Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Ý nghĩa lễ Vu lan

10/10/201112:59(Xem: 9116)
14. Ý nghĩa lễ Vu lan

CÁC BÀI
HỌC PHẬT
PHÚC TRUNG Huỳnh Ái Tông

Phần 3: THỰC HÀNH

Ý nghĩa lễ Vu lan

Hàng năm dân gian thường cúng Cô Hồn vào những ngày sau Rằm tháng Bảy Âm Lịch, Phật Giáo có lễ VU LAN tổ chức vào ngày Rằm Tháng Bảy, là Phật tử hay không, chúng ta cũng nên tìm hiểu về vấn đề nầy.

Danh từ Vu Lan là phiên âm chữ Phạn Ullambana, người Trung Hoa dịch là Giải Đảo Huyền, có nghĩa là giải cứu tội khổ bị treo ngược. Người Trung Hoa còn gọi lễ này là VU LAN BỒN, chữ Bồn nghĩa là chậu, dùng để diễn nghĩa chậu đựng thức ăn dâng cúng. Vậy lễ Vu Lan hay Vu Lan Bồn có nghĩa là lễ dâng cúng thức ăn lên Tam Bảo để xin chú nguyện cho ông bà, cha mẹ những người quá cố trong bảy đời gọi là cửu huyền thất tổ, nếu ai đã làm điều tội lỗi ở trần gian, khi mãn phần bị đọa vào địa ngục, sẽ được nhờ ân đức Tam Bảo ra khỏi địa ngục, sanh về các cõi an lành khác.

Trong dân gian dựa vào đó, tin rằng ngày ấy có nhiều vong hồn được ra khỏi địa ngục, bao nhiêu ngày bị giam cầm trong địa ngục đã đói ăn, khát uống, với lòng từ bi người ta bày ra lễ vật cúng kiến cho các vong hồn ấy được ăn uống. Vì cúng thức ăn mặn, nên họ chỉ cúng từ ngày 16 trở đi cho đến hết tháng bảy.

Do đâu mà có lễ Vu Lan Bồn này? Hồi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, có trên 1200 vị Tăng thường theo Phật để tu (không kể trên 500 vị Ni), trong đó có Ngài Mục Kiền Liên rất hiếu thảo nên còn được tôn xưng là Đại hiếu Mục Kiền Liên, ngài có thần thông cao nhất, được xếp vào mười vị đệ tử tài ba hơn hết trong tất cả đệ tử của đức Phật.

Ngay sau khi ngài Mục Kiền Liên chứng được sáu phép thần thông:

1) Thấy mọi vật trong vũ trụ (thiên nhãn thông).
2) Nghe mọi thứ tiếng ở khắp nơi (thiên nhĩ thông).
3) Biết chuyện đời trước và đời nầy của mình cũng như của người (Túc mạng thông).
4) Biết trong lòng người khác đang nghĩ gì (Tha tâm thông)
5) Biết đi đến khắp nơi trong phút chốc và biến hóa chi cũng được hết (thần túc thông)
6) Trong sạch hoàn toàn, dứt hết các trìu mến, không còn chấp người, chấp ta (Lậu tận thông)

Nhớ đến mẹ, ngài dùng thiên nhãn thông tìm thấy mẹ sanh vào ngạ quỷ, không được ăn uống, ngài đem cơm dâng cho mẹ, bà Thanh Đề lòng vẫn còn bủn xỉn, nên lấy tay trái che miệng bát, tay phải bốc cơm, nhưng cơm chưa đưa tới miệng thì đã phát sanh ra than lửa, bà ăn không được. Mục Kiền Liên trở về bạch với đức Phật mọi việc.

Đức Phật dạy rằng, tội của bà Thanh Đề quá nặng, Mục Kiền Liên không thể cứu được, muốn cứu mẹ, ông phải nhờ thần lực của mười phương chư Tăng mới giải thoát được, muốn được vậy phải làm như sau :

Đến ngày Rằm tháng Bảy, là ngày Tự Tứ của chư Tăng, hãy vì ông bà cha mẹ bảy đời hay cha mẹ hiện tại, vì những người đang trong vòng tai nạn, sắm sửa nhiều thứ thức ăn, các thứ trái cây, hương đèn, vật trải giường nằm, thức ăn ngon nhất đặt vào trong BỒN, hiến cúng cho chư Tăng. Ngày ấy sự tu học của chư Tăng đã công thành quả mãn, chư Hiền Thánh Tăng ở mười phương tụ hội lại đồng nhất tâm thọ cơm Tự Tứ, vì có đầy đủ giới pháp thanh tịnh, nên đạo đức của họ thật vô bờ bến, ai hiến cúng thức ăn cho họ trong ngày nầy, thì cha mẹ cùng ông bà không còn khổ ách, người sống đương thời tăng thêm tuổi thọ, kẻ đã quá vãng được sanh vào các cõi an lạc.

Đức Phật cũng dạy chư Tăng, đến ngày Tự Tứ phải đặt thức cúng trước tượng Phật, chú nguyện cho người cúng dường và thân thuộc bảy đời của họ trước khi thọ dụng.

Đức Mục Kiền Liên vâng lời đức Phật dạy, đã làm y như thế, bà Thanh Đề liền thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, được sanh lên cõi Trời. Đức Mục Kiền Liên cũng hỏi thêm, về sau Phật tử có thể làm lễ Vu Lan Bồn hay không?

Đức Phật dạy rằng, ai muốn báo hiếu cha mẹ, đến ngày Rằm tháng Bảy đặt thức ăn ngon vào bồn, đem cúng thập phương tự tứ tăng chúng, để cầu nguyện, cha mẹ hiện tiền sẽ được sống lâu, không bệnh, không khổ còn cha mẹ, ông bà quá thế sẽ thoát khỏi cảnh khổ ngạ quỷ được sanh vào nhân gian hay các cõi trời hưởng nhiều phước báu.

Chữ Tự Tứ có nghĩa là tùy ý, ngày Tự tứ là ngày mà chư Tăng dù có ở đâu để tu trong ba tháng, từ ngày Phật Đản Rằm tháng Tư, đến ngày Rằm tháng Bảy, cũng phải tụ họp lại một nơi, cử ra một vị đọc giới luật, rồi tự các vị Tăng khai ra những giới nào đã phạm trong thời gian ba tháng tu, để sám hối những lỗi ấy, chư Tăng cũng tùy theo sự phạm giới nặng hay nhẹ mà định tội cho người phạm giới. Ngày nầy cũng còn gọi là Ngày hoan hỷ, vì chư Tăng hoan hỉ có ngày đọc giới luật, để tự mình sám hối, Phật tử hoan hỉ được cúng dường mười phương Tam Bảo để cầu nguyện, những người đã quá vãng được vui mừng ra khỏi chốn khổ đau của địa ngục.

Đó là ý nghĩa về lễ VU LAN, một ngày lễ quan trọng của Phật Giáo. Xưa nay hàng năm trong Phật giáo có hai ngày lễ quan trọng; đó là lễ Phật Đản và ngày lễ Vu Lan. Trong Kinh Nhật Tụng đã in từ trước có: Thời Công phu khuya, Phổ môn, Di Đà, Kim Cang và Vu Lan.

Người Phật tử, vào ngày Rằm tháng bảy, đi chùa lễ Phật rất đông nhưng nếu hiểu cho đúng thì nên làm y theo lời Phật dạy, ngày ấy phải dâng cúng thức ăn thịnh soạn, nhang đèn, vật dụng cho chư Tăng để nhờ ân đức của các ngài cầu nguyện cho thân nhân được sống lâu, khỏe mạnh hoặc đã mất thì sẽ được thoát khỏi địa ngục, sanh về cõi khác hưởng nhiều phước báu. Hãy nhớ ơn đức Mục Kiền Liên, nhờ ngài hỏi nên Phật đã dạy, người Phật tử làm theo do đó có biết bao nhiêu người đã được sinh về cõi an lạc.

Vu Lan Phật Lịch 2540


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17240)
Thật ngạc nhiên là ngay từ năm 1859 tức là hơn một thế kỷ trước, các học giả Âu châu đã quan tâm tới sự xuất hiện của các Bộ phái Phật giáo (PG) ở Ấn Ðộ, tuy nhiên họ chỉ nói tới tên của những phái này mà không bình luận gì cả. Bài viết sớm nhất là của St. Juliesn "Danh sách mười tám Bộ Phái Phật Giáo" đăng trong tạp chí Journal Asiatique vào năm 1859. Bài viết này được tiếp theo bởi M.V.Vasilief năm 1860, Rhys Davids và Oldenberg năm 1881, H. Kern năm 1884 và I.P.Minayeff năm 1884.
08/04/2013(Xem: 6797)
Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.
08/04/2013(Xem: 13766)
H. W. Schumann là học giả người Ðức sinh năm 1928. Ông nghiên cứu ngành Ấn Ðộ học, các tôn giáo đối chiếu và nhân chủng xã hội học tại Ðại học Bonn (Ðức). Ông nhận rằng tiến sĩ năm 1957 với luận án Triết học phật giáo. Từ 1960 đến 1963 ông là giảng sư Ðại học Ấn Ðộ ở Benares, Ấn Ðộ. Năm 1963 ông tham gia công tác Bộ Ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa liên bang Ðức, phục vụ ngành ngoại giao và lãnh sự của Tây Ðức tại Calcutta (Ấn), Rangoon (Miến), Chicago (Mỹ) và Colombo (Srilanka).
08/04/2013(Xem: 37117)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
28/02/2013(Xem: 7169)
Sông Hằng (Gangā)là con sông nổi tiếng nhất trong lục địa Ấn Độ ngày nay. Tầm quan trọng của con sông này được thể hiện qua ảnh hưởng của nó trong lịch sử văn minh Ấn Độ suốt hơn năm nghìn năm qua.Nếu lịch sử tư tưởng Ấn Độ là một phần quan trọng trong lịch sử tư tưởng thế giới thì sông Hằng là một nhân tố quan trọng để hình thành hệ thống tư tưởng uyên thâm của Ấn độ, đặc biệt của Phật giáo. Bài viết này đề cập đến vai trò của sông Hẳng và những tương hệ của nó đối với sự hình thành và phát triển của Phật giáo Ấn Độ.
01/12/2012(Xem: 13788)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
30/11/2012(Xem: 14976)
Mùa hạ năm 1970 tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, chúng tôi được Thầy Đức Chơn và Thầy Phước Châu giao việc dán lại trang Bát-Kính-Pháp bị nhầm trong sách "Phật và Thánh Chúng" của Thầy Cao Hữu-Đính do Phật Học Viện Trung Phần ấn hành và in tại Nhà in Hoa Sen, NhaTrang. Sau khi công việc hoàn tất, chúng tôi được Quý Thầy cho mỗi người một quyển sách này, tuy rằng lúc ấy chưa phát hành. Lần đầu tiên trong đời, tôi bị tác động rất lớn, qua hình ảnh các Phật-tích ở Ấn Độ và những câu chuyện về Đức Phật và các đệ tử trong quyển sách.
21/11/2012(Xem: 10035)
Quyển sách này hình thành từ các bài giảng của tôi ở Đại học Đại Chính được ghi lại và chỉnh lý, nay giao cho ban in ấn để xuất bản. Tên sách là Lịch Sử Giáo Lý Tịnh Độ Trung Quốc chủ yếu lấy sự phát triển và diễn biến giáo nghĩa của tông Tịnh Độ ở Trung Quốc làm tiêu điểm. Song giáo lý của tôn giáo nhất định phải tùy theo tình tự tín ngưỡng, lại nhờ có đủ tính truyền bá rộng rãi, cho nên đồng thời đối với sự tự thuật giáo nghĩa và sự diễn biến phát triển cũng đều được ghi lại thành sự kiện lịch sử của sự truyền bá.
14/11/2012(Xem: 7064)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]