Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược Sử Phật Giáo Bangladesh

05/10/201200:38(Xem: 3088)
Lược Sử Phật Giáo Bangladesh


LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO BANGLADESH

Lionel Wijesiri - Minh Phú dịch

Trong một khoảng thời gian rất dài của lịch sử, đất nước Bangladesh ngày hôm nay đã từng là một phần của Ấn Độ và được biết đến như là Bengal. Cho nên lịch sử của đất nước Bangladesh hiện đại khá ngắn. Các biên giới của Bangladesh ngày nay được thành lập với sự phân vùng của Bengal và Ấn Độ vào năm 1947, khi khu vực này đã trở thành một phần của Đông Pakistan, một phần của quốc gia Pakistan mới được thành lập.

Sự khác biệt về chính trị và ngôn ngữ cùng với sự bỏ bê về kinh tế dẫn đến những phong trào chống lại miền Tây Pakistan diễn ra rộng rãi, dẫn đến cuộc chiến tranh giải phóng Bangladesh vào năm 1971 và thành lập nên quốc gia Bangladesh. Ngày nay, Bangladesh là một nước cộng hòa dân chủ vô thần.

Điều lạ lùng là, mặc dù Bangladesh là một đất nước có số lượng tín đồ Hồi giáo áp đảo, Phật giáo giữ một vai trò không nhỏ trong lịch sử và văn hóa của quốc gia. Xét trên toàn quốc, thì Phật giáo là tôn giáo lớn thứ ba, và ở một số vùng, chẳng hạn như ở Chittagong, Phật tử chiếm một con số khá ấn tượng, 12% dân số trong vùng.

Số lượng tín đồ Phật tử không phải là yếu tố khiến cho đạo Phật trở nên quan trọng ở Bangladesh, mà điều quan trọng chính là lịch sử của Phật giáo ở đấy. Khoảng cách từ Bồ Đề Đạo Tràng đến Bengal không xa và khu vực này đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển của Phật giáo. Các học giả Phật giáo ở Bangladesh cho rằng, Đức Phật thuyết giảng tại Majjhimadesh của vương quốc Ấn Độ, một vùng đất mở rộng đến thị trấn Kajangal, đó là thành phố của Mahasal ở Bangladesh ngày nay. Họ tin rằng Đức Phật đã đến Kajangal và thuyết giảng hai bài pháp cho tín đồ ở đấy. Tuy nhiên, không có bất kỳ một cứ liệu lịch sử nào chứng minh rằng Đức Phật đã đến một vùng nào đó của Bangladesh để thuyết giảng trong cuộc đời của Ngài.

Các học giả nghiên cứu gần đây đã tìm thấy một trụ đá của vua A Dục tại Damrai, gần Dhaka, và họ đang cố gắng tìm hiểu xem Phật giáo đã đến Bangladesh như thế nào. Hiện có một vài khám phá khác, như là hai bản khắc chữ được tìm thấy ở Sanchi ghi lại những món quà của hai người dân của Purnavardhan, từ đó suy đoán là Phật giáo có mặt ở Bangladesh trước kỷ nguyên đầu của Tây lịch.

Dưới thời của Hoàng đế A Dục (304-232 TCN), Phật giáo được phát triển vững vàng như là tôn giáo số một tại Bengal, và Phật giáo vẫn tiếp tục phát triển mạnh trong khu vực cho đến thế kỷ thứ XII. Bengal trở thành thành lũy cuối cùng của Phật giáo trong khi Ấn Độ giáo và Hồi giáo đang dần thống trị Tiểu lục địa.

Bangladesh là một phần không thể tách rời của Vanga hoặc Bengal cổ. Dựa trên hồ sơ bằng văn bản Pāli, ngài Vangisa, một trong những đệ tử lớn nhất của Đức Phật đã được ca ngợi từ một phần của Tiểu lục địa này. Những bản khắc về ngài Long Thọ có niên đại từ thế kỷ thứ III cho thấy rằng Phật giáo đã được người dân thực hành ở Bangladesh dưới dạng những quy tắc của vua A Dục. Cái tên Vanga đã được đề cập đến nơi những bản khắc trong một số trường hợp.

Vào thế kỷ thứ V, nhà chiêm bái người Trung Quốc, ngài Pháp Hiển, đã đến thăm Tamralipti (phía Tây Bengal, Ấn Độ) và đã thấy 24 tu viện Phật giáo. Đến thế kỷ thứ VII, ngài Huyền Trang đã đến thăm các vùng khác nhau của Bengal. Tại Samatata (huyện Noakhali của Bangladesh hiện nay), ngài đã thấy có 30 ngôi tự viện với hơn 2.000 Tăng sĩ, và ở Karnasuvarna (Bắc Bengal) thì có 10 tu viện với 2.000 Tăng sĩ. Ngoài ra, tại Tamralipti, ngài thấy có 10 tu viện với 1.000 Tăng sĩ. Tại Pundravardhana (Mahastan, huyện Bogra trong hiện tại), ngài thấy có 20 ngôi tự viện với 3.000 Tăng sĩ. Những khai quật khảo cổ tại Mainamati, huyện Comilla đã phát hiện thấy tu viện Salvana, nơi lưu lại những tàn tích của tu viện lịch sử Kanakastupa, nơi ngài Huyền Trang đã từng đến thăm.

Những sự thật này cũng được chứng thực bởi những lời ghi nhận khác nhau và được ghi lại bởi các nhà chiêm bái Trung Quốc khi đến thăm Bengal trong những năm sau này. Một số tu viện đã trở thành trường đại học nổi tiếng thế giới như Taxila, Udantapuri và Vickramasila.

Từ năm 750 đến năm 1150, Phật giáo phát triển đến đỉnh cao trong lịch sử của Bangladesh dưới sự bảo trợ của các vị vua thuộc triều đại Pala, như vua Gopala, Dharmapala và Devapala. Họ là những Phật tử thuần thành và dưới sự bảo trợ của họ, những tu viện nổi tiếng thế giới như ngôi đại tự Somapura, tu viện Shalban, đại tự Paharpur, đại tự Vickrampuri, tu viện Pandit đã được xây dựng tại Bangladesh.

Từ năm 1150 đến năm 1760, Phật giáo dần biến mất khỏi Bangladesh. Sau sự suy thoái của các vị vua thuộc triều đại Pala, đội quân Ấn giáo đã đến thống trị Bengal và đàn áp Phật giáo. Những người Phật tử còn sống sót đã rút về khu vực Chittagong. Trong chưa đầy một thế kỷ sau, các triều đại Sena đã bị tràn ngập bởi dòng thủy triều của Hồi giáo.

Với sự thành lập quyền lực ở Bengal, những người Hồi giáo đã phá hủy nhiều tu viện. Họ đã sát hại rất nhiều tu sĩ Phật giáo và thực hiện việc cải đạo có hiệu lực. Thậm chí ngày nay, một số phòng cầu nguyện Hồi giáo ở Chittagong vẫn được gọi là Buddher Mokkan (nghĩa là ngôi nhà hay đền thờ Phật giáo). Đây được coi là ngôi chùa Phật giáo được thành lập theo các quy tắc của các vị vua triều đại Pala. Ngày nay, Phật giáo có khoảng 1.000.000 tín đồ ở Bangladesh.

Vào tháng 9 năm 1760, Quân đội Đông Ấn Anh đã thiết lập quyền lực của họ ở Bangladesh. Chính sách tự do tôn giáo của người Anh cho phép các Phật tử, mặc dù số lượng giảm nhiều, tự chấn hưng Phật giáo ở Bangladesh trên một nền tảng vững chắc.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, kinh điển Phật giáo không có sẵn ở Bangladesh. Ngay cả tu sĩ Phật giáo và tu viện cũng có số lượng rất ít. Phật tử đã chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và thực hiện nhiều nghi thức, nghi lễ khác nhau của Ấn Độ giáo thay vì thực hiện theo nghi thức Phật giáo.

Trong khi đó, vương quốc Chakma là một nhà nước phong kiến ​​dưới sự thống trị của chính phủ Anh và người trị vì nó là Hoàng hậu Kalindi (1830 - 1873). Bà đã mời ngài Sangharaj Saramedha Mahasthavir từ Arakan, Miến Điện đến Bangladesh. Năm 1864 ngài Sangharaj Saramedha đến Chittagong và dẫn theo một phái đoàn Tăng sĩ được đào tạo đầy đủ để chuẩn bị cho việc truyền giới pháp Tỳ-kheo cho những ai đã sẵn sàng.

Sau đó ngài trú tại tu viện Pahartali Mahamuni ở Chittagong. Trong thời gian diễn ra lễ hội Mahamuni Fair hàng năm, nhiều Phật tử tụ hội về và trong dịp lành này, ngài đã truyền trao giới pháp Tỳ-kheo cho bảy vị tu sĩ ở Chittagong tại Udaka-Ukkhepa. (Hình dưới: Somapura Mahavihara, một đại cổ tự tại Paharpur, Naogaon, Bangladesh)

bangladesh-contentCũng trong thời gian này, Phật giáo Nguyên thủy đã được chính thức thành lập tại Bangladesh. Các vị vua cổ đại của Arakan đã tạo ra một tiền lệ là tôn vinh các vị Tăng nổi tiếng, những người đã phục vụ cho lợi ích của tôn giáo, với các tên gọi và danh hiệu thể hiện sự ưu việt của các vị ấy. Ngài Saramedha được chính phủ Anh vinh danh với một danh hiệu cao quý. Đây là lý do tại sao ngài đã được biết đến rộng rãi với danh xưng “Sangharaj” và những người cùng với ngài thành lập tổ chức Phật giáo Nguyên thủy được gọi là “Sangharaj Nikaya”.

Khi sự cai trị của thực dân Anh kết thúc vào năm 1947, Bangladesh đã được gọi là Đông Pakistan. Năm 1959, một hiệp hội Phật giáo có tên Parbatya Chattagram Bhikkhu Samiti (hay Chittagong Hill Tracts Bhikkhu Association) được thành lập dưới sự lãnh đạo của ngài Aggavansa Mahathero. Hiệp hội này đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo ở Chittagong. Nhờ có tổ chức này mà số lượng các tu sĩ và tu viện Phật giáo đã được tăng lên trong khu vực này. Hiện tại thì hiệp hội này vẫn còn phổ biến ở Chittagong và vẫn giữ vai trò tương tự. Sự hồi sinh của hình thức ẩn tu trong rừng cũng được diễn ra trong giai đoạn này.

Đến năm 1971, Đông Pakistan đã tách ra thành Bangladesh thông qua một cuộc chiến tranh đẫm máu. Năm 1972, một ngôi chùa Phật giáo có tên là Dharmarajik Bouddha Vihara đã được thành lập ở Dhaka, thủ đô của Bangladesh. Thêm vào đó, tu viện Shakyamuni Buddhist cũng được thành lập ở Dhaka. Hiện nay, có 4 ngôi chùa Phật giáo ở Dhaka.

Ngày nay, Bangladesh được thừa nhận là một quốc gia tôn trọng sự hài hòa giữa các tôn giáo, mặc dù một số vấn đề thỉnh thoảng được thêm vào lời xác nhận đó. Tuy nhiên, chính phủ cho rằng, Bangladesh có đủ lịch sử và truyền thống để làm cho nó thành một vùng đất của sự hài hòa và giao lưu văn hóa.

Ví dụ tốt nhất về sự hòa hợp tôn giáo và giao lưu văn hóa được tìm thấy nơi việc tổ chức lễ hội Pahela Baisakh (Ngày Năm mới Bangla). Đây là dịp thu hút mọi người từ tất cả các tầng lớp xã hội, và cũng là ngày mang màu sắc lễ hội nhiều hơn bất kỳ lễ hội tôn giáo của bất kỳ cộng đồng nào trên thế giới.

Lionel Wijesiri - Minh Phúdịch

(Nguyệt san Giác Ngộ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2012(Xem: 5005)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
24/01/2012(Xem: 10819)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
19/01/2012(Xem: 6047)
Từ Ấn Ðộ du nhập vào Trung Quốc, Phật giáo đã nhanh chóng hòa nhập vào các hệ tư tưởng văn hóa - tôn giáo bản địa. Trong quá trình du nhập, hình thành và phát triển có thể nói Phật giáo Trung Quốc đã tạo ra bản sắc riêng so với nguồn cội Ấn, đồng thời đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống tư tưởng - văn hóa Trung Quốc. Công lao ấy thuộc về các bậc cao tăng của nhiều thế hệ Phật giáo Trung Quốc.Ðây là ý kiến nhận định chung của các nhà nghiên cứu văn hóa - tư tưởng Trung Quốc: Giáo sư Zenryu Tsukamoto trong tác phẩm The Path of the Buddha đã nhận định: "Chính nhiều các thế hệ thiền sư trong nỗ lực truyền giáo đã đưa tư tưởng và nghệ thuật Phật giáo vào trong nền văn hóa Trung Quốc và đem lại sự thay đổi vĩ đại trong văn hóa, triết học, văn học, nghệ thuật và ngay cả trong các tập tục truyền thống của dân tộc Trung Quốc" (1).
07/01/2012(Xem: 5298)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
07/01/2012(Xem: 9562)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
04/01/2012(Xem: 8909)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
02/01/2012(Xem: 3588)
Thi hào Tagore đã có lần ca ngợi đất nước Ấn Độ của ông qua mấy câu thơ: “Khi anh cất lên tiếng gọi thì Họ đến Ấn Độ Giáo và Phật Giáo, Kỳ Na Giáo và đạo Sikh, Đạo Parsi, Hồi Giáo và Thiên Chúa. Đông và Tây gặp nhau Thể xác đồng nhất với tình yêu nơi linh thiêng của anh Chiến thắng thuộc về kẻ tạo ra tâm hồn nhân loại Chiến thắng thuộc về kẻ kiến tạo định mệnh của Ấn Độ.” (Rabindranath Tagore)
10/10/2011(Xem: 14776)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
11/08/2011(Xem: 3129)
Sự quan tâm của tôi là điều thúc đẩy bằng một đề án đã đưa tôi lần đầu tiên đến những nơi mà Đức Phật đã sống và giảng dạy - Shravasti, Kusinagar, Gaya, Vaishali, Rajgir, Boddhgaya[1]. Lần đầu tiên, tôi đã có một cảm giác địa lý rõ ràng về thế giới của Đức Phật. Nó đã tạo nên một khuôn thức nào đấy mà trong ấy tôi đã bắt đầu đọc lại tam tạng Pali. Tôi đã bắt đầu nhìn vào kinh luận trong một ánh sáng khác.
10/08/2011(Xem: 5973)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567