Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài Thứ 2. Phật Dạy Chân Tâm Phi Tất Cả Tướng

27/04/201311:00(Xem: 16945)
Bài Thứ 2. Phật Dạy Chân Tâm Phi Tất Cả Tướng


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


Mục Lục Khóa Thứ bảy

Triết Lý Ðạo Phật hay là
Ðại Cương Kinh Lăng Nghiêm
(tiếp theo)




--- o0o ---

Bài thứ hai

I08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000D0000005F00520065006600310034003300360034003600310032000000. Phật dạy: chơn tâm phi tất cả tướng08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000D0000005F00520065006600310034003300360034003600330036000000

II.Phật dạy: chơn tâm tức là tất cả Pháp08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000D0000005F00520065006600310034003300360035003600340030000000

III. Ðến một từng nữa là chơn tâm không thể nói “phi” và “tức”08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000D0000005F00520065006600310034003300360035003600350036000000

IV. Phật lấy cây đờn để tỷ dụ08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000D0000005F00520065006600310034003300360035003600370031000000

V. Ông Phú Lâu Na hỏi Phật: chơn tâm nhơn đâu có vọng08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000D0000005F00520065006600310034003300360035003600390031000000

VI. Phật dạy: đã là vọng thì không có sở nhơn, như ông Diễn Nhã Ðạt Ða08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000D0000005F00520065006600310034003300360035003700300034000000

VII. Nếu các “vọng duyên” dứt, tâm “cuồng vọng” tiêu thì chơn tâm hiện bày08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000D0000005F00520065006600310034003300360035003700310038000000

VIII. A Nan nghi “tâm bồ đề” do nhơn duyên sanh08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000D0000005F00520065006600310034003300360035003700330031000000

IX. Phật định nghĩa chữ nhân duyên tự nhiên và bác08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000D0000005F00520065006600310034003300360035003700340036000000

X. Pht pháchp nhân duyên đểdn vào “vôcông dng”08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000D0000005F00520065006600310034003300360035003700360030000000

XI. Pht pháchp tnhiên đểthành vôhílun08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000D0000005F00520065006600310034003300360035003700360039000000

XII. Pht quông A Nan hc nhiu không tu, thìchng cóli ích gì08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000D0000005F00520065006600310034003300360035003700370038000000

XIII. So sánh đểkhuyến khích tu hành08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000D0000005F00520065006600310034003300360036003000390032000000

I.Phật dạy: chơn tâm phi tất cả tướng

Phật dạy: Chơn tâm này phi tâm (thức)phi đất, nước, gió, lửa và phi hư không.

(Ðoạn này nói: Chơn tâm phi ngũ uẩn.

Thọ, tưởng, hành, thức thuộc về tâm;

còn đất, nước, gió, lửa thuộc về sắc.)

Nó phi nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý; phi sắc, thinh, hương, vị, xú, pháp; phi nhãn giới cho đến phi thức giới.

(Ðoạn này nói: Chơn tâm phi lục nhập, thập nhị xứ và thập bát giới. Nó phi ấm, giới, nhập tức là nói phi cảnh giới lục phàm)

Chơn tâm phi minh vô minh và minh vô minh tận, cho đến phi lão tử và phi lão tử tận.

(Ðoạn này nói: phi 12 nhơn duyên, cả lưu chuyển và hoàn diệt là cảnh giới của Duyên giác)

Phi khổ, tập, diệt, đạo; phi trí và phi đắc.

(Ðoạn này nói: phi tứ đế là cảnh giới của Thinh văn)

Phi bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định và trí huệ.

(Ðoạn này nói: phi lục độ là cảnh giới của Bồ tát).

Cho đến phi Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri... (mười hiệu)phi Ðại Niết Bàn và phi bốn đức của Niết Bàn: thường, lạc, ngã, tịnh.

(Ðoạn này nói: phi cảnh giới Phật. Từ Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát và Phật gọi là tứ thánh).

Tóm lại, chơn tâm phi tất cả các pháp thế gian (6 cõi phàm)và xuất thế gian (4 quả thánh)vậy.

LƯỢC GIẢI

Ðã là chơn tâm thì không còn vọng. Vì không còn vọng nên không có đối đãi: ngộ mê, thánh phàm, chúng sanh và Phật, hữu vi hay vô vi v.v... vì nó tuyệt tánh, ly tướng.

*

II. Phật dạy: chơn tâm tức là tất cả Pháp

Phật dạy: Chơn tâm này, cũng tức tất cả pháp; tức là tâm; tức là đất, nước, gió, lửa và hư không; tức là nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý; tức là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; tức là nhãn thức giới cho đến ý thức giới; tức Tứ đế; tức Thập nhĩ nhân duyên; tức là Lục độ; tức là Phật và bốn đức Niết bàn. Nói tóm lại, chơn tâm tức là tất cả pháp thế gian và xuất thế gian.

LƯỢC GIẢI

Tâm đã sanh ra tất cả pháp, thì tâm là tất cả pháp. Cũng như bột đã làm ra các thứ bánh, thì bột đó tức là bánh.

III.Ðến một từng nữa là chơn tâm không thể nói “phi” và “tức”

Phú Lâu Na, cái chơn tâm này lại rời tất cả “tức” và “phi”, mà cũng là “tức” và “phi tức”.

Chơn tâm như thế, thì từ kẻ phàm phu cho đến các vị thánh: Thinh văn, Duyên giác, làm sao lấy tâm trí suy nghĩ cho đến đạo vô thượng bồ đề của Như lai, hay dùng lời nói luận bàn của thế gian mà ngộ nhập chỗ tri kiến của Phật cho được?

LƯỢC GIẢI

Ðây là chỗ tuyệt đối, không thể nói năng, suy nghĩ và kêu gọi là gì được. Túng cùng chỉ gọi “Chơn tâm” thôi. Bởi thế nên Phật đóng cửa thất tại nước Ma Kiệt; ông Duy Ma ngậm miệng ở thành Tỳ Gia, cũng vì lý đạo quá cao siêu và nhiệm mầu, nên không thể nói ra được vậy.

IV.Phật lấy cây đờn để tỷ dụ

Tỷ dụ như cây đờn cầm hay đờn tỳ bà v.v... tuy sẵn có tiếng hay, nhưng phải nhờ ngón tay hay của người biết khảy (nhạc sĩ)mới có thể phát ra tiếng hay được.

LƯỢC GIẢI

Thí dụ này rõ ràng và thật tế lắm. Người đờn hay khảy ra tiếng hay, người đờn vừa khảy ra tiếng vừa, người đờn dở khảy tiếng dở, song đều có tiếng cả. Dụ như chơn tâm của chúng ta tùy duyên biến hiện các pháp; nếu khéo dùng thì hiện ra Phật, còn vừa vừa thì thành Bồ tát, Thinh văn, vụng lắm thì thành tam đồ lục đạo, đều có biến hiện cả.

*

Ta cùng với các ông cũng đồng một bản thể chơn tâm thanh tịnh này và viên mãn khắp giáp tất cả. Song ta làm việc gì và lúc nào cũng đều chơn cả. Còn các ông tâm vừa móng lên, thì phiền não trần lao đã khởi trước.

Bởi các ông không siêng năng cầu đạo vô thượng, chỉ ưa mến quả Tiểu thừa, mới vừa chứng được chút ít lại cho là đầy đủ.

V.Ông Phú Lâu Na hỏi Phật: chơn tâm nhơn đâu có vọng

Ông Phú Lâu Na thưa: Bạch Thế tôn, con cùng với Phật đã đồng một chơn – tâm viên mãn không khác. Nhưng con bị vọng tưởng từ vô thỉ, nên nhiều kiếp phải chịu sanh tử luân hồi, nay tuy chứng đặng quả Thánh, mà chưa cứu cánh (còn ở về Tiểu thừa).

Còn đức Thế Tôn thì tất cả các vọng đã hoàn toàn diệt, Ngài đã chứng chơn tâm thường trụ rồi, được tự tại giải thoát. Vậy con xin kín hỏi đức Thế tôn: Tất cả chúng sanh vì sao có vọng, tự che lấy chơn tâm mà phải chịu trầm luân?

VI.Phật dạy: đã là vọng thì không có sở nhơn, như ông Diễn Nhã Ðạt Ða

Phật dạy: Này Phú Lâu Na, ông tuy trừ nghi, mà các mê lầm chưa hết. Tôi nay dùng việc thật tế và hiện tiền trong thế gian để chỉ dạy ông: vừa rồi đây, ông có nghe câu chuyện chàng Diễn Nhã Ðạt Ða tại thành Thất la không? Một buổi sáng nọ chàng lấy gương soi mặt, thấy cái đầu trong gương (bóng)có mặt mày đáng thương. Chàng trở lại giận trách “cái đầu thiệt của mình đây sao không thấy được mặt mày của mình; hay là ma quỷ?”. Rồi bỗng nhiên chàng nổi cuồng vùng chạy... Theo ý ông, người này nhơn cái gì mà bỗng nhiên nổi cuồng vụt chạy?

Ông Phú Lâu Na thưa: Người ấy tự tâm họ cuồng, chớ không có nhơn cái chi cả.

Phật dạy: Cũng vậy đó, ông Phú Lâu Na. Ðã nói là “vọng” thì đâu có sở nhơn, còn có sở nhơn thì không phải là vọng. Các vọng tưởng tự nó nhơn nhau liên tiếp phát sanh; từ đời này đã mê rồi chất chứa thêm cái mê, cho đến nhiều kiếp. Ta đã nhiều lần chỉ dạy, mà các ông hãy còn chưa ngộ trở lại.

Này Phú Lâu Na, cái “mê” như vậy đó, nhơn mê tự có? Nếu người biết được cái “mê” ấy không nguyên nhân, thì cái “mê vọng” đó không còn gá nương vào đâu nữa. Lúc bấy giờ dầu muốn cho nó sanh còn không thể được, huống chi muốn diệt.

Các ông nên biết: người đặng đạo Bồ đề rồi (ngộ chơn tâm), cũng như người thức giấc mộng, mà muốn nói lại việc chiêm bao; mặc dầu trong tâm nhớ biết rõ ràng, nhưng không làm sao chỉ các vật trong chiêm bao ra được, vì nó không thật có, vả lại nó cũng không có nguyên nhân nữa. Cũng như chàng Diễn Nhã Ðạt Ða, tự sợ cái đầu của mình, rồi nổi cuồng vụt chạy, chớ không có sở nhơn gì cả.

Nếu cái “cuồng” kia thoạt nhiên hết, thì cái “đầu” vẫn y nguyên. Dù cho khi chưa hết cuồng thì cấi đầu ấy cũng không mất. Này Phú Lâu Na, các “mê vọng” như vậy đó, chớ có nhơn cái gì đâu!

LƯỢC GIẢI

Cái đầu là dụ cho “chơn tâm”. Tự nổi cuồng là dụ cho các “vọng tưởng” tự sanh. Hết cuồng rồi thì cái đầu vẫn y nguyên, dầu đương cuồng cái đầu cũng không mất, là dụ cho ngộ rồi thì chơn tâm tự hiện, dầu chưa ngộ, chơn tâm cũng không mất.

VII.Nếu các “vọng duyên” dứt, tâm “cuồng vọng” tiêu thì chơn tâm hiện bày

Này Phú Lâu Na, các ông khi đối với trần cảnh (thế giới, chúng sanh, nghiệp quả)chỉ đừng có khởi vọng niệm phân biệt, thì tham, sân, si (ba duyên)không khởi. Ba duyên không khởi, thời ba nhơn sát, đạo, dâm chẳng sanh. Lúc bấy giờ anh khùng Diễn Nhã Ðạt Ða (mê)ở trong tâm các ông tự hết, mà hết tức là Bồ đề (sáng suốt). Khi ấy chơn tâm của ông thanh tịnh sáng suốt tự hiện bày, khắp cả pháp giới, không cần phải cực nhọc khó khăn tu chứng, hay xin cầu nơi ai cả.

LƯỢC GIẢI

Bởi đối cảnh khởi tâm phân biệt, nên sanh ra tham, sân, si. Vì tham, sân, si mới có sát, đạo, dâm. Do sát, đạo, dâm nên phải chịu sanh tử luân hồi.

Tỷ dụ như người khi đối với nữ sắc v.v... chỉ thấy qua không khởi vọng niệm phân biệt thì chẳng có hại chi. Ðến lúc khởi tâm phân biệt đây là xấu, thì tâm ghét giận nổi lên. Còn phân biệt kia đẹp thì tâm tham muốn sanh ra. Tham, sân đã sanh thì si cũng theo đó mà khởi.

Còn khi đối cảnh, ma tâm không khởi phân biệt thời vọng niệm chẳng sanh, vọng niệm không sanh thì chơn tâm tự hiện.

Thật là một pháp tu trực chỉ mau thành Phật nhứt, mà cũng là khó nhất. Chúng ta suốt đời chỉ tu theo bốn chữ Phật dạy: “Bất tùy phân biệt” (đối cảnh không khởi phân biệt) cũng chưa chắc đã tu xong

*

Tỷ dụ cùng tử, trong túi áo có sẵn hột châu như ý, nhưng không hay biết, nên chịu nghèo hèn vất vả phải đi làm thuê mướn ở các phương xa, kiếm ăn qua ngày tháng, song hột châu ấy không mất. Ðến khi gặp người tri thức (quen)chi cho biết “Anh đã sẵn có hột châu vô giá trong túi áo kia”. Lúc bấy giờ anh muốn gì được nấy, giàu có vô cùng. Chừng ấy anh mới hối ngộ rằng: hột thần châu này chính mình đã sẵn có, không phải do nơi người mà được.

LƯỢC GIẢI

Lời tỷ dụ này rất hay, Phật chỉ rõ chúng sanh đều sẵn có Phật tánh (chơn tâm). Nhưng vì không ngộ, nên phải nhiều kiếp làm chúng sanh khổ sở, mà Phật tánh thì vẫn không mất. Ðến khi ngộ được chơn tâm, chứng thành quả Phật, phước trí đầy đủ rồi mới biết rằng: chơn tâm này chính mình sẵn có, không phải do nơi người mà được.

*

VIII. A Nan nghi “tâm bồ đề” do nhơn duyên sanh

Khiđó A Nan đứng dậy lạy Phật, chắp tay bạch rằng: - Ðức Thế Tôn nói: “Ba duyên tham, sân, si đứt rồi, thời ba nhơn sát, đạo, dâm không sanh. Lúc bấy giờ anh khùng Diễn Nhã Ðạt Ða trong tâm ông tự hết, mà hết tức là Bồ đề, không phải do nơi người mà đặng”.

- Bạch Thế tôn, như thế thì tâm Bồ đề rõ ràng là do nhân duyên sanh rồi. Tại sao đức Như Lai lại bác thuyết nhơn duyên sanh?

Không những riêng chúng con là hàng Thinh văn tuổi trẻ hữu học, do nhơn duyên mà tâm được khai ngộ; chính như trong hội này, những vị đã đặng vô lậu, như ông Ðại Mục Kiền Liên, ông Xá Lợi Phất và ông Tu Bồ Ðề từ dòng Phạm chí ngoại đạo, cũng do nghe Phật nói nhân duyên, mà tâm được khai ngộ.

Nay Phật nói: “Tâm Bồ đề không từ nơi nhơn duyên sanh”. Như thế thì chúng ngoại đạo Câu Xá Ly kia nói về thuyết “tự nhiên” cũng thành đúng lý hay sao? Xin Phật duỗi lòng đại bi, vạch mở chỗ mê mờ cho chúng con.

LƯỢC GIẢI

Ông A Nan trước đã nghi nhân duyên và tự nhiên, đều bị Phật phá rồi, nay ông lại còn nghi nhân duyên và tự nhiên nữa. Bởi vì lưới nghi chồng chập nhiều đời, vả lại hàng Thinh văn pháp chấp khó trừ. Cũng như cây chuối, lột được bẹ này, lại bày ra bẹ khác. Lột cho hết bẹ thì lõm chuối mới bày. Phá nghi cho hết, thì “chơn tâm” mới hiện.

*

IX. Phật định nghĩa chữ nhân duyên tự nhiên và bác

Phật dạy rằng: Này A Nan, như chàng Diễn Nhã Ðạt Ða kia, vì nhân duyên soi gương, cho nên chàng mới sanh ra cuồng. Ðến khi hết cuồng thì tánh không cuồng (tỉnh)tự nhiên sanh ra; có phải cái lý nhân duyên và tự nhiên cùng tột như thế chăng?

Này A Nan, chàng Diễn Nhã Ðạt Ða kia, nếu cái đầu của chàng đã là tự nhiên, thì lúc nào cũng vẫn tự nhiên, vậy do nhân duyên gì nổi cuồng sợ chạy?

Nếu cái đầu là tự nhiên, vì nhơn duyên soi gương cho nên mới cuồng, vậy cái đầu cũng vẫn tự nhiên, sao chẳng vì nhân duyên soi gương mà mất đi. Phải biết: cái đầu vẫn không biến đổi hay mất đi, còn “cuồng sợ” tự nó vọng sanh. Vậy thì cần gì phải có nhân duyên soi gương mới sanh ra cuồng?

LƯỢC GIẢI

Ðoạn này đại ý nói: Nếu nói “chơn tâm tự nhiên” thì lúc nào cũng vẫn tự nhiên, vậy do nhân duyên gì mà nổi vọng. Nếu nói “có nhân duyên nên nổi vọng” sao chẳng do nhân duyên mà chơn tâm kia mất. Vậy thì biết, chơn tâm không biến đổi cái “cuồng vọng” tự nó vọng sanh, không cần gì phải có nhân duyên.

*

- Còn nói “cái cuồng đó tự nhiên sẵn có”, vậy thì khi chưa cuồng nó núp ở chỗ nào?

Cái đầu đã tự nhiên không có cuồng vọng, vậy vì sao nổi cuồng vụt chạy?

Nếu như người ngộ được “cái đầu mình sẵn có”, biết được cái “cuồng” tự nó vọng sanh, thì thuyết nhân duyên và tự nhiên đều là nói chơi cả.

X. Phật phá chấp nhân duyên để dẫn vào “vô công dụng”

- Thế nên Ta nói: “Ba duyên: tham, sân, si đoạn hết, tức là tâm Bồ đề”. Nếu cái “vọng tâm sanh diệt kia diệt, mà tâm Bồ đề sanh”, như thế cũng còn ở trong vòng sanh diệt. Phải diệt và sanh đều hết, mới được vô công dụng đạo (chỗ cứu cánh).

LƯỢC GIẢI

Ðoạn này Phật phá chấp nhân duyên để dẫn nhập đạo vô công dụng.

*

XI. Phật phá chấp tự nhiên để thành vô hí luận

- Nếu ông chấp “vọng tâm sanh diệt kia diệt rồi, thì tâm Bồ đề tự nhiên sanh”; như thế cũng còn ở trong vòng sanh diệt, chưa phải thật là tự nhiên. Phải không còn sanh và diệt, mới thật là tự nhiên.

Ông nên hiểu thêm: không phải tự nhiên sanh, không phải nhân duyên hòa hiệp khởi; ly (rời)cả tự nhiên và nhân duyên hòa hiệp, mà cái “ly” đó cũng không còn nữa, như thế mới phải là chỗ rốt ráo (vô hí luận).

LƯỢC GIẢI

Ðoạn này là Phật chỉ đến chỗ cứu cánh tuyệt đối, nếu còn nói năng phân biệt, thì chưa phải là tuyệt đối.

XII. Phật quở ông A Nan học nhiều không tu, thì chẳng có lợi ích gì

- A Nan! Ông đối với quả Bồ đề Niết Bàn của Phật hãy còn cách xa lắm! Nếu ông không siêng năng, trải qua nhiều kiếp chịu cực nhọc tu hành, thì dầu cho có nhớ hết nghĩa lý nhiệm mầu trong mười hai bộ kinh của mười phương các đức Phật, nhiều như số cát sông Hằng, cũng chỉ giúp thêm cho ông việc nói giỏi mà thôi, chớ không lợi chi cho ông cả.

Ông nay luận bàn về thuyết nhân duyên và tự nhiên rất là thông suốt. Người đời khen ông là bực học rộng nghe nhiều. Nếu trong nhiều kiếp ông chỉ chứa chất cái học suông này mà không tu, thì không bao giờ khỏi được cái nạn Ma Ðăng Già kia vậy.

Nếu cái học và nghe suông của ông đó có lợi thì cần gì phải nhờ đến thần chú Lăng nghiêm của ta, để làm cho nàng Ma Ðăng Già kia nguồn tình khô cạn, lửa dục tiêu tan, lại tinh tấn tu hành, trong đạo pháp của ta, nàng chứng được quả thánh thứ Ba (A Na Hàm). Khi đó ông mới được giải thoát.

XIII. So sánh để khuyến khích tu hành

A Nan! Ông tuy nhiều kiếp ghi nhớ các nghĩa lý nhiệm mầu của Như Lai, nhưng không bằng một ngày tu tập nghiệp vô lậu, xa lìa hai cái khổ thương ghét (tham, sân) ở thế gian.

Bằng chứng rõ ràng, như nàng Ma Ðăng Già nguyên trước kia là kẻ dâm nữ, do nhờ thần chú của ta, mà nguồn tình khô cạn, lửa dục tiêu tan, lại xuất gia tu hành làm Tỳ kheo ni.

Còn bà Gia Du Ðà La là mẹ của La Hầu La, vì biết được nhân đời trước, do tham ái mà nhiều đời phải chịu khổ, nên một niệm tu theo nghiệp lành vô lậu, mà được ra khỏi tình ái ân triền phược và đặng thọ ký.

Kẻ phụ nhân tu hành còn được như thế, huống chi các ông là nam tử, đã học rộng nghe nhiều mà trở lại chấp chỗ thấy, nghe suông, chẳng biết tiến tu, sao tự khinh mình đến thế!

LƯỢC GIẢI

Ðoạn này Phật quở trách rất lá thống thiết! Nếu chỉ học nhiều mà không tu thì chẳng có lợi ích gì. Chúng ta đọc đoạn này chớ nên nghĩ rằng: “Phật chỉ quở một mình ông A Nan”, mà chính Ngài quở trách chung tất cả chúng ta vậy.

LƯU Ý: Từ trước đến đây, Phật nói về phần lý, từ đây về sau, Phật mới chỉ về đường lối tu hành

--- o0o ---


Vi tính : Trúc Oanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/11/2013(Xem: 42760)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
22/10/2013(Xem: 17305)
Là người Việt Nam, bất luận bình dân hay trí thức, chúng ta đều thấy có trọng trách tìm hiểu những gì liên hệ với dân tộc và đất nước thân yêu của mình. Sự tìm hiểu ấy giúp cho chúng ta có nhận thức chính xác về tư tưởng, tánh tình đồng bào ta. Nếu là người trí thức Việt Nam mà không biết gì về truyền thống của dân tộc thì không xứng đáng là trí thức. Thế nên, sự nghiên cứu những mối liên quan với dân tộc, thực là điều kiện tối thiểu của những người yêu dân tộc, quê hương xứ sở.
09/10/2013(Xem: 11270)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
19/09/2013(Xem: 24243)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
05/06/2013(Xem: 4557)
Vào khoảng 4giờ chiều của ngày 10 tháng 09 năm 2003, chuẩn bị đi tụng kinh thì điện thoại lại reo. Nhấc phone để nghe và vừa niệm A Di Đà Phật, thì đầu dây vọng lại cho hay ...
01/06/2013(Xem: 18870)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
27/05/2013(Xem: 5544)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 9413)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
15/05/2013(Xem: 3086)
Triết học Phật giáo Đại thừa có hai phương diện, đó là Triết học Phật giáo Đại thừa hay Tánh không luận śūnyatāvāda) và Du-già hành tông (Yogācāra) hay trường phái Duy thức (Vijñānavāda). Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến triết học Trung quán (Madhyamaka Philosophy) hay triết học Tánh không (śūnyatā). Nói chung, đương thời có ba tên gọi dành cho Tiểu thừa và Đại thừa. Ba tên gọi dành cho Tiểu thừa là Phật giáo Nam truyền (Southern Buddhism), Phật giáo Nguyên thuỷ (Original Buddhism), và Phật giáo Tiểu thừa (Hīnayāna). Ba tên gọi dành cho Đại thừa là Phật giáo Bắc truyền (Northern Buddhism), Phật giáo Phát triển (Developed Buddhism), và Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna). Hai danh xưng đầu là do các học giả Châu Âu. Bắc truyền và Nam truyền là dựa trên yếu tố địa lý. Các học giả Châu Âu cho rằng đạo Phật được truyền bá sang các quốc gia phía Bắc Ấn Độ như Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa , Nhật Bản, v.v... là Phật giáo Bắc truyền, và Phật giáo Nam truyền là đạo Phật được truyền bá đến các quốc gia
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567