Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tam Luận Tông

26/10/201708:49(Xem: 3717)
Tam Luận Tông

TAM LUẬN TÔNG

Khai tổBồ Tát Long Thụ vào khoảng thế kỷ 2 – 3 ở Ấn Độtiếp theo là Ka-na-đề-bà vào khoảng thế kỷ 3.
 Cưu-ma-la-thập truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ 5.
 Huệ Quán truyền sang Nhật Bản vào năm 625.
Giáo lý căn bảnTrung luận và Thập nhị môn luận của Bồ TátLong Thụ.
 Bách luận của Ka-na-đề-bà.
Tông chỉ: Phát triển giáo lý trung đạo, xem đó là cứu cánh rốt ráocủa thiền địnhxóa bỏ mọi ý tưởng về có và không.

LỊCH SỬ


Học phái này lấy ba bộ luận là Trung luậnThập nhị môn luận và Bách luận làm tông chỉvì vậy nên gọi là Tam luận tông. Phần luận thuyết trong ba bộ luận này khá bao quát, nên tạo ra cho Tam luận tông một phạm vi giáo lý rộng hơn so với một số tông khác chỉ gói gọn tông chỉ trong một bộ kinh hoặc luận duy nhất

Tam luận tông nhấn mạnh giáo lý trung đạo, không nghiêng hẳn về một bên. Một mặt, giáo lý của tông này khác hẳn với các tông thuộc Tiểu thừa. Một mặt, tuy không thuộc hẳn về Đại thừa nhưng luận thuyết của tông này lại có tính cách rất gần gũi với các tông thuộc Đại thừa. Vì thế, học thuyết Tam luận tông vừa có thể chỉ ra những chỗ sai lầm hoặc thiếu sót của Tiểu thừa, vừa có thể giúp cho người học đạo dễ dàng hơn trong việc tiếp thu giáo lý Đại thừa

Cũng như Câu-xá tông và Thành thật tôngTam luận tông ngày nay không còn nữa. Nhưng ba bộ luận kể trên vẫn còn lưu truyền, và tên tuổi của Bồ Tát Long Thụ vẫn mãi mãi được những người học Phật nhớ đến. 

Bồ Tát Long Thụ, vị khai tổ của Tam luận tông, cũng là vị Tổ sư thứ mười bốn của Thiền tông Ấn Độ. Ngài sống vào khoảng cuối thế kỷ 2, đầu thế kỷ 3, nhưng chưa xác định được niên đại chính xác. Trong ba bộ của Tam luận tông, ngài là tác giả của hai bộ. Các luận sư đồng thời đều khâm phục tài biện luậncủa ngài. Mặc dù tinh thông cả Tam tạng kinh điển, nhưng ngài nghiêng về tạng Luận nhiều hơn. Người đương thời gọi ngài là Phật Thích-ca tái thế. Tương truyền rằng ngài cũng chính là tác giả của kinh Na-tiên Tỳ-kheo, một tác phẩm có nội dung biện luận với nhiều ý nghĩa rất thú vị đối với cả những người mới học đạo cũng như những bậc uyên bác về Phật học.[37]

Trong kinh Lăng-già, quyển 9,[38] đức Phật có nói trước về sự ra đời của Bồ Tát Long Thụ trong một đoạn kệ như sau đây:

Dịch âm:

Như Lai diệt độ hậu,
Vị lai đương hữu nhân.
Đại Huệ, nhữ đế thính!
Hữu nhân trì ngã pháp,
Ư nam đại quốc trung,
Hữu đại đức tỳ kheo
Danh Long Thụ Bồ Tát
Năng phá hữu, vô kiến.
Vị nhân thuyết ngã pháp,
Đại thừa Vô thượng pháp.

Dịch nghĩa:

Như Lai nhập Niết-bàn, 
Về sau sẽ có người. 
Đại Huệ, hãy nghe kỹ! 
Có người giữ đạo ta. 
Ở miền Nam Ấn Độ
Sẽ có đại tỳ-kheo, 
Là Bồ Tát Long Thụ
Phá chấp hữu, chấp vô,
Vì chúng sinh thuyết pháp,
Pháp Đại thừa Vô thượng.

Vì sự ra đời của Bồ Tát Long Thụ đã được nói trước trong kinh, nên việc ngài xiển dương giáo pháp Đại thừa, trước tác kinh luận cũng là điều dễ hiểu.

Bồ Tát Long Thụ truyền pháp cho Ka-na-đề-bà, cũng thường được gọi tắt là Đề-bà, làm tổ sư thứ mười lăm của Thiền tông Ấn Độ. Vị này tiếp tục soạn thêm một bộ luận nữa là bộ Bách luận

Trước khi soạn bộ Bách luận, Đề-bà nghĩ rằng: “Muốn cho chánh pháp được truyền rộng, trước hết phải thu phụcgiáo hóa nhà vua.” Nghĩ vậy, ông liền tham gia vào quân đội của nhà vua. Chỉ trong một thời gian ngắn, bằng tài năng vượt trội của mình, ông đã trở thành một vị soái tướng. Ông chỉnh đốn quân ngũ, cải tiến quân luật thành giản tiện và rõ ràng, khiến cho quân đội trở nên nghiêm minh và có tinh thần kỷ luật, luôn phục tùng thượng cấp. 

Nhà vua rất hài lòng, muốn ban thưởng cho ông, bèn hỏi rằng: “Khanh có muốn điều chi không?” Ông đáp: “Tâu bệ hạ, kẻ hạ thần có học đạo lâu năm, sự hiểu biết tưởng không đến nỗi cạn hẹp. Vậy hạ thần muốn xin bệ hạ cho tổ chức một cuộc tranh biện giữa hạ thần với các vị luận sư của những tông pháikhác nhau trong nước. Xin bệ hạ đứng ra chứng kiến và xác định việc hơn kém.” Nhà vua vui vẻ chấp thuận đề nghị ấy. 

Đề-bà liền cho người lập một diễn trường giữa đô thị và niêm yết khắp nơi một luận đề như sau: 

1. Phật là bậc cao trổi hơn hết trong tất cả các bậc hiền triết.

2. Pháp Phật là chân chánh nhất trong tất cả các giáo pháp.

3. Tăng-già là đoàn thể tu tập vững chắc hơn hết trong tất cả các tổ chức tu tập.

Ai có thể biện luận bác bỏ được ba điều trên, Đề-bà xin dâng nạp thủ cấp.

Các luận sư của những giáo phái khác đều lấy làm bất bình. Họ tìm đến xin tranh luận, và cam đoan rằng nếu thua thì họ cũng sẽ chịu mất đầu. Nhưng Đề-bà đáp: “Mục đích của tôi chỉ là hiển bày chân lývà tỏ tình hữu ái trong chốn nhân sanh, chứ không muốn hại mạng ai cả. Vì thế, tôi chỉ có một yêu cầulà người nào thua tôi trong việc biện luận thì hãy xuống tóc làm đệ tử của tôi.”

Các luận sư đều chấp nhận. Cuộc tranh biện bắt đầu. Lần lượt, từng người đều bị Đề-bà khuất phục. Có người đuối lý ngay trong ngày đầu tiên, có người cố tranh biện được đến ngày thứ hai, thứ ba... nhưng rồi cũng đều bị khuất phục. Đề-bà trở thành người chiến thắng cuối cùng

Được chứng kiến tất cả những cuộc tranh biện đó, nhà vua trở nên rất nhiệt thành ủng hộ Phật pháp, luôn khuyến khích mọi người tu họcẢnh hưởng cũng lan rộng ra khắp nơi trong nước. Chỉ trong mấy tháng sau đó đã có hơn một triệu người phát nguyện quy y Tam bảo

Việc hoằng hóa đã thành tựu, Đề-bà từ bỏ tất cả để vào trong rừng sâu ẩn cưtu tập thiền định và ghi chép lại các bài thuyết pháp mà ông đã dùng để khuất phục ngoại đạo. Do đó mà hình thành bộ Bách luận.

Ka-na-đề-bà truyền pháp cho ngài La-hầu-la-đa làm tổ sư đời thứ 16 của Thiền tông Ấn Độ. Một trong các đệ tử của ngài La-hầu-la-đa là Tân-già-la (Piṅgalanetra - người Trung Hoa gọi là Thanh Mục) sau đó truyền giáo pháp Tam luận tông cho hai vị vương tử nước Sa-xa[39] là Tu-lợi-da-bạt-đà và Tu-lợi-da-tô-ma. Cả hai vị này đều rời bỏ hoàng cungxuất gia làm tăng sĩ. Về sau, ngài Cưu-ma-la-thập trên đường du học có dừng lại ở nước Sa-xa một năm, nhân đó được hai vị Tu-lợi-da-bạt-đà và Tu-lợi-da-tô-ma truyền dạy giáo pháp

Khoảng đầu thế kỷ 5, ngài Cưu-ma-la-thập sang Trung Hoa, chuyển dịch các bộ Trung luậnThập nhị môn luận và Bách luận cùng với nhiều kinh văn khác sang Hán văn. Từ đó giáo lý Tam luận tông được truyền ở Trung Hoa, xem ngài Cưu-ma-la-thập là tổ khai sáng. Khi đến Trường An, ngài đã được 63 tuổi. Ngài lưu lại nơi đây từ năm 401 đến năm 412, chuyên tâm dịch kinh điển và giảng thuyết giáo phápĐại thừa.

Giáo pháp Tam luận tông được truyền về sau đến thời ngài Cát Tạng thì được chấn hưng mạnh mẽ. Cát Tạng vốn là người gốc An Tức, thuộc Ấn Độ nhưng tổ tiên vì tránh kẻ thù nên di cư sang sống tại vùng Giao Quảng.[40] Sau lại dời đến ở đất Kim Lăng rồi mới sinh ra Cát Tạng vào năm 549. Từ nhỏ ngài đã có căn lành, được cha đưa đến gặp ngài Chơn Đế. Ngài Chơn Đế vừa gặp đã biết là bậc pháp khí về sau, nên mới đặt tên cho là Cát Tạng. Cha ngài sau cũng xuất giapháp danh là Đạo Lượng. 

Cát Tạng 7 tuổi đã xuất gia, theo học với ngài Pháp Lãng. Năm 14 tuổi đã được Pháp Lãng dạy cho học bộ Bách luận. Từ đó về sau học một biết mười, thông tuệ hơn người. Sau khi thọ Cụ túc giới càng được rất nhiều người kính phục theo học. Trần Quế Dương Vương lúc bấy giờ hết sức tôn kínhđặc biệt đối đãi như bậc thánh tăng

Nhà Trần suy sụp, quân Tùy đánh lấy Kiến Khương, xã hội cực kỳ hỗn loạn. Ngài không sợ nguy hiểm, đi khắp các tự viện thâu góp kinh luận Phật giáo, vì sợ binh lửa hủy hoại mất đi. Đến khi chiến tranh tạm yên, ngài lại bỏ công đọc lại và chỉnh lý tất cả những kinh luận đã thâu góp được. Cũng nhờ vậy mà học lực của ngài trở nên uyên bác không ai sánh bằng.

Sau ngài đến ở chùa Gia Tường, hoằng dương chánh pháp. Người theo học rất đông, lúc nào cũng có đến hơn ngàn người. Người bấy giờ tôn xưng ngài là Gia Tường Đại sư. Ngài có trước tác bộ Tam luận huyền nghĩa,[41] giảng rõ yếu lý trong cả ba bộ luận của Tam luận tông, cùng với nhiều chỗ kiến giảimới, nên người đời thường gọi là Tân Tam luận. Ngài viên tịch vào năm 623.

Trong số đệ tử của ngài Cát Tạng, có một vị tăng người Cao Ly[42] tên là Huệ Quán, theo học với ngài ở chùa Gia Tường, nắm được yếu nghĩa của Tam luận. Về sau, Huệ Quán mang giáo pháp Tam luận tông sang truyền bá ở Nhật Bảntrở thành vị Sơ tổ của Tam luận tông tại Nhật BảnHuệ Quán cũng là người cùng với Khuyến Lặc khai sáng Thành thật tông ở Nhật Bản.

HỌC THUYẾT

A. Hai sự cực đoan: Ngay từ thời đức Phật, đã có rất nhiều người học Phật rơi vào hai sự cực đoan

Khi Phật dạy pháp Tứ đế, chỉ ra rằng cuộc đời này đầy dẫy những khổ đau, một số người liền chấp chặtvào thực tại đau khổ đó. Họ cho rằng mục đích của việc tu tập là phải làm sao trừ hết những sự đau khổ, vì chúng là thật có, vì thế giới này là thật có. Những người này đã rơi vào phía cực đoan gọi là “chấp có”. Do không nắm hiểu trọn vẹn giáo pháp mà Phật giảng dạy, họ sinh tâm nhàm chán, sợ sệt những khổ đau trong cuộc sống và xuất gia tu tập để mong tránh né sự đau khổ. Họ không hiểu rằng sự tu tập là để dứt trừ tận gốc rễ của khổ đau chứ không phải là để tránh né chúng. Do sự phát tâm sai lầmnhư thế, những người này chỉ có thể đạt được những sự thanh thản, an vui giả tạo, nhất thời khi sống theo đời sống xuất gia, nhưng thật sự về lâu dài thì họ vẫn quay vòng mãi trong những khổ đau của cuộc đời, vì sự tu tập sai lầm của họ không thể giúp họ giải thoát trọn vẹn được.


Khi Phật dạy pháp Thập nhị nhân duyên, chỉ ra rằng tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này đều chỉ là do các nhân duyên giả hợp mà thành, một số người khác liền chấp chặt vào tính chất không thật có ấy. Họ cho rằng vì tất cả chỉ là sự giả hợp tạm thời của các nhân duyên, nên không có gì là thật có. Thế giớinày là không, mọi sự đau khổ hay giải thoát cũng đều là không. Những người này đã rơi vào phía cực đoan thứ hai gọi là “chấp không”. Do không nắm hiểu trọn vẹn giáo pháp mà Phật giảng dạy, họ sinh tâm giải đãi, cho rằng tất cả đều chỉ là trống rỗng, hư vô, nên không có gì cần thiết phải nỗ lực tu tậphay thực hiện các điều lành. Khi nhìn cuộc đời theo cách này, nhất thời họ có thể xả bỏ được rất nhiều sự tham đắm, trói buộc, và cảm thấy nhẹ nhõm đi rất nhiều vì không còn phải chạy theo những thôi thúccủa tham dục hay sân hậnTuy nhiên, đó không phải là chỗ giải thoát rốt ráo mà pháp Phật nhắm đến, bởi vì trải qua thời gian thì sự sai lầm của họ sẽ bộc lộ ra khi họ nhận biết rằng mình không có bất cứ động lực chính đáng nào để tinh tấn tu tập cả. 

Dù là chấp có hay chấp không, những cách hiểu cực đoan này đều không phải là chân lý, bởi sự thật là chúng không thể giúp người tu đạt đến sự giải thoát. Vì chúng sinh chìm đắm trong bể khổ mà hoàn toàn không nhận biết rằng mình đang khổ, nên đức Phật mới gióng lên hồi chuông Tứ đế, trước hết chỉ ra cho họ thấy rằng cuộc đời này vốn đầy dẫy những khổ đau. Vì chúng sinh chìm đắm trong sự tham lamsân hận, nên đức Phật mới gióng lên hồi chuông Thập nhị nhân duyên, chỉ ra cho họ thấy rằng những thứ mà họ say mê, ôm ấp, giành giật lẫn nhau, thật ra chẳng có gì đáng để như thế cả. Chúng chỉ là những bóng dáng hư ảo, sự giả hợp tạm thời của các nhân duyên, và vì thế không hề thật có.

Giáo pháp Tứ đế hay Thập nhị nhân duyên đều là chân thậtđúng đắn. Chỉ có sự sai lầm ở phía người học đạo, không nắm rõ được yếu nghĩa của giáo pháp nên mới rơi vào sự cực đoan. Nếu nhận biếtcuộc đời là đau khổ để tiếp tục tu tập các pháp diệt khổ, thực hành Bát chánh đạo, thì đến một lúc nào đó người tu sẽ tự mình nhận biết rằng chính những đau khổ trong cuộc đời này tự nó cũng là không thậtcó. Khi đó, họ sẽ được giải thoát khỏi tư tưởng chấp có. Nếu nhận biết rằng cuộc đời này chỉ là nhân duyên giả hợphư ảo, để tiếp tục tu tập phá trừ vô minh, chặt đứt chuỗi mắt xích 12 nhân duyên, thì lúc đó người tu sẽ nhận ra rằng tuy tất cả là hư ảokhông thật, nhưng sự tu tập giải thoát, Niết-bàn an lạcvẫn là thật có; bên ngoài các pháp thế gian do nhân duyên hội tụ, vẫn còn có các pháp xuất thế giankhông phải do nhân duyên hợp thành, và vì thế mà thường hằng bất biến

Có và không chỉ là những khái niệm tương đối do chính con người dựng lên để mô tả thế giới này. Khi nhìn nhận được bản chất thực sự của đời sống, của thực tại, thì cho dù chúng ta có gọi đó là có hay là không cũng vẫn không làm thay đổi bản chất thực sự của nó. Chính vì vậychân lý rốt ráo của người học đạo phải là sự vượt thoát ra khỏi cả hai khái niệm có và không. Bởi vì cả hai sự chấp chặt đó đều là cực đoan và sai lầm.

B. Giáo lý Tam luận: Trước hết là bộ Trung luận, nói đủ là Trung quán luận. Trung tức là khoảng giữa, trung bình, không nghiêng về hai bên; quán là quán xét, thường là bằng phương pháp tham thiền. Như vậy, trung quán có nghĩa là quán xét về cái mức độ trung bình, cái khoảng giữa trong sự tu tập, để không thiên lệch về bất cứ bên nào. 

Vì được viết theo thể luận, nên trọng tâm của tác phẩm này là nêu lên những lý lẽ của những người chấp có và chấp không để chỉ rõ những chỗ sai lầm, rồi từ đó dẫn dắt người đọc đạt đến chỗ khoảng giữa, tức là một cách nhìn nhận đúng mức, hợp chân lýToàn bộ Trung luận có hai mươi bảy phẩm. Hai mươi lăm phẩm đầu biện bác những ý tưởng sai lầm nghiêng về chấp không của một số người học theo Trung thừa, và hai phẩm sau biện bác những ý tưởng sai lầm nghiêng về chấp có của một số người học theo Tiểu thừa.

Bộ Thập nhị môn luận có mười hai chương, gọi là mười hai môn, nên có tên là “Thập nhị môn”. Về nội dung, bộ luận này hiển bày nghĩa “không” của Đại thừa, có thể chia làm ba phẩm. Phẩm thứ nhất nói về tánh không, phẩm thứ hai nói về lý vô tướng, phẩm thứ ba nói về lý vô tác. Tựu trung cả bộ luận đều nhằm nói lên lý “vô sinh” của tất cả các pháp, và do đó tất cánh đều là không. Về cấu trúc, toàn bộ luận được biên soạn dựa trên 26 bài kệ chính cùng với phần giải thích các bài kệ đó. Người đời sau phân tích các bài kệ này, thấy có 17 bài trích từ bộ Trung luận, 2 bài trích từ bộ Thất thập không tánh luận, có ý kiến cho rằng đây là tác phẩm của ngài Tân-già-la (Piṅgalanetra - Thanh Mục) chứ không phải của Bồ Tát Long Thụ. Dù sao, đây cũng chỉ là giả thuyết mà thôi, vẫn chưa xác định chắc chắn được. 

Bộ Bách luận của Đề-bà được soạn sau khi biện bác tất cả những lập luận của các phái ngoại đạo, nên nội dung chính là ghi lại những lý lẽ đã dùng để chỉ ra sự sai lầm của bọn họ. Bộ luận này nguyên khi mới soạn ra có 20 phẩm, mỗi phẩm gồm có 5 bài kệ và phần luận thích, tổng cộng 100 bài kệ nên gọi là Bách luậnTuy nhiên, hiện nay bản Phạn văn đã mất, bản dịch Hán văn của ngài Cưu-ma-la-thập gồm lại thành mười phẩm, chia ra 2 quyển. Ngoài việc biện bác các quan điểm của ngoại đạo, còn có những phần chỉ ra các ý tưởng sai lầm của chính những người học Phật.

C. Học thuyếtHọc thuyết của Tam luận tông nhấn mạnh vào ý nghĩa trung đạo, phá trừ hết những ý kiến chấp có và chấp khôngĐạt được nhận thức đúng như vậy gọi là thấu triệt được tánh không của vạn pháp

Đúng như tên gọi, Tam luận tông là một học phái đặc biệt chú trọng đến sự biện luậnbác bỏ những kiến giải sai lầm. Người học đạo nếu trừ bỏ hết những kiến giải sai lầm, không rơi vào tà kiến, thì trí tuệtự nhiên hiển lộ, nhận rõ được chân lý. Chính Bồ Tát Long Thụ khi khai sáng tông này cũng chủ yếu là dùng tài biện bác để phá trừ mọi luận thuyết sai lầm. Chính nhờ ngài phá trừ hết các ý tưởng sai lầm mà các đệ tử của ngài tự nhiên nhìn rõ ra được ý nghĩa trung đạo, thấu hiểu được lý chân không, tức là tánh không chân thật.

Học thuyết của Tam luận tông tuy nói là dựa vào ba bộ luận của các vị Tổ sư, nhưng kỳ thật các bộ luận này cũng là y cứ nơi các kinh Đại thừa mà lập thuyết. Giáo pháp uyên thâm rộng lớn, khó có thể nói khái quát được hết, nhưng tựu trung có hai phần giáo lý có thể xem là đặc thù nhất so với các tông khác:

1. Vô sở đắcTam luận tông chủ trương chân lý rốt ráo không có tu chứng, không phải do dụng công mà đạt được. Về bản chất, hết thảy chúng sinh vốn đều sẵn có tánh Phật, không có mê, không có ngộ, thật tánh các pháp đều trạm nhiên tịch diệtthật không hề có cái gọi là “Phật” để tu chứng mà thành. Tất cả chỉ là những khái niệm hư dối do con người đặt ra để gọi tên các pháp, từ đó phân ra thế này là mê, thế này là ngộ, thế này là thành, thế này là chẳng thành... Tánh Phật tuy sẵn có, nhưng hết thảy chúng sinhcăn trí bất đồng, có kẻ lợi căn sáng trí, có người độn căn thấp trí. Do đó mà chỗ giác ngộ có mau có chậm, thành ra khác biệt nhau. Tất cả đều là do phiền não khách trần che lấp, khiến cho phải trôi lăn trong sinh tử. Chỉ cần trừ sạch những bụi bặm che lấp ấy, tâm ý tự nhiên trở về trạm nhiên tịch tĩnh, tánh giác ban sơ tự nhiên hiển lộ. Đó gọi là thành Phật, gọi là giác ngộ, nhưng kỳ thật không có gì là thành, không có gì là được cả. Cho nên nói là vô sở đắc.

2. Bát bất trung đạoTam luận tông chủ trương phá tà để hiển chánh, nên đưa ra thuyết “bát bất trung đạo” để chỉ rõ những sự mê lầm của người đời. Thuyết này phủ nhận tám điều là không có (bát bất) để hiển lộ ra con đường trung đạo ở khoảng giữa. Tám điều ấy chia làm bốn cặp đối đãi nhau, gồm có: sinh – diệt, thường – đoạn, nhất – dị, lai – xuất. Những cặp đối đãi này xét cho cùng đều dựa vào nhau mà có. Không có sinh ra thì không thể có diệt mất; không có thường tồn thì không thể có ngắn ngủi, không có đồng nhất thì không thể có khác biệt; không có tìm đến thì không thể có rời đi. Nhận biết được tánh không của các pháp thì có thể thấy rõ được tất cả những khái niệm ấy chỉ là danh từ giả lậpkhông thật có. Vì thế, Tam luận tông dạy người tu tập quán xét tám điều này là bất sinhbất diệt, bất thường, bất đoạn, bất nhất, bất dị, bất lai, bất xuất. Trong đó, quán xét các lẽ không sinh, không diệt, không thường, không đoạn là để phá bỏ kiến chấp sai lầm về thời gian. Còn quán xét các lẽ không đồng nhất, không khác biệt, không tìm đến, không rời đi là để phá bỏ kiến chấp sai lầm về không gian. Người tu quán xét tám điều này đến chỗ rốt ráo thì có thể nhận biết được lý trung đạo, hay là tánh không chân thật của các pháp.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/02/2012(Xem: 3157)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
25/01/2012(Xem: 5001)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
24/01/2012(Xem: 10795)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
19/01/2012(Xem: 6043)
Từ Ấn Ðộ du nhập vào Trung Quốc, Phật giáo đã nhanh chóng hòa nhập vào các hệ tư tưởng văn hóa - tôn giáo bản địa. Trong quá trình du nhập, hình thành và phát triển có thể nói Phật giáo Trung Quốc đã tạo ra bản sắc riêng so với nguồn cội Ấn, đồng thời đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống tư tưởng - văn hóa Trung Quốc. Công lao ấy thuộc về các bậc cao tăng của nhiều thế hệ Phật giáo Trung Quốc.Ðây là ý kiến nhận định chung của các nhà nghiên cứu văn hóa - tư tưởng Trung Quốc: Giáo sư Zenryu Tsukamoto trong tác phẩm The Path of the Buddha đã nhận định: "Chính nhiều các thế hệ thiền sư trong nỗ lực truyền giáo đã đưa tư tưởng và nghệ thuật Phật giáo vào trong nền văn hóa Trung Quốc và đem lại sự thay đổi vĩ đại trong văn hóa, triết học, văn học, nghệ thuật và ngay cả trong các tập tục truyền thống của dân tộc Trung Quốc" (1).
07/01/2012(Xem: 5296)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
07/01/2012(Xem: 9555)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
04/01/2012(Xem: 8891)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
02/01/2012(Xem: 3578)
Thi hào Tagore đã có lần ca ngợi đất nước Ấn Độ của ông qua mấy câu thơ: “Khi anh cất lên tiếng gọi thì Họ đến Ấn Độ Giáo và Phật Giáo, Kỳ Na Giáo và đạo Sikh, Đạo Parsi, Hồi Giáo và Thiên Chúa. Đông và Tây gặp nhau Thể xác đồng nhất với tình yêu nơi linh thiêng của anh Chiến thắng thuộc về kẻ tạo ra tâm hồn nhân loại Chiến thắng thuộc về kẻ kiến tạo định mệnh của Ấn Độ.” (Rabindranath Tagore)
10/10/2011(Xem: 14744)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
11/08/2011(Xem: 3124)
Sự quan tâm của tôi là điều thúc đẩy bằng một đề án đã đưa tôi lần đầu tiên đến những nơi mà Đức Phật đã sống và giảng dạy - Shravasti, Kusinagar, Gaya, Vaishali, Rajgir, Boddhgaya[1]. Lần đầu tiên, tôi đã có một cảm giác địa lý rõ ràng về thế giới của Đức Phật. Nó đã tạo nên một khuôn thức nào đấy mà trong ấy tôi đã bắt đầu đọc lại tam tạng Pali. Tôi đã bắt đầu nhìn vào kinh luận trong một ánh sáng khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567