Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Chuyến hành hương của gia đình

27/11/201311:56(Xem: 22141)
23. Chuyến hành hương của gia đình


Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An


23. Chuyến hành hương

của gia đình






Sau khi chồng tôi qua đời, tôi đi hành hương ở Duntse Shikar và Tashilumpo cùng với con gái út Jetsun Pema, con đầu lòng Tsering Dolma, và hai đứa con của cô ta là Khando và Tenzing Ngawang. Chính phủ giúp đỡ chúng tôi bằng việc cử hai người đi với chúng tôi để trông coi về chỗ ở và những tiện nghi khác.

Duntse thuộc quyền sở hữu của chúng tôi. Ở vùng này chúng tôi có khoảng ba trăm gia đình nông dân. Trước kia đại sư Tống Khách Ba đã dùng tòa nhà, và nó đã trở thành một viện bảo tàng. Tôi sợ ở trong tòa nhà này. Nó rất xưa và hình như muốn sụp xuống. Tất cả những bức tường đều nghiêng. Tôi đi qua tòa nhà với cảm tưởng mình đi lùi lại ngày xưa. Đồ đạc trong nhà cũng đã có từ thời đại sư Tống Khách Ba, bốn trăm năm trước. Có bốn phòng tụng niệm lớn, mỗi phòng quay về một hướng, mỗi phòng tụng niệm có người quản lý riêng. Ở đây suốt đêm có tiếng trống nghi lễ.

Có một phòng tụng niệm làm cho tôi đặc biệt chú ý. Phòng này có một cái trống lớn, có âm thanh hay nhất mà tôi đã được nghe so với bất cứ nơi nào ở Tây Tạng. Người ta nói rằng nếu ở đây có người sắp chết, căn phòng này có đầy mùi máu. Tòa nhà này luôn luôn làm cho tôi cảm giác rờn rợn, và tôi sợ dù chỉ đi ngang đó.

Sau mười ngày ở đó, chúng tôi đến viếng tu viện Tashilunpo, trú xứ của Đức Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama). Chúng tôi mất ba ngày để đi đến đó. Lúc chúng tôi đến thì Đức Ban Thiền Lạt Ma đang ở Tsongkha. Chúng tôi được đón tiếp nồng hậu và cho ở trong căn nhà gỗ trong một khu vườn rộng. Trong vườn có những cái chuồng lớn dành cho những con thú mà Đức Ban Thiền Lạt Ma nuôi, nhưng vì ngài vắng mặt nên những cái chuồng này trống không.

Đức Ban Thiền Lạt Ma thời đó thuộc một gia đình nông dân ở tỉnh Amdo, giống như gia đình chúng tôi. Chính phủ Tây Tạng đã chọn cậu bé ở tỉnh Kham được xem là hóa thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đời trước và đã sửa soạn tất cả cho lễ tấn phong. Nhưng người Trung Hoa đặt lên một ứng viên riêng của họ và cho cậu bé này tới tu viện Kumbum để tu học.

Ở Tashilunpo có một bộ trang phục của tổ sư Tống Khách Ba, được làm bằng da con dê con màu trắng sữa, mũ và vớ là da thuộc. Cái áo không còn nguyên vẹn, vì qua thời gian, những người chiêm bái đầy lòng tôn sùng đã xé những mảnh nhỏ cho riêng mình. Tashilunpo cũng có cái "hari" của bà mẹ của tổ sư Tống Khách Ba. Tôi thấy cái "hari" này trông rất lạ, rộng hơn nhiều, nặng hơn và lớn hơn những cái "hari" thời nay.

Cũng như ở Tashilunpo, tại Duntse chúng tôi làm lễ cúng ở các tu viện mỗi ngày. Sau mười ngày ở đó, chúng tôi đi thăm những tu viện nhỏ ở dọc đường rồi trở về Duntse ở lại ba tuần lễ, đợi mẹ và con gái tôi lúc đó đang trở về từ miền Trung Tây Tạng sau khi từ Tsongkha đi qua Ấn Độ.

Trong những năm đầu ở Lhasa, tôi đã mong gặp lại mẹ tôi nhiều hơn là khi chúng tôi sống ở Tsongkha. Thỉnh thoảng tôi lại gởi cho bà những món quà tiêu biểu của Lhasa, và bà cũng gởi cho tôi những món ăn chơi của Tsongkha mà ở Lhasa không có. Chỉ có bà mới hiểu tôi cảm thấy cô đơn như thế nào trong một thành phố lạ.

Vì vậy khi con gái của tôi đi Tsongkha để đưa một người bạn thân của chúng tôi về gia đình của người đó, tôi bảo con tôi đưa mẹ tôi về với tôi. Lúc đó mẹ tôi đã bảy mươi ba tuổi. Sau khi con gái tôi về đến Tsongkha ít lâu thì chồng tôi qua đời. Tôi gởi cho con gái tôi một bức điện tín bảo trở về càng sớm càng tốt. Tức khắc con gái và mẹ tôi đi máy bay từ Tsongkha đến Trung Quốc, rồi tới Ấn Độ. Đó là hành trình dễ nhất. Tôi nghĩ rằng phu nhân của Thống Chế Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa Dân Quốc) đã cho một chiếc máy bay tới đón mẹ và con gái tôi. Từ Ấn Độ hai người đi ngựa đến với chúng tôi ở Duntse. Mẹ tôi phải đi cáng vì bà ốm yếu và bị gãy tay. Tôi đã vui mừng tới phát khóc vì được gặp lại bà. Dì của tôi cũng tới, bà đã sáu mươi bốn tuổi. Con gái của tôi đã xa tôi hai năm.

Khi chúng tôi trở về Lhasa, con út của tôi là Tendzin Choegyal đã làm lễ thọ giới và từ đây trở thành Ngari Rinpoche. Tu viện lấy một người của chúng tôi để người đó trông coi việc ăn mặc và những nhu cầu cần thiết của con trai tôi. Anh chồng tôi là Ngawang Changchub từ Tsongkha đi qua Ấn Độ tới thăm chúng tôi lúc này. Ông cho biết là ông đã gặp con trai tôi Gyalo Thondup, và cậu ta có hai đứa con đẹp đẽ. Ông ở lại với chúng tôi hai tháng rồi trở về Tsongkha, tiếp tục công việc ở tu viện Kumbum.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/02/2012(Xem: 3548)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
25/01/2012(Xem: 5567)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
24/01/2012(Xem: 12215)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
19/01/2012(Xem: 6561)
Từ Ấn Ðộ du nhập vào Trung Quốc, Phật giáo đã nhanh chóng hòa nhập vào các hệ tư tưởng văn hóa - tôn giáo bản địa. Trong quá trình du nhập, hình thành và phát triển có thể nói Phật giáo Trung Quốc đã tạo ra bản sắc riêng so với nguồn cội Ấn, đồng thời đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống tư tưởng - văn hóa Trung Quốc. Công lao ấy thuộc về các bậc cao tăng của nhiều thế hệ Phật giáo Trung Quốc.Ðây là ý kiến nhận định chung của các nhà nghiên cứu văn hóa - tư tưởng Trung Quốc: Giáo sư Zenryu Tsukamoto trong tác phẩm The Path of the Buddha đã nhận định: "Chính nhiều các thế hệ thiền sư trong nỗ lực truyền giáo đã đưa tư tưởng và nghệ thuật Phật giáo vào trong nền văn hóa Trung Quốc và đem lại sự thay đổi vĩ đại trong văn hóa, triết học, văn học, nghệ thuật và ngay cả trong các tập tục truyền thống của dân tộc Trung Quốc" (1).
07/01/2012(Xem: 5726)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
07/01/2012(Xem: 10667)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
04/01/2012(Xem: 9921)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
02/01/2012(Xem: 4025)
Thi hào Tagore đã có lần ca ngợi đất nước Ấn Độ của ông qua mấy câu thơ: “Khi anh cất lên tiếng gọi thì Họ đến Ấn Độ Giáo và Phật Giáo, Kỳ Na Giáo và đạo Sikh, Đạo Parsi, Hồi Giáo và Thiên Chúa. Đông và Tây gặp nhau Thể xác đồng nhất với tình yêu nơi linh thiêng của anh Chiến thắng thuộc về kẻ tạo ra tâm hồn nhân loại Chiến thắng thuộc về kẻ kiến tạo định mệnh của Ấn Độ.” (Rabindranath Tagore)
10/10/2011(Xem: 16571)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
11/08/2011(Xem: 3450)
Sự quan tâm của tôi là điều thúc đẩy bằng một đề án đã đưa tôi lần đầu tiên đến những nơi mà Đức Phật đã sống và giảng dạy - Shravasti, Kusinagar, Gaya, Vaishali, Rajgir, Boddhgaya[1]. Lần đầu tiên, tôi đã có một cảm giác địa lý rõ ràng về thế giới của Đức Phật. Nó đã tạo nên một khuôn thức nào đấy mà trong ấy tôi đã bắt đầu đọc lại tam tạng Pali. Tôi đã bắt đầu nhìn vào kinh luận trong một ánh sáng khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]