn hướng đến sự giải thoát cho tự thân. 

Về mặt khái quát, tổng thể là như vậy, còn về cấu trúc chi tiết thì phần giáo lý hoàn chỉnh của Hoa nghiêm tông được chia ra là năm phần giáo, phù hợp với các mức độ tu tập từ thấp lên cao của tất cả chúng sinh

B. Hoa nghiêm ngũ phần giáo: Từ bậc khởi đầu cho đến phần giáo lý rốt ráo sau cùng của Hoa nghiêm tông được các vị Tổ sư phân chia thành năm bậc, gọi là Hoa nghiêm ngũ phần giáo. 

Bậc thấp nhất là Tiểu thừa giáo được dùng để tiếp nhận những người sơ cơ, căn trí thấp kém, vì thế chỉ dạy những điều dễ hiểu, dễ tiếp nhận, có ý nghĩa giúp người ta xa dần các tư tưởng ác và hướng nhiều hơn đến các điều lành. Tiểu thừa giáo có thể nói là phần giáo lý mà chỉ cần có đức tin là ai cũng theo học và thực hiện được.

Bậc thứ hai là Đại thừa Thủy giáo, dạy về tánh không của các pháp, giúp người tu lìa bỏ những kiến chấp hạn hẹp của Tiểu thừa mà mở rộng dần sang giáo lý Đại thừa.

Bậc thứ ba là Chung giáo, dạy về tánh Phật sẵn có nơi tất cả chúng sinh, và do đó mà xác quyết rằng bất cứ ai cũng có thể thành PhậtGiáo lý này dạy rằng, dù có mê lầm trôi lăn trong sinh tử, nhưng tánh Phật vẫn không bao giờ mất đi. Do nơi tánh Phật này mà tất cả chúng sinh đều tương đồng với chư Phật, đều có thể làm Phật trong tương lai. Nhận hiểu được điều này, người tu tập dù trải qua bao nhiêu gian khó hay nghịch cảnh cũng không nản lòng, vì tin chắc rằng sẽ có một ngày hiển lộ được tánh Phật của chính mình.

Bậc thứ tư là Đốn giáo, dạy về khả năng đốn ngộ, hay giác ngộ tức thờiGiáo lý này dạy rằng chỉ cần giũ sạch mọi phiền não khách trần che lấp thì tự tánh giác ngộ sẽ tự nhiên hiển bày. Điều này phụ thuộcnơi sự trực nhận tánh giác của chúng ta chứ không phải do sự khổ công tu hành mà được. Vì vậynếu có thể trực nhận thì ngay tức thời chỉ trong một sát-na đã có thể đồng với chư Phật, bằng không thể trực nhận thì dù có trải qua muôn kiếp tu hành cũng vẫn là ở trong vòng mê muội. Đây là phần giáo lý cao siêu chỉ dành cho các bậc thượng căn thượng trí, nếu người sơ cơ mà tiếp nhận giáo lý này thì chắc chắn sẽ dẫn đến những sự lầm lạc rất nguy hại. Các nhà học Phật thường so sánh phần giáo lý này của Hoa nghiêm tông với thuyết đốn ngộ của Thiền Nam tông, được xiển dương kể từ Lục tổ Huệ Năng

Bậc thứ năm là Viên giáo, phần giáo lý được xem là rốt ráotrọn vẹn nhất, cũng như một cái vòng tròn, không thể thêm vào hay bớt đi bất cứ một điểm nào trên đó mà không làm mất đi tính chất tròn trịa của nó. Tính chất tròn đầy này thể hiện ở việc hành giả chỉ cần tu tập trọn vẹn một phần công hạnh nào đó thì tất cả những công hạnh khác cũng tự nhiên đầy đủ. Chỉ cần dứt sạch được một sự mê lầm nào đó thì tất cả mọi sự mê lầm khác cũng tự nhiên tan biến hết. Như người ngủ mê nhìn thấy đủ mọi hình tượng, mọi sự việc trong giấc mộng. Chỉ cần tỉnh giấc thì tất cả mọi hình tượng, sự việc ấy đều mất hết. Cho dù sự tỉnh thức của người ấy là nhờ vào bất cứ lý do gì, thì những điều trong mộng cũng đều tự nhiên không còn nữa. 

Hơn thế nữa, giáo lý này còn chỉ ra rằng không chỉ không gian mà cả thời gian cũng chỉ là những ý niệmsai lầm do tình thức[44] mê muội của chúng sinh tạo thành. Do đó, một khi đã giác ngộ thì có thể thấy được trọn cả vô lượng kiếp quá khứhiện tại và vị lai trong chỉ một sát-na. Và vì thế, cho dù là vô lượng kiếp cũng không phải là dài lâu, mà chỉ một sát-na cũng không phải là ngắn ngủi. Đây là phần giáo lýcao siêu nhất, chỉ có thể nhận hiểu bằng sự tu tập hành trì để trực nhận chứ không phải thông qua sự suy diễn lý luận như đối với các học thuyết thế gian thông thường.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17340)
Thật ngạc nhiên là ngay từ năm 1859 tức là hơn một thế kỷ trước, các học giả Âu châu đã quan tâm tới sự xuất hiện của các Bộ phái Phật giáo (PG) ở Ấn Ðộ, tuy nhiên họ chỉ nói tới tên của những phái này mà không bình luận gì cả. Bài viết sớm nhất là của St. Juliesn "Danh sách mười tám Bộ Phái Phật Giáo" đăng trong tạp chí Journal Asiatique vào năm 1859. Bài viết này được tiếp theo bởi M.V.Vasilief năm 1860, Rhys Davids và Oldenberg năm 1881, H. Kern năm 1884 và I.P.Minayeff năm 1884.
08/04/2013(Xem: 6816)
Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.
08/04/2013(Xem: 13844)
H. W. Schumann là học giả người Ðức sinh năm 1928. Ông nghiên cứu ngành Ấn Ðộ học, các tôn giáo đối chiếu và nhân chủng xã hội học tại Ðại học Bonn (Ðức). Ông nhận rằng tiến sĩ năm 1957 với luận án Triết học phật giáo. Từ 1960 đến 1963 ông là giảng sư Ðại học Ấn Ðộ ở Benares, Ấn Ðộ. Năm 1963 ông tham gia công tác Bộ Ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa liên bang Ðức, phục vụ ngành ngoại giao và lãnh sự của Tây Ðức tại Calcutta (Ấn), Rangoon (Miến), Chicago (Mỹ) và Colombo (Srilanka).
08/04/2013(Xem: 37334)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
28/02/2013(Xem: 7188)
Sông Hằng (Gangā)là con sông nổi tiếng nhất trong lục địa Ấn Độ ngày nay. Tầm quan trọng của con sông này được thể hiện qua ảnh hưởng của nó trong lịch sử văn minh Ấn Độ suốt hơn năm nghìn năm qua.Nếu lịch sử tư tưởng Ấn Độ là một phần quan trọng trong lịch sử tư tưởng thế giới thì sông Hằng là một nhân tố quan trọng để hình thành hệ thống tư tưởng uyên thâm của Ấn độ, đặc biệt của Phật giáo. Bài viết này đề cập đến vai trò của sông Hẳng và những tương hệ của nó đối với sự hình thành và phát triển của Phật giáo Ấn Độ.
01/12/2012(Xem: 13804)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
30/11/2012(Xem: 15062)
Mùa hạ năm 1970 tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, chúng tôi được Thầy Đức Chơn và Thầy Phước Châu giao việc dán lại trang Bát-Kính-Pháp bị nhầm trong sách "Phật và Thánh Chúng" của Thầy Cao Hữu-Đính do Phật Học Viện Trung Phần ấn hành và in tại Nhà in Hoa Sen, NhaTrang. Sau khi công việc hoàn tất, chúng tôi được Quý Thầy cho mỗi người một quyển sách này, tuy rằng lúc ấy chưa phát hành. Lần đầu tiên trong đời, tôi bị tác động rất lớn, qua hình ảnh các Phật-tích ở Ấn Độ và những câu chuyện về Đức Phật và các đệ tử trong quyển sách.
21/11/2012(Xem: 10102)
Quyển sách này hình thành từ các bài giảng của tôi ở Đại học Đại Chính được ghi lại và chỉnh lý, nay giao cho ban in ấn để xuất bản. Tên sách là Lịch Sử Giáo Lý Tịnh Độ Trung Quốc chủ yếu lấy sự phát triển và diễn biến giáo nghĩa của tông Tịnh Độ ở Trung Quốc làm tiêu điểm. Song giáo lý của tôn giáo nhất định phải tùy theo tình tự tín ngưỡng, lại nhờ có đủ tính truyền bá rộng rãi, cho nên đồng thời đối với sự tự thuật giáo nghĩa và sự diễn biến phát triển cũng đều được ghi lại thành sự kiện lịch sử của sự truyền bá.
14/11/2012(Xem: 7107)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]