Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

03/09/201519:52(Xem: 14607)
Tuần 1

TIN TỨC PHẬT GIÁO  THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 1 THÁNG 9, 2012)

Diệu Âm lược dịch

 

HOA KỲ: Triển lãm Tranh Phật giáo Trung Hoa

 

Từ ngày 1-9-2012 đến 24-2-2013, Phòng triển lãm Nghệ thuật Freer của Viện Smithsonian (Washington D.C) sẽ giới thiệu một cuộc triển lãm có tựa đề ‘‘Chúng sanh Giác ngộ: Phật giáo trong Tranh Trung hoa”.

Gồm 27 tác phẩm, triển lãm sẽ trưng bày những tranh có niên đại từ thế kỷ thứ 11 đến 19.

Triển lãm tập trung vào 4 loại chính của hữu thể giác ngộ: Đức Phật, chư bồ tát, chư la hán, và những thiền tăng cổ quái cùng những bậc chân sư.

14 trong số 27 tác phẩm được trưng bày có niên đại vào thời nhà Tống, Nguyên và Minh sơ (1.000-1.400 sau Công nguyên), và những tranh còn lại có từ thế kỷ thứ 15 đến 19 (vào thời nhà Minh và nhà Thanh).

(Shambala Sun – September 1, 2012)

 

2012-9-1-000

Sân trong của Phòng triển lãm Nghệ thuật Freer - Photo: Shambala Sun

 

 

BHUTAN: Lễ hội Paro 2013

 

Ngành Du lịch Bhutan thông báo về Lễ hội Paro 2013 được tổ chức từ ngày 23 đến 27-3-2013.

Lễ hội Paro được nhiều du khách tham dự vì qua sự kiện này người ta hiểu được lối sống của người Bhutan. Lễ hội được tổ chức để vinh danh Guru Rinpoche, người đã đưa Phật giáo Mật tông vào đất nước này.

Người Bhutan từ khắp nơi đến dự lễ hội Paro trong trang phục đẹp nhất của họ.

Những vũ điệu khác nhau được trình diễn trong suốt lễ hội để khấn cầu chư thần quét sạch những bất hạnh, cũng như ban thêm may mắn và phúc đức. Các điệu múa của lễ hội Paro là để chúc phúc cho người xem và dạy họ về lối sống Phật giáo.

(Bignews Network – September 1, 2012)

 

2012-9-1-001

Một vũ điệu của Lễ hội Paro - Photo: Bignews Network

 

 

NAM HÀN: 7 tu viện Phật giáo được xét để xin xếp hạng Di sản Thế giới UNESCO

 

Seuol, Nam Hàn – Hội đồng Bộ trưởng về Danh hiệu Quốc gia đã bắt đầu việc nghiên cứu và xem xét về đơn xin xếp hạng là Di sản Thế giới UNESCO tại 7 tu viện ở Hàn quốc.

Trong khuôn viên của 7 tu viện có lịch sử hơn 1.000 năm tuổi này đều có những tài sản lịch sử và văn hóa quan trọng khác nhau.

Hội đồng đã họp vào ngày 10-8-2012 tại Bộ Tài sản Văn hóa để xem xét các chiến lược về việc xin xếp hạng Di sản Thế giới UNESCO tại 7 tu viện nói trên.

Sẽ có một Diễn đàn học thuật để thông tin thêm về những bảo vật quốc gia, tài sản văn hóa và tài sản Phật giáo của 7 tu viện này, và về tầm quan trọng lịch sử, văn hóa và Phật giáo để được UNESCO công nhận vào tháng 12-2012.

(Buddhist Door – September 3, 2012)

 

2012-9-1-002

Tu viện Tongdosa, một trong 7 tu viện được xét để xếp hạng là Di sản Thế giới UNESCO - Photo: E. H. Hayakawa

 

 

ÚC ĐẠI LỢI: Chuyên gia dùng Phật giáo để chống bắt nạt

 

Tiến sĩ Tamara Ditrich, một chuyên gia về thiền định, sẽ dùng giáo lý Phật giáo để giúp các giáo viên trong khu công nghiệp Berkeley ( phía nam thành phố Wollongong) đối phó với các vấn đề thời này như bắt nạt và không lưu tâm.

Tiến sĩ Ditrich đã tham gia Học viện Nam Thiên (NTI) ở Berkeley vào tháng 9 này, và như một phần của nhiệm kỳ 2 năm, bà sẽ phát triển khóa học mà mình đã thử nghiệm thành công tại các trường ở châu Âu.

“Sẽ không có thiên vị về tôn giáo trong khóa học, nó sẽ chỉ giúp các giáo viên nào muốn thử các kỹ thuật Phật giáo như thiền định để đối phó với các vấn đề ở trường của họ”, bà nói.

“Tôi đã giúp các giáo viên những kỹ thuật này để chế ngự học sinh và giúp các em tập trung, và điều này thật sự đã giúp đối phó với các vấn đề như tức giận, bắt nạt, thiếu quan tâm và cạnh tranh quá mức”.

Tiến sĩ Ditrich có hơn 35 năm kinh nghiệm về Phật giáo và Phật thiền, học theo các thiền sư ở Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan và Ấn Độ.

Bà đã dạy tại một số trường Đại học ở châu Âu và Úc, gần đây nhất là trường Đại học Queensland – nơi bà lập ra Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo. (Buddhist Door – September 3, 2012)

 

2012-9-1-003

Tiến sĩ Tamara Ditrich tại Chùa Nam Thiên ,Úc Đại Lợi - Photo: Andy Zakeli

 

 

ẤN ĐỘ: Khai quật tượng Phật cổ và tu viện thế kỷ thứ 8

 

Ngày 3-9-2012 tại làng Kesharaipur-Hatikhol (bang Orissa), các thợ đào rãnh thoát nước đã tình cờ khai quật một tượng Phật và một tu viện Phật giáo. Pho tượng được cho là thuộc giai đoạn hậu-Gupta (500-750 sau Công nguyên), và tu viện có thể có niên đại từ thế kỷ thứ 8. Các phát hiện này chắc chắn sẽ được các nhà kháo cổ học quan tâm.

Ông Harischandra Prusty, nhà sử học địa phương và là nhà nghiên cứu Phật giáo, nói rằng tu viện có mỗi cạnh khoảng 30 m, được xây bằng những tảng đá lớn, gồm 4 phòng. “Tu viện Phật giáo này có thể được xây vào thế kỷ thứ 8, dưới sự bảo trợ và truyền bá của một vị vua thuộc triều đại Bhaumakara vốn hưng thịnh vào thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 11 tại bang này”, ông nói.

(shambalasun.com – September 7, 2012)

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/08/2010(Xem: 6589)
"Niệm Phật, niệm Pháp niệm tăng, nhằm tự nhắc nhở mình, không làm các việc ác, siêng làm các việc lành, tâm luân hướng thượng. Khi nhớ nghĩ đến ba điều cao thượng trên, các tâm lý bất thiện như tham, sân, si không có cơ hội phát sinh,các ý niệm thuần thiện sanh khởi,hiện tại sống an lành, chân chánh." (Kinh Trung Bộ).
28/08/2010(Xem: 63119)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
16/05/2010(Xem: 5256)
Trải qua chiều dài lịch sử, Phật Giáo Việt Nam hòa hợp với cuộc sống dân tộc để trở thành Việt Phật đầy tính dân tộc, thể hiện trong các lãnh vực tôn giáo, chính trị và văn hóa. Bài này, trích trong một cuốn sách sẽ xuất bản trong tương lai, chỉ đủ thời lượng để trình bày một khía cạnh, “Tính dân tộc của Việt Phật trong lãnh vực chính trị”, xét theo nhãn quan của khoa chính trị-xã hội học mới.
11/04/2010(Xem: 3310)
Tăng đoàn bắt đầu hoạt động rộng rãi và có ảnh hưởng kể từ khi Phật niết bàn. Khi Phật chứng Niết bàn tối hậu, 500 vị tỳ kheo A la hán họp lại để hệ thống hoá giáo điển (kiết tập).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]