Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiết 1: Ấn Độ và dân chúng

05/01/201202:25(Xem: 6100)
Tiết 1: Ấn Độ và dân chúng

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Pháp sư Thánh Nghiêm

Thích Tâm Trídịch

---o0o---

CHƯƠNG I. NGUỒN GỐC

TIẾT I: ẤN ĐỘ VÀ DÂN CHÚNG

- Hoàn cảnh:

Toàn cõi Ấn Độ là một đại lục, và cũng là một bán đảo. Bắc Ấn Độ được che chắn bởi sơn mạch lớn nhất thế giới, đó là dải Hy Mã Lạp Nhã Sơn (Himalayas), ngoài ra còn có dải sơn mạch Khách Lạp Côn Lôn và sơn mạch Hưng Đô Khố Tư, hai sơn hệ này tiếp giáp với Tây Tạng, Tây Khương và Vân Nam của Trung Quốc. Tây bắc Ấn Độ (Afghanista), đông Ấn Độ lấy Miến Điện làm phân giới; tây Ấn Độ là biển A Lạp Baù(1), đông Ấn Độ là vịnh Mãnh Gia Lạp (Bengal), phía cực nam của Ấn Độ là mũi Khoa Mạt Lâm, có eo biển Bảo Khắc nhìn thẳng sang Tích Lan (Sri-Lanka), phía nam Tích Lan là Ấn Độ dương. Nhìn về hướng bắc thì Ấn Độ là một đại lục, nhìn theo hướng nam thì Ấn Độ là một bán đảo. Phía cực nam của Ấn Độ thì nhỏ và nhọn, phía cực bắc thì thoáng rộng; về mặt địa lý hình thể, Ấn Độ giống như một hình tam giác khổng lồ.

- Địa lý:

Hiện tại, Ấn Độ tính từ đông sang tây rộng 1.360 dậm Anh, tính từ nam ra bắc, Ấn Độ có chiều dài là 1.800 dậm Anh. Ấn Độ có bờ biển dài 3.000 dậm Anh. Tổng diện tích của Ấn Độ chiếm một phần năm diện tích toàn cầu, ngang bằng diện tích toàn cõi châu Âu (trừ nước Nga). Tính từ biên cảnh giáp với Ba Cơ Tư (Pakistan), tính thuộc tây bộ, thì Ấn Độ ở vào 62 độ kinh đông, tính từ đông bộ A Tát Mật, thì Ấn Độ ở vào 93 độ kinh đông, bề rộng của Ấn Độ chiếm 31 kinh độ. Tính từ Khách Thập Mể Nhĩ ở phương bắc, thì Ấn Độ ở vào 37 bắc vĩ độ, và ở sát bắc vĩ độ 7, cận kề đảo quốc Tích Lan. Chiều dài vĩ độ cũng ước khoảng 31 độ. Hơi gần với vĩ độ 25, ở phía bắc Ấn Độ là một địa khu rất rộng, đại bộ phận vị trí của địa khu này chạy theo tuyến bắc nam; do đó, phần lớn đại lục Ấn Độ thuộc khí hậu nhiệt đới, một phần nhỏ thuộc ôn đới.

Địa vực Ấn Độ, hiện có thể chia thành ba địa khu lớn.

1. Núi Ha Mã Lạp Nhã và qua quan ải của địa khu này:

Bắc khởi từ A Phú Hản, đông đến tỉnh A Tát Mật. Ở tây bộ Ấn Độ có rất nhiều quan ải, nhưng quan ải Cơ Nhĩ Cập (Gilgrit) và quan ải Bạch hạ Ngỏa (Pehawar) có giá trị vô cùng lớn về mặt quân sự, hai cửa ải này tiếp giáp với Trung Quốc, Tô Liên và A Phú Hản, ngày nay hai quan ải này thuộc về nội cảnh của nước Pakistan. Quốc gia Ấn Độ vốn nhờ sơn thủy che chắn, bao bọc, đáng được gọi là “Thế ngoại đào nguyên”. Dù vậy, nhưng qua nhiều đời, Ấn Độ luôn bị các ngoại tộc xâm nhập, và tất cả đều phải vượt qua các quan ải này mới đến được Ấn Độ.

2. Địa khu thuộc lưu vực Ấn hà và Hằng hà.

Do Ấn hà và Hằng hà đều nằm dưới chân dải Hy Mã Lạp Nhã Sơn tạo thành một thung lung bình nguyên có chiều dài ước khoảng hai nghìn dậm Anh, và rộng khoảng hai trăm dậm Anh. Chính khu vực bình nguyên này là nơi đã sản sinh ra nền văn hóa Ấn Độ rực rỡ. Có thể chia lưu vực bình nguyên này thành hai phần: Một, là lấy phía tây của lưu vực Ấn hà làm trung tâm cho khu vực ngũ hà; đây là khu vực dồi dào về thủy lợi, đất đai phì nhiêu màu mỡ, và khí hậu ôn hòa, rất thích hợp cho việc canh nông và chăn nuôi. Ấn Độ hà chảy ra cửa biển A Lạp Bá; ở vùng thượng du có rất nhiều chi lưu đồ vào Ấn Độ hà. Nhưng chỉ có khu vực Ngũ hà là dân cư đông đúc nhất. Băng Giá Phổ (Bãnjàb) là tên tỉnh lỵ, còn Ngũ (Pãnj) Hà (àb) là lấy từ cổ ngữ Ba Tư. Nên gọi Ấn Độ là do chữ Ấn Độ Hà (Indus) mà ra, gọi chung là Tín độ (Sindhu). Chữ Sindhu là chỉ cho nước hoặc biển. Buổi đầu chữ này được dùng để chỉ lưu vực Ấn Độ hà, về sau được dùng để chỉ cho toàn Ấn. Hai, lấy bình nguyên ở đông nam sông Hằng làm trung tâm. Sông Hằng phát nguyên từ Tuyết Sơn, trên đường đổ ra biển Mãnh Gia Lạp, sông Hằng có vô số chi lưu chảy vào, tạo thành vùng bình nguyên vô cùng rộng lớn ở hai bên bờ. Chi lưu lớn nhất của sông Hằng là sông Diêm Mâu Na (Yamuna), nằm ở khu vực thượng lưu sông Yamuna là sông Tát Đặt Lôi Trì (Sutlej), đây là khu vực thuộc địa phương Kuruksetra và là vùng đất trung tâm của nền văn minh Bà La Môn. Bà La Môn là cách gọi của Trung Quốc để chỉ vùng Madhy adésa, vì thế khu vực này còn được gọi là bang Nhã Lợi An (Aryararta). Phật giáo là cách xưng hô của Trung Quốc để chỉ địa phương Ma Kiệt Đà nằm giữa lưu vực sông Hằng. Ba, là cao nguyên Đức Can: cao nguyên này ở về phái nam sông Hằng; có thể chia ra như sau:

a) Cao nguyên Trung Anh, đây là cao nguyên khởi phát từ núi Tần Lê Da và núi Tát Ba La hai núi này chạy đến tận Ấn Độ dương, gồm cả dải đất thuộc biển Mãnh Gia Lạp và biển A Lạp Bá.

b) Bờ biển phía đông của địa khu này rất thuận lợi cho việc trồng trọt, cày cấy.

c) Bờ biển phía tây của địa khu này thuận tiện cho việc thương mại và công nghiệp.

d) Thời hiện đại, thì khu địa này nằm về cực nam của bán đảo Ấn Độ và có giá trị cực lớn về quốc phòng.

- Nhân chủng:

Nếu phân biệt tỉ mỉ, thì Ấn Độ ước có đến hàng trăm chủng tộc. Có thể nói trên thế giới, Ấn Độ là nước có nhiều giống người nhất. Ấn Độ còn là vùng đất có nền văn hóa cổ rất phát đạt. Trước khi tộc người Arya đến được Ấn Độ, thì khoảng năm nghìn năm trước Ấn Độ đã có nền văn hóa rất cao và phát triển ở khu vực Bàng Giá Phổ (tức Ngũ hà) và Tín Đức (Mahenjodaro), nền văn hóa này so ra đòng thời với nền văn hóa Ai Cập và Ba Ti Côn. Nền văn hóa cổ của Ấn Độ không phải là di tích của tộc người Aryan, mà do là do sau này người Nhã Lợi An (Aryan) chinh phục khu vực đã có sẵn nền văn minh.

Đất nước Ấn Độ từ xưa là địa khu mà không lúc nào không bị các dân tộc từ tây bắc xâm nhập vào, sự xâm nhập đó giống như những làn sóng hết lớp này kế tiếp lớp khác. Về thể chất và trình độ văn hóa mà xét, có thể chia dân Ấn thành năm giống loại:

1. Giống người Veddas:

Mà hậu duệ của họ vẫn tồn tại đến ngày nay. Đây là giống người mà mãi đến nay vẫn còn giữ gìn đầy đủ tướng mạo của giống người nguyên thỉ tối cổ của nhân loại. Họ được phân bố ngự cư ở tận miền cực nam Ấn Độ. Giới học giả chuyên nguyên cứu về giống người Veddas đều đồng ý rằng “đây là giống người cổ hiện được tìm thấy trong các lớp hóa thạch”. Mặc dù vậy, họ vẫn là dân tộc ngoại lai, hoặc có thể nói họ là một chi tộc đã xâm nhập vào Ấn Độ từ rất sớm.

2. Giống người Đạt La Duy Gia (Đravidian):

Có khả năng đây là tộc người mà năm nghìn năm trước họ đã sáng tạo và kiến lập nền văn minh tại lưu vực Ấn Độ hà. Giống người Dravidian có nước da ngâm đen, thân mình nhỏ và lùn, tóc nhiều và quăn, mặt hơi dài, mũi lớn hơi dẹt, mắt đen. Có người ngỡ rằng người Dravidian đến từ vùng thượng du sông Tích Nhĩ Đạt Lạp (Syrdaya) thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi xâm nhập Ấn Độ, việc đầu tiên họ làm là có lẽ đánh đuổi tộc người Veddas xuống phương nam, và chiếm lấy vùng bắc và trung bộ Ấn Độ làm địa bàn cư trú.

3. Giống người Arya - Nhã Lợi An:

Giống người Aryan có thân hình cao to, mặt vuông, tóc nhiều, mũi cao nhọn, mắt đen và màu da giống sắc da người nam Âu. Về vùng đất phát tích của tộc người Aryan; có người cho rằng tộc người này đến Ấn Độ từ giữa khu vực Á Tế Á. Còn về nguồn gốc phát nguyên của tộc người Aryan ở địa xứ nào, đến nay người ta không thể dựa vào bất kỳ căn cứ nào được cho là khả dĩ. Thời đại người Aryan đến Ấn Độ, theo thuyết của Cổ Liên Uy (Grunwedel) thì tộc người Aryan đến Ấn Độ hai nghìn năm trước công nguyên. Nhưng theo Fergusson, thì người Aryan đã xâm nhập Ấn Độ từ ba nghìn năm trước công nguyên. Ngoài ra, có vị tên là Ô Pháp Duy lại cho rằng tộc người Aryan đến Ấn Độ khoảng một nghìn rưỡi năm trước công nguyên. Vấn dề này đã được các nhà sử học, ngôn ngữ học và khảo cổ học đưa ra tranh luận từ rất lâu nhưng chưa ngã ngũ. Tóm lại, tộc người Aryan đánh bại người Dravidian - tộc người đã xâm nhập Ấn Độ từ trước đó - thu dụng một bộ phận người Dravidian làm nô lệ, và đuổi một bộ phận người Dravidian khác chạy xuống nam Ấn, rồi chiếm lấy địa bàn cư trú của người Dravidian làm nơi cư trú cho tộc mình.

4. Người Hồi giáo:

Người Hồi giáo xâm nhập vào bắc Ấn Độ khoảng thế kỷ mười hai sau công nguyên. Họ là tộc người pha trộn giữa giống người Y Lãng và Thổ Nhĩ Kỳ; nhưng chủng tánh Thổ Nhĩ Kỳ được bảo lưu nhiều hơn. Đây là giống người có thân hình cao to, da trắng, mắt đen hoặc đục, râu cằm và ria mép rất dày, mũi nhỏ dài và hơi thấp.

5. Người Mông Cổ:

Buổi đầu người Mông Cổ xâm nhập vào tây bắc Ấn Độ. Đây là tộc người Mông thuộc họ Đại Nguyệt Vương Khâu. Năm thứ hai mươi sáu trước công nguyên, họ tiêu diệt vương triều gốc Hy Lạp, và sáng lập vương triều Quí Sương, trước đó tại vùng tây bắc Ấn Độ đã có vua Di Lan Đà - người gốc Hy Lạp, từng mang đại quân xâm chiếm Ấn thổ và kiến lập đô thị tại Xa Yết La. Họ Đại Nguyệt vốn là một bộ lạc nhỏ ở vùng sơn cốc thuộc tỉnh Cam Túc - Trung Quốc. Về mặt địa lý, theo sự phân bố các giống người Mông, thì tộc Đại Nguyệt là giống người Mông ở tây Mông Cổ, thuộc bộ tộc Ách Cổ Đặc (Eleuts). Hiện nay người ta gọi là người Mông Cổ, nhằm chỉ giống dân dã bị pha trộn huyết chủng giữa các dân tộc người Mông Cổ, Tây Tạng, Đột Quyết, Y Lăng và Miến Điện. Đây là giống người còn giữ nhiều thành phần của người Trung Quốc. Họ định cư tở tây bắc Ấn Độ, họ có thân hình cao to, mũi hơi nhỏ, có phần giống mũi người Y Lãng. Các tộc người Mông định cư ở Miến Điện, ở tỉnh A Tát Mật, ở Mãnh Gia Lạp, ở Bất Đan, ở Tích Kim và Ni Bạc Nhĩ đều có sắc da vàng, mặt trẹt, trông giống người Trung Quốc không khác (Tư liệu nhân chủng học này được trích từ thiên hai của Chương II và V, trong cuốn “Á Châu Chủng tộc địa lý” của Lý Học Tằng).

- Ngữ Văn:

Do Ấn Độ có quá nhiều tộc người kế tiếp nhau xâm nhập vào Ấn thổ, và rồi các tộc người này lại đồng hóa lẫn nhau qua việc thông hôn; do đó mà hình thành lớp người bị pha trộn từ nhiều huyết chủng. Về tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng, tôn giáo cũng như sự cách trở về địa bàn cư trú. Thì Ấn Độ quả là quốc gia phức tạp vào bậc nhất thế giới về lĩnh vực ngữ âm.

Nay xin lược chia làm ba phần để trình bày:

1. Ngôn ngữ Vệ Đà của người Aryan thuộc cổ Ấn Độ. Ngôn ngữ Vệ Đà do quá trình tiến hóa mà thành ra Phạn văn. Phạn văn với ngôn ngữ Ba Tư và Lạp Đinh là cùng một ngữ hệ. Do diễn biến này khiến Ấn Độ sản sinh nhiều thứ ngữ văn.

2. Thời Phật giáo xuất hiện, ở thời này Phạn ngữ chưa phổ biến; thay vào đó các địa phương của Ấn Độ vẫn chưa thống nhất là nên dùng ngữ văn nào làm phổ thông, thì có sự xuất hiện chữ Sanskrit (Nhã ngữ). Đến thế kỷ thứ tư trước công nguyên. Phạn văn đã qua bao lần cải cách mới đi đến phục hưng, và trở thành văn tự cổ điển của Ấn Độ, được giới học giả chọn dùng. Về đại thể thì Phạn ngữ tương cận với Nhã ngữ, và người Trung Quốc cho rằng Nhã ngữ chính là Phạn ngữ.

Do thời cận đại phát hiện ra văn tự được khắc trong các bia ký thuộc thời cổ đại của Ấn Độ, nhờ đó mà suy diễn, đối chiếu với những dịch âm trong kinh Phật của Trung Quốc cổ xưa để tìm hiểu xem đương thời đức Thích Tôn sử dụng ngôn ngữ là ngôn ngữ nào, đến nay vẫn chưa thể xác định. Có nhiều khả năng đó là ngôn ngữ được quần chúng sử dụng thông thường trong giao tiếp thường nhật. Ngôn ngữ này chịu nhiều biến hóa để trở thành ngôn ngữ Ba Lị (Pali). Ngày nay chỉ có Phật giáo Nam truyền là dùng tiếng Ba Lị; văn Ba Lị được chép trong kinh, luật Phật giáo hiện còn không giữ được nguyên trạng như thời Phật còn tại thế, và cũng không giống chữ ba lị của thời A Dục. Vì nó đã qua nhiều biến cố mới thành. Nhưng rõ là Phạn ngữ được dùng để viết kinh Phật là từ rất sớm. Đức Phật có thể là do tình cờ mà sử dụng Nhã ngữ; trong khi các đệ tử Phật là dùng tiếng của địa phương để truyền bá Phật giáo đi khắp nơi. Sau khi Phật nhập diệt, tại thành Vương Xá (Ràjagrha) diễn ra cuộc kiết tập thánh điển lần thứ nhất, và người ta đã dùng ngôn ngữ thông thường (hỗn thành tục ngữ) trong lần kiết tập này. Sau này thì Phạn ngữ (Sanskrit) được phục hưng thì học giả Phật giáo không ai là không sử dụng Phạn văn; thời gian gần đây tại Ni Bạc Nhĩ (Nepal), Cao Xương, và Vũ Điền v.v... người ta phát hiện và khai quật được kinh điển Phật giáo được viết bằng Phạn văn. Điều này cho thấy không có gì phải nghi là những thánh điển Phật giáo được dịch ra Hán văn đều do những nguyên bản Phạn văn.

3. Phương diện địa phương ngữ, Ấn Độ có hơn hai mươi hai ngôn ngữ. Nhưng ngữ văn chủ yếu thì có mười ba thứ; hiện nay theo Hiến pháp Ấn Độ qui định, thì những ngữ văn thông dụng gồm có: Ấn Độ ngữ, Ba Lị ngữ, Mãnh Gia Lạp ngữ, A Tát Mật ngữ, Khách Thập Mễ Nhĩ ngữ, Bàng Giá Thổ ngữ, Lạp Cơ Thổ ngữ, Áo Lôi Tát ngữ, Đặt Lỗ Cổ ngữ, Mã Lạp Đề ngữ, Thổ Lỗ ngữ, Mã Lạp Nhã Lạp ngữ, Tích Lan ngữ.

Người dân Ấn thường nhân vào việc người theo Hồi giáo, người theo Ấn giáo luôn xung đột nhau, nhiều khi dẫn đến đổ máu, phần lớn là bên nào cũng muốn bảo vệ tiếng nói của dân tộc mình, có lắm lúc nổ ra chiến tranh với nhau khiến tình thế thêm phần rối ren.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2011(Xem: 5554)
Ký giả được xem công văn này trước nhất, liền cho mời Ông Viên Quang là Tổng thư ký của Hội Việt Nam Phật giáo đến bàn việc triệu tập Hội đồng để thảo luận việc quan trọng đó. Nhưng đến buổi họp thì ký giả chẳng may vừa bị cảm nặng, nhân có Cụ BÙI THIỆN CƠ, Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo đến thăm, bèn dặn với Cụ rằng: “Nếu Hội đồng có cử đến tôi, thì nhờ Cụ cố từ chối cho, vì tôi mới bị bệnh, hơn nữa còn bận nhiều công việc”. Sau buổi họp đó, Cụ BÙI THIỆN CƠ và Cụ TRẦN VĂN ĐẠI lại đến phòng bệnh cho biết rằng: “Hội đồng đã đề cử một vài vị Thượng toạ, nhưng các Ngài đều viện cớ rằng: Thượng toạ là Hội trưởng Hội Tăng Ni Bắc Việt lại là Phó Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo, phải lấy tư cách ấy mà ứng phó với thơ mời của Chính phủ để gia nhập Phái đoàn Phật giáo Việt Nam thì đối với cả trong Thuyền gia lẫn người ngoài Thiện tín mới được danh chính ngôn thuận.
10/06/2011(Xem: 6183)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
26/05/2011(Xem: 3105)
Trong lịch sử hình thành Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo châu Á nói chung, Luy Lâu được coi là chiếc nôi của Phật giáo. Nó được coi là Trung tâm Phật giáo xuất hiện sớm nhất trong ba trung tâm Phật giáo thời kỳ khởi thuỷ ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á: Trung tâm Phật giáo Luy Lâu; Trung tâm Phật giáo Lạc Dương và Bành Thành (thuộc Trung Hoa).
14/05/2011(Xem: 7985)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
14/04/2011(Xem: 7074)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
12/04/2011(Xem: 13378)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
12/04/2011(Xem: 11345)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
04/04/2011(Xem: 8029)
Khởi đi từ Ấn Độ cách đây 2556 năm về trước, giáo lý của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni bắt đầu tỏa chiếu từ cội cây Bồ Đề linh thiêng và kể từ đó đến nay giáo lý từ bi trí tuệ ấy đã làm cho không biết bao nhiêu chúng sanh được gội nhuần ân pháp vũ. Bất luận là Á Âu hay Mỹ Phi Úc, đâu đâu nếu có những người hướng thiện, muốn tu học và cần cầu sự giải thoát; thì giáo lý kia chính là những chất liệu dưỡng sinh để giúp cho con người mau ra khỏi vòng tục lụy của một kiếp nhân sinh
10/03/2011(Xem: 7141)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
05/01/2011(Xem: 2907)
Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI trước Tây lịch có những biến chuyển rất lớn về những vấn đề xã hội, văn hoá tư tưởng và tôn giáo. Vào thời điểm này, Ấn Độ chưa phải là một quốc gia rộng lớn độc lập mà bao gồm nhiều tiểu vương quốc khác nhau. Và các tiểu vương quốc ở những khu vực biên giới từ lâu được xem là man di nay đang vùng lên chiếm ưu thế và họ có những thế lực nhất định trong xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Bà-la-môn giáo từ lâu được xem là tôn giáo chính thống đang bị suy giảm uy tín cũng như quyền lực lãnh đạo tinh thần xã hội. Lòng người trở nên hoang mang và hầu như mất đi nơi quy hướng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]