Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Đế Asoka

09/04/201313:55(Xem: 18751)
Đại Đế Asoka

94asoka

Đại Đế Asoka

Xuất bản: Houston 2007

Chùa Pháp Luân

13913 S. Post Oak Rd.

Houston, TX 77045

Soạn giả: Hộ Giác

---o0o---

Đôi Dòng Cảm Niệm

Năm 1957, chúng tôi tu học tại cao đẳng Phật học viện Srisumana Vidyalaya, đồng thời theo học trường Srisumana College, tỉnh Ratnapura, nước Srilanka. Theo Phật lịch thì năm 1957 là đúng 2500 năm tính theo tuổi thọ 5000 năm giáo pháp của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Chánh phủ Ấn Độ lần đầu tiên mở cửa cho các hành Phật tử trên thế giới được đến hành hương bốn thánh địa và những địa danh Phật tích chỉ trả nửa giá tiền trong các tuyến đường xe lửa.

Nhân cơ hội ngàn năm một thưở và tháng năm là tháng nghỉ hè. Chúng tôi gồm ba tu sĩ một vị sư Miến Điện, một vị sư Lào và tôi. Trong ba huynh đệ, tôi tương đối nói được tiếng Anh. Còn hai sư không nói được. Do đó, mọi chủ trương do tôi đảm nhiệm.

Trong chuyến hành hương lần đầu tiên này quả thật vô cùng vất vả, vì chưa nắm vững tuyến đường, giờ giấc, sân ga, phuơng hướng nhất là về đêm. Chưa thông thạo xe lửa Ấn Độ, chúng tôi nghĩ hạng nhì là quá tốt. Không ngờ phải chen lấn vô cùng cực khổ lúc lên xe cũng như chỗ ngồi. Có đêm, xe đang chạy, thức giấc đi vệ sinh, chân tôi bỗng cảm thấy đạp trên vật gì mềm mềm quan sát kỹ, thì ra trong khi ngồi ngủ, đã có người chui vào nằm dưới chân mình.

Có một lần đang ngon giấc, bỗng tiếng loa báo cho biết phải xuống sân ga này, vì tàu sẽ đi sang tuyến đường khác. Ba chúng tôi lật đật rời tàu nửa khuya. Phần buồn ngủ, phần chưa biết giờ giấc tuyến đường, phương hướng vì sân ga Ấn Độ quá rộng, thêm nhiều chục đường rầy chằng chịt rất khó tìm số chuyến xe sắp tới. Tôi nói với hai huynh đệ ngồi chờ tại chỗ đừng di chuyển vì nếu lỡ lạc nhau thì vô cùng khổ sở. Sau khi tôi hỏi nơi phòng thông tin và nắm được giờ giấc, tuyến đường, số chuyến tàu và sân ga sẽ đến, tôi bèn trở lui tìm hai bạn. Gặp nhau mừng hết lớn. Mới hai giờ khuya, chúng tôi tìm chỗ ngủ. Người ta nằm ngủ đông nghẹt, những nơi tương đối sạch không còn, chúng tôi đành trải ba lô chỗ vừa dơ vừa hôi nằm ngủ. Nhờ đã quá buồn ngủ nên vừa đặt mình nằm xuống là ngủ ngay, không còn nghe mùi thơm thúi.

Suốt cuộc hành hương, ngoài phương tiện di chuyển bằng xe lửa, chúng tôi sử dụng mọi phương tiện như xe bus thỉnh thoảng mới có, xe ngựa, xe kéo, đi bộ. Ăn thì vào quán bình dân. Một miếng lá chuối làm dĩa. Thức ăn đổ lên trên cơm và rưới thêm một ít sữa tươi. Lẽ dĩ nhiên ăn bốc.

Một hôm, trên tuyến đường đến Bồ đề đạo tràng, vì thiếu kinh nghiệm, không tìm được bất cứ phương tiện di chuyển nào, chúng tôi đành đi bộ. Trời chiều bảng lảng bóng vàng, chúng tôi cố gắng bước đi trong lo âu và hoang mang vì hai bên đường vắng vẻ, không nhà cửa, xóm làng. Lại thêm nỗi khổ rất lớn vì không biết còn bao lâu nữa mới tới Bồ đề đạo tràng. Đêm xuống, chúng tôi vừa bước đi vừa niệm Phật. Trời lạnh, lòng chúng tôi càng lạnh hơn. Chúng tôi thầm cầu nguyện xin cho thấy được ánh đèn. Phật lực nhiệm mầu, quả thật không lâu lắm, một ánh đèn xuất hiện xa xa phía tay mặt. Phấn khởi, lên tinh thần, chúng tôi ráng đi nhanh tới nơi mới biết, đây là tịnh thất nhà sư Miến Điện tạm ở cùng với ba người thợ.

Tịnh thất cao cẳng. Chu vi khỏang bốn thước vuông vức. Vị sư khoảng trên dưới 50 tuổi. Ba người thợ đoán chừng từ 40 đến 55 tuổi. Trước nhà sư, một lò sưởi thật ấm. Sau khi đảnh lễ và lấy lại tinh thần, tôi may mắn còn nhớ tiếng Miến điện không nhiều nhưng cũng vừa đủ để xin tá túc một đêm. Tôi cũng ráng moi chữ trình ngài là tôi từng là kết-tập-viên kỳ kết tập tam tạng lần thứ sáu tại động nhơn tạo KaBa Eye, Rangoon.

Thượng tọa rất hoan hỉ và đãi ba huynh đệ chúng tôi mỗi người một tô nước thật ấm có pha đường, vì chư tăng Miến Điện không uống trà sau ngọ. Tuy là nước ấm pha đường nhưng chúng tôi cảm thấy ngon lạ lùng, ngon tuyệt. Phần ngồi gần lò sưởi, lại thêm được uống nước nóng pha đường, chúng tôi cảm thấy vô cùng sảng khoái. Thượng tọa nhã nhặn cho biết, ngoài dụng cụ thợ mộc và một số dụng cụ xây cất cộng thêm bốn người, quả thật không còn chỗ cho chúng tôi ngủ chung trong tịnh thất. Tuy nhiên, thượng tọa cho biết, gần bên tịnh thất còn ngôi phước xá mới vừa lợp nóc, chung quanh chưa có vách phên cửa nẻo.. Nghe qua mừng hết lớn. Chúng tôi chỉ cần có chỗ che mưa để ngủ.

Thượng tọa cho dụng cụ trải lót. Chúng tôi sử dụng ba lô để nằm cho ấm, lẽ dĩ nhiên có giăng mùng. Hai huynh đệ ngủ rất say, không còn hay biết chuyện gì xảy ra bên ngoài. Duy tôi thì giấc ngủ chập chờn nên cảm thấy khí lạnh len vào trong mùng, lại thêm gió thổi đưa khí âm hàn khiến càng thêm lạnh. Mặc dù có đắp mền nỉ, tôi không thấy ấm chút nào. Trăn trở, nằm đủ tư thế, tôi vẫn thấy trong người càng lúc càng lạnh hơn. Tôi ngồi xổm ôm đầu gối, kéo đứt dây mùng trùm thêm cũng không bớt lạnh. Bụng tôi dần dần căng cứng. Tôi bắt đầu cảm thấy khó thở, hơi thở càng lúc càng ngắn. Dường như tử thần lộ mặt và tiến về phía tôi.

Trước thần chết, tôi vô cùng hoảng sợ và không biết phải làm gì. Thật là một phúc đức lớn, một quá trình tu tập chỉ, quán qua đề mục hơi thở từ lúc bảy tuổi đã tác động tư duy: hãy nhất tâm niệm hồng danh Phật. Nếu thực sự được chết nơi đất Phật thì đó cũng là một diễm phúc. Mặc dù cố gắng nhất tâm niệm Phật nhưng thiếu áp dụng phương pháp phối hợp theo dõi hơi thở nên kết quả không tích cực. Ngay lúc ấy, tôi liền quán hơi thở vô ra dài ngắn. Nhờ thở vô dài, lâu, sâu bền, chắc cũng như khi thở ra đều áp dụng phương thức chánh niệm, tỉnh giác liên tục trong suốt thời gian ước chừng mười phút, tôi cảm thấy trong bụng bớt căng, người bớt lạnh. Quá vui mừng, phấn khởi, tôi kiết già tiếp tục quán niệm hơi thở và, tôi đã ngủ quên trong tư thế ngồi. Sáng hôm sau, thượng tọa cho điểm tâm thật sớm. Chúng tôi đảnh lễ thượng tọa rồi ra đi về Bồ đề đạo tràng.

Bốn thánh địa đều có thạch trụ do Đại đế Asoka cho dựng lên để di lưu những sự kiện lịch sử liên quan sự thị hiện giáng trần (Lumbini), thị ngộ chánh đẳng giác (Buddhagaya), thị chuyển pháp luân (Saranath), thị nhập Niết Bàn (Kusinara).

Tôi thầm biết ơn sâu sắc những công trình di lưu chánh pháp mà những thạch trụ là điển hình cụ thể. Nếu không có đại đế Asoka, vị Đại Hộ Pháp mà thành tích trì truyền Chánh Pháp vô tiền khoáng hậu thì Phật tử trên khắp thế giới cũng như cá nhân nhỏ bé của tôi làm sao biết được và trực tiếp đến tận nơi thánh địa hành hương chiêm bái cúng dường mà công đức tác thành những kiếp sống vĩnh viễn không bao giờ đọa vào khổ cảnh đọa xứ.

Chúng tôi cũng vô cùng biết ơn các vị tiền nhân hữu công đại chiêm bái như các ngài: Pháp Hiển, Huyền Trang và Nghĩa Tịnh mà qua sử liệu được chính thức lưu bố của ngài Pháp Hiển là bộ Pháp Hiển truyện; của ngài Huyền Trang là bộ Đại Đường Tây Vực Ký; của ngài Nghĩa Tịnh là bộ Nam Hải Ký Qui Nội Pháp truyện đều có ghi chép thật rõ ràng từng chi tiết: thời gian, không gian, địa danh, nhân danh, xa gần, cao thấp, rộng hẹp. Những sử liệu hầu hết tương đồng, khả tín. Thành thật mà nói, nếu không có thạch trụ hoặc thạch pháp do Đại đế Asoka lưu bố thì ba nhà đại chiêm bái Trung Hoa cũng không biết phải căn cứ vào đâu để hành hương và ghi chép. Chính sự kiện thực tiễn này khiến chúng tôi càng cảm phục và tri ân Đại Đế Asoka nhiều hơn.

Còn nhà khảo cổ người Anh Alexander Cunningham đã gia công khai quật và khám phá được những di vật đặc thù mà giá trị lịch sử minh chứng, thời gian là dấu ấn, không gian là kho tàng mà người chủ trương thiết lập là Đại đế Asoka. Nếu không có những di vật lịch sử do Đại đế sáng tạo thì liệu nhà khảo cổ Alexander Cunningham có hoàn thành công tác đặc trách.

Chúng tôi vô cùng biết ơn nhà khảo cổ hữu tài, hữu tâm này. Chính nhờ công trình thù năng làm hiển lộ sử liệu bị thời gian chôn vùi khá lâu dưới lòng đất mà giá trị tâm linh vô cùng thiêng liêng suy trọng của đại khối Phật tử năm châu về mặt tín ngưỡng và, của nhân loại trên thế giới về kiến thức khảo cổ học và khoa học. Nói cách nào đi nữa thì sự thành công cận đại của nhà khảo cổ Alexander Cunningham hoàn toàn liên quan công trình lưu bố sử liệu cổ đại của Đại đế Asoka. Qua cảm nghĩ thực tế này, chúng tôi càng biết ơn sâu xa, vô cùng ngưỡng phục Đại đế. Cùng chung dòng cảm nghĩ, chúng tôi không thể không đề cập đến hai vị tiền bối hữu công trong công cuộc đấu tranh đòi hỏi chính phủ Ấn phải chính thức thừa nhận những thánh địa trọng yếu, gồm Lumbini nơi thị hiện đản sanh, Buddhagaya nơi thị ngộ chánh giác, Saranath nơi Đức Phật thị chuyển pháp luân, Kusinara nơi Đức Phật thị nhập niết bàn và, những thánh tích liên quan đời sống sinh hoạt Phật sự hoằng dương chánh pháp và cứu độ chúng sanh, đó là Dr. Ambedcar người Ấn Độ, đại cư sĩ hộ pháp Anagarika Dhammapala người Srilanka.

Chính nhờ công trình vận động tích cực hợp pháp của hai vị mà những thánh địa và những thánh tích được chính phủ Ấn Độ chính thức công nhận là thuộc sở hữu của Phật giáo. Đối với hai vị đại ân nhân này, chúng tôi thiết nghĩ bút mực không đủ chép ghi, lời lẽ không đủ diễn tả đúng và hết. Chúng tôi vô cùng biết ơn, niệm ơn và nhớ ơn. Càng nhớ ơn nhị vị, chúng tôi lại càng vô vàn biết ơn Đại đế Asoka.

Tổng hợp những dòng cảm nghĩ dẫn thượng, chúng tôi tự thấy có bổn phận phải ghi chép những gì có liên quan đến Đại đế Asoka dù ít nhiều cũng để tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đối với một bậc minh quân đại hộ pháp. Nhưng cũng tự biết với khả năng hạn hẹp sinh ngữ chúng tôi không đủ điều kiện soạn viết trọn vẹn, đầy đủ tiểu sử vị Đại đế này. Và rồi cuối cùng tâm nguyện thiết tha ấp ủ trong lòng suốt thời gian hơn 30 năm được thực hiện. Cách này khoảng 5 năm, trong một chuyến đi Thái Lan thỉnh thêm bộ đại tạng kinh chữ Thái do chùa Mahadhat ấn hành, nghĩa là chúng tôi đã có hai bộ đại tạng kinh cũng bằng chữ Thái từ lâu: một bộ bằng nguyên văn Pali và một bộ bằng Thái ngữ của Pháp-bảo-phường đại học Mahamakut Rajavidyalay ấn hành; một bộ đại tạng chữ Thái thứ ba của nhà xuất bản Sw Dhammabhakdi ấn hành.

Chính trong lần thỉnh Đại tạng kinh thứ tư này, chúng tôi vô cùng vui mừng vì thỉnh được quyển Chom Chakkavatti Asoka tức “Đại đế Asoka” do tác giả Vasin Indasara chuyển dịch từ nhiều tác phẩm Anh văn của nhiều tác giả đã ấn hành từ lâu ở Trung Ấn. Cơ may đến, không dám bỏ qua. Tôi liền bắt tay phiên dịch. Công trình thường bị gián đoạn vì nhiều lý do ngoài ý muốn. Tuy nhiên, có khởi hành thì sớm muộn rồi cũng phải đến đích.

Soạn dịch phẩm này được hoàn tất là nhờ tín nữ Vũ Bạch Tuyết, pháp danh Panna phụ trách vi tính hai phần tư, phần còn lại nhờ tín nữ Nguyễn Kim Phụng, pháp danh Diệu Hỷ vừa chuyên trách vi tính vừa trình bày thứ tự nội dung, cùng như hình bìa quyển sách. Hoà thượng Bửu Phương cẩn duyệt phần chính tả.

Về phương diện tài chính, ngoài ba tín nữ: Diệu Mỹ hùn phước 500 US, Diệu Huệ hùn phước 500 US, Diệu Quang (Thụy Sĩ) hùn phước 500 US. Phần còn lại là 2000 US gia đình thiện nam Nguyễn Quốc Hưng pháp danh Minh Tâm phát tâm bảo trợ. Chính sự trợ duyên thù thắng này tác thành công trình đã tiến hành khá lâu, nay được thập phần viên mãn.

Chúng tôi vô cùng cảm kích và tán thán. Thành tâm hồi hướng công đức pháp thí qua sự hợp tác công, của nhằm hoàn thành tập sách này đến các bậc ân nhân, và thân nhân đã quá vãng của quý vị được siêu sanh lạc cảnh; còn hiện tiền được tăng long phước thọ; bản thân và gia quyến được hưởng năm phước lành: dung sắc, thù thắng, thọ mạnh lâu dài, thân tâm an lạc, sức khoẻ đủ đầy, trí tuệ minh mẫn.

Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo thùy từ gia hộ thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.

Mùa Thu, năm 2007

Kiến Canh Tuất, Tiết Hàn lộ

Ngày 10 tháng 9 Đinh Hợi

(Nhằm ngày 20 tháng 10)

Hộ Giác

---o0o---

Vi tính: Quốc Bình -- Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2023(Xem: 6189)
Được thành lập vào thế kỷ thứ 8, việc xây dựng bắt đầu vào năm 742, Thạch Quật Am (석굴암, nghĩa là Am hang đá) là một Cổ Am và một phần của phức hợp Phật Quốc Tự. Nó nằm cách bốn km về phía đông của ngôi đại già lam cổ tự trên núi Tohamsan, ở Gyeongju, Hàn Quốc, gian chính hình tròn thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao 3,5m với tư thế Xúc địa thủ ấn (Bhumistarsa Mudra),
01/10/2023(Xem: 5874)
Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học trong đó có Ngài Khánh Hòa có liên đoàn Học Xã ra đời tức là hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành lập năm 1934 ở tại Bến Tre. Hội này quý Thầy giảng dạy cho chư Tăng, chư Ni cũng có những học đường, bắt đầu thỉnh Đại Tạng Kinh ở bên Trung Quốc về bây giờ chúng ta căn cứ theo Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Tại sao gọi là Đại Chánh? Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh có tất cả 100 tập. Từ tập 1 tới 65 có Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và những bộ kinh thuộc về Mật Tạng, Hòa Thượng Tịnh Hạnh cũng đã cho dịch ra thành 187 tập. Từ tập 188 cho đến tập thứ 202 nay mai sẽ được xuất bản. Riêng Thanh Văn Tạng nó có tính cách Hàn Lâm. Trong thời gian qua HT Tuệ Sỹ đã cho dịch thành Thanh Văn Tạng rồi trong tương lai sẽ có Bồ Tát Tạng, tiếp theo nữa sẽ là Mật Tạng.
04/07/2023(Xem: 7670)
Hôm nay ngày 22.6.2023. Trước đây thầy Hạnh Tấn làm Thư ký ở trong ban Hoằng Pháp của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Chỗ này tôi xin xác định một chút cho Quý Vị rõ về hai cơ cấu, hai vai trò không phải là một. Ôn Tâm Huệ là trưởng ban truyền bá giáo lý Âu Châu; Thầy Hạnh Tấn làm thư ký cho ban truyền bá giáo lý Âu châu thuộc về Hội Đồng Hoằng Pháp của giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Khi mà ôn Tuệ Sỹ thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp vào năm 2021
03/05/2023(Xem: 142039)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
03/04/2023(Xem: 11512)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan được thành lập năm 1999 tại Sydney với nhiệm kỳ 4 năm sinh hoạt Phật Sự. Đến nay đã trải qua hơn 20 năm thăng trầm hành hoạt với 6 kỳ Đại Hội trước đây, lần lượt được tổ chức tại: Chùa Pháp Bảo (1999), Chùa Pháp Quang (2003), Chùa Phổ Quang (2007), Chùa Pháp Hoa (2011), Tu Viện Quảng Đức (2015 và 2019). Và mới đây, Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 7 được tổ chức tại Chùa Thiên Ấn, vùng Canley Vale, tiểu bang New South Wales, từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 6 năm 2022.
18/02/2023(Xem: 6215)
Tôi nghĩ là người Phật tử, ai cũng muốn một lần được đến Ấn Độ để chiêm bái Phật tích, những Phật tích quan trong là nơi đức Phật Đản sinh, đức Phật Thành đạo, đức Phật chuyển Pháp luân và đức Phật nhập Niết Bàn. Bốn nơi đó thường được gọi là Tứ động tâm, nghĩa là 4 nơi thường làm cho người Phật tử xúc động, khi chiêm bái khi tưởng nhớ đến đức Thế Tôn. Chừng 10 năm trước, Đại đức Thích Minh Hiển từng du học ở Ấn Độ, tổ chức đi chiêm bái Phật tích, chúng tôi ghi danh đóng tiền tham gia, nhưng giờ chót, chúng tôi quyết định không đi, lần khác Đại đức Thích Hạnh Lý, trụ trì chùa Từ Ân, thành phố Louisville, Kentucky tổ chức đi chiêm bái Phật tích có thông báo cho chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng không tham gia được.
06/01/2023(Xem: 6331)
Tôi quyết định đi theo đoàn hành hương do chùa Vạn Hạnh ở Nantes tổ chức từ cuối tháng 9, 2010. Làm các thủ tục vé máy bay, passport và visas xong xuôi từ cuối tháng mười. (Các bạn nên nhớ rằng passport của bạn phải còn có giá trị tối thiểu 3 tháng sau ngày rời Ấn Độ trở về. Nếu bạn rời Ấn Độ ngày 01/01/2011, thì passport của bạn phải còn giá trị tối thiểu là đến 01/04/2011. Visas vào ra Ấn Độ, phải là “Double entries”). Xong xuôi tất cả, tôi phủi tay tự nhủ, bây giờ thì chỉ còn chờ ngày đi mà thôi, và tôi vui thú thở ra nhẹ nhỏm trong người.
07/11/2022(Xem: 7479)
Tình tự quê hương như là chất liệu để nuôi sống đời mình, nên Hòa Thượng Tuệ Sỹ chỉ ở đó mà không đi đâu hết. Sinh ra giữa lòng đất Mẹ, chắc một ngày mai kia có chết, thì chết trong giữa lòng đất mẹ ấy, mà đã không ra đi như bao người đã ra đi. Có lẽ sinh ra nơi nào thì chết ở nơi đó. Đây là cái khí khái của bậc Đại Sỹ. Dù quê hương có đọa đầy mưa nắng, thì cũng nguyện là người làm mưa nắng để vun xới cho quê hương được tươi mát.
13/03/2022(Xem: 24515)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]