Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Xã hội ở Amdo

27/11/201311:35(Xem: 19393)
05. Xã hội ở Amdo

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An



5. Xã hội ở Amdo





Ở Amdo[1]thời đó vẫn còn sự phân biệt giai cấp. Thí dụ những người thuộc hạng người hầu thì chỉ ở trong bếp, và họ không có sự giao tiếp với xã hội, dù chỉ ở trong nhà. Những người mạt hạng trong xã hội là bọn trộm cướp. Kế đó là những người đồ tể và những người làm nghề về da thú và lông thú. Nếu chúng tôi có việc cần phải mượn một đồ tể, theo phép lịch sự, chúng tôi mời người đó uống một chén trà, nhưng sau khi người đó đi khỏi, chúng tôi sẽ rửa cái chén đó với tro, một nghi thức được xem là sẽ làm sạch cái chén. Ở Lhasa, thợ bạc và thợ vàng cũng được coi là thuộc giai cấp thấp và không được cho vào nhà. Nhưng hạng người thấp nhất trong xã hội, tới mức không được xem là một giai cấp là những người khiêng quan tài trong tang lễ.

Các vị lạt ma (tu sĩ) là giai cấp cao nhất trong xã hội và được mọi người tôn kính. Giới nông dân chúng tôi rất mộ đạo, dù không tìm hiểu giáo lý một cách trí thức. Y phục của các vị lạt ma làm cho chúng tôi nghĩ tới y phục của Je Rinpoche, tên gọi mà chúng tôi dành cho Đạo sư Tsongkha, có quê hương là quận Tsongkha (Rinpoche là một danh hiệu tôn vinh cho các vị lạt ma vốn là hóa thân của các vị thầy danh tiếng, và có nghĩa là "đấng tôn quý" (precious one). Những tu sĩ nghèo nhất cũng được tiếp đãi một cách trang trọng trong nhà của chúng tôi. Ở Lhasa thì không, nhưng ở Amdo, nếu tình cờ gặp một vị lạt ma, chúng tôi sẽ tức khắc mời ngài đến nhà chúng tôi và tiếp đãi ngài những món ăn và trà ngon nhất, với những chén đĩa đẹp nhất.

Những gia đình giàu thì có nông trại lớn và nhiều người giúp việc, nhưng thành quả kinh tế được phân chia tương đối đồng đều cho mọi người, và không có ai thực sự nghèo đói. Chúng tôi không có hạng nông nô, mà phải mướn người hầu hay tá điền. Làng chúng tôi có khoảng một trăm gia đình, mỗi gia đình có một miếng đất riêng, chúng tôi phải trả một món tiền thuế cho chính phủ Trung Hoa, và viên quan cai trị địa phương người Trung Hoa tên là Ma Pu Fang.

Phần lớn dân ở đây là nông dân, nhưng cũng có thương nhân. Những người này đi bán dạo ở các làng mạc với những thùng đựng hàng hóa, diêm quẹt, xà bông, kim chỉ, len và những nhu yếu phẩm khác. Thông thường người ta không dùng tiền, mà dùng lúa mì, lúa mạch và những sản phẩm khác để đổi lấy những hàng hóa đó.

Ở thị trấn cũng có nhiều tiệm nhỏ bán những món đồ cần yếu như trà và vải. Khi mua hàng, chúng tôi trả bằng lúa mạch hay những nông sản khác. Cũng có những quán ăn và quán trọ bên đường. Tôi còn nhớ mùi những món ăn ngon lành tỏa ra từ những quán ăn đó.



[1]Ghi chú: Amdo là một vùng biên giới gần biên giới Trung Hoa và nơi đây xảy ra tranh chấp giữa hai nước, phần lớn cư dân ở đây là người Tây Tạng nhưng Trung Quốc vẫn tuyên bố đây là lãnh thổ của mình, họ gọi tỉnh này là Thanh Hải. Từ thế kỷ thứ mười tám, các lãnh chúa ở đây thường được chính phủ Trung Hoa ủng hộ. Trong những năm đầu đời của bà Diki Tsering, vùng này cai trị bởi Ma Pu Fang, một viên tướng người Hoa Hồi Giáo, được Trung Hoa Dân Quốc hỗ trợ.


Một vài hình ảnh về làng Amdo

Amdo_map
Amdo_lake
Labrang_Amdo_2
Labrang_Amdo
Amdo_thanka

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2011(Xem: 5498)
Ký giả được xem công văn này trước nhất, liền cho mời Ông Viên Quang là Tổng thư ký của Hội Việt Nam Phật giáo đến bàn việc triệu tập Hội đồng để thảo luận việc quan trọng đó. Nhưng đến buổi họp thì ký giả chẳng may vừa bị cảm nặng, nhân có Cụ BÙI THIỆN CƠ, Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo đến thăm, bèn dặn với Cụ rằng: “Nếu Hội đồng có cử đến tôi, thì nhờ Cụ cố từ chối cho, vì tôi mới bị bệnh, hơn nữa còn bận nhiều công việc”. Sau buổi họp đó, Cụ BÙI THIỆN CƠ và Cụ TRẦN VĂN ĐẠI lại đến phòng bệnh cho biết rằng: “Hội đồng đã đề cử một vài vị Thượng toạ, nhưng các Ngài đều viện cớ rằng: Thượng toạ là Hội trưởng Hội Tăng Ni Bắc Việt lại là Phó Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo, phải lấy tư cách ấy mà ứng phó với thơ mời của Chính phủ để gia nhập Phái đoàn Phật giáo Việt Nam thì đối với cả trong Thuyền gia lẫn người ngoài Thiện tín mới được danh chính ngôn thuận.
10/06/2011(Xem: 6092)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
26/05/2011(Xem: 3077)
Trong lịch sử hình thành Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo châu Á nói chung, Luy Lâu được coi là chiếc nôi của Phật giáo. Nó được coi là Trung tâm Phật giáo xuất hiện sớm nhất trong ba trung tâm Phật giáo thời kỳ khởi thuỷ ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á: Trung tâm Phật giáo Luy Lâu; Trung tâm Phật giáo Lạc Dương và Bành Thành (thuộc Trung Hoa).
14/05/2011(Xem: 7911)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
14/04/2011(Xem: 7044)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
12/04/2011(Xem: 13305)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
12/04/2011(Xem: 11205)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
04/04/2011(Xem: 7951)
Khởi đi từ Ấn Độ cách đây 2556 năm về trước, giáo lý của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni bắt đầu tỏa chiếu từ cội cây Bồ Đề linh thiêng và kể từ đó đến nay giáo lý từ bi trí tuệ ấy đã làm cho không biết bao nhiêu chúng sanh được gội nhuần ân pháp vũ. Bất luận là Á Âu hay Mỹ Phi Úc, đâu đâu nếu có những người hướng thiện, muốn tu học và cần cầu sự giải thoát; thì giáo lý kia chính là những chất liệu dưỡng sinh để giúp cho con người mau ra khỏi vòng tục lụy của một kiếp nhân sinh
10/03/2011(Xem: 7097)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
05/01/2011(Xem: 2879)
Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI trước Tây lịch có những biến chuyển rất lớn về những vấn đề xã hội, văn hoá tư tưởng và tôn giáo. Vào thời điểm này, Ấn Độ chưa phải là một quốc gia rộng lớn độc lập mà bao gồm nhiều tiểu vương quốc khác nhau. Và các tiểu vương quốc ở những khu vực biên giới từ lâu được xem là man di nay đang vùng lên chiếm ưu thế và họ có những thế lực nhất định trong xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Bà-la-môn giáo từ lâu được xem là tôn giáo chính thống đang bị suy giảm uy tín cũng như quyền lực lãnh đạo tinh thần xã hội. Lòng người trở nên hoang mang và hầu như mất đi nơi quy hướng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]