Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

46. Hạ thứ 40 tại Jetavana (năm -550)

02/03/201421:33(Xem: 17843)
46. Hạ thứ 40 tại Jetavana (năm -550)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)

18- Hạ 40 tại Jetavana (năm -550)

Vua Pasenadi truyền xây dựng một tinh xá mới cho giáo đoàn khất sĩ tại ven thủ đô Sàvatthi. Tinh xá mới này lấy tên là Ràjakaràma. Đức Phật ở tại Kosala liên tiếp trong hai năm, đi giáo hóa các nơi trong xứ và nhập hạ tại Jetavana.

Trong thời gian này, tại Ràjagaha, thủ đô của Magadha, Thượng tọa Devadatta không còn được vua Ajàtasattu kính nể nữa. Trong số hơn một trăm vị khất sĩ còn ở lại với Thượng tọa, 80 vị đã bỏ Thượng tọa để trở về giáo đoàn của Phật ở tinh xá Venuvana. Devadatta càng ngày càng bị cô lập. Thầy bị bệnh nằm liệt trên núi Gayàsìsa suốt chín tháng, không đi đâu được cả.

Từ ngày chấm dứt chiến tranh giữa hai nước Kosala và Magadha, vua Ajàtasattu cũng không còn gặp gỡ Thượng tọa Devadatta, và cũng không có liên lạc nào với giáo đoàn khất sĩ của Phật ở Venuvana. Vua chỉ thân cận với những vị lãnh đạo của các giáo phái khác. Tuy vậy các khất sĩ vẫn được hành đạo một cách yên ổn. Dân chúng cũng như các vị khất sĩ ở Griddhakùta (Linh Thứu) và Venuvana (Trúc Lâm) rất mong Phật trở về. Y sĩ Jìvaka cũng rất tha thiết mong Phật trở về.

Phật chỉ cách chấn chỉnh tư-pháp và kinh-tế[1]

Sau mùa an cư năm -550, hoàng hậu Mallikà xứ Kosala từ trần. Vua Pasenadi buồn quá, đến thăm Phật để tìm nguồn an ủi. Hoàng hậu Mallikà là chị ruột của vua Bimbisàra và là người bạn đời rất xứng đáng của vua Pasenadi, rất được vua thương yêu hết lòng. Hoàng hậu là người thuần kính theo Phật, thông minh, sáng suốt, thông hiểu Giáo Pháp một cách sâu xa. Chính bà đã can gián vua bỏ lệ sát hại thú vật để cúng thần linh, và hướng dẫn vua theo đạo giác ngộ của Phật.

Đau khổ vì bị mất người bạn đời yêu quí đã từng chia xẻ vui buồn với mình trên 50 năm, vua Pasenadi tìm đến Phật. Ngồi im lặng thật lâu bên Phật, vua cảm thấy tâm hồn an tịnh trở lại. Sau khi an ủi vua bằng cách nhắc nhở cuộc đời là vô thường, sầu khổ là có hại, Phật khuyên vua nên dành thêm thì giờ vào việc tu tập thiền quán, lúc tuổi già nên cố gắng sống đúng theo Chánh Pháp để làm nhân lành cho kiếp sau. Phật khuyên vua nên tìm cách cải tổ guồng máy tư pháp và kinh tế để mang đến an vui và hạnh phúc cho dân. Phật nói những hình phạt như đánh đập, tra tấn, giam cầm, tử hình, không phải là những biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa trộm cướp. Gặp thời đói kém và loạn lạc, trộm cướp và bạo động tự nhiên gia tăng. Nhà cầm quyền cần có chính sách kinh tế hợp thời để an dân như giảm thuế, giúp thực phẩm, lúa giống, phân bón cho nông dân nghèo, cấp vốn cho nhà buôn, tăng lương cho công tư chức vân vân ... Chính sách kinh tế muốn được kết quả tốt phải là một chính sách nhằm khuyến khích và giúp đỡ những người tự nguyện có khả năng chứ không thể căn cứ vào sự bắt buộc và đe dọa.

Vua Pasenadi nghe Phật nói xong, lòng thấy nguôi ngoai, nguyện dành thêm nhiều thì giờ để tu học và chấn chỉnh kinh tế cho dân chúng được an vui.

Thượng tọa Ànanda cũng đã chăm chỉ ngồi nghe. Về sau ngài trùng tuyên lại ý này trong kinh Kutadantà(Digha nikàya 5).



[1]Xem Trường Bộ (Dìgha nikàya) 5: kinh Kutadantà.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/02/2012(Xem: 3551)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
25/01/2012(Xem: 5581)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
24/01/2012(Xem: 12265)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
19/01/2012(Xem: 6567)
Từ Ấn Ðộ du nhập vào Trung Quốc, Phật giáo đã nhanh chóng hòa nhập vào các hệ tư tưởng văn hóa - tôn giáo bản địa. Trong quá trình du nhập, hình thành và phát triển có thể nói Phật giáo Trung Quốc đã tạo ra bản sắc riêng so với nguồn cội Ấn, đồng thời đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống tư tưởng - văn hóa Trung Quốc. Công lao ấy thuộc về các bậc cao tăng của nhiều thế hệ Phật giáo Trung Quốc.Ðây là ý kiến nhận định chung của các nhà nghiên cứu văn hóa - tư tưởng Trung Quốc: Giáo sư Zenryu Tsukamoto trong tác phẩm The Path of the Buddha đã nhận định: "Chính nhiều các thế hệ thiền sư trong nỗ lực truyền giáo đã đưa tư tưởng và nghệ thuật Phật giáo vào trong nền văn hóa Trung Quốc và đem lại sự thay đổi vĩ đại trong văn hóa, triết học, văn học, nghệ thuật và ngay cả trong các tập tục truyền thống của dân tộc Trung Quốc" (1).
07/01/2012(Xem: 5733)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
07/01/2012(Xem: 10677)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
04/01/2012(Xem: 9945)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
02/01/2012(Xem: 4053)
Thi hào Tagore đã có lần ca ngợi đất nước Ấn Độ của ông qua mấy câu thơ: “Khi anh cất lên tiếng gọi thì Họ đến Ấn Độ Giáo và Phật Giáo, Kỳ Na Giáo và đạo Sikh, Đạo Parsi, Hồi Giáo và Thiên Chúa. Đông và Tây gặp nhau Thể xác đồng nhất với tình yêu nơi linh thiêng của anh Chiến thắng thuộc về kẻ tạo ra tâm hồn nhân loại Chiến thắng thuộc về kẻ kiến tạo định mệnh của Ấn Độ.” (Rabindranath Tagore)
10/10/2011(Xem: 16619)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
11/08/2011(Xem: 3452)
Sự quan tâm của tôi là điều thúc đẩy bằng một đề án đã đưa tôi lần đầu tiên đến những nơi mà Đức Phật đã sống và giảng dạy - Shravasti, Kusinagar, Gaya, Vaishali, Rajgir, Boddhgaya[1]. Lần đầu tiên, tôi đã có một cảm giác địa lý rõ ràng về thế giới của Đức Phật. Nó đã tạo nên một khuôn thức nào đấy mà trong ấy tôi đã bắt đầu đọc lại tam tạng Pali. Tôi đã bắt đầu nhìn vào kinh luận trong một ánh sáng khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]