Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tin tức PG Thế Giới (tuần 1 tháng 11 năm 2014)

09/11/201404:32(Xem: 6062)
Tin tức PG Thế Giới (tuần 1 tháng 11 năm 2014)

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 1 THÁNG 11, 2014)

Diệu Âm lược dịch

Ý ĐẠI LỢI: Huyền thoại bóng đá Roberto Baggio mở trung tâm Phật giáo lớn nhất châu Âu

Roberto Baggio, 47 tuổi, gần đây đã mở một trung tâm Phật giáo ở ngoại ô thành phố Milan.

Gần 1,000 người đã tập trung tại trung tâm Phật giáo lớn nhất châu Âu này.

Baggio nói với các phóng viên, “ Điều quan trọng nhất của đời tôi là khi tôi tìm thấy Phật giáo. Ngày nay nhiều người đang cố gắng tìm hiểu triết lý này, vì vậy việc lập ra trung tâm này, trong một ý nghĩa nào đó, là khởi điểm của một dự án lớn.”

Baggio được đám đông đón chào nồng nhiệt, và anh đã hướng dẫn một buổi thiền định tại đây.

Thường được gọi với biệt danh (tóc) Đuôi ngựa Thần thánh, Baggio đã ghi bàn 27 lần trong 56 trận bóng đá cho đội tuyển Ý.

Baggio cải đạo sang Phật giáo cách đây 27 năm và trở thành một trong những người Ý nổi tiếng nhất làm như vậy.

Ghi bàn hơn 200 lần trong bóng đá Ý, Baggio được xem là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại ở đất nước này.

(tipitaka.net – November 1, 2014)

roberto-baggio

\roberto-baggio2Huyền thoại bóng đá Ý Roberto Baggio
Photo: Forza Italian Football



NAM HÀN: Một chương trình Ở tại chùa “giàu cảm xúc hơn”

Seoul, Nam Hàn – Một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất tại Seoul là Chùa Jingwansa, một ngôi chùa nhỏ nhưng phong phú về tính lịch sử. Tọa lạc ngay gần phía tây của Seoul, chùa nổi tiếng về thực phẩm chay hảo hạng.

Chùa cũng chứa một bộ sưu tập ấn tượng gồm những tài sản văn hóa và lịch sử.

Tại đây còn có một nơi để cầu nguyện cho các hương linh để họ có thể có một lối đi dễ dàng về cõi vĩnh hằng.

Chùa Jingwansa có một loạt các chương trình, bao gồm cả một chương trình “tự do” – một chương trình cho phép trải nghiệm việc tu tập hàng ngày trong chùa – cũng như các chương trình văn hóa Phật giáo, và các chương trình khác được thiết kế cho các nhóm và cho những người có công ăn việc làm thường xuyên. Các chương trình này có chủ điểm là tụng niệm, lạy 108 lạy, trà đàm với một tu sĩ, thiền định, các bữa ăn chính thức của tu viện và chuẩn bị thức ăn chay.

Jingwansa là ngôi chùa duy nhất tại Seoul hành lễ “suryukje”, một buổi lễ Phật giáo cung cấp thức ăn và giáo lý cho các linh hồn và quỷ đói vốn lang thang trên đất liền và trên biển, và cung cấp các cơ sở đào tạo cho chư ni.

(tipitaka.net – November 1, 2014)

tintuc-1-11
Các phóng viên ngoại quốc tham dự chương trình Ở tại chùa do Chùa Jingwansa ở Seoul tổ chức -- Photo: Kim Myung-sub




PHI LUẬT TÂN: Tình nguyện viên Hội Phật giáo Từ Tế dọn rác tại Nghĩa trang phía Nam của Manila

Các tình nguyện viên Hội Phật giáo Từ Tế (Đài Loan) đang giúp giảm bớt vấn đề rác thải trong các nghĩa trang vào ngày Undas (Ngày Lễ Các Thánh) bằng cách thu dọn rác tại ít nhất là một nghĩa trang lớn ở thủ đô Manila.

Họ đã lập một lều rạp tại Nghĩa trang Nam Manila; và ngoài việc phân loại rác đã thu thập, các tình nguyện viên còn nói họ sẽ tặng một tấm chăn cho mỗi 10 vỏ chai nhựa nước giải khát thu gom được.

Các tấm chăn sẽ được gởi đến các nạn nhân của những thảm họa gần đây, nhóm tình nguyện viên cho biết.

Nhóm này nói rằng đây là một phần của “chương trình bảo vệ môi trường” của họ.

Năm ngoái các tình nguyện viên của hội cũng đã tham gia cứu trợ và phục hồi chức năng cho các nạn nhân của siêu Bão Yondala (Hải Yến), vốn khiến hơn 6,000 người chết tại Visayas.

(bignewsnetwork – November 2, 2014)

tintuc-1-11-2

Các tình nguyện viên Hội Phật giáo Từ Tế trong hoạt động thu dọn rác tại Manila
Photos: LBG, GMA News





NHẬT BẢN: Các tăng sĩ trở thành người mẫu cho buổi trình diễn thời trang

Khoảng 300 người đã xem 10 tăng sĩ trình diễn các y phục của họ tại Tỉnh Nara, thu hút “tiếng cổ vũ và sự ái mộ chủ yếu từ phụ nữ trong số khán giả”. Sự kiện này được tổ chức để quảng bá Núi Koya (Koyasan) ở gần đó, là trung tâm của Phật giáo Chơn Ngôn tông Nhật Bản.
Chủ đề của buổi diễn là “mỹ tăng”, với những người mẫu được chọn từ hàng ngũ của một hiệp hội giảng viên trẻ. “Tất cả các nhà sư thật là đẹp trai. Tôi đã rất thích thú”, một phụ nữ nói. Còn Shuchi Matsuki, một trong số những tăng -sĩ-hóa-thành-người-mẫu, thì nói rằng,” Tôi hơi bị ngượng ngùng. Nhưng tôi thích đóng vai một người mẫu”.
Các trang phục được trình diễn này hiếm khi được công chúng nói chung chiêm ngưỡng, và trong số đó còn có những trang phục thông thường chỉ dành cho các vị cao tăng mặc.
Tông phái Phật giáo Chơn Ngôn Koyasan được thành lập trên núi này cách đây khoảng 1,200 năm bởi nhà sư Nhật Bản Không Hải. Thị trấn Koyasan bây giờ có hơn 100 ngôi chùa, với nhiều chỗ trọ dành cho du khách muốn trải nghiệm lối sống của chư tăng. Khu vực này cũng được UNESCO công nhận là một Di sản Thế giới.
(BBC News – November 4, 2014)

tintuc-1-11-3Một nhà sư đang trình diễn y phục hiếm thấy được trong công chúng
Photo: BBC News




CAM BỐT: Đại lễ Phật giáo cầu phúc cho Quốc vương của Cam Bốt

Một đại lễ Phật giáo đã được tổ chức trước Hoàng cung ở Phnom Penh vào ngày 28-10-2014 để cầu phúc cho Quốc vương Norodom Sihamani của Cam Bốt.

Hàng nghìn thiện dân đã tham gia buổi lễ, với phần tụng kinh của hàng trăm tăng sĩ.

Là một trong những người tham gia đại lễ cầu phúc, thống đốc thành phố Phnom Penh là Po Socheatevong cho biết có khoảng 500 tăng sĩ đã tham dự sự kiện này.

Trong khi các nhà lãnh đạo và các nhà ngoại giao nước ngoài đến thăm nhà vua vào chiều ngày 28-10, lễ kỷ niệm chính trong thực tế đã được tổ chức vào ngày hôm sau (29-10) với sự tham dự của các vị lãnh đạo, quan chức cao cấp, nhân viên ngoại giao, thành viên Lực lượng Không quân Hoàng gia, và các quan chức từ tất cả các bộ và tổ chức nhà nước.

(Buddhist Door – November 5, 2014)

tintuc-1-11-4
Chư tăng Cam Bốt cầu nguyện trước chân dung của Quốc vương Norodom Sihamoni tại hoàng cung - Photo: AFC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6461)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
09/04/2013(Xem: 5574)
Không phải riêng gì Ðạo Phật, tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới, theo với thời gian và sự phát-triển, đều có chia ra nhiều tôn phái. Sự phân phái ấy là một lẽ đương nhiên phải có để cho các căn cơ và hòan cảnh khác nhau đều có thể thích hợp được. Nếu không, thì đạo không thể phát-triển được về bề sâu cũng như bề rộng.
09/04/2013(Xem: 12223)
Ngay từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã bắt đầu truyền vào nội địa Trung Quốc, lưu truyền và phát triển cho đến nay đã được hơn 2000 năm. Là một tôn giáo phát xuất tại Ấn Ðộ được thỉnh mời đến đất nước Trung Quốc([1]), Phật giáo đã trải qua các thời kỳ sơ truyền, cách nghĩa tỷ phụ ([2]), xung đột, thay đổi, thích ứng, dung hợp, dần dần đã thẩm thấu sâu sắc vào trong văn hóa Trung Quốc, đối với sự phát triển văn hóa lịch sử Trung Quốc phát sanh nhiều mặt ảnh hưởng.
09/04/2013(Xem: 10539)
Thế kỷ thứ sáu trước tây lịch đã đánh dấu một thời điểm khởi sắc về tri thức về tâm linh ở nhiều quốc gia. Ở Trung Hoa chúng ta có Lão Tử và Khổng Tử, ở Hy Lạp có Parmenides và Empedocles, ở Iran có Anathustra, ở Ấn Ðộ có Mahavira và Ðức Phật. Trong giai đoạn này nhiều bậc đạo sư xuất sắc đã biên tập lại các giáo lý đã có từ trước và phát triển những quan điểm mới.
09/04/2013(Xem: 3470)
Nguồn gốc nguyên thủy của vương tộc Shakya bắt nguồn từ Kosala, một vương tộc thuộc dòng Aryan cai trị vùng đất ở chân dãy Terai. Câu chuyện bắt đầu từ vua Okkaka. Vua Okkaka thuộc dòng dõi mặt trời, tông tộc Ikshanku. Sau khi người vợ đầu tiên chết, nhà vua cưới một người vợ khác. Hoàng hậu trước đó đã sinh cho nhà vua chín người con (4 trai, 5 gái).
09/04/2013(Xem: 17294)
Năm 1957, chúng tôi tu học tại cao đẳng Phật học viện Srisumana Vidyalaya, đồng thời theo học trường Srisumana College, tỉnh Ratnapura, nước Srilanka. Theo Phật lịch thì năm 1957 là đúng 2500 năm tính theo tuổi thọ 5000 năm giáo pháp của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Chánh phủ Ấn Độ lần đầu tiên mở cửa cho các hành Phật tử trên thế giới được đến hành hương bốn thánh địa và những địa danh Phật tích chỉ trả nửa giá tiền trong các tuyến đường xe lửa.
09/04/2013(Xem: 11643)
Để hiểu rõ thêm về vai trò lịch sử trọng đại của Hoàng Đế Asoka không những đối với dân-tộc A?, mà còn đối với nhân loại qua sự truyê? bá Phật giáo đến các nước khác, ta nên ôn lại đôi chút về bối cảnh lịch sử A? độ đương thời.
09/04/2013(Xem: 13647)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi vượt qua địa hình hiểm trở, bao vùng khí hậu khắc nghiệt, độc hại cũng như bao thử thách do con người, ma chướng gây nên. Nhờ niềm tin dũng mãnh, tài năng siêu việt và ý chí kiên cường, Ngài đã vượt thắng tất cả.
09/04/2013(Xem: 8053)
Thông thường ai cũng nghĩ rằng đạo Phật chỉ mới được truyền sang tây phương trong các thế kỷ gần đây mà thôi, mà quên rằng trong nhiều thế kỷ trước tây lịch PG đã thấm nhuần vùng Tiểu Á và tây bắc Ấn, rồi ảnh hưởng trên cả nền triết học Hy-lạp và giáo lý của vài tôn giáo lớn có nguồn gốc tây phương. Phật tử Việt nam vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm giáo pháp truyền từ Trung quốc nên ít biết đến sự giao hòa của hai nền văn hóa Hy-lạp và PG khởi đầu rất sớm ở vùng đất này.
09/04/2013(Xem: 3195)
Khao-khát cái tuyệt-đối, khinh-thường cái cái trương-đối; mong cầu cái vĩnh-viễn trường-tồn, ruồng-bỏ cái biến-chuyển vô-thường, người Viêt-Nam nói riêng và người Á-Châu nói chung đã được huân-tập mấy ngàn năm trong một thái-độ tư-tưởng như trên, nên đã xem thường lịch sử, là một môn học theo sát sự biên-chuyển vô-thường của sự thế, mà mục-đích là mong ghi chép một cách trung-thành những gì đã mất hút trong bóng tối của thời-gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567