Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhớ lại 60 năm – Hòa thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân

30/05/202306:09(Xem: 11290)
Nhớ lại 60 năm – Hòa thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân

bo tat quang duc

Nhớ lại 60 năm
Hòa thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân






Mỗi khi có dịp gặp và ngồi nói chuyện về tỉnh Khánh Hòa, Quách Tấn đều nhắc cho tôi biết là, Khánh Hòa có 2 người tiếng tăm đã vượt biên giới là Hòa thượng Thích Quảng Đức và Bác sĩ Yersin.

Trong Xứ Trầm Hương, tác phẩm viết về đất Khánh Hòa nổi tiếng nhất trong những tác phẩm viết về tỉnh Khánh Hòa. Nơi phần năm, tức là phần viết về các nhân vật lịch sử, thì ngoài Trịnh Phong, Trần Đường và Nguyễn Khanh mà Quách Tấn gọi là “Khánh Hòa tam kiệt”, tức là những sĩ phu đã hưởng ứng phong trào Cần Vương nổi dậy chống Pháp, thì còn có 2 nhân vật kiệt xuất nữa là Hòa thượng Quảng Đức và Bác sĩ Yersin, mà tiếng tăm đã lừng lẫy khắp thế giới ở đầu và giữa thế kỷ XX. Nhưng Bs. Yersin sinh 1883 dù sao cũng là người Thụy Sĩ gốc Pháp, chỉ đến ở rồi mất trên đất Khánh Hòa, chỉ có Hòa thượng Thích Quảng Đức sanh 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh ngày nay mới đích thực là người Khánh Hòa.

Nhưng tôi bắt đầu biết đến con người Khánh Hòa tiếng tăm lừng lẫy khắp thế giới này từ khi nào?

Từ khi xảy ra cuộc đàn áp đẫm máu tại đài Phát thanh Huế làm 8 em Gia Đình Phật Tử chết, thì nhóm 20 học tăng từ Phật học viện Hải Đức Nha Trang lên tu học ở chi nhánh chùa Linh Sơn Đà Lạt, hễ cứ khoảng 6h30 đều tập trung bên chiếc radio để nghe tin tức. Hôm ấy là chiều 20/04 âm lịch, Quý Mão (tức ngày 11/6/1963) đài BBC loan báo Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt, Phan Đình Phùng (nay là ngã tư đường Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. HCM).

Từ ngày ấy đến nay đã đúng 60 năm trôi qua. 60 năm biết bao nhiêu là đổi thay, chẳng những cho quê hương đất nước mà còn cho cả thế giới nữa. Vậy mà tôi vẫn thấy mình vẫn là chú điệu học lớp đệ lục (lớp 7 ngày nay) há hốc mồm ngồi nghe một biến cố trọng đại đã xảy ra cho Phật giáo Việt Nam làm chấn động dư luận thế giới. Đặc biệt là khi xem được bức ảnh do nhà báo Mỹ Malcolm Browne chụp Hòa thượng Quảng Đức ngồi thiền định trong biển lửa. Bức ảnh này được thế giới báo chí tôn vinh là bức ảnh của năm 1963. Cùng với bài thơ Lửa Từ Bi nổi tiếng của thi sĩ Vũ Hoàng Chương qua giọng ngâm của ca sĩ Hoàng Oanh:

Ngọc hay đá tưởng chẳng cần ai tạc
Lụa hay tre nào khiến bắt ai ghi
Chỗ Người ngồi một thiên thu tuyệt tác
Trong vô hình sáng chói nét Từ Bi. 

Đúng là “Trong vô hình sáng chói nét Từ Bi.” Kể từ khi ngọn lửa thiêng bùng lên trong đêm dài tối tăm của dân tộc và Phật giáo, thì tình thương, thì từ bi không chỉ trong thi ca của Vũ Hoàng Chương mà cả trong âm nhạc nữa. Chẳng hạn, nhạc sĩ tài hoa hàng đầu của Việt Nam thời đó là Phạm Duy đã cho ra đời bản Trường ca Mẹ Việt Nam, đầy tình yêu thương dân tộc. Cứ theo lời được ghi bản Trường ca thì Phạm Duy đã bắt đầu khởi soạn vào tháng 11/1963, tức là những ngày những ngày cuối của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Xin được trích 4 câu trong bản trường ca:

Lửa thiêng soi toàn thế giới
Việt Nam ta nguyền tranh đấu cho đời
Tình yêu đây là khí giới
Tình thương đem về muôn lối.

Điều bất ngờ nhất là trường hợp văn hào đồng thời cũng là nhà hoạt động chính trị Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, người đã thành lập ra Tự Lực Văn Đoàn, với nhiều tác phẩm mà trước năm 1975 đã đem vào sách giáo khoa ở bậc Trung học như: Đoạn Tuyệt, Nắng Thu, Bướm Trắng, Dòng Sông Thanh Thủy, v.v… trước khi tự kết thúc đời mình để phản đối chế độ gia đình trị Thiên Chúa giáo cũng lấy cảm hứng từ ngọn lửa thiêng của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Trong lá thư tuyệt mệnh để lại, có đoạn cố văn hào Nhất Linh Nguyễn Tường Tam viết:

Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử cả.
Vì thế tôi tự hủy mình cũng như Hòa thượng Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những ai đã chà đạp mọi thứ tự do”.

Quan tài của nhà văn được đưa đến chùa Xá Lợi, nơi đặt đại bản doanh tranh đấu đòi bình đẳng tôn giáo của Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo làm lễ cầu siêu trước khi đưa đến nghĩa trang chôn cất.

Buổi lễ cầu siêu cho nhà văn tiếng tăm lừng lẫy này được hàng ngàn tăng ni, các nhà văn, giáo sư các trường đại học và trung học tham dự như là một thách thức lớn cho chế độ.

Trong khi đó, trên diễn đàn quốc tế, các lãnh tụ thế giới đặc biệt là các nguyên thủ châu Á theo Phật giáo như cố Thủ tướng Ấn Độ Nehru, Quốc vương Sihanouk của Cambodia, nữ Thủ tướng Bandaranaike của Sri Lanka và đặc biệt là U Thant đương kiêm Tổng thư ký Liên hiệp quốc người Myanmar đã đồng loạt phản đối sự đàn áp Phật giáo của chế độ Sài Gòn, và cuối cùng Đại Hội đồng Liên hiệp quốc đã họp khẩn để cử một phái đoàn đến Việt Nam điều tra vụ Phật giáo này.

Vậy là đúng như Wikipedia đã nhận định: “Việc tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức được xem như một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng Phật giáo dẫn tới việc xóa bỏ nền Đệ nhất Cộng hòa miền Nam Việt Nam.”

Vào ngày 01/11/1963 Hội đồng Quân nhân Cách mạng đã đứng lên lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa, và tất nhiên Phật giáo Việt Nam cũng mở ra một vận hội mới.

Đầu năm 1964, một đại hội Phật giáo được triệu tập tại chùa Xá Lợi. Đại hội đã quyết định lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, hai hệ thống lớn nhất là Bắc tông và Nam tông (hay Đại thừa và Tiểu thừa) chính thức hợp nhất để Tăng Ni và Phật tử cùng nhau tu tập và hành đạo, nên mới gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Các bậc thiền sư danh tiếng của Phật giáo Việt Nam đang hoằng pháp ở hải ngoại như Nhất Hạnh, đang giảng dạy tại đại học Princeton (New Jersey, Hoa Kỳ) cũng được mời về nước để bắt tay vào việc xây dựng lại Phật giáo sau gần một thế kỷ bị chính quyển bảo hộ Pháp và chính quyền Ngộ Đình Diệm kỳ thị.

Trước tiên, thiền sư Nhất Hạnh mở viện Cao đẳng Phật học tại chùa Pháp Hội (tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh).

Vào khoảng đầu năm 1965 thì Hòa thượng Minh Châu đang giảng dạy tại Nalanda, Viện đại học lừng lẫy tiếng tăm từ thời Pháp sư Huyền Trang cũng đã được mời về nước. Lúc bấy giờ viện Cao đẳng Pháp Hội được dời về khu đất mới ở đường Trương Minh Giảng, Quận 3, Sài Gòn, và cũng đã chính thức đổi thành Đại học Vạn Hạnh. Chỉ trong khoảng 10 năm mà Đại học Vạn Hạnh đã nổi tiếng không phải chỉ trong nước mà cả thế giới nữa. Đặc biệt là Phạm Công Thiện từ Pháp trở về điều hành tạp chí Tư Tưởng, cơ quan luận thuyết của Đại học Vạn Hạnh quy tụ những cây bút nổi tiếng trong và ngoài nước thời bấy giờ như Trần Ngọc Ninh, Lê Tôn Nghiêm, Phạm Công Thiện, Lê Mạnh Thát, Tuệ Sỹ, v.v… Tôi còn nhớ rất rõ tạp chí Tư Tưởng này có những chủ đề vô cùng hấp dẫn cho giới trẻ trí thức, chẳng hạn như Phật giáo với tư tưởng Heidegger, Phật giáo với Nietzsche, Phật giáo với Nguyễn Du, Thiền sư Vạn Hạnh với quốc học Việt Nam.

Vậy là từ khi có Đại học Vạn Hạnh, có nhà xuất bản Lá Bối và sau đó là An Tiêm thì những bài viết xuyên tạc Phật giáo và văn học văn hóa dân tộc đã bị giới trẻ thời bấy giờ xem thường và cuối cùng là đi vào quên lãng.

Mùa Phật đản năm nay, Phật giáo Việt Nam kỷ niệm 60 năm ngày Hòa thượng Quảng Đức vị pháp thiêu thân, thì Phật tử đặc biệt là Phật tử Khánh Hòa chúng ta, nơi quê cha đất tổ của Ngài, phải hãnh diện mà nhớ lại rằng, cũng ngày này cách đây 60 năm nói theo cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương trong bài thơ Lửa Từ Bi là thế giới văn minh của loài người “đã chấp tay đón một mặt trời mới mọc”. Đó là thứ mặt trời gì vậy? Mặt trời của hận thù, của ganh tỵ chăng? Chắc chắn là không phải.

Muôn vạn khối sân si vừa mở mắt
Nhìn nhau tình huynh đệ bao la. 

Vậy là mặt trời của từ bi, của tình yêu thương đã tỏa ra từ sự hy sinh cao cả của Ngài.

Nha Trang, mùa Phật đản 2567

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4772)
Dưới đây là những tài liệu lịch sử cuộc "vận động đòi Bình đẳng và Tự do Tôn giáo" do Phật giáo Việt Nam phát động: chống chính quyền nhà Ngô ra lệnh "cấm treo cờ Phật giáo" trong mùa đại lễ Phật đản PL năm 2507, ngày trăng tròn rằm tháng tư năm Quí Mão (8-5-1963).
10/04/2013(Xem: 4106)
Sau Pháp nạn 1963, lễ Tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức, gắn liền với Đại lễ Phật Đản. Ngày nay, Lễ Tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức đã diễn ra khắp nhiều nước với nhiều Chùa chiền, Tu viện trên thế giới, những nơi mà có sự sinh hoạt hoằng Pháp và Tu tập của Tăng Ni Phật tử Việt Nam, như tại Úc Châu, Mỹ Châu, Âu Châu, v.v.. Tại Việt Nam, cũng đã được tổ chức làm lễ Tưởng niệm ở nhiều Chùa chiền, nhiều trụ sở Giáo Hội, nhưng Trang nghiêm Trọng thể và Ý nghĩa nhất, vẫn là tại Tổ Đình Quán Thế Âm đây. Vì đây là nơi Tu hành và Hoằng Pháp trong những năm cuối cuộc đời Bồ Tát Thích Quảng Đức, và đây là nơi trong thời Pháp nạn 1963, Bồ Tát Thích Quảng Đức đã qua nhiều ngày đêm liên tục trì tụng Kinh Chú cầu nguyện, tư duy tìm cách cứu nguy Phật Giáo dưới sự đàn áp khóc liệt, quyết triệt hạ Đạo Phật tại Miền Nam Việt Nam của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Gia Đình trị của Ông Ta nắm mọi quyền hành, đưa ra sắc lệnh triệt hạ Phật Giáo. Lửa Từ Bi cũng được Ngài quán niệm sơ khởi từ đây. Th
10/04/2013(Xem: 4188)
Hòa thượng Thích Toàn Châu trưởng ban tổ chức viết và đọc trong Đại lễ Tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức, lần thứ 47 tại Tổ đình Quan Thế Âm, Phú Nhuận, TP.HCM
10/04/2013(Xem: 3985)
Nam Mô Đức Phật Di Đà Vì lời đại nguyện độ mà chúng sanh Hôm nay đệ tử chí thành Cầu ngày cứu vớt chúng sanh Ta Bà Cũng vì giữ đạo Thích Ca Bảo tồn Đạo pháp lập ra nguyện này. Kính lạy Thầy Giác linh Quảng Đức Đến ngày nay nguyện lực đã tròn Để lời tâm huyết chúng con
10/04/2013(Xem: 5906)
33 năm trước, ngày 11-6-1963, Bồ tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu, phản đối sự kỳ thị và đàn áp tôn giáo của Chính phủ Ngô Đình Diệm. Hình ảnh sáng ngời bất khuất đó đã được kịp ghi lại qua ống kính của một nhà nhiếp ảnh Việt Nam nổi tiếng, nhắc nhở một thời kỳ lịch sử của phong trào Tăng Ni Phật tử đấu tranh chống lại chế độ này.
10/04/2013(Xem: 4514)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, tên tục là Lâm Văn Tức (1897 - 11 tháng 6 năm 1963) là một hòa thượng phái Đại thừa đã tẩm xăng tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963. Hành động tự sát này của Thích Quảng Đức nhằm phản đối sự đàn áp của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm.
10/04/2013(Xem: 6017)
Sáng ngày 11 tháng 6 năm 1963 (nhằm ngày 20 tháng Tư năm Quý Mão), Hòa-Thượng Thích Quảng Đức đã tự-thiêu tại ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (trước trụ-sở Tòa Đại-Sứ Cambodge), Saigon.
10/04/2013(Xem: 4983)
Với mục đích nêu gương Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi của Phật giáo Việt Nam mà Hòa thượng Thích Quảng Đức đã quên mình vì đạo, vì dân, đồng thời ghi lại tất cả sự thật về vụ tự thiêu này để các Phật tử chúng ta, ở trong và ngoài nước, hiện tại và tương lai phải nghĩ gì, và làm gì cụ thể trên tiến trình hoằng pháp, lợi sinh và góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới chung của Dân tộc và Đạo Pháp.
10/04/2013(Xem: 4508)
Bài thơ này do ông Trần Trí Trung (Email: [email protected]) hiện đang sống tại Sài Gòn, gởi tặng cho trang nhà Quảng Đức . Ông cho biết đã nhận được bài thơ này trong tay của một vị Thầy trong khi chạy tránh khói cay tại cuộc tự thiêu của Bồ Tát Quảng Đức vào trưa ngày 20 tháng tư nhuần, năm Quý Mão ( 11-06-1963) tại ngả tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt, Sài Gòn.
10/04/2013(Xem: 4113)
Sách vở, báo chí, dân chúng ở miền Nam trước đây gọi chế độ ông Diệm là độc tài, hoặc độc tài gia đình trị. Dictature, despotisme, tyrannie, autocratie, despotisme oriental ... tất cả những khái niệm chính trị đó của phương Tây đều có thể áp dụng được - và đã áp dụng - cho chế độ Ngô Đình Diệm. Tôi dùng chữ "toàn trị" ở đây trước hết là để nhấn mạnh một trong hai tiêu chuẩn chính mà Hannah Arendt đã dùng để định nghĩa khái niệm totalitarisme : ý thức hệ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]