Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự truyền thừa từ Viện Nghiên Cứu PG Trung Hoa đến Học Viện PG Pháp Cổ

19/04/201500:19(Xem: 3881)
Sự truyền thừa từ Viện Nghiên Cứu PG Trung Hoa đến Học Viện PG Pháp Cổ


Pagoda_3

SỰ TRUYỀN THỪA TỪ VIỆN NGHIÊN CỨU

PHẬT GIÁO TRUNG HOA ĐẾN HỌC VIỆN PHẬT GIÁO PHÁP CỔ




Thích Giải Hiền

Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

Hội trưởng Hội Sự Nghiệp Từ Thiện Minh Đức

(Dịch từ bài phát biểu của thượng tọa Huệ Mẫn –

Hiệu trưởng học viện Phật Giáo Pháp Cổ)



Dấu ấn làm giáo dục của giới Phật Giáo đương đại


Công cuộc hiện đại hóa giáo dục đại học ở Trung Quốc bắt đầu từ việc chính phủ Mãn Thanh xây dựng “Kinh Sư Đại Học Đường” (năm 1912 chính phủ Dân Quốc thành lập đổi tên thành Đại Học Bắc Kinh) năm 1910 chiêu sinh sinh viên chính quy đầu tiên.

Trước năm 1920, Đại học ở Trung Quốc đều là dân lập như Đại học Đông Ngô, Đại học Tế Lỗ, Đại học Saint Jonhs. Theo tư liệu thống kê vào lúc đó trên 80% sinh viên đều theo học tại các trường Đại học do giáo hội Cơ Đốc giáo (đạo Chúa và đạo Tin Lành) thành lập.

Sau năm 1920, các trường Đại học công lập như Đại học Đông Nam, Đại học Giao Thông, Đại học Quảng Đông, Đại học Thanh Hoa lần lượt được thành lập và ảnh hưởng của trường đại học công lập cũng được lớn mạnh dần. Năm 1929, chính phủ công bố quy trình quy mô đại học và luật tổ chức đại học, yêu cầu đưa tất cả các trường đại học dân lập vào hệ thống quản lý pháp luật, các điều kiện thành lập đại học tư thục đều có quy định hạn chế. Do vậy, vào thời đó nhân duyên để giới Phật Giáo thành lập trường Đại học không thể hội đủ được.

Năm 1949, sau cuộc nội chiến Quốc Cộng, chính phủ Dân Quốc dời ra đảo Đài Loan, do kinh nghiệm đối phó với các phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên trước đó ở đại lục nên trên phương diện chính sách đã tăng cường quản lý và hạn chế việc thành lập các trường Đại học tư thục.

Năm 1974, chính phủ ban bố luật Đại học tư thục quy định tất cả các trường Đại học tư thục đều phải đăng kí thành “tài đoàn pháp nhân” (hình thức sở hữu tập thể). Thập niên 70, Đài Loan đối diện với những thử thách của cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới, những nhu cầu bức thiết về đội ngũ nhân tài kỷ luật cao của các công ty, xí nghiệp đã làm cho những chính sách hạn chế việc xin thành lập trường tư thục kéo dài suốt 13 năm phải được thay đổi.

Từ năm 1985 bắt đầu mở cửa lại nhưng chỉ cho phép các học viện kỹ thuật công nghệ, y khoa và kỹ thuật nghề. Do đó, giới Phật Giáo thành lập Học viện công nghệ Hoa Phạm (chiêu sinh năm 1990 đến năm 1997 đổi thành Đại học Hoa Phạm). Học viện Y Khoa Từ Tế (năm 1994 chiêu sinh, đến năm 2000 đổi thành Đại học Từ Tế). Sau đó, chính phủ tiếp tục mở cửa cho phép thành lập học viện tư thục xã hội nhân văn nên Học viện quản lý Nam Hoa (chiêu sinh năm 1996, năm 1999 đổi thành Đại học Nam Hoa). Học viện xã hội nhân văn Huyền Trang (chiêu sinh năm 1997, năm 2004 đổi thành Đại học Huyền Trang ra đời). Năm 1998, Học viện xã hội nhân văn Pháp Cổ được thành lập cho đến Học viện xã hội nhân văn Phật Quang (chiêu sinh năm 2000, năm 2006 đổi thành Đại học Phật Quang) được thành lập tạo thành làn sóng xây dựng Đại học tư thục trong giới Phật Giáo.

Học viện nghiên cứu tu tập Tôn Giáo

Gần mấy chục năm nay tại Đài Loan có 130 cơ sở gồm: Phật học viện, Chủng viện, Viện thần học Tin Lành, Viện Nhất Quán đạo được Bộ Nội Chính Đài Loan cấp phép thành lập và chiêu sinh nhưng tất cả đều không được đưa vào hệ thống giáo dục thuộc bộ giáo dục quản lý và văn bằng cũng không được bộ giáo dục công nhận vì thuộc sự quản lý của Bộ Nội Chính. Do đó, đã tạo ra rất nhiều trở ngại cho sự phát triển giáo dục Tôn giáo tại Đài Loan (trừ hệ thống các đại học tư thục do tôn giáo lập thuộc bộ giáo dục quản lý thì hệ thống văn bằng đều được bộ giáo dục công nhận).

Một điều thay đổi to lớn là cuối năm 2000 tại hội nghị bàn về những vấn đề liên quan đến giáo dục Tôn giáo đã quyết định dưới những điều kiện nhất định sẽ chấp thuận cho học viện Phật Giáo, chủng viện Thiên Chúa giáo và viện thần học Tin Lành cùng một số cơ sở nghiên cứu tu tập tôn giáo trực thuộc hệ thống giáo dục Đại học. Tháng 3 năm 2004, viện lập pháp (Quốc hội) đã thông qua bộ luật trường tư thục. Điều 9 chấp thuận việc thành lập các khoa, viện nghiên cứu và học viện Tôn giáo với mục đích đa nguyên nghiên cứu về học thuật Tôn giáo. Hiện nay có 9 trường Đại học có các khoa, viện tôn giáo học là Đại học Phụ Nhân (1988), Đại học Chân Lý (1996), Đại học Huyền Trang (1997), Đại học Chính Trị (1999), Đại học Nam Hoa (2000), Đại học Từ Tế (2000), Đại học Trung Nguyên (2000), Đại học Đông Hải (2001), Đại học Phật Quang (2001) cho phép các trường tư thục hoặc các pháp nhân tôn giáo được thành lập các học viện nghiên cứu tu tập tôn giáo thuần nhất và cấp phát học vị tôn giáo làm nền tảng để bồi dưỡng đào tạo các chức sắc và nhân tài tôn giáo. Đồng thời cho phép các học sinh, sinh viên được quyền tham gia các nghi thức tôn giáo là y cứ cho việc mở các học phần và các chuyên ngành về tu tập. Nhờ vậy, việc giáo dục tôn giáo thuần nhất ở Đài Loan lại có được một bước ngoặt phát triển mới, có thể kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu học thuật và thực tiễn tu tập.

Học viên nghiên cứu tu tập Pháp Cổ, Học viện Phật Giáo Pháp Cổ

Năm 2006, Viện nghiên cứu Phật học Trung Hoa với 25 năm kinh nghiệm giảng dạy, với thành tích giao lưu hợp tác với 15 viện, trường trên thế giới và thành tích đào tạo hơn 10 vị sinh viên đạt học vị tiến sĩ đã là học viện đầu tiên gửi hồ sơ đến bộ giáo dục xin thành lập học viện nghiên cứu tu tập Pháp Cổ. Sau đó, theo nghị quyết của hội nghị đề án về phương pháp thành lập học viện nghiên cứu tu tập tôn giáo vào tháng 3 năm 2008 cho phép các khoa viện và học viện nghiên cứu tu tập tôn giáo, học vị và học trình có thể dùng tên gọi thường dùng của các khoa viện đã có mà không nhất thiết phải dùng cụm từ “nghiên cứu tu tập”. Nên ngày 18 tháng 8 năm 2008, Học viện đã đổi tên thành Học viện Phật Giáo Pháp Cổ để tiện trong danh xưng giao lưu quốc tế và trong tên viết tắt của học viện.

Trên phương diện nghiên cứu học thuật, từ đội ngũ giảng viên các bộ môn Phật học Ấn Độ, Phật học Trung Quốc và Phật học Tây Tạng dung hợp tinh hoa của Phật Giáo Hán truyền, Phật Giáo Nam truyền và Phật Giáo Tạng truyền mở ra kỉ nguyên mới cho việc nghiên cứu và tu tập trong Phật Giáo. Đồng thời mở rộng  và xây dựng học trình về công nghệ thông tin trong Phật học thành bộ môn công nghệ thông tin Phật học để bồi dưỡng nhân tài quản lý hệ thống tri thức và kinh điển Phật giáo kỹ thuật số. Đồng thời xem trọng việc bồi dưỡng ngữ văn Phật học tiếng Sanskrit , tiếng Ba-li, tiếng Tây Tạng , tăng cường ngoại ngữ Anh văn và  Nhật ngữ  xây dựng bộ môn phiên dịch kinh điển Phật giáo.

Trên phương diện thực tiễn tu tập, có thể kết hợp viện Phật học của đại học Tăng Già Pháp Cổ Sơn cùng với các thời khóa sang tối, thiền định và các khóa tu định kỳ của tằng đoàn  thành các thời khóa thường nhật để tu dưỡng việc thực tập trên phương diện tu tập . Đồng thời kết hợp các nguồn tài nguyên và cơ sở của tổ chức giáo dục Phật giáo thế giới Pháp Cổ Sơn để tiến hành việc thực tập tu thiền, lễ nghi và hoằng pháp trên phương diện lý luận và thực hành khảo sát sự diễn biến của lịch sử để thành lập và xây dựng các chương trình đào tạo phát triển việc nghiên cứu dung hợp với tu tập kết hợp giữa truyền thống và hiện đại tạo thành một tác phong học tập và nghiên cứu của Pháp Cổ .

Trong tương lai, Học viện Phật Giáo Pháp Cổ có thể kết hợp với Học viện xã hội nhân văn Pháp đang trong quá trình xây dựng để tạo thành một môi trường giáo dục và học tập đầy đủ tri thúc Phật Pháp và thế học giúp cho  sinh viên có thể hỗ trương trong việc chọn các học phần  vượt lĩnh vực và học hai văn bằng để đào tạo một đội ngũ nhân tài đầy đủ năng lực nghiên cứu tu tập Phật học và bản lĩnh chỉnh hợp tri thức khoa học tạo nên một đội ngũ nhân lực phục vụ xã hội với tinh thần tôn giáo hoàn bị. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/12/2010(Xem: 3774)
Dân số thế giới: 7 tỷ, trong đó, Á châu: 4 tỷ (Trung Quốc có 1.3 tỷ, Ấn Độ có 1.1 tỷ). Đạo Phật: 500 triệu tín đồ, đa số ở Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, và một phần của Nga. Việt Nam: dân số 84 triệu, Phật giáo 83% (70 triệu; gồm Bắc tông 78% và Nam tông 5%), Gia-tô giáo 7%, Cao Đài 2%, các đạo khác và vô tôn giáo 8%).
25/12/2010(Xem: 4679)
Lịch Sử Kết Tập Kinh Điển , Bình Anson minh họa bằng biểu đồ và hình ảnh
25/12/2010(Xem: 9640)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
24/12/2010(Xem: 6401)
Nếu ta dở bản đồ thế giới, ta sẽ thấy Á Châu chiếm một vùng đất mênh mông hình mặt trăng lưỡi liềm, hai đầu chỉa về hướng bắc, vòng trong đi theo duyên hải Biển Bắc Cực của xứ Scandinavia và Tây Bá Lợi Á. Vòng ngoài từ đông sang tây là bờ biển Thái Bình Dương Tây Bá Lợi Á qua Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, bán đảo lục địa Ấn Độ, Iran, Tiểu Tế Á đến Âu Châu. Giáp ranh vòng ngoài của mặt trăng lưỡi liềm ấy, tại nhiều nơi, nhưng đứng ngoài, ta thấy các nước Ả Rập, Phi Châu và Mỹ Châu.
15/11/2010(Xem: 7447)
Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, bắt đầu thời kì tự chủ tiến tới xây dựng nền độc lập cho nước ta. Tuy nhiên tinh thần độc lập của nước Việt không phải bắt đầu từ sau chiến thắng ấy, mà nó đã tồn tại trong suốt thời gian Bắc thuộc, được thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa của bà Trưng, bà Triệu cho đến Phùng Hưng, rõ ràng tinh thần quyết dành độc lập của dân Việt luôn được nuôi dưỡng, chắn chắn đó là đề tài luôn được người dân Việt bàn bạc sau lũy tre làng, trên những cánh đồng hay trong những câu chuyện đêm đêm bên bếp lửa. Tuy nhiên do chưa có một nhà nước để thống nhất các lực lượng, nên đã có nhiều nhóm hoạt động chứ không phải chỉ có phe nhóm của Ngô Quyền,
04/11/2010(Xem: 4369)
Vì có nhiều người thắc mắc việc Đạo Phật biến mất trên đất Ấn Độ, nơi nó đã ra đời và lớn mạnh đến tuyệt đỉnh. Do đó, chúng tôi xin dịch bài này của tác giả là một người Ấn Độ, cũng là một người trưởng thành trong xã hôị Ấn Độ Giáo, dưới quan điểm của một học giả hiện đại để cống hiến qúy vị.
22/10/2010(Xem: 7060)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếmđược nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cốnghiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinhhoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạttại các chùa không mấy liên quan với nhau.
20/10/2010(Xem: 3471)
Không phải ngẫu nhiên mà phong trào phục hưng Phật giáo tại Ấn Độ, như chúng ta đã thấy được đề xướng bởi một nhân vật Tích Lan (1) là đại đức Anagarika Dharmapala. (2) Sự liên quan chặt chẽ giữa Phật giáo với chủ nghĩa quốc gia Tích Lan phát sinh từ lịch sử chính trị và tinh thần đặc biệt của Tích Lan. Phật giáo đã có mặt ở Tích Lan từ triều đại A Dục Vương, (3) thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch. Vào lúc đó nhà vua đã đích thân gửi hoàng tử là Ngài Mahinda (4) sang vua Devanampiyatissa xứ Tích Lan (Lanka). Chẳng bao lâu, Phật giáo trở thành quốc giáo của vương quốc Lanka và tồn tại mãi đến khi người Anh chấm dứt vương quyền tại xứ này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]