Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02- Tâm Chơn như (Chơn tâm)

02/05/201316:36(Xem: 18658)
02- Tâm Chơn như (Chơn tâm)


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


KHOÁ X - XI

LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN

DỊCH NGHĨA VÀ LƯỢC GIẢI

--- o0o ---

Bài Thứ 2

1. Nói về Tâm Chơn như, có 2 nghĩa:

Thật không (như thật không)
Thật có (như thật bất không)

A. NÓI RÕ NGHĨA CHÁNH

CHÁNH VĂN

Cái tâm này (chúng sanh tâm) có hai phần: I. Tâm chơn như, II. Tâm sanh diệt. Hai tâm này không rời nhau và đều bao trùm tất cả pháp.

LƯỢC GIẢI

Chương này giải thích tâm chúng sanh là pháp Đại thừa. Pháp Đại thừa có hia phần: Chơn như và Sanh diệt. Chơn như là "thể" rộng lớn của tâm; Sanh diệt là "Tướng" và "Dụng" rộng lớn của tâm. Phải phân chia làm hai phương diện như vậy, mới rõ được Thể, Tướng và Dụng của tâm.

Nếu đứng về "Thể chơn như", thì suy nghĩ không trúng, luận bàn chẳng nhầm, lìa các văn tự, ly tất cả tướng; như thế làm sao có các pháp sai biệt được. Bởi thế nên phải nói đến Tướng và Dụng là "môn sanh diệt" mới rõ được hành tướng sai biệt của "Tâm chúng sinh".

Chơn như là "Thể", còn Sanh diệt là "Tướng" và "Dụng". Tướng và Dụng không rời Thể, Thể không rời Tướng và Dụng; cũng như nước không rời sóng, sóng không rời nước. Bởi Thể, Tướng và Dụng không rời nhau, nên mỗi một phần đều bao hàm được tất cả pháp.

Vì Thể và Dụng không rời nhau, nên đứng về phần Chơn như mà luận, thì tuy "thanh tịnh bất biến", mà vẫn tuỳ duyên sanh diệt; còn đứng về phần Sanh diệt mà xem, thì tuy "tuỳ duyên sai biệt" mà vẫn nhưnhư bất biến.

***

I. Tâm chơn như

CHÁNH VĂN

Tâm Chơn như là cái tâm tánh bất sanh bất diệt. Thể và Tướng nó to lớn bao trùm tất cả các pháp (nhứt pháp giới đại tổng tướng pháp môn thể).

Sở dĩ các pháp sai khác là do vọng niệm; nếu rời vọng niệm thì không còn các cảnh tướng sai khác. Bởi thế nên tất cả pháp từ hồi nào đến giờ, không thể dùng danh tự để kêu gọi, không thể dùng lời nói luận bàn, không thể dùng tâm suy nghĩ được, không có biến đổi và cũng không phá hoại vì nó rốt ráo bình đẳng, chỉ có một "Tâm Chơn như" mà thôi.

LƯỢC GIẢI

Tâm Chơn như này, tánh không sanh diệt và bao trùm tất cả nhơn quả, thánh phàm, y báo chánh báo ...Bởi thế nên nguyên văn chữ Hán gọi là "nhứt pháp giới đại tổng tướng pháp môn thể".

Vì vọng niệm nên thấy có tất cả các pháp sai khác; cũng như vì mắt nhặm nên thấy có hoa đốm giữa hư không. Nếu như lìa vọng nirệm rồi, thì không có tất cả cảnh giới sai khác sai khác, mà chỉ còn một "Tâm Chơn như"; cũng như mắt hết nhặm thì chỉ còn hư không một màu trong tịnh.

Bởi tất cả pháp là "Tâm Chơn như", nên không thể phá hoại, không thể dùng lời nói luận bàn, không thể dùng danh tự để kêu gọi và cũng không thể dùng tâm suy nghĩ được. Từ hồi nào đến giờ, nó rốt ráo bình đẳng, không có sai khác. Bởi thế nên trong Khế kinh chép:

"Thị pháp trụ pháp vị

Thế gian tướng thường trụ"

Nghỉa là: Pháp nào vẫn an trụ địa vị của pháp nầy; tướng thế gian là tướng thường trụ.

GIẢI DANH TỪ

Tâm Chơn như: Vì tâm này không hư ngụy, nên gọi là "Chơn", không bị thời gian thay đổi, không gian chuyển dời, từ hồi nào đến giớ nó vẫn như thế, nên gọi là "Như". Tâm Chơn như cũng gọi là "Chơn tâm" hay "Viên giác".

Nhứt pháp giới đại tổng tướng pháp môn thể: Câu này nghĩa lý rất sâu rộng, xin giải sơ lược: Tâm Chơn như là Thể chung của "Nhứt pháp giới"._Chữ "Nhứt" là chỉ cho sự bình đẳng bất nhị, thuộc về lời nói ngăn chấp, chớ không phải lời nói tiêu biểu. _Chữ "Giới" là chỉ cho "tâm Chơn như" này, nó là "nhơn" là "giống" là "bản năng" sanh ra tất cả các pháp, nên gọi là "nhứt pháp giới". Nhứt pháp giới là toàn tánh của vũ trụ. Ở nơi nhứt pháp giới này, có thể phân ra tổng tướng (thể) và biệt tướng (muôn pháp sai khác).

Tâm Chơn như là "Tổng tướng" (tướng chung) của tất cả pháp; vì thể tánh nó bình đẳng song cũng tóm thâu tất cả tướng, nên gọi là "Đại".

Chữ "Pháp" nghĩa là:"giữ gìn tự tánh và làm cho người hiểu biết". Chữ "môn" là nghĩa ra vào thông suốt. Tất cả chúng sanh có thể do pháp môn này tu hành, đến được mục đích cứu cánh; nếu rời "Đại tổng tướng pháp môn" này, thì không thể đạt đến quả vị Phật. Nói tóm lại: 

Nhứt pháp giới là "Thể" của tâm Chơn như.

Đại tổng tướng là "Tướng" của tâm Chơn như.

Pháp môn là "Dụng" của tâm Chơn như.

CHÁNH VĂN

Tất cả những lời nói, đều do vọng niệm phân biệt mà sanh, chỉ do giả danh chớ không thật thể . Cho đến danh từ Chơn như cũng không thực; chẳng qua là một danh từ túng cùng của lời nói, dùng để trừ bỏ các danh từ khác (vọng) mà thôi (nhơn ngôn khiển ngôn). Song cái "Thể" của Chơn như không thể trừ bỏ và cũng không thể dựng lập. Phải biết: Tất cả các pháp cũng không thể trừ bỏ vì đều là "Chơn" vậy, và cũng không thể dựng lập, vì đều là "Như" vậy. Bởi tất cả các pháp đều là Chơn như, nên không thể nói bàn và suy nghĩ được. 

LƯỢC GIẢI

Tất cả những lời nói phô, đều do vọng niệm phân biệt; danh từ chỉ là hư giả, chớ không có thật thể. Cho đến cái danh từ Chơn như cũng là hư giả mà thôi. Danh từ Chơn như hay Phật là danh từ túng cùng trong các danh từ tạm đặt ra như thế để trừ các danh từ vọng nhiễm của thế gian. Cũng như ông thầy giáo, tạm dùng tiến gõ bảng để trừ tiếng ồn của học sinh (dĩ ngôn diệt ngôn). Đến khi tiếng ồn của học sinh hết, thì tiếng gõ bảng của thầy giáo cũng không còn. Cũng như khi vọng mất, chúng sanh hết, thì Chơn như hay Phật cũng chẳng còn.

Song, chỉ bỏ cái danh từ (Chơn như) hư giả, chớ thể tánh chơn như thì không thể bỏ hay lấy. Cho đến các pháp cũng không thể bỏ và lấy được. Vì các pháp đều là "Chơn", nên không thể bỏ, và "Như" nên không thể lấy. Bởi các pháp đều chơn như, nên không thể dùng lời nói luận bàn hay tâm suy nghĩ đền được.

Tóm lại, vì vọng niệm phân biệt, nên thấy có các pháp sai biệt. Nếu vọng niệm phân biệt hết, thì tất cả các pháp không còn những tướng sai biệt, mà đều là Chơn như. Bởi các pháp đều là chơn như, nên nói năng không trúng, suy nghĩ chẳng nhầm và cũng không thể lấy hay bỏ được.

CHÁNH VĂN

Hỏi: _Nếu "Chơn như", mà không thể dùng lời nói luận bàn hay tâm suy nghĩ, thì chúng sanh làm sao tuỳ thuận và ngộ nhận được?

Đáp:_ Nếu người nào biết tất cả pháp, tuy có nói bàn, mà không có "năng nói" và "sở nói"; tuy có suy nghĩ, mà không có "năng suy nghĩ" và sở "suy nghĩ", thì người ấy được tuỳ thuận Chơn như.

Còn người nào lìa các niệm (vọng niệm) thì người đó được nhập Chơn như.

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Luận chủ lập lời vấn đáp, để giải thích sự nghi ngờ của độc giả.

Hỏi: _ Nếu Chơn như mà không thể dùng lời nói luận bàn và tâm suy nghĩ được thì, chúng sanh làm sao tuỳ thuận và ngộ nhập Chơn như?

Đáp:_ Nếu người nào biết tất cả pháp, tuy có nói năng suy nghĩ, mà không chấp nơi nói năng suy nghĩ, thì người đó được tuỳ thuận Chơn như. Tiến lên một từng nữa, nếu người nào lìa các vọng niệm, thì người ấy nhập được Chơn như. Nghĩa là "Vọng" hết, thì "Chơn" hiện. Đoạn này đồng một ý nghĩa với bốn chữ "bất tuỳ phân biệt" trong Kinh Lăng Nghiêm.

CHÁNH VĂN

Lại nữa, nếu căn cứ trên danh từ (ngôn thuyết) mà phân biệt, thì chữ Nhơn như có 2 nghĩa:

1.THẬT KHÔNG (như thật không), tức là chỉ nói đến cái thể tánh rốt ráo chơn thật của Chơn như. Nghĩa là: từ hồi nào đến giờ, Chơn như không có các tâm niệm hư vọng, không có tất cả các tướng sai biệt, nói chung là thật không có các pháp tạp nhiễm.

Phải biết: Chơn như phi tướng "có ", phi tướng "không"; phi tướng "chẳng phải có", phi tướng "chẳng phải không"; phi tướng "cũng có và cũng không"; phi tướng "một", phi tướng "khác"; phi tướng "chẳng phải một, chẳng phải khác"; phi tướng "cũng một cũng khác".

Nói tóm lại, vì chơn như không có tất cả các vọng niệm phân biệt của chúng sanh, nên gọi rằng "thật không". Nếu khi vọng tâm phân biệt hết rồi thì cũng không còn cái gì gọi là"không" nữa.

LƯỢC GIẢI

Đứng về phương diện lý tánh tuyệt đối, thì Chơn như không thể kêu gọi là gì được (ly danh tự tướng), không thể dùng lời nói luận bàn (ly ngôn thuyết tướng) và cũng không thể dùng tâm suy nghĩ được (ly tâm duyên tướng). Song, nếu căn cứ trên văn tự lời nói mà luận, thì Chơn như có hai nghĩa: 1. Thật không và 2. Thật có.

Đoạn này nói về nghĩa"thật không" (ly nhứt thế tướng), tức là chỉ cho cái "thể Chơn như", từ hồi nào đến giờ, nó không có các vọng niệm, không có các nhiễm pháp và không có các tướng sai khác. Nó phi tất cả các tướng: Có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, cho đến phi tướng đồng, tướng dị và tướng không đồng không dị...

Nói tóm lại là nó không có tất cả vọng niệm phân biệt của chúng sanh, và khi rời các vọng niệm rồi, thì cái gọi là "không" đó cũng không còn.

CHÁNH VĂN

2. THẬT CÓ(như thật bất không)

tự thể Chơn như, thật có đủ công đức vô lậu (tức nhứt thế pháp). Bởi Chơn như không có các vọng, nên tức là Chơn tâm. Cái Chơn tâm này thường còn không biến đổi và đầy đủ các pháp thanh tịnh; nên nói "thật có"(bất không).

Nhưng cái cảnh giới "thật có" này, cũng không có hình tướng gì để nắm lấy được, vì nó lìa cá vọng niệm, nên chỉ có người tu chứng mới biết được mà thôi.

LƯỢC GIẢI

Trong đoạn này nói: Chơn như có hai nghĩa, tức là ý nói Chơn như có hai thứ. _ Đoạn trên nói về phương diện "thể tánh" của Chơn như, thì không có các vọng niệm, không có các pháp nhiễm ô, tức là "ly nhứt thế tướng", nên nói "thật không".

Đoạn này nói về phương diện "tướng dụng" của Chơn như, thì đầy đủ vô lượng hằng sa công đức, thế là "tức nhứt thế pháp", nên nói "thật có". Nhưng cảnh giới "thật có" này, không có hình tướng gì để chỉ bày ra được, vì đã lìa các vọng niệm phân biệt, nên chỉ có người chứng ngộ mới biết được thôi.

---*^*---



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2023(Xem: 2488)
Được thành lập vào thế kỷ thứ 8, việc xây dựng bắt đầu vào năm 742, Thạch Quật Am (석굴암, nghĩa là Am hang đá) là một Cổ Am và một phần của phức hợp Phật Quốc Tự. Nó nằm cách bốn km về phía đông của ngôi đại già lam cổ tự trên núi Tohamsan, ở Gyeongju, Hàn Quốc, gian chính hình tròn thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao 3,5m với tư thế Xúc địa thủ ấn (Bhumistarsa Mudra),
01/10/2023(Xem: 2572)
Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học trong đó có Ngài Khánh Hòa có liên đoàn Học Xã ra đời tức là hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành lập năm 1934 ở tại Bến Tre. Hội này quý Thầy giảng dạy cho chư Tăng, chư Ni cũng có những học đường, bắt đầu thỉnh Đại Tạng Kinh ở bên Trung Quốc về bây giờ chúng ta căn cứ theo Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Tại sao gọi là Đại Chánh? Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh có tất cả 100 tập. Từ tập 1 tới 65 có Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và những bộ kinh thuộc về Mật Tạng, Hòa Thượng Tịnh Hạnh cũng đã cho dịch ra thành 187 tập. Từ tập 188 cho đến tập thứ 202 nay mai sẽ được xuất bản. Riêng Thanh Văn Tạng nó có tính cách Hàn Lâm. Trong thời gian qua HT Tuệ Sỹ đã cho dịch thành Thanh Văn Tạng rồi trong tương lai sẽ có Bồ Tát Tạng, tiếp theo nữa sẽ là Mật Tạng.
04/07/2023(Xem: 3804)
Hôm nay ngày 22.6.2023. Trước đây thầy Hạnh Tấn làm Thư ký ở trong ban Hoằng Pháp của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Chỗ này tôi xin xác định một chút cho Quý Vị rõ về hai cơ cấu, hai vai trò không phải là một. Ôn Tâm Huệ là trưởng ban truyền bá giáo lý Âu Châu; Thầy Hạnh Tấn làm thư ký cho ban truyền bá giáo lý Âu châu thuộc về Hội Đồng Hoằng Pháp của giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Khi mà ôn Tuệ Sỹ thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp vào năm 2021
03/05/2023(Xem: 128313)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
03/04/2023(Xem: 7077)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan được thành lập năm 1999 tại Sydney với nhiệm kỳ 4 năm sinh hoạt Phật Sự. Đến nay đã trải qua hơn 20 năm thăng trầm hành hoạt với 6 kỳ Đại Hội trước đây, lần lượt được tổ chức tại: Chùa Pháp Bảo (1999), Chùa Pháp Quang (2003), Chùa Phổ Quang (2007), Chùa Pháp Hoa (2011), Tu Viện Quảng Đức (2015 và 2019). Và mới đây, Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 7 được tổ chức tại Chùa Thiên Ấn, vùng Canley Vale, tiểu bang New South Wales, từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 6 năm 2022.
18/02/2023(Xem: 4436)
Tôi nghĩ là người Phật tử, ai cũng muốn một lần được đến Ấn Độ để chiêm bái Phật tích, những Phật tích quan trong là nơi đức Phật Đản sinh, đức Phật Thành đạo, đức Phật chuyển Pháp luân và đức Phật nhập Niết Bàn. Bốn nơi đó thường được gọi là Tứ động tâm, nghĩa là 4 nơi thường làm cho người Phật tử xúc động, khi chiêm bái khi tưởng nhớ đến đức Thế Tôn. Chừng 10 năm trước, Đại đức Thích Minh Hiển từng du học ở Ấn Độ, tổ chức đi chiêm bái Phật tích, chúng tôi ghi danh đóng tiền tham gia, nhưng giờ chót, chúng tôi quyết định không đi, lần khác Đại đức Thích Hạnh Lý, trụ trì chùa Từ Ân, thành phố Louisville, Kentucky tổ chức đi chiêm bái Phật tích có thông báo cho chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng không tham gia được.
06/01/2023(Xem: 4292)
Tôi quyết định đi theo đoàn hành hương do chùa Vạn Hạnh ở Nantes tổ chức từ cuối tháng 9, 2010. Làm các thủ tục vé máy bay, passport và visas xong xuôi từ cuối tháng mười. (Các bạn nên nhớ rằng passport của bạn phải còn có giá trị tối thiểu 3 tháng sau ngày rời Ấn Độ trở về. Nếu bạn rời Ấn Độ ngày 01/01/2011, thì passport của bạn phải còn giá trị tối thiểu là đến 01/04/2011. Visas vào ra Ấn Độ, phải là “Double entries”). Xong xuôi tất cả, tôi phủi tay tự nhủ, bây giờ thì chỉ còn chờ ngày đi mà thôi, và tôi vui thú thở ra nhẹ nhỏm trong người.
07/11/2022(Xem: 5162)
Tình tự quê hương như là chất liệu để nuôi sống đời mình, nên Hòa Thượng Tuệ Sỹ chỉ ở đó mà không đi đâu hết. Sinh ra giữa lòng đất Mẹ, chắc một ngày mai kia có chết, thì chết trong giữa lòng đất mẹ ấy, mà đã không ra đi như bao người đã ra đi. Có lẽ sinh ra nơi nào thì chết ở nơi đó. Đây là cái khí khái của bậc Đại Sỹ. Dù quê hương có đọa đầy mưa nắng, thì cũng nguyện là người làm mưa nắng để vun xới cho quê hương được tươi mát.
13/03/2022(Xem: 19264)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567