Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Hạ thứ 4 tại Venuvana (năm -586)

01/03/201420:57(Xem: 18597)
12. Hạ thứ 4 tại Venuvana (năm -586)
phatthichca2


Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)


4- Hạ thứ 4 tại Venuvana (năm -586)

Dân chúng Vesàlì cầu Phật đến trừ bệnh dịch tả[1]

Mùa mưa sắp tới. Phật từ Jetavana lên đường trở về Ràjagaha để an cư kiết hạ tại tinh xá Venuvana (Trúc Lâm).

Năm nay xứ Vajji bị mất mùa vì hạn hán, tại thủ đô Vesàlì nạn đói lan tràn làm hằng ngàn người chết, phần lớn thuộc các gia đình nghèo khó, nên người ta chỉ bó xác để vào bãi tha ma hoặc thả xuống sông. Do đó bệnh dịch tả lại hoành hành làm cho người lớn và trẻ em không kể giàu nghèo đều chết như rạ. Những ông thầy thuốc giỏi nhất trong xứ Vajji đã chịu bó tay. Các thầy Bà-la-môn đã thiết lập nhiều lễ đàn để cúng tế và cầu nguyện, nhưng cũng không đem lại kết quả nào. Cuối cùng dân chúng nghĩ đến việc đi cầu cứu với Phật hiện đang nhập hạ tại Venuvana. Vương tử Mahàli Licchavi được đề cử mang nhiều tặng phẩm quý báu đến tận Ràjagaha, vào triều kiến vua Bimbisàra để xin phép thỉnh Phật về Vesàlì, hy vọng đạo đức cao cả của đức Thế Tôn có thể biến đổi được thiên tai. Vua bảo phái đoàn sứ giả nên đến thẳng tinh xá Venuvana gặp Phật. Khi biết Phật đã nhận lời, vua Bimbisàra, hoàng hậu Videhi, các vị đại thần và dân chúng tiễn đưa Phật thật long trọng đến tận bờ sông Gangà[2]. Bên kia sông, dân chúng Vesàlì cũng đã tụ tập đông nghịt để nghênh đón. Họ lập lễ đài, treo cờ, kết hoa đầy cả bờ sông.

Khi thuyền của Phật qua tới, dân chúng hò reo vang dậy, lễ nhạc trổi lên vang lừng. Chính quyền và dân chúng đón tiếp Phật như một vị cứu tinh của họ. Phật vừa đặt chân lên đất liền thì sấm chớp bỗng nổi dậy và một trận mưa ào ạt đổ xuống. Đây là trận mưa đầu tiên sau nhiều tháng hạn hán. Dân chúng mừng rỡ, nhảy múa, reo mừng ca hát ngay dưới cơn mưa. Cơn mưa đã đem lại sự mát mẻ và hy vọng cho cả xứ : cơn mưa làm cho ruộng vườn tươi tốt, đất đai được tẩy sạch mọi ô nhiễm bệnh tật. Phật và giáo đoàn khất sĩ được rước về công viên lớn tại trung tâm thủ đô Vesàlì. Nhiều túp lều khang trang đã được dựng lên trong công viên.

Qua hôm sau Phật lên pháp đàn thuyết kinh Bảo Châu (Ratana sutta)[3]nói lên sự thật cao quý của Tam Bảo, của những người quy y Tam Bảo và giữ gìn năm giới, để cầu nguyện cho dân chúng Vesàlì được hết bệnh tật và tai nạn. Tam Bảo là ba hòn ngọc quý của tất cả mọi người. Người quy y Tam Bảo và hành trì năm giới luôn luôn được chư thiên có cảm tình và phò trợ. Đức Phật nói:

“Dẫu châu báu đời này hay đời kế,

“Bảo vật nào trên thiên giới huy hoàng,

“Không một thứ gì có thể sánh ngang

“Với tối thượng bảo châu là Đức Phật.

“Đức Như Lai là bảo châu đệ nhất,

“Nhờ chân lý này hạnh phúc ngập tràn!

(Kinh Ratana, kệ 224)

Sau thời pháp, Phật đi viếng những nơi bệnh dịch hoành hành nặng nhất trong thành phố. Đến nơi nào Phật cũng chỉ dẫn cho dân chúng biết cách ăn ở cho hợp vệ sinh, cách phòng ngừa bệnh và cách sống đạo đức nương theo Tam Bảo và Chánh Pháp. Vài ngày sau, Phật nói kinh “Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bản Nguyện Công Đức”, nhắc lại 12 nguyện lớn của Phật Dược Sư nhằm giải trừ các bệnh khổ cho chúng sanh, khiến cho chúng sanh được đầy đủ các căn, và dẫn dắt chúng sanh vào đường giải thoát; đức Phật chỉ cách thiết đàn, lễ bái, cúng dường, tụng niệm kinh Dược Sư để tiêu trừ bệnh khổ.

Sau hai tuần lễ, bệnh dịch đã giảm bớt nhiều. Phật và giáo đoàn lại được các Vương tử Licchavi và dân chúng đưa qua sông Gangà một cách hết sức long trọng, và được vua Bimbisàra cùng đoàn tùy tùng rước về tinh xá Venuvana để tiếp tục mùa an cư. Trong thời gian hai tuần tại Vesàlì, đức Phật đã độ được 84.000 người đắc quả Dự lưu (Tu-đà-hoàn).



[1]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 550; Buddhist Legends, quyển III, trang 168-176; Mahàvastu.

[2]Sông Gangà nơi đây là ranh giới giữa hai xứ Magadha và Vajji.

[3]Tiểu Bộ (Khuddaka nikàya), Tiểu Tụng (Khuddaka patha), kinh Bảo Châu (Ratana sutta).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17343)
Thật ngạc nhiên là ngay từ năm 1859 tức là hơn một thế kỷ trước, các học giả Âu châu đã quan tâm tới sự xuất hiện của các Bộ phái Phật giáo (PG) ở Ấn Ðộ, tuy nhiên họ chỉ nói tới tên của những phái này mà không bình luận gì cả. Bài viết sớm nhất là của St. Juliesn "Danh sách mười tám Bộ Phái Phật Giáo" đăng trong tạp chí Journal Asiatique vào năm 1859. Bài viết này được tiếp theo bởi M.V.Vasilief năm 1860, Rhys Davids và Oldenberg năm 1881, H. Kern năm 1884 và I.P.Minayeff năm 1884.
08/04/2013(Xem: 6817)
Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.
08/04/2013(Xem: 13846)
H. W. Schumann là học giả người Ðức sinh năm 1928. Ông nghiên cứu ngành Ấn Ðộ học, các tôn giáo đối chiếu và nhân chủng xã hội học tại Ðại học Bonn (Ðức). Ông nhận rằng tiến sĩ năm 1957 với luận án Triết học phật giáo. Từ 1960 đến 1963 ông là giảng sư Ðại học Ấn Ðộ ở Benares, Ấn Ðộ. Năm 1963 ông tham gia công tác Bộ Ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa liên bang Ðức, phục vụ ngành ngoại giao và lãnh sự của Tây Ðức tại Calcutta (Ấn), Rangoon (Miến), Chicago (Mỹ) và Colombo (Srilanka).
08/04/2013(Xem: 37337)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
28/02/2013(Xem: 7189)
Sông Hằng (Gangā)là con sông nổi tiếng nhất trong lục địa Ấn Độ ngày nay. Tầm quan trọng của con sông này được thể hiện qua ảnh hưởng của nó trong lịch sử văn minh Ấn Độ suốt hơn năm nghìn năm qua.Nếu lịch sử tư tưởng Ấn Độ là một phần quan trọng trong lịch sử tư tưởng thế giới thì sông Hằng là một nhân tố quan trọng để hình thành hệ thống tư tưởng uyên thâm của Ấn độ, đặc biệt của Phật giáo. Bài viết này đề cập đến vai trò của sông Hẳng và những tương hệ của nó đối với sự hình thành và phát triển của Phật giáo Ấn Độ.
01/12/2012(Xem: 13806)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
30/11/2012(Xem: 15062)
Mùa hạ năm 1970 tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, chúng tôi được Thầy Đức Chơn và Thầy Phước Châu giao việc dán lại trang Bát-Kính-Pháp bị nhầm trong sách "Phật và Thánh Chúng" của Thầy Cao Hữu-Đính do Phật Học Viện Trung Phần ấn hành và in tại Nhà in Hoa Sen, NhaTrang. Sau khi công việc hoàn tất, chúng tôi được Quý Thầy cho mỗi người một quyển sách này, tuy rằng lúc ấy chưa phát hành. Lần đầu tiên trong đời, tôi bị tác động rất lớn, qua hình ảnh các Phật-tích ở Ấn Độ và những câu chuyện về Đức Phật và các đệ tử trong quyển sách.
21/11/2012(Xem: 10103)
Quyển sách này hình thành từ các bài giảng của tôi ở Đại học Đại Chính được ghi lại và chỉnh lý, nay giao cho ban in ấn để xuất bản. Tên sách là Lịch Sử Giáo Lý Tịnh Độ Trung Quốc chủ yếu lấy sự phát triển và diễn biến giáo nghĩa của tông Tịnh Độ ở Trung Quốc làm tiêu điểm. Song giáo lý của tôn giáo nhất định phải tùy theo tình tự tín ngưỡng, lại nhờ có đủ tính truyền bá rộng rãi, cho nên đồng thời đối với sự tự thuật giáo nghĩa và sự diễn biến phát triển cũng đều được ghi lại thành sự kiện lịch sử của sự truyền bá.
14/11/2012(Xem: 7107)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]