Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ảnh hưởng Phật giáo đối với lịch sử văn hóa Trung Quốc

09/04/201313:58(Xem: 12835)
Ảnh hưởng Phật giáo đối với lịch sử văn hóa Trung Quốc


Ảnh hưởng Phật giáo
đối với lịch sử văn hóa Trung Quốc

Từ Thiệu Cường
Việt dịch : Tuệ Liên
---o0o---

Ngay từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã bắt đầu truyền vào nội địa Trung Quốc, lưu truyền và phát triển cho đến nay đã được hơn 2000 năm. Là một tôn giáo phát xuất tại Ấn Ðộ được thỉnh mời đến đất nước Trung Quốc([1]), Phật giáo đã trải qua các thời kỳ sơ truyền, cách nghĩa tỷ phụ ([2]), xung đột, thay đổi, thích ứng, dung hợp, dần dần đã thẩm thấu sâu sắc vào trong văn hóa Trung Quốc, đối với sự phát triển văn hóa lịch sử Trung Quốc phát sanh nhiều mặt ảnh hưởng.

Ðầu tiên, nhìn từ mặt phát triển của lịch sử xã hội Trung Quốc. Bắt đầu từ thời Ðông Tấn, là một tôn giáo có noäi hàm phong phú và vị thế quan trọng trong xã hội, Phật giáo và những triều đại vua chúa phong kiến Trung Quốc có rất nhiều mối quan hệ mật thiết với nhau. Là một lực lượng hiện thực xã hội quan trọng lớn lao, một mặt, ngoài khu vực Tây Tạng và dân tộc Thái (một dân tộc thiểu sốcủa Trung Quốc, chủ yếu phân bố tại tỉnh Vân Nam) Phật giáo cùng với chánh quyền trực tiếp hợp nhất, đối với các khu vực Hán tộc rộng lớn khác, Phật giáo rất ít khi chủ động trực tiếp phục vụ cho chính trị phong kiến, mà chủ yếu là thông qua mối quan hệ mật thiết giữa các bậc cao tăng và các triều đại vua chúa, dùng phương thức đặc biệt vốn có của tôn giáo gián tiếp taùc dụng đến chính trị hiện thực; mặt khác, thông qua kinh tế tự viện, tăng tục đệ tử, chế độ tăng quan, trên mặt khách quan không lúc nào không phát sanh ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xã hội phong kiến. Là một loại hình thái ý thức, một mặt, Phật giáo thông qua tư tưởng siêu nhiên xuất thế của mình, cùng với chủ trương tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của Nho gia và cùng với học thuyết dưỡng sanh, thành tiên của Ðạo giáo cùng nhau bổ sung, do đó đối với việc bảo hộ, củng cố chế độ thống trị phong kiến đã khởi lên tác dụng tích cực, trở thành bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng xã hội phong kiến ; mặt khác, Phật giáo với tinh thần từ bi cứu thế, phổ độ chúng sanh, cũng không ngừng khích lệ tăng tục hai chúng đệ tử tích cực đóng góp vào sự nghiệp tiến bộ và từ thiện của xã hội. Trong thời kỳ cận đại, dân tộc lâm vào tình thế vô cùng nguy hiểm, một số tư tưởng gia và các nhà cách mạng giai cấp tư sản, đã từng thực thi áp dụng tư tưởng Phật giáo vào việc bồi dưỡng đạo đức, khích lệ ý chí chiến đấu vô úy của người cách mạng, hầu cứu dân tộc Trung Hoa ra khỏi cảnh nguy cấp khổ đau.

Thứ đến là nhìn từ mặt phát triển của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc. Phật giáo tại Trung Quốc lưu truyền và thâm nhập phát triển, một mặt làm giàu nội hàm nền văn hóa truyền thống Trung Quốc, một mặt trong thời gian dài cùng với tư tưởng Nho gia và Ðạo giáo so sánh, xung đột tranh luận và dung hợp, Phật giáo đã trở thành một trong ba bộ phận không thể thiếu được kết hợp nên nền văn hóa Trung Hoa. Nói cụ theå, về phương diện tư tưởng lý luận, Phật giáo sau khi truyền vào Trung Quốc đã hiển hiện khuynh hướng Nho học hóa, nhưng Phật giáo đối với tinh thần xuất thế lại nhấn mạnh lòng hiếu, đối với sự nghiệp giải thoát giác ngoä thì đề cao tinh thần tuyệt dục thanh tịnh, đối với nhận thức luận và nhân tánh luận thì chủ trương trí là tâm thể và phương pháp tu hành tương ứng. Trên một trình độ và ý nghĩa nhất định thì Phật giáo rõ ràng đã bổ sung cho học thuyết đạo đức của Nho gia, làm giàu tư tưởng luân lý Trung Quốc.

Về mặt triết học, truyền thống triết học Trung Quốc chú trọng luân lý thực tiễn, thường thường đối với việc trị quốc an bang nghiên cứu thảo luận mối quan hệ giữa người và thiên nhiên, xã hội, thiếu đi phần sâu sắc truy tìm căn nguyên bổn thể vũ trụ, nguồn gốc sanh mệnh, chỗ quay về sau khi chết v.v... Phật giáo truyền vào Trung Quốc, một mặt làm giàu phương thức tư duy và kho tàng triết học Trung Quốc ; mặt khác thông qua các tư tưởng như thể dụng tương tức, thời gian không gian vô hạn, tâm tánh nhiễm tịnh, kiến tánh thành Phật... đã làm rộng lĩnh vực nghiên cứu của nền triết học Trung Quốc, làm lớn chiều sâu tư duy của triết học Trung Quốc, và đẩy mạnh sự phát triển lớn lao của triết học Trung Quốc.

Về phương diện văn học, các bản Hán dịch truyện ký về cuộc đời Ðức Phật Thích Ca, truyện bổn sanh, ngụ ngôn và các kinh điển đại thừa như “Duy Ma”, “Pháp Hoa”, “Hoa Nghiêm”, “Lăng Nghiêm” với tình tiết phong phú, hình tượng sinh động có giá trị văn học rất cao ; các thể tài ngụ ngôn, tiểu thuyết, truyện của kinh Phật đã có tác dụng quan trọng trong việc đẩy mạnh sự phát triển của các loại hình tiểu thuyết, bình thoại, hý kịch, khúc điệu đời sau ; các hoạt động hoằng pháp dùng thông tục ngôn ngữ tuyên giảng Phật pháp, cũng trực tiếp ảnh hươûng đến sự ra đời của văn học thuyết xướng như biến văn, bảo quyển, đàn từ, cổ từ ; điển tịch phong phú và tư tưởng sâu sắc của Phật giáo lại cung cấp số lượng lớn nội dung tư tưởng và tình tiết cốt truyện cho việc sáng tác tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Các tác phẩm trường thiên cổ đại nổi tiếng như “Tây du ký”, “Hồng lâu mộng”, “Phong thần diễn nghĩa”, “Kim bình mai”, “Tam quốc diễn nghĩa”, “Thủy hử”, “Nho lâm ngoại sử”... là những tác phẩm tiêu biểu ảnh hưởng nhiều phương diện của Phật giáo. Thanh minh học Ấn Ðộ theo Phật giáo truyền vào Trung Quốc, ảnh hưởng đến sự sáng tạo 4 thanh của âm vận học và luật thơ, từ đó đẩy mạnh sự khai sáng thể tài mơùi từ đời Ðường trở về sau; đồng thời tư tưởng Phật giáo phong phú, nhất là tư tưởng Bát nhã duyên khởi tánh không và tư tưởng thiền tông không trệ vào một vật nào, cũng tăng thêm những nội dung mới, ý cảnh mới cho thi ca Trung Quốc.

Về mặt ngôn ngữ học, trong điển tịch Phật giáo xuất hiện điển cố ưu mỹ và các từ ngữ mới có tính nghệ thuật thẩm mỹ, làm giàu kho tàng ngôn ngữ văn học của Trung Quốc, nhiều từ ngữ thậm chí đã trở thaønh ngôn ngữ sử dụng hàng ngày của người dân, như thế giới, thực tế, giác ngộ, tịnh độ, bỉ ngạn, công án, phiền não, giải thoát, nhân duyên, chân đế, phương tiện, hiện hành, tác dụng, bình đẳng, trang nghiêm, tương đối, tuyệt đối, tri thức, bất nhị pháp môn, tam sanh hữu hạnh, ngũ thể đầu địa, lục căn thanh tịnh, thiên long bát bộ, đại thiên thế giới, thiên nữ tán hoa v.v...

Về phương diện dân tục, theo sự lưu truyền của Phật giáo tại Trung Quốc, một vài ngày lễ truyền thống của Phật giáo dần dần trở thành ngày lễ của dân gian, như mồng 8 tháng chạp âm lịch, vốn là ngày kỷ niệm Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo, sau thời kỳ Nam Bắc triều, kết hợp với ngaøy lễ tháng chạp vốn có mặt lâu đời tại Trung Quốc, đó là nguồn gốc của ngày lễ mồng tám tháng chạp ăn cháo ; lại như, để kỷ niệm Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, ngày 15 tháng 4 dương lịch, dân tộc Tây Tạng đeàu cử hành “lễ Tát cách đạt ngõa”; lại như, Phật giáo Nam tông cho rằng, ngày 15 tháng 4 là ngày Phật đản, cũng là ngày Ðức Phật thành đạo và Niết bàn, dân tộc Thái tin theo Phật giáo Nam truyền, vì thế vào ngày này đeàu bỏ ra 3 đến 5 ngày làm ngày đầu năm mới, đi khắp xóm làng rảy nước để chúc mừng.

Về phương diện nghệ thuật, từ thời Hán Ngụy, do tiếp thu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo, các lãnh vực nghệ thuật của Trung Quốc như kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc... đều tăng thêm hình thức và nội dung mới, trong kho tàng nghệ thuật dân tộc tăng thêm rất nhiều trân bảo quý hiếm vô giá. Chùa Bạch Mã là ngôi chùa Phật khởi nguyên tại Trung Quốc, trải qua lịch sử diễn biến, chùa Phật Trung Quốc cách kiến trúc chủ yếu đã hình thành 2 loại là tháp và chùa thạch quật. Ðặc điểm của tháp là tự viện và tháp kết hợp hài hòa với nhau, hoặc là xây tháp trong chùa, hoặc là xây tháp ngoài chùa, phần đông các tự viện phân bố khắp các miền Trung Quốc đều thuộc về loại này. Chùa lấy Ðại hùng bảo điện làm chủ thể, phần đông xây bằng gỗ, gỗ và nghệ thuật kiến trúc vốn có liên kết với nhau, hình thành nên phong cách mới, từ đó ngành kiến trúc phô bày sắc thái đặc thù mới lạ ; tháp kết hợp nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc thành một thể, hình thức đa dạng, cách tạo hình mỹ quan. Thạch quật tự được đào dựa theo thế núi, bên trong điêu khắc hình tượng Phật, vẽ bích họa, nổi tiếng là các thạch quật Ðôn Hoàng, thạch quật Vân Phong, thạch quật Long Môn...

Sự truyền nhập của hội họa Phật giáo, một mặt khiến cho nghệ thuật hội họa Trung Quốc xuất hiện thêm nhiều nội dung và đề tài phong phú giá trị, như tượng Phật, tượng Bồ tát, tượng A la hán, tượng cao tăng, tượng quỷ thần, tranh truyện lịch sử Ðức Phật, tiền thân Ðức Phật...; mặt khác làm giàu sức tưởng tượng nghệ thuật của các nhà hội họa cổ đại, đẩy mạnh sự phát triển hình thức và kỹ năng khéo léo của nghệ thuật hội họa Trung Quốc.

Phật giáo ở Ấn Ðộ vốn không chấp nhận việc đệ tử Phật tiếp xúc âm nhạc, đờn ca xướng hát, nhưng sau khi truyền vào Trung Quốc, nhận ảnh hưởng của truyền thống văn hóa Trung Quốc, Phật giáo dần dần hấp thu hình thức nghệ thuật âm nhạc, đã trở thành một trong những phương tiện quan trọng trong việc truyền bá chánh pháp. Trải qua thời gian tìm tòi và áp dụng thực tiễn, các nhà âm nhạc cổ đại Trung Quốc dần dần kết hợp với nghĩa lý Phật giáo với âm nhạc cung đình vốn có truyền thống lịch sử lâu đời, âm nhạc tôn giáo, âm nhạc dân gian thành một tổng thể hài hòa, hình thành âm nhạc Phật giáo với đặc trưng “Viễn, hư, đạm, tĩnh”, trở thành một bộ phận quan trọng trong nền âm nhạc dân gian.

Việt dịch : Tuệ Liên



[1]. Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 (năm 67 CN) vua Minh Ðế đời Hậu Hán sai sứ qua Tây Vực cầu pháp thỉnh tượng Phật. Giữa đường sứ giả gặp 2 bậc cao tăng là Ngài Ca Diếp Ma Ðằng và Trúc Pháp Lan, bèn mời 2 Ngài đến Trung Quốc. Vua Minh đế rất mừng rỡ liền sắc dựng chùa Bạch Mã để thờ Phật và làm chỗ dịch kinh cho 2 Ngài.

[2]. Cách nghĩa, tỷ phụ là dùng nghĩa lý của Ðạo gia và Nho gia để giải thích đạo lý Phật giáo. Phật giaùo mới truyền vào Trung Quốc, do vì tư tưởng uyên thâm người thường khó thể hiểu thấu, nên các nhà học giả Phật giáo thường dùng nghĩa lý của Ðạo gia và Nho gia để giải thích đạo lý Phật giáo.



---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2019(Xem: 15529)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
19/01/2019(Xem: 4682)
Ngày nay Phật Giáo đã đi vào sinh hoạt thường nhật của người dân Mỹ một cách sâu rộng, từ những giờ phút thực hành Thiền trong quân đội, sở cứu hỏa, ty cảnh sát, trường học và công tư sở đến phương thức trị liệu tâm lý trong y học.
10/12/2018(Xem: 10979)
Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong được sự lượng thứ của các bậc cao minh. Những sự sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả sẽ giúp bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi. NVT
26/11/2018(Xem: 7467)
4 năm học đó, chỉ là sự tiếp nối của những năm Trung cấp hay cao đẳng trước đó và nó sẽ mở ra cho quý vị, những năm học tiếp theo của hậu đại học bao gồm chương trình thạc sĩ và tiến sĩ… Nhưng, nếu trong 4 năm học này, mà những Tăng Ni sinh nào, học thiếu tinh cần, thì quý vị khó tiến xa hơn trên sự nghiệp tri thức và lại càng khó tiến xa hơn trên sự nghiệp trí tuệ.
25/11/2018(Xem: 3969)
Sắc lệnh bảo vệ đời sống và môi trường thiên nhiên ban ra cách nay 23 thế kỷ
22/10/2018(Xem: 4809)
Viết về lịch sử là một việc làm quan trọng, vì nếu không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không có thì chắc rằng vị lai cũng sẽ không. Do vậy tìm về cội nguồn, gốc rễ của mọi vấn đề là bổn phận của người đi sau, phải tiếp nối bước chân của những người đã đi trước để nối liền dấu vết của quá khứ. Có như vậy dòng chảy của lịch sử mới luôn truyền thừa được.
20/07/2018(Xem: 13560)
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
14/07/2018(Xem: 8491)
Đức Phật ra đời vào năm 624 trước tây lịch tại nước Ấn Độ. Ngài thuyết pháp 49 năm. Phật giáo đã trở thành quốc giáo, vì các vua, các quan và dân chúng đa phần đều theo đạo Phật. Nay trên trang website của nước Ấn Độ thống kê Phật giáo chỉ có 0,7 % của dân số Ấn Độ. Quý vị có thể tham khảo trang nhà nước Ấn Độ theo đường nối kết bên dưới.
18/06/2018(Xem: 11620)
Theo học giả Sthiti Das, có 12 nguyên nhân chánh như sau: 1) Giáo đoàn đồi trụy Theo thời gian, phần nhiều các giáo đoàn Phật giáo trở nên đồi trụy. Tăng lữ và tín đồ đã biến chất thành xa hoa và hưởng thụ. Họ tích trữ của cải và vàng bạc, trở nên tham lam và đua đòi vật chất. Rồi họ sống đời vô kỷ luật. Gương xấu và nếp sống bê tha của họ khiến cho dân chúng chán ghét. Người ta không thích đạo Phật nữa.
21/03/2018(Xem: 17300)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]