Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Quý thầy nơi đâu?

25/01/201203:59(Xem: 4480)
05. Quý thầy nơi đâu?
QUÝ THẦY NƠI ĐÂU?
Trần Khải

Sau khi quân đội Miến Điện đàn áp dữ dội những cuộc biểu tình ôn hòa của các vị sư đòi hỏi dân chủ và ấm no cho toàn dân, tất cả các đường dây truyền thông điện tử ra thế giới bên ngoaì đã bị cắt đứt. Các giới Phật Tử và các nhà hoạt động nhân quyền toàn cầu đều thắc mắc về tình hình an nuy của các vị sư và người biểu tình Miến Điện. Quý Thầy bây giờ ra sao? Sau đây là các thông tin tổng hợp từ mạng lưới thông tin Phật Giáo The Buddhist Channel (www.BuddhistChannel.tv) hôm 1-10-2007.

Kuala Lumpur, Mã Lai -- Các nguồn tin từ Yangon, Miến Điện đã cung cấp các bản tin được xác minh cho The Buddhist Channel về tình hình các vị sư hiện bị giam bởi an ninh. Người cho tin cũng nói là nhiều thường dân đã bị tra tấn bởi cai tù.

Đêm qua, một vị sư trưởng lão được phép thăm các sư trẻ bị giam ở nhà tù khét tiếng Insein kể rằng nhiều vị sư đã bị kêu bản án tù giam 6 năm vì đã tham dự biểu tình.

Tới giờ, khoảng 1,000 trong số 400,000 vị sư Miến Điện đã bị bắt. Hàng chục ngàn vị sư khác đang bị khóa chặt trong các tu viện, và nhiều người hơn nữa đang tuyệt thực.

Sau đây là các thông tin từ trong Yangon đưa ra.

1. Nhiều vị sư bị giam ở sân đua ngựa Kyte-ka-saw được thấy là đang ngồi chồm hổm ngoài nắng, dưới mắt quan sát của lính, mà các sư không đang mặc áo cà sa. Hầu hết các sư này bị bắt trong khi biểu tình trên đường phố từ ngày 26 tới 29-9-2007. Nhiều sư bị ép buộc mặc áo quần thường dân. Có tin vài vị sư đang hấp hối nhưng thuốc và trơ giúp y khoa từ bên ngoài không được phép đưa vào sân đua ngựa này.

2. Có tin phúc trình là hơn 700 vị sư đang tuyệt thực trong nhà tù Insein. Họ từ chối dùng lương thực đưa tới họ, và chủ yếu họ ngồi thiền và ngồi tụng kinh.

3. Nguồn tin từ lò hỏa thiêu Yay Way nói là khoảng 200 xác đã đưa tới hỏa thiêu tới giờ (kể từ khi biểu tình bùng phát). Các nhân viên nơi đây nói vài xác bị thương tích trầm trọng. Có tin chưa xác minh rằng vài chiến binh đã đốt các xác mà không xác minh là các nạn nhân còn sống hay đã chết. Không có chữa trị y tế nào cung cấp tại nhà thiêu. Những người mang xác vào không được phép liên lạc tìm thân nhân các nạn nhân.

4. Ba ngày sau khi tu viện Ngwa Kyar bị bố ráp thô bạo, vị sư viện trưởng đã viên tịch vào ngày 30-9-2007. Tin cho biết là một vị sư vô danh và lạ mặt đã được chính phủ bổ nhiệm làm tân viện trưởng tu viện này.

5. Trong khi đó, nhà sư Sayadaw U Gamiro đang ẩn trốn và nguồn tin nói là sư naỳ đang trong danh sách lùng và diệt cxủa chính phủ quân sự. Trước đó, bản tin Mizzima ghi lời vị sư Sayadaw U Gamiro nói rằng “tất cả mọi người tại Miến Điện đều là một lãnh đạo,” và kêu gọi mọi người hãy “xuống đường phản kháng chế độ quân sự.”

Thầy Sayadaw nói với thông tấn Mizzima, “Dân chúng không nên chờ các lãnh đạo tới lãnh đạo họ. Mỗi người phải tự trở thành lãnh đạo. Tất cả chúng ta từng cá nhân phải tham dự và lãnh đạo. Điều quan trọng là tất cả mọi người phaỉ ra lãnh đaọ vào lúc này. Các vị sư đã làm nhiều rồi, và nhiều vị sư bây giờ đã bị đẩy vào tù và các trại thẩm cung. Và nhiều thầy phả hy sinh mạng sống rồi.

Thầy Sayadaw U Gamiro nói thêm, “Khi xông vaò các tu viện trong đồng phục và vũ khí, và giam hãm các vị sư, họ [các tướng lãnh] đang cho thế giới thấy họ thực sự là gì. Họ không chỉ là các nhà độc tài, mà thực sự là những tên khủng bố. Nếu chúng tôi không thể rời các tu viện, vẫn còn những việc chúng tôi có thể làm bên trong các tu viện.

Phần trên là dịch toàn văn bản tin The Buddhist Channel.

Bản tin trên không cần lời bình luận nào kèm theo, vì tự thân các sự kiện xảy ra đã nói lên bản chất của những người và những thành phần tham dự.

Tuy nhiên, điều chúng ta lo ngaị là bản chất Phật Giáo Miến Điện từ đây có thể sẽ bị biến dạng. Đúng vậy, cơ nguy biến dạng có thể có sẽ là từ tham vọng và sân hận của các tướng lãnh Miến Điện. Nếu vị tân viện trưởng tu viện Ngwa Kyar trong bản tin trên, và có thể là cả các vị tân viện trưởng ở các tu viện khác nữa, không phải nhà tu thực sự, mà chỉ là công an trá hình.

Và nếu đúng là có chuyện như thế, nền văn hóa Miến Điện cũng đang chia sẻ chung số phận với các nhà sư và cũng đang bị khai tử trong một cách rất riêng, và rất là tàn bạo.

TRẦN KHẢI
Việt Báo Thứ Tư, 10/3/2007, 12:02:00 AM

Hình Ảnh và Video
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2011(Xem: 5490)
Ký giả được xem công văn này trước nhất, liền cho mời Ông Viên Quang là Tổng thư ký của Hội Việt Nam Phật giáo đến bàn việc triệu tập Hội đồng để thảo luận việc quan trọng đó. Nhưng đến buổi họp thì ký giả chẳng may vừa bị cảm nặng, nhân có Cụ BÙI THIỆN CƠ, Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo đến thăm, bèn dặn với Cụ rằng: “Nếu Hội đồng có cử đến tôi, thì nhờ Cụ cố từ chối cho, vì tôi mới bị bệnh, hơn nữa còn bận nhiều công việc”. Sau buổi họp đó, Cụ BÙI THIỆN CƠ và Cụ TRẦN VĂN ĐẠI lại đến phòng bệnh cho biết rằng: “Hội đồng đã đề cử một vài vị Thượng toạ, nhưng các Ngài đều viện cớ rằng: Thượng toạ là Hội trưởng Hội Tăng Ni Bắc Việt lại là Phó Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo, phải lấy tư cách ấy mà ứng phó với thơ mời của Chính phủ để gia nhập Phái đoàn Phật giáo Việt Nam thì đối với cả trong Thuyền gia lẫn người ngoài Thiện tín mới được danh chính ngôn thuận.
10/06/2011(Xem: 6071)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
26/05/2011(Xem: 3076)
Trong lịch sử hình thành Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo châu Á nói chung, Luy Lâu được coi là chiếc nôi của Phật giáo. Nó được coi là Trung tâm Phật giáo xuất hiện sớm nhất trong ba trung tâm Phật giáo thời kỳ khởi thuỷ ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á: Trung tâm Phật giáo Luy Lâu; Trung tâm Phật giáo Lạc Dương và Bành Thành (thuộc Trung Hoa).
14/05/2011(Xem: 7899)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
14/04/2011(Xem: 7026)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
12/04/2011(Xem: 13256)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
12/04/2011(Xem: 11158)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
04/04/2011(Xem: 7891)
Khởi đi từ Ấn Độ cách đây 2556 năm về trước, giáo lý của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni bắt đầu tỏa chiếu từ cội cây Bồ Đề linh thiêng và kể từ đó đến nay giáo lý từ bi trí tuệ ấy đã làm cho không biết bao nhiêu chúng sanh được gội nhuần ân pháp vũ. Bất luận là Á Âu hay Mỹ Phi Úc, đâu đâu nếu có những người hướng thiện, muốn tu học và cần cầu sự giải thoát; thì giáo lý kia chính là những chất liệu dưỡng sinh để giúp cho con người mau ra khỏi vòng tục lụy của một kiếp nhân sinh
10/03/2011(Xem: 7078)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
05/01/2011(Xem: 2877)
Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI trước Tây lịch có những biến chuyển rất lớn về những vấn đề xã hội, văn hoá tư tưởng và tôn giáo. Vào thời điểm này, Ấn Độ chưa phải là một quốc gia rộng lớn độc lập mà bao gồm nhiều tiểu vương quốc khác nhau. Và các tiểu vương quốc ở những khu vực biên giới từ lâu được xem là man di nay đang vùng lên chiếm ưu thế và họ có những thế lực nhất định trong xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Bà-la-môn giáo từ lâu được xem là tôn giáo chính thống đang bị suy giảm uy tín cũng như quyền lực lãnh đạo tinh thần xã hội. Lòng người trở nên hoang mang và hầu như mất đi nơi quy hướng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]