Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Đổi Chiếc Xe Mới

04/12/201320:00(Xem: 28491)
14. Đổi Chiếc Xe Mới
blank

Đổi Chiếc Xe Mới


Hôm kia, đột ngột đức vua Pāsenadi một mình một ngựa đến Kỳ Viên tịnh xá tìm gặp đức Phật với dáng vẻ mệt mề, thiểu não. Đức Phật đã sớm biết chuyện gì, nên đón đức vua ngay tại hương phòng, nắm tay ông, dìu vào bên trong, chỉ cho ông ngồi trên một chiếc ghế(1).

- Trẫm mập quá, quỳ xuống đảnh lễ không được, xin đức Thế Tôn xá tội.

- Không có sao! Đức Phật ân cần - Bệ hạ hãy cứ ngồi tự nhiên!

- Tâu vâng!

- Bệ hạ đã gần bảy mươi tuổi rồi, nên ăn ít lại, và cũng nên vận động tay chân một chút...

- Tâu vâng! Trẫm có tập đi kinh hành do hoàng hậu Mallikā hướng dẫn. Nhưng nay thì bà ấy đã đi rồi, bà mới đi hồi đêm, lúc vừa rạng sáng, đức Thế Tôn ơi! Trẫm buồn quá, không thiết ăn thiết uống gì cả!

- Ừ, Như Lai biết! Người mình thương yêu nhất mà lại phải lìa xa thì đau khổ lắm!

- Đúng là đau khổ quá! Nhớ như mới hôm nào, chỉ vừa mới đây thôi, thế mà đã cách biệt nghìn trùng...

Đức vua cúi gục đầu xuống ra chiều thương tâm không làm chủ được cảm xúc. Đức Phật biết nên trao cho đức vua một chiếc gối rồi nói:

- Bệ hạ cứ nằm nghỉ một lát, khóc được thì cứ khóc. Như Lai sẽ đi kinh hành bên ngoài. Rồi chúng ta sẽ nói chuyện sau.

Trong hương phòng, đức vua sụt sùi, nước mắt ngắn dài nhớ thương hoàng hậu rồi ông đắm chìm trong hồi tưởng, suy tưởng của mình...

Còn đức Phật thì ngài biết rõ về tâm tánh của hoàng hậu, biết cả những ‘bí mật’ của bà mà cho chí đức vua cũng không biết.

Và câu chuyện như sau: Số là lần ấy hoàng hậu vào phòng tắm, cỡi xiêm y để tắm, không để ý con chó cưng của bà cũng vào theo. Khi khom mình cúi xuống, không ngờ, con chó thấy vậy đã làm cái chuyện “bất tịnh” với bà. Và bà lại để yên! Từ tầng trên cung điện, qua lớp cửa kính, tình cờ đức vua nhìn thấy hết. Ông đi xuống và lần đầu tiên, đã mắng nhiếc bà một cách thậm tệ. Bà vốn lanh trí nên tìm cách chối quanh, chống chế: “Đại vương đừng nghĩ oan cho thiếp. Cái phòng ấy kỳ lạ lắm. Ai ở trong đó, người khác nhìn vào đều thấy những hình ảnh quái gở!” Đức vua vốn thật thà nên hỏi lại: “Quả có thế sao?” Bà nói: “Thì đại vương cứ vào đấy thử xem?” Đức vua đi vào trong, vừa khép cửa lại thì ngoài này, bà đã la lên: “Đại vương làm cái gì xấu hổ với con dê cái như vậy?” Đức vua lại cãi: “Ta có làm gì đâu!” Bà bèn nói dối: “Chính mắt thiếp trông thấy rõ ràng mà!”

Tin chuyện ấy, đức vua bỏ qua không cật vấn lại nữa.

Tuy nhiên, hoàng hậu Mallikā luôn cảm thấy bất an. Dầu đã dối gạt được nhà vua, nhưng bà đã phạm một tội trọng. Chuyện ấy đức Phật biết, chư vị trưởng lão tăng ni có thắng trí đều biết, do vậy bà luôn hổ thẹn ở trong lòng. Từ độ ấy, bà thầm nguyện trong lòng, phải tu tập cho tốt hơn, làm việc lành cho nhiều hơn. Trọng lượng tội lỗi dù chỉ bằng một hạt cát, nó sẽ chìm, rơi xuống bốn đường ác. Nhưng trọng lượng tội lỗi của một viên đá to, nằm trong lòng chiếc ghe thiện pháp lớn, nó không bị chìm, sẽ được nổi. Bà còn nhớ mãi nội dung một thời pháp về thiện, về ác mà đức Phật đã đưa ra hình ảnh ấn tượng ấy. Do vậy, bà đã đặt bát và cúng dường tứ sự rất nhiều đến đức Phật và Tăng chúng, ngân khoản lên đến một trăm bốn mươi triệu đồng tiền vàng. Riêng đức Phật thì bà đã cúng dường đến ngài bốn món bảo vật vô giá, đó là: Một chiếc lọng trắng, một chiếc giường, một ghế ngồi và một vật đỡ chân. Tất cả chúng đều bằng châu báu, và chỉ để chưng bày chứ đức Thế Tôn không bao giờ sử dụng.

Đức Phật còn biết rõ, hoàng hậu Mallikā lúc hấp hối, bao nhiêu việc làm tốt đẹp ở trong đời, bà lại quên hết, nhưng cái hình ảnh xấu xa kia nó lại hiện ra, chi phối trọn vẹn tâm thức cuối cùng, lập trình cận tử nghiệp, đưa bà đọa sanh địa ngục A-tỳ.

Đức vua Pāsenadi rất yêu thương hoàng hậu Mallikā nên đau thương, buồn khổ vô cùng. Bà vừa mới mất, chưa làm lễ hỏa táng mà đức vua đã tìm đến đức Phật, là nóng lòng muốn hỏi ngài xem sanh thú của hoàng hậu đi về đâu! Biết đức vua rất sủng ái hoàng hậu, nếu cho biết cảnh giới hiện tại của bà thì ông ta càng đau khổ hơn. Lại nữa, nếu biết bà, một người có đức tin kiên cố, bố thí cúng dường rất nhiều và rất chí thành mà rơi vào địa ngục, thì số phận của nhà vua sau này sẽ ra sao? Và như thế, mọi đức tin trong ông ta sẽ tiêu tùng hết.

Vì nghĩ vậy nên sau khi đức vua tỉnh dậy, vào hương phòng, đức Phật đã khôn khéo dùng thần lực siêu nhiên làm cho đức vua quên hẳn lý do đi đến tịnh xá. Đức Phật lại còn thân tình nắm tay đức vua đi dạo vài vòng ngoài khu vườn, rồi nói chuyện như bình thường:

- Đại vương dự định hôm nào sẽ làm lễ hỏa táng cho lệnh bà?

- Có lẽ bảy ngày, và có lẽ phải cử quốc tang cho trân trọng, bạch Thế Tôn!

- Có cần như thế chăng, đại vương? Sao đại vương không dùng mọi phí khoản ấy để đặt bát cúng dường chư tăng ni, một trăm vị, hai trăm vị - rồi nhờ đức thanh tịnh của Tăng ni để chú nguyện phước báu cho lệnh bà?

- Trẫm xin vâng lời Thế Tôn giống như hoàng hậu sinh thời thường vâng lời Thế Tôn vậy. Cho trẫm mời thỉnh đức Thế Tôn và tăng ni hai nghìn vị, ngay ngày mai !

- Cảm ơn đại vương! Và cũng không cần phải làm lễ quốc táng nữa. Nếu muốn tăng thêm ý nghĩa, sao đại vương không tha bớt tội tù, miễn bớt thuế má cho dân thì phước đức vô biên, vô lượng đó!

- Tâu vâng! Đức vua cúi đầu xuống - Trẫm sẽ làm đúng như Thế Tôn dạy bảo để hồi hướng phước báu cho hoàng hậu.

Sau đó, đức vua cúi lạy rồi ra về. Và ngày thứ nhất, hoàng cung của đức vua như sáng rạng và vinh quang hẳn lên do hai ngàn Tăng ni có đức Phật dẫn đầu ôm bát đến thọ thực. Bên kim quan băng gỗ trầm hương được phủ đầy hoa thơm của lệnh bà, đức Phật lặng lẽ chú nguyện. Sau đó đức Phật thuyết một thời pháp có ý nghĩa về vấn đề tử sinh của đời người. Ngày thứ hai đến ngày thứ bảy là phiên hai vị đại đệ tử và chư đại trưởng lão dẫn đầu, cũng ôm bát đến hoàng cung thọ thực, rồi cũng chú nguyện lặng lẽ và thuyết những thời pháp khác nhau.

Đức vua nhớ lời dạy bảo của đức Phật, lệnh cho quan toà và quan ngục xét lại án để tha bớt tội tù; đồng thời, xá miễn tất cả các loại thuế trong suốt bảy ngày cử hành tang lễ. Muôn dân cả nước hoan hỷ vui mừng ca tụng đức nhân ái của đức vua; và họ cũng thầm hiểu rằng, họ đã được hưởng dư phước của hoàng hậu Mallikā nữa.

Cuối ngày thứ bảy, lễ hỏa táng nhục thể của hoàng hậu, ngay tại sân hoàng cung diễn ra vô cùng trang trọng. Sực nghĩ lại, đức vua chỉ có việc bực mình, tự trách mình, tại sao trí nhớ càng lúc càng tệ mạt, kém cỏi như thế! Sao lại không nhớ để hỏi đức Phật hoặc chư đại thánh tăng cảnh giới lai sinh của hoàng hậu?

Còn hoàng hậu Mallikā, sau bảy ngày thống khổ trong địa ngục để trả quả, do năng lực phước thiện quá lớn nâng đỡ, đưa bà hóa sanh vào cung trời Tusita.

Vào ngày thứ tám, đức Phật một mình ôm bát khất thực, thong dong đi đến hoàng cung. Đức vua nghe tin, thỉnh ngài vào thượng điện, nhưng đức Phật chỉ muốn ngồi nơi nhà để xe.

Sau khi cúng dường đầy bát các thức ăn thượng vị loại cứng, loại mềm cho đức Phật, nhà vua chấp tay xá ngài rồi hỏi lại câu đã quên suốt bảy ngày qua, tức là chỗ tái sanh của hoàng hậu.

Đức Thế Tôn mỉm cười:

- Hiện tại, bà đang thọ hưởng thiên lạc tại cung trời Tusita, tâu bệ hạ!

Nghe vậy, đức vua cảm thấy được an ủi phần nào, nhưng nỗi nhớ thương hoàng hậu vẫn không nguôi:

- Bạch Thế Tôn! Từ khi nàng đi về cõi khác, trẫm cảm giác như mất hẳn sự sống.

Đức Phật an ủi:

- Bệ hạ chớ nên đau lòng. Đó là quy luật bất biến cho mọi chúng sanh, không ai có thể tránh được. Nhưng trường hợp hoàng hậu thì bệ hạ nên mừng vui cho lệnh bà mới phải!

- Tại sao?

- Vì do công hạnh, phước báu của lệnh bà, lệnh bà mất đi giống như đổi mới chiếc xe khác trân quý hơn vậy thôi!

- Trẫm chưa được hiểu.

Đức Phật đưa tay chỉ vào một chiếc xe:

- Bệ hạ! Xe này của ai?

- Bạch Thế Tôn! Của nội phụ trẫm.

- Còn xe này?

- Của phụ vương trẫm, bạch Thế Tôn.

- Còn xe kia?

- Là của trẫm!

Đức Phật mỉm cười:

- Hóa ra chiếc xe của cha lại mới hơn chiếc xe của ông nội, chiếc xe của con lại mới hơn chiếc xe của cha. Hoàng hậu vừa tậu được một chiếc xe mới nhất, đẹp nhất ở cung trời Tusita đấy, tâu bệ hạ!

Thấy đức vua đã hiểu sự thật ấy rồi, đức Phật lại giảng sâu hơn về pháp:

- Nhưng những chiếc xe được trang hoàng lộng lẫy, đẹp đẽ, trân quý thế kia rồi cũng đến lúc cũ hư, tàn tạ, hoại mục mà thôi. Cái thân Như Lai cũng thế mà cái thân của đức vua cũng vậy, đã gần bảy mươi tuổi rồi, nó đang già yếu và đang lão suy đấy! Định luật hữu vi là vậy. Chỉ có giáo pháp trong tâm của bậc thiện trí(1)nó mới không bị chi phối bởi hư mục, già lão. Thấy biết được vậy, những bậc thiện trí trên đời này phải biết làm cho sáng tỏ giáo pháp ấy đến những người lành, người tốt, tâu đại vương!

Những lời giảng ấy của đức Phật được cô đọng trong bài kệ:

“- Xe vua đẹp đẽ dường bao 

Trang hoàng lộng lẫy, hư hao đến kỳ

Thân này đến lúc lão suy

Pháp bậc thiện trí vô vi chẳng già

Pháp của đức Gotama

Sáng tỏ chân lý, chan hòa thiện nhân!”(1)

Đức vua tín thọ lời dạy của đức Phật, đã đỡ buồn khổ và xem ngài như chỗ nương tựa tinh thần một cách vững chắc. Kết quả ấy, một phần công lao là nhờ vào bà hoàng hậu yêu quý của ông vậy.

Nhưng đức vua đâu có biết rằng, sự thương yêu sâu đậm ấy cũng do duyên luyến ái từ nhiều đời kiếp: Vì nàng Sujātā trong Sujāta-Jātaka(2), nàng Kinnarī trong Bhllāṭiya-Jātaka(3), và nàng Sambula trong Sambula-Jātaka(4); cả ba kiếp sống ấy, ông đều là người chồng thân yêu của bà.

Hoàng hậu Mallikā được biết đến là một trong những đệ tử thuần thành, nhiệt tình và xuất sắc nhất trong hàng nữ cận sự của đức Phật vậy(5).


(1)Chiếc ghế trân quý này do hoàng hậu Mallikā dâng cúng mà đức Phật thường không sử dụng.

(1)Ý nói bậc Thánh A-la-hán.

(1)Pháp cú 151: “Jiiranti ve rārathā sucittā atho sārīraṃ pi janaṃ upeti; sataṃ ca dhammo na jaraṃ upeti santo have sabbhi pavedayanti”.

(2)J.iii.22.

(3) J.iv.444.

(4) J.v. 98.

(5)A.iv.348.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8885)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
09/04/2013(Xem: 8365)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
09/04/2013(Xem: 6402)
Không phải riêng gì Ðạo Phật, tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới, theo với thời gian và sự phát-triển, đều có chia ra nhiều tôn phái. Sự phân phái ấy là một lẽ đương nhiên phải có để cho các căn cơ và hòan cảnh khác nhau đều có thể thích hợp được. Nếu không, thì đạo không thể phát-triển được về bề sâu cũng như bề rộng.
09/04/2013(Xem: 12866)
Ngay từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã bắt đầu truyền vào nội địa Trung Quốc, lưu truyền và phát triển cho đến nay đã được hơn 2000 năm. Là một tôn giáo phát xuất tại Ấn Ðộ được thỉnh mời đến đất nước Trung Quốc([1]), Phật giáo đã trải qua các thời kỳ sơ truyền, cách nghĩa tỷ phụ ([2]), xung đột, thay đổi, thích ứng, dung hợp, dần dần đã thẩm thấu sâu sắc vào trong văn hóa Trung Quốc, đối với sự phát triển văn hóa lịch sử Trung Quốc phát sanh nhiều mặt ảnh hưởng.
09/04/2013(Xem: 11285)
Thế kỷ thứ sáu trước tây lịch đã đánh dấu một thời điểm khởi sắc về tri thức về tâm linh ở nhiều quốc gia. Ở Trung Hoa chúng ta có Lão Tử và Khổng Tử, ở Hy Lạp có Parmenides và Empedocles, ở Iran có Anathustra, ở Ấn Ðộ có Mahavira và Ðức Phật. Trong giai đoạn này nhiều bậc đạo sư xuất sắc đã biên tập lại các giáo lý đã có từ trước và phát triển những quan điểm mới.
09/04/2013(Xem: 3889)
Nguồn gốc nguyên thủy của vương tộc Shakya bắt nguồn từ Kosala, một vương tộc thuộc dòng Aryan cai trị vùng đất ở chân dãy Terai. Câu chuyện bắt đầu từ vua Okkaka. Vua Okkaka thuộc dòng dõi mặt trời, tông tộc Ikshanku. Sau khi người vợ đầu tiên chết, nhà vua cưới một người vợ khác. Hoàng hậu trước đó đã sinh cho nhà vua chín người con (4 trai, 5 gái).
09/04/2013(Xem: 18640)
Năm 1957, chúng tôi tu học tại cao đẳng Phật học viện Srisumana Vidyalaya, đồng thời theo học trường Srisumana College, tỉnh Ratnapura, nước Srilanka. Theo Phật lịch thì năm 1957 là đúng 2500 năm tính theo tuổi thọ 5000 năm giáo pháp của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Chánh phủ Ấn Độ lần đầu tiên mở cửa cho các hành Phật tử trên thế giới được đến hành hương bốn thánh địa và những địa danh Phật tích chỉ trả nửa giá tiền trong các tuyến đường xe lửa.
09/04/2013(Xem: 12967)
Để hiểu rõ thêm về vai trò lịch sử trọng đại của Hoàng Đế Asoka không những đối với dân-tộc A?, mà còn đối với nhân loại qua sự truyê? bá Phật giáo đến các nước khác, ta nên ôn lại đôi chút về bối cảnh lịch sử A? độ đương thời.
09/04/2013(Xem: 14949)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi vượt qua địa hình hiểm trở, bao vùng khí hậu khắc nghiệt, độc hại cũng như bao thử thách do con người, ma chướng gây nên. Nhờ niềm tin dũng mãnh, tài năng siêu việt và ý chí kiên cường, Ngài đã vượt thắng tất cả.
09/04/2013(Xem: 8610)
Thông thường ai cũng nghĩ rằng đạo Phật chỉ mới được truyền sang tây phương trong các thế kỷ gần đây mà thôi, mà quên rằng trong nhiều thế kỷ trước tây lịch PG đã thấm nhuần vùng Tiểu Á và tây bắc Ấn, rồi ảnh hưởng trên cả nền triết học Hy-lạp và giáo lý của vài tôn giáo lớn có nguồn gốc tây phương. Phật tử Việt nam vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm giáo pháp truyền từ Trung quốc nên ít biết đến sự giao hòa của hai nền văn hóa Hy-lạp và PG khởi đầu rất sớm ở vùng đất này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]