Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2-Lược Sử Ðức Phật Thích Ca (từ giáng sinh đến thành đạo)

26/04/201319:09(Xem: 21397)
2-Lược Sử Ðức Phật Thích Ca (từ giáng sinh đến thành đạo)


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


Khóa Thứ Nhất
Nhân Thừa Phật Giáo

--- o0o ---

Bài Thứ 2

Lược Sử Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni
(từ Giáng Sanh đến Thành Ðạo)

Mở Ðề:

Ðời Ðức Phật Thích Ca Là Một Tấm Gương Sáng

Bắt nguồn một tôn giáo nào, vị giáo chủ bao giờ cũng là một tấm gương sáng cho tín đồ soi chung để tiến bước. Nhưng trong các vị giáo chủ của các tôn giáo hiện có trên thế giới này, không có một vị* nào đầy đủ ý nghĩa cao đẹp, một đời sống sâu xa bằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói, cho đến mỗi im lặng của Ngài đều là những bài học quý báu cho chúng ta. Nếu chúng ta học giáo lý của Ngài mà không hiểu rõ đời sống của Ngài, thì sự học hỏi của chúng ta còn phiến diện, thiếu sót. Ðời Ngài chính là những biểu hiện giáo lý của Ngài. Ngài nói và Ngài thực hành ngay những lời Ngài đã nói. Ðời Ngài là một bằng chứng hiển nhiên để người đời nhận thấy rằng giáo lý của Ngài có thể thực hiện được, chứ không phải là những lời nói suông, những không tưởng, những lâu đài xây dựng trên mây, trên khói.

Vậy cho nên khi chúng ta học hỏi đời Ngài, chúng ta không nên có cái quan niệm học cho biết để thỏa mãn tánh hiếu kỳ, mà chúng ta cần phải tìm hiểu ý nghĩa thâm túy của đời sống ấy để đem áp dụng cho đời sống của chúng ta.

Làm được như thế mới khỏi phụ ý nguyện lớn lao của đức Phật khi giáng sanh xuống cõi Ta Bà này và đã cam chịu bao nỗi đau khổ, gian lao trong kiếp sống như mỗi người chúng ta.

Chánh Ðề

Ðịnh Nghĩa Hai Chữ Giáng Sanh

Thường trong danh từ nhà Phật, khi nói đến sự hiện diện của đức Phật Thích Ca trong cõi đời này, người ta thường dùng chữ đản sanh (nghĩa là một sự ra đời vui vẻ, làm hân hoan, xán lạn cho cõi đời); hay thị hiện (nghĩa là hiện ra bằng xương bằng thịt, cho con mắt trần của chúng ta thấy được); hay giáng sanh (nghĩa là từ một chỗ cao mà xuống một chỗ thấp để sanh ra).

Ba chữ ấy đều có 3 ý nghĩa khác nhau: Chữ đản sanh dùng để ca tụng một bậc tôn quí ra đời; chữ thị hiện hàm cái ý Phật bao giời cũng có cả, nhưng vì mắt người không thấy được, phải hiện rõ ràng ra mới thấy; chữ giáng sanh hàm cái ý đức Phật ở một cảnh giới cao hơn, tốt đẹp hơn mà hạ xuống cảnh giới phàm trần này. Ba chữ ấy mặc dù khác nhau, nhưng đều có thể dùng để chỉ sự ra đời của đức Phật. Trái lại, khi một nguời phàm ra đời thì gọi là "đầu thai". Ðầu thai có nghĩa là bị nghiệp báo hoặc thiện hay ác bắt buộc phải luân hồi để chịu quả báo lành hay dữ. Còn giáng sinh hay thị hiện thì không hàm cái nghĩa bị nghiệp nhân câu thúc, mà do nơi lòng từ bi, muốn lợi ích cho chúng sanh, nên tự nguyện ứng thân xuất hiện ra đời trong một thời gian để cứu độ chúng sanh; xong xuôi thì thâu thần tịch diệt, tự tại vô ngại ra ngoài sống chết.

Hoàn Cảnh Và Dòng Dõi Của Ðức Thích Ca

Ðức Phật giáng sinh ở xứ trung Ấn Ðộ, bây giờ là nước Népal, một nước ở ven sườn dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, là một dãy núi cao nhất thế giới. Phong cảnh ở đấy rất đẹp; đến mùa xuân cả nước đơm bông nảy lá như một vườn hoa vĩ đại. Dân cư ở xứ ấy rất là thuần lương. Vị vua trị vì là Tịnh Phạn, một vị vua thuộc dòng Thích Ca, là một dòng họ lớn đã mấy mươi đời nối nghiệp trị vì đất nước này. Bà Hoàng Hậu Ma Da, cũng là một người thuộc dòng vua chúa đã lâu đời. cả hai ông bà vua Tịnh Phạn đều là người đã nhiều kiếp tu hành, có đức hạnh lớn, xứng đáng làm cha mẹ muôn dân.

Một hôm, trong thành Ca Tỳ La Vệ, là kinh đô của vua Tịnh Phạn, có l vía tinh tú, vua tôi cùng nhau mở hội ăn chơi. Hoàng Hậu Ma Da, sau khi dâng hương hoa cúng kiến trong cung điện rồi, ra ngọ môn bố thí thức ăn, đồ mặc cho dân bần cùng. Khi trở về cung an giấc, Bà nằm mộng thấy một con voi trắng sáu ngà từ trên hư không xuống, lấy ngà khai hông bên hữu của Bà mà chun vào. Bà đem điềm chiêm bao ấy thuật lại cho vua Tịnh Phạn nghe. Vua ra lịnh mời các thầy đoán mộng. Các nhà tiên tri đoán rằng: "Hoàng hậu sẽ sanh một quý tử tài đức song toàn". Vua Tịnh Phạn rất mừng rỡ, vì ngôi báu từ đây sẽ có người truyền nối.

Ðến sáng ngày mồng tám tháng tư âm lịch (trước Tây lịch 624 năm), tại vườn Lâm Tỳ Ni, cách thành Ca Tỳ La Vệ 15 cây số, Hoàng hậu Ma Da đang ngoạn cảnh, trông thấy cành hoa Vô Ưu mới nở, thơm ngát, bà đưa tay phải với hái, thì Thái Tử cũng vừa xuất hiện ngay đấy.

Ngày đản sanh Thái Tử, trong thành Ca Tỳ La Vệ, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ, cây cỏ đều đơm hoa trổ trái; sông, ngòi, mương, giếng nước đều trong đầy; trên hư không chim chóc và hào quang chiếu sáng cả mười phương.

Vua Tịnh Phạn vui mừng khôn xiết mời các vị tiên tri đến xem tướng Thái Tử. Trong số ấy, có đạo sĩ tên A Tư Ðà tu ở núi Hy Mã Lạp, tiên đoán rằng: Thái Tử vì có 32 tướng tốt xuất hiện, nên sẽ trở thành một vị Thánh. Nhưng vua Tịnh Phạn lại chỉ muốn con mình làm một vị vua để nối dõi tông đường mà thôi. Vì thế, Tịnh Phạn Vương muốn đổi số mệnh con mình, nên đặt tên cho Thái Tử là Tất Ðạt Ða *(Siddartha) theo tiếng Phạn, nghĩa là: "Kẻ sẽ giữ chức vị mà mình phải giữ". Chức vị mà Tịnh Phạn Vương muốn ám chỉ đây tức là ngôi Vua. Ngài không ngờ rằng chính thật chức vị của Ngài là chức vị Phật.

Hoàng hậu Ma Da sau khi sanh Thái Tử được bảy ngày, vui thú quá vì thấy mình đã làm tròn nhiệm vụ cao quý, và đã rửa sạch nghiệp báo nên Bà trút được xác phàm và sanh về cõi trời Ðao Lợi. Vua Tịnh Phạn giao Thái Tử cho em gái Hoàng hậu là Ma Ha Ba Xà Ba Ðề nuôi dưỡng.

Tài Năng Và Ðức Hạnh Của Thái Tử

Thái Tử mỗi năm mỗi lớn, thì diện mạo càng thêm khôi ngôi, tài năng càng phát lộ gấp bội. Ngài có một sức khỏe hơn người, một trí thông minh xuất chúng. Từ nghề văn cho đến nghiệp võ, Thái Tử học với ông nào thì trong ít hôm sau, vị giáo sư ấy phải xin cáo thối, vì không còn đủ sức để dạy nữa. Cho đến ông thầy danh tiếng đệ nhất thời bấy giờ là Sằn Ðề Ðề Bà cũng chịu khuất phục Ngài luôn.

Nhưng, mặc dù tài sức hơn người, thông minh xuất chúng lại ở trong địa vị cao sang quyền quý tột bậc, Thái Tử không bao giờ tỏ vẻ ngạo mạn, khinh người. Ngài có một thái độ rất hòa nhã ôn hòa, vô tư, bình đẳng. Lòng thương người, thương vật của Ngài không ai sánh kịp, h có dịp giúp đỡ, thì dù khó khăn bao nhiêu Ngài cũng không từ nan. Bởi thế, Ngài được trên Vua cha yêu quý, dưới thần dân kính trọng, nể vì.

III Những Ràng Buộc Của Tịnh Phạn Vương Ðể Ngăn Chí Xuất Gia Của Thái Tử

Càng thương yêu, quý trọng con Tịnh Phạn Vương lại càng lo sợ con mình sẽ không ở lại với mình, mà sẽ xuất gia tìm Ðạo để thành một vị Thánh, như lời tiên đoán của đạo sĩ A Tư Ðà. Nhất là khi nhận thấy càng lớn, Thái Tử lại càng có vẻ suy nghĩ xa xăm, và nét mặt Thái Tử lại không được vui tươi như thời thơ ấu, Vua Tịnh Phạn lại càng lo sợ rằng lời tiên tri xưa sẽ *thực hiện. Bởi thế, Vua cùng triều thần ngấm ngầm sắp đặt mọi kế hoạch để ràng buộc Thái Tử ở lại ngôi báo. Ngài truyền xây dựng ba tòa lâu đài nguy nga tráng lệ để Thái Tử thay đổi nơi ăn chốn ở cho hợp thời tiết quanh năm, và chọn từng trăm cung phi mỹ nữ có tài đàn ca hay, múa giỏi để giải khuây cho Thái Tử. Nhưng chừng ấy cũng chưa đủ Ngài còn làm l thành hôn cho Thái Tử với một Công chúa con vua Thiện Giác là Da Du Ða La, một Công chúa tuyệt đẹp và đức hạnh vô cùng.

Thái Tử bị bắt buộc phải lập gia thất và có một con là La Hầu La.

Nhưng, mặc dù sống một cuộc đời quá đầy đủ: nào chức tước danh vọng, nào lâu đài cung điện, nào đàn ca múa hát, nào vợ đẹp con ngoan, Thái Tử vẫn thấy lòng mình nặng trĩu bao nỗi băn khoăn, thắc mắc. Ngài cho cảnh đời Ngài đang sống đây không phải là hạnh phúc chân thật, mà là giả dối, mê muội, chỉ làm cho kiếp sống thêm nặng nề đau khổ. Ngài thấy cần phải tìm một lối thoát, một cuộc sống chân thật, có ý nghĩa và cao đẹp hơn.

Nhận Ra Bốn Tướng Khổ Ở Ðời Một hôm, nhân ngày l hạ điền, Thái Tử theo vua cha ra đồng xem dân chúng cày cấy. Cảnh xuân, mới nhìn qua, thật là đẹp mắt, nào hoa lá tốt tươi, muôn chim đua hót; nào bầu trời quang đãng, gió xuân phơi phới. Cảnh tượng có vẻ thái bình, an lạc lắm. Nhưng tâm hồn Thái Tử không phải là một tâm hồn hời hợt, xét đoán một cách nông nỗi. Trái lại, Ngài nhìn sâu vào trong cảnh vật và đau đớn nhận thấy rằng cõi đời không đẹp đẽ an vui như khi mới nhìn qua. Ngài thấy người nông phu và trâu bò làm việc một cách cực nhọc dưới ánh nắng thiêu đốt, để đổi lấy bát cơm, nắm cỏ. Chim chóc tranh nhau ăn tươi nuốt sống côn trùng đang giãy giụa* trên những luống đất mới cày. Cũng trong lúc ấy, trong bụi rậm người thợ săn đang nhắm bắn những con chim kia, và trong khu rừng gần đấy, bọn hổ báo đang rình bắt người thợ săn. Thật là một cảnh tương tàn tương sát, không phút giây nào ngừng ! Chỉ vì miếng ăn để sống mà người và vật dùng đủ mọi phương kế để giết hại lẫn nhau không biết gớm. Ngài nhận thức rõ ràng sự sanh sống là khổ.


Một hôm khác, Ngài xin phép Vua cha đi dạo ngoài bốn cửa thành để được tiếp xúc với thần dân. Ra đến cửa Ðông, Ngài gặp một ông già tóc bạc, răng rụng, mắt lờ, tai điếc, lưng còng, nương gậy lần từng bước ngập ngừng như sắp ngã.

Ðến cửa Nam, Thái Tử thấy một người đau nằm trên cỏ, đang khóc than rên siết, đau đớn vô cùng.

Ðến cửa Tây, Ngài trông thấy một cái thây chết nằm giữa đường, ruồi lằng bu bám, và sình lên, trông rất ghê tởm.

Ba cảnh khổ già, đau, chết, cộng thêm vào cái ấn tượng tương tàn trong cuộc sống mà Thái Tử đã nhận thấy khi đi xem l cày ruộng, làm cho Ngài đau buồn, thương xót chúng sanh vô cùng.

Một hôm khác nữa, Ngài ra cửa Bắc, gặp một vị tu sĩ tướng mạo nghiêm trang, điềm tỉnh thản nhiên như người vô sự đi ngang qua đường. Thái tử thấy trong lòng nẩy sinh một cảm mến đối với vị tu sĩ. Ngài vội vã đến chào mừng và hỏi về ích lợi của sự tu hành. Vị Sa môn đáp rằng: "Tôi tu hành là quyết bỏ dứt mọi sự ràng buộc của cõi đời, *về cầu cho mình khỏi khổ và thành chánh giác để phổ độ chúng sanh đều được giải thoát như mình"

Lời giải đáp trúng với hoài bão mà Thái Tử đang ấp ủ bấy lâu, nên Ngài khôn siết vui mừng. Ngài liền trở về cung xin vua cha cho mình xuất gia. Vua Tịnh Phạn không nhận lời. Thái Tử yêu cầu vua cha 4 điều nếu vua giải quyết được thì Ngài hoãn viêỉc đi tu, để trở lại lo chăn dân, trị nước. Bốn diều này là:

1. Làm sao cho con trẻ maic không già

2. Làm sao cho con mạnh mãi không đau

3. Làm sao cho con sống hoài không chết

4. Làm sao cho mọi người hết khổ

Bốn điều này làm cho vua cha bối rối, không giải quyết được điều nào cả.

IV. Sự Xuất Gia Tìm Ðạo

Tịnh Phạn Vương, khi biết được ý định xuất gia của Thái Tử, lại càng lo sợ, lại tìm hết cách để ngăn cản, ràng buộc Ngài trong "cung vui". Nhưng một khi Thái Tử đã quyết thì không có sức mạnh gì ngăn trở được Ngài.

Một đêm khuya thừa dịp quân lính canh gác và cung phi mỹ nữ say ngủ sau một tiệc linh đình, Thái Tử lén trổi dậy, *khi nhìn vợ con lần cuối, rồi đánh thức tên giữ ngựa Xa Nặc dậy, thắng yên cương, rồi hai thầy trò trốn ra khỏi thành. Lúc bấy giờ nhằm đêm mồng tám tháng h ai, và Ngài được 19 tuổi.

Sau khi vứt bỏ khỏi cuộc đời vương giả, Thái Tử đi vào vùng sdsâu *tìm Ðạo.

Ban đầu Ngài đến ở tu với các vị tu khổ hạnh. Nhưng hạng người này sống một cách kham khổ, nhịn ăn nhịn uống, dãi nắng, dầm sương, hành thân hoại thể một cách ghê rợn. Thấy cách tu hành như thế không hiệu quả, Ngài khuyên các vị đó nên bỏ phương pháp tu hành ấy, nhưng họ không nghe. Ngài lấy làm thương họ, nên tìm đi nơi khác để tu hành. Ngài đi hết chổ này đến chổ khác, ở đâu nghe có một vị tu hành đắc đạo thì Ngài tìm đến học; nhưng đến đâu thì Ngài thấy đạo của họ vẫn còn hẹp hòi, thấp thỏi, không thể giải thoát cho con người hết được. Từ đấy Ngài * chốn tu tập một mình, đêm ngày nghiền ngẫm đến đạo giải thoát, quên ăn bỏ ngủ thân hình mỗi ngày mỗi tiều tụy. Một hôm Ngài kiệt sức, nằm ngã liệt trên cỏ, và được một người chăn cỏ đến đổ sủa cho Ngài tỉnh lại. Từ đó Ngài nhận thấy nếu muốn có kết quả, cần phải bổ dưỡng thân thể cho được mạnh khỏe, chứ không bỏ quên nó đi được.

Khi thấy mình đủ sức khỏe để chiến đấu trong trận cuối cùng với bóng tối si mê và dục vọng, và đem lại ánh sáng giác ngộ, Ngài đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ Ðề và thề rằng: "nếu ta không thành đạo thì thịt nát sương tan, ta cũng quyết không rời chổ này."

IV Thành Ðạo
Ðức Thích Ca đã ngồi nhập định 49 ngày đêm dưới gốc Bồ Ðề. Trong 49 ngày ấy Ngài đã chiến đấu với bọn giặc phiền não ở nội tâm như tham, sân, si, nghi, mạn...và chiến đấu với giặc Thiên Ma do Ma Vương Ba Tuần chỉ huy.

Sau khi thắng cả giặc ở nội tâm cả ngoại cảnh, tâm trí được khai thông, Ngài hốt nhiên đại ngộ.

Trong đêm thứ 49, vào canh hai, Ngài chứng được quả "Túc Mệnh Minh", thấy rõ được tất cả quá khứ của mình trong tam giới. Ðến nữa đêm, Ngài chứng được quả "Thiên Nhãn Minh", thấy được tất cả bản thể của vũ trụ và Ngài *nguyên nhân cấu tạo của nó. Ðến canh tư, Ngài chứng được *quả của đau khổ và phương pháp dứt trừ đau khổ để được giải thoát khỏi tư *pháp luân hồi.

Từ ngày ấy, Ngài được Ðạo vô thượng, thành bậc "Chánh Ðẳng Chánh Giác", hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngày thành đạo của Ngài tính theo âm lịch là ngày mồng 8 tháng 12, vào lúc sao mai mọc. Lúc ấy Ngài được 30 tuổi.
IV Ý Nghĩa Cao Cả Trong Sự Xuất Gia Tìm Ðạo Của Ðức Phật

Những chiến sĩ chiến thắng quân địch ở ngoài chiến trường, thường được ca tụng là anh hùng. Càng chiến thắng được nhiều quân địch càng được hoan hô là anh hùng cái thế. Nhưng những kẻ anh hùng cái thế ấy, như Nã Phá Luân, Thành Cát Tư Hãn, Xê Ða (*Céar), chính mình? cho nên thắng người đã khó mà thắng mình lại khó hơn. Ðức Phật đã thắng cả ngoại cảnh lẫn nội tâm, đã thắng được giặc Ma Vương * Dục Vọng. Ðức Phật thật xứng đáng với danh hiệu Ðại Hùng Ðại Lực.

Ngài không phải * quyền lời riêng mình mà chiến đấu. Ngài chiến đấu vì tình thương. Mà tình thương ở đây cũng không phải chỉ nhằm tình thương trong phạm * hẹp hòi của gia đình: thương cha mẹ, vợ con, bạn bè. Tình thương ở đây là tình thương chúng sanh, tất cả cõi đời. Tình thương ấy nó rộng sâu như trời bể, thiết tha như tình mẹ thương con. Ðức Phật thật xứng đáng với danh hiệu Ðai Từ Ðại Bi.

Lại tình thương ấy*, Ngài đã hoan hỷ lìa bỏ ngôi báu cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, đàn hay múa đẹp, mùi ngon vị lạ để sống một đời kham khổ, đạm bạc, thiếu thốn, giữa rừng thiêng nước độc. Một khi mà rời bỏ thứ mà người đời cho là qúy báu nói trên, Ngài không một phút giây nào hối tiếc, muốn quay về để hưởng thụ lại. Bằng cớ là Ma Vương đã sai con gái mình giả làm nàng Gia Du đến kêu gọi van xin Ngài trở về cung, mà Ngài không một chút bận tâm thối chuyển. Ngài xứng đáng với danh hiệu là Ðại Hỷ Ðại Xả.

Cho nên ngày nay, mỗi khi xưng tán danh hiệu Ngài, chúng sanh không thể không suy gẫm cái ý nghĩa sâu sắc và đúng đắn mà người đời từ xưa đến nay đã tôn xưng Ngài là Ðại Hùng, Ðại Lực, Ðại Từ, Ðại Bi, Ðại Hỷ, Ðại Xả.

C. Kết Luận

Chúng Ta Nên Phát Tâm Rộng Lớn Và Mạnh Mẽ

Chúng ta đã được biết qua đời sống của Ðức Phật từ khi sơ sanh cho đến thành đạo. Bài học của đời Ngài dạy cho chúng ta nhiều ý nghĩa, nhiều phương diện quý báu.

Nhưng điều quý báu nhất đối với kẻ sơ cơ như chúng ta là phải phát tâm Bồ Ðề rộng lớn, nguyện vì đời, vì đồng bào, đồng loại mà tu hành, chứ không phải *là ích lợi riêng cho chúng ta.

Chúng ta lại phải phát tâm dõng mãnh, tích cực trong sự tu hành; một khi vào đường đạo, thì dù gặp nguy nan, hiểm trở khó khăn cũng nhất thiết không thối lui quay gót. Chúng ta phải tập cho được cái đức kiên trí như Ðức Phật khi ngồi thiền định dưới gốc Bồ Ðề.

Ðược như vậy mới xứng đáng là "chân chánh Phật tử".

Hòa Thượng Thiện Hoa

---*^*---


Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2014(Xem: 6823)
Roberto Baggio, 47 tuổi, gần đây đã mở một trung tâm Phật giáo ở ngoại ô thành phố Milan. Gần 1,000 người đã tập trung tại trung tâm Phật giáo lớn nhất châu Âu này. Baggio nói với các phóng viên, “ Điều quan trọng nhất của đời tôi là khi tôi tìm thấy Phật giáo. Ngày nay nhiều người đang cố gắng tìm hiểu triết lý này, vì vậy việc lập ra trung tâm này, trong một ý nghĩa nào đó, là khởi điểm của một dự án lớn.” Baggio được đám đông đón chào nồng nhiệt, và anh đã hướng dẫn một buổi thiền định tại đây. Thường được gọi với biệt danh (tóc) Đuôi ngựa Thần thánh, Baggio đã ghi bàn 27 lần trong 56 trận bóng đá cho đội tuyển Ý. Baggio cải đạo sang Phật giáo cách đây 27 năm và trở thành một trong những người Ý nổi tiếng nhất làm như vậy. Ghi bàn hơn 200 lần trong bóng đá Ý, Baggio được xem là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại ở đất nước này. (tipitaka.net – November 1, 2014)
07/11/2014(Xem: 32171)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
25/10/2014(Xem: 20985)
Trong bất cứ một cộng đồng nào đều có nhiều tầng lớp khác nhau, nhiều chủng loại con người khác nhau sống cùng trong đó, thì chắc chắn luôn có sự hiện diện của nhiều mặt tư tưởng khác nhau, phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Vì vậy để gìn giữ một cuộc sống yên bình cho một cộng đồng, con người phải có nhiều phương pháp để hòa giải mọi sự khác biệt. Xuyên suốt trong lịch sử của loài người, đã có rất nhiều lời đề xuất để giải quyết, thậm chí phải sử dụng đến phương sách bạo động, chẳng hạn như chiến tranh, xung đôt nhằm giải quyết sự khác biệt.
21/10/2014(Xem: 10590)
Hans Küng, sinh năm 1928 tại Sursee, Thụy Sĩ, là Giáo sư Thần học hồi hưu thuộc Đại học Tübingen, Đức. Ông đã sáng lập Hiệp hội Đạo đức Thế giới (Stiftung Weltethos) mà hiện nay ông đang là Chủ tịch Danh dự. Với nhiều công trình nghiên cứu khoa học về các tôn giáo và các đóng góp to lớn về nỗ lực liên tôn cho hoà bình thế giới, ông được nhiều giải thưởng cao qúy và được vinh danh là một nhà tư tưởng quan trọng nhất đương đại. "Auf den Spuren des Buddha" là một trích đoạn từ trong tập hồi ký: “Erlebte Menschlichkeit, Erinnerungen“, Piper, München, Zürich, 2. Aufl. 2013, 377-403.
18/10/2014(Xem: 43870)
Uống trà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Á Đông theo phương châm“Bình minh nhất trản trà". Cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một loại nước uống mang lại sự sảng khoái, thanh khiết cho tinh thần, là cách để khai tâm mở trí. Người ta xem chén trà là đầu câu chuyện, là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hóa và kết nối lòng người.
16/10/2014(Xem: 10456)
Chaman Lan và một số học giả Hoa Kỳ cho rằng không phải ông Columbus đầu tiên tìm ra Châu Mỹ mà chính những người di dân Hindu từ Ấn Độ. Lý luận mới lạ này được dựa vào một số truyền thống thịnh hành ở Trung Mỹ và Mexico. Nhưng giả thiết này thiếu sự ủng hộ của bằng chứng văn học. Tuy nhiên chúng ta cũng có ít nhất là một điểm được ghi lại trong lịch sử Trung Hoa nói đến một đoàn tu sĩ Phật Giáo đến Châu Mỹ vào thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch và đã đưa Phật Giáo vào dạy cho những người dân ở đó.
17/08/2014(Xem: 20299)
Tín đồ Phật giáo tin rằng có một con người thật được tôn xưng là đức Phật, hay Đấng Giác Ngộ, đã nhận ra được trí huệ sáng suốt xa xưa, hay nói đúng hơn là từ vô thủy, của con người. Và ngài đã làm được điều này ở Bihar, Ấn Độ, vào khoảng từ năm 600 cho đến 400 trước Công nguyên – thời gian chính xác không được biết.
17/08/2014(Xem: 8561)
Vào thời đại Silla (Tân La) ở Hàn Quốc, khoảng hơn Nghìn năm trước, có một cậu bé tên là Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) sống ở làng Moryang. Vì hoàn cảnh gia đình gặp phải khó khăn về kinh tế, cho nên cậu phải rày đây mai đó làm thuê mướn để đổi lấy bát cơm manh áo và phụ giúp gia đình. Một hôm, sau khi dự buổi thính pháp đàm của một vị Pháp sư giảng giáo lý Phật đà, cậu liền về nhà thuyết phục mẹ mình cúng dường mảnh ruộng vườn, tài sản duy nhất của gia đình để tích phúc đức.
26/05/2014(Xem: 10624)
New Delhi, India – Nhà truyền bá Phật giáo Toàn cầu đầu tiên của thế giới Anagarika Dharmapala và người đàn ông được nói đều nhiều nhất ở Ấn độ ngày nay, và có lẽ những người có quyền thành lập chính sách và đưa ra quyết định, Thủ tướng Ấn độ, ông Narendra Modi, đều có một số điểm chung. Cả hai đều sinh ngày 17 tháng 09 mặc dầu cách nhau 86 năm. Anagarika Dharmapala sinh ngày 17 tháng 09 năm 1864 và Narendra Modi chào đời ngày 17 tháng 09 năm 1950.
28/04/2014(Xem: 12623)
Chào mừng Đại lễ Phật Đản Vesak LHQ 2014 tổ chức tại Việt Nam, được sự hỗ trợ của Ban thư ký Đại lễ Vesak, một ê kíp gồm nhiều đạo diễn, quay phim kỳ cựu của Truyền hình An Viên (AVG) đã thực hiện bộ phim tài liệu 10 tập có nhan đề "Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]