Đổng chủ biên
TT. THÍCH NHẬT TỪ
NGUYỄN KHA
PHONG TRÀO PHẬT GIÁO 1963
NGUYÊN NHÂN, BẢN CHẤT VÀ TIẾN TRÌNH
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC - 2013
Hạ tải phiên bản PDF của sách này ở phần đính kèm bên phải.
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Lời nói đầu
PHẦN MỘT:
NGUỒN CỘI CỦA CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM
Linh mục Trần Tam Tỉnh
Giáo hội trong cơn bão bùng
Vũ Ngự Chiêu
Bát cơm bảo hộ của Ngô Đình Khôi
Ngô Đình Thục
Thư gửi Đô đốc Jean Decoux, toàn quyền Đông Dương Pháp tại Việt Nam
Chính Đạo
Jean Baptiste Ngô Đình Diệm: thời kỳ chưa nắm quyền, 1897-1954
Trần Lâm
Kiêu dân công giáo thời Ngô Đình Diệm
Nguyễn Mạnh Quang
Ngô Đình Diệm trong liên minh Mỹ-Vatican
Trần Thị Vĩnh Tường
Hồng y Francis Spellman và chiến tranh Việt Nam
Thomas Ahern, Jr / Nguyễn Kỳ Phong
Tài liệu mật của CIA về “nhà Ngô”
PHẦN HAI:
BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ MIỀN NAM VIỆT NAM
Nguyễn Văn Bông
Nhận xét về Hiến pháp Đệ nhất Cộng Hòa
Vũ Văn Mẫu
Sự thiên vị Thiên Chúa giáo về phương diện pháp lý
Trần Gia Phụng
Lại dụ số 10
Văn Thư
Tổng Giám mục Ngô Đình Thục: nhiều tham vọng nhiều cay đắng
Lê Xuân Nhuận
“Chính đề Việt Nam” của Ngô Đình Nhu? Ông Tôn Thất Thiện: từ lừa người đến bị người lừa! 143
Peter Brush
Thăng trầm của “Rồng phu nhân” Trần Lệ Xuân
Lê Xuân Nhuận
Đảng Cần Lao
Nguyễn Long Thành Nam
Phật giáo Hòa Hảo bị nhà Ngô đàn áp ra sao?
Trần Văn Rạng
Đạo Cao Đài bị nhà Ngô đàn áp ra sao?
Vũ Bằng
Báo chí thời Ngô Đình Diệm
Nguyễn Hiến Lê
Dạy Sử dưới thời Diệm
Phạm Trọng Luật
Chế độ Ngô Đình Diệm và vấn đề buôn bán nha phiến
Ngô Diệp
Chín hầm, địa ngục trần gian thời Ngô Đình Diệm
Vũ Cầm
Mưu tính đưa Nhất Linh vào nhà thương điên
Ngô Đắc Triết
Tổng thống Diệm và quân đội Mỹ
Lê Xuân Nhuận
Tổng thống Mỹ Johnson gọi Diệm là “thằng nhãi”
James Olsen & Randy Robert
TT Kennedy gọi anh em ông Diệm là “bọn chó đẻ”
PHẦN BA:
CHÍNH BIẾN 1963 VÀ ÂM MƯU MẠO HÓA LỊCH SỬ
Hoành Linh Đỗ Mậu
Yếu tố “công giáo” trong biến cố 1-11-1963
Lý Nguyên Diệu
Sự thật về chế độ Tổng thống Diệm: Những xuyên tạc của Kiều Vĩnh Phúc và Nguyễn Văn Lục
Hồng Quốc Lộc
Chiến thắng bị bỏ lỡ hay chiến thắng được tưởng tượng?
Nguyễn Trí Cảm
Chuột chạy cùng sào!
Lý Nguyên Diệu
Quy luật của tháng Tám định mệnh
Nigel Cawthorne
Tên “Ngô Đình Diệm” trong danh sách 100 kẻ bạo ngược độc ác
và đôc tài nhất trong lịch sử nhân loại
Nguyễn Kha
Ông Ngô Đình Diệm, từ cái nhìn của giới nghiên cứu Mỹ
Phùng Quân
Tháng 11, chợt nhớ vài bài thơ về chế độ Diệm
Trần Gia Phụng
Chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ - Ba lý do chính
Nguyễn Kha
Chế độ Ngô Đình Diệm, một chế độ ngược lòng dân và phản thời đại
PHẦN BỐN:
PHÁP NẠN PHẬT GIÁO 1963
Erich Wulff
Lễ Phật Đản 8/5/1963 tại Huế - Trích Hồi ký bác sĩ Erich Wulff
Chính Đạo
Mùa Phật Đản đẫm máu
Thái Kim Lan
Những tháng ngày không quên
Đào Văn Bình
Cuốn sách bị bỏ quên của nhà báo Thanh Thương Hoàng: “Phật
giáo tranh đấu”
Quán Như Phạm Văn Minh
Chiến dịch “nước lũ” của Ngô Đình Nhu 20-8-1963
Nguyễn Lang
Sinh viên và học sinh đứng dậy
Lương Hữu Định
Đoàn sinh viên Phật tử Sài Gòn đấu tranh cho tự do tôn giáo (1963)
Hàn Phương Quốc Vũ
Quách Thị Trang - vì sao sáng
Erich Wulff
Tường trình tại Liên Hiệp Quốc (9/1963)
Minh Nguyện
Giới thiệu sách: “Sáu tháng pháp nạn 1963” của Minh Không Vũ
Văn Mẫu
Lê Quân
Chung quanh loạt bài “Những xuyên tạc và ngộ nhận về Phật
giáo Việt Nam”
Minh Thạnh
Hủy phá Tăng bảo: thủ đoạn cũ của chủ nghĩa Ngô Đình Diệm mới
Hoàng Nguyên Nhuận
Phù Đổng 63
Lê Cung
Mục tiêu công bằng xã hội nhìn từ phong trào Phật giáo miền
Nam năm 1963
Cao Huy Thuần
Vài điều căn bản về phong trào Phật giáo
PHẦN NĂM:
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC - LỬA TỪ BI
Phạm Quý Vinh
Về một bức thủ bút chữ Nôm của Hòa thượng Thích Quảng Đức
Lichsuvietnam.info
Lời dặn dò ngày 10 tháng 6 năm 1963 của Hòa thượng Thích
Quảng Đức
Nguyễn Kha, Pháp Lạc
Ngụy tạo và xuyên tạc về cuộc tự thiêu của HT. Thích Quảng Đức
Vũ Văn Mẫu
Dư luận và cảm phục của thế giới đối với cuộc tranh đấu bảo vệ
Phật giáo
Nguyễn Quốc Tuấn
Từ ngọn lửa Thích Quảng Đức
Lê Cung
Sức mạnh bất bạo động nhìn từ ngọn lửa Thích Quảng Đức
Trần Hồng Liên
Hòa thượng Quảng Đức, biểu tượng về tinh thần dân tộc và đạo
pháp của Phật giáo Việt Nam
LỜI GIỚI THIỆU
Trong suốt gần hai nghìn năm hiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện với những đe dọa và thách thức trầm trọng như trong gần bốn mươi năm giữa thế kỷ thứ XX. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của 3 cuộc khủng hoảng lớn. Thứ nhất là nội lực của Phật giáo bị suy kiệt sau gần 100 năm bị “nhiệm vụ khai hóa” (mission civilisatrice) của thực dân Pháp gạt ra khỏi vai trò phên dậu văn hóa của dân tộc. Thứ nhì là cùng đồng hành với dân tộc trong cao trào chống ngoại xâm nên đã hy sinh gần cạn kiệt nguồn vốn trí tuệ, thân mạng và cơ sở vật chất trên cả ba miền đất nước. Thứ ba là sau ngày đất nước qua phân vào năm 1954, trong khi Phật giáo tại miền Bắc gần như hoàn toàn tê liệt vì hậu quả của chiến cuộc thì tại miền Nam, trong nỗ lực chập chững hồi sinh, Phật giáo lại phải đối mặt suốt gần một thập niên với một chính sách đàn áp, tiêu diệt có hệ thống của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Chính quyền Ngô Đình Diệm với vị Tổng Giám mục “quyền huynh thế phụ” đầy tham vọng đạo cũng như đời, thật ra chỉ là một công cụ để thừa kế và triển khai một cách dai dẳng và không khoan nhượng, sách lược xâm thực văn hóa của chủ nghĩa thần quyền ngoại bang, suốt gần 600 năm khắp nơi trên thế giới.
Đối với chủ nghĩa thần quyền này, một trong những cánh đồng cho “mùa gặt lớn” tại Á châu là Việt Nam, nơi mà Phật giáo và Dân tộc đã quấn quyện với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, máu xương và thần khí của dân tộc là máu xương và thần khí của Phật giáo, trí tuệ và vóc dáng của dân tộc là trí tuệ và vóc dáng của Phật giáo, nên tự nhiên Phật giáo là một thành tố sâu sắc và rường cột của nền văn hóa Việt Nam. Cũng chính vì vậy mà Phật giáo Việt Nam trở thành đối tượng bị nhắm đến đầu tiên, liên tục và hung hãn trong suốt 8 năm cai trị của chế độ Ngô Đình Diệm, một chế độ mà nhiệm vụ chính trị của tập đoàn lãnh đạo đã làm cho họ không còn chọn lựa nào khác, không còn cách hành động nào khác hơn là phải tiêu diệt Phật giáo. Họ có động cơ, phương tiện, cơ hội và cũng có vô minh.
Cho nên trong suốt 8 năm, Phật giáo đã bị kỳ thị, đàn áp, khống chế, thậm chí bị tiêu diệt trong hầu hết mọi lãnh vực sinh hoạt quần chúng cũng như công quyền tại miền Nam. Từ luật pháp đến chính trị, từ giáo dục đến an ninh, từ kinh tế đến thương mãi, từ nông nghiệp đến xã hội, từ quân đội đến hành chính … và đặc biệt trong lãnh vực tôn giáo thì chính quyền dùng đủ mọi biện pháp để khống chế và tiêu diệt đến tận cùng. Mặc những lời kêu than, những lời phản đối không những của Phật giáo đồ mà còn của đông đảo các thành phần nạn nhân khác của nhân dân miền Nam.
Cho đến lúc Phật giáo bị đẩy vào tuyệt lộ, cho đến lúc chỉ muốn làm thân phận nạn nhân mà cũng không yên thì Phật giáo miền Nam đã vận dụng đến sức mạnh “vô úy” và “không bạo động” mà đứng lên nói tiếng KHÔNG huyền diệu vang vang âm bát nhã. Quyết định vô minh và sân hận của chính quyền Ngô Đình Diệm trong lễ Phật đản tại Huế năm 1963 tích tụ đầy đủ nghiệp chướng của 600 năm cuồn cuộn, và là giọt nước cuối cùng đẩy sinh mệnh Phật giáo vào cuộc trở mình hùng tráng của mùa Pháp nạn.
1963-2013! Năm mươi năm đã trôi qua. Nửa thế kỷ là thời gian đủ dài để chúng ta có thể an nhiên nhìn lại quá khứ hầu rút ra được những bài học cho tương lai. Đối với Phật tử thì đó là một bài học về đạo lực vận dụng giữa trí tuệ và từ bi, giữa hạnh nhẫn nhục và lực đại hùng một cách hài hòa và vì lợi lạc của chúng sinh. Còn đối với tương lai dân tộc ta thì Pháp nạn Phật giáo năm 1963 đã cống hiến cho chúng ta một bài học lớn về niềm khao khát và lòng tôn trọng một cuộc sống cộng sinh trong một môi trường hòa bình an lạc. Chúng ta không muốn gì hơn!
Tôi tán thán công đức của TT. Thích Nhật Từ và NNC. Nguyễn Kha đã nhân dịp tưởng niệm 50 năm pháp nạn 1963 mà sưu tầm tài liệu và tập hợp lại trong một tác phẩm để mô tả đầy đủ nguyên nhân, bản chất và tiến trình của một chuyến sang sông tràn đầy Bi Trí Dũng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận đại.
Xin trân trọng giới thiệu.
Phật Đản năm Quý Tỵ (Phật lịch 2557, Tây lịch 2013)
TS. HT. Thích Trí Quảng
Phó Chủ tịch, Hội đồng Trị sự GHPGVN
LỜI NÓI ĐẦU
Cách đây đúng nửa thế kỷ, khởi đầu bằng một mùa Phật Đản tang thương và kéo dài cho đến mùa Đông năm 1963, tại miền Nam Việt Nam đã xảy ra một biến cố bi hùng làm chấn động lương tâm nhân loại và để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc vào hậu bán thế kỷ XX. Biến cố đó là sự sụp đổ của chế độ phi dân tộc Ngô Đình Diệm, kéo theo cơn vươn vai trở mình để nhập thế của Phật giáo Việt Nam sau mấy trăm năm ngủ yên mộng mị.
Thật vậy, kể từ khi lực lượng Tống nho làm chủ đời sống văn hóa và khống chế chốn cung đình, cùng lúc với cuộc xâm lăng tàn bạo của người Pháp nhân danh quyền tự do giảng đạo và tự do khai thác tài nguyên nước ta, thì Phật giáo đã bị đẩy về vai trò thứ yếu, rút về nông thôn, âm thầm quấn quyện với văn hóa miền hương đảng. Đầu thế kỷ thứ XX, dù có một số vị cao Tăng thạc đức bôn ba hoằng hóa và dù có một số cư sĩ phát động phong trào ‘Chấn hưng trong thập niên 1930’, nhưng các nỗ lực đó đã không đủ năng lượng để kích hoạt được hào khí Lý-Trần của nền Phật Việt vốn đã bị nền đô hộ hà khắc của Thực dân và tay sai bản xứ theo “đạo Tây Dương” vùi dập.
Năm 1954, đất nước qua phân. Tây bị đuổi đi nhưng Mỹ lại ập đến ở miền Nam để xây dựng một “tiền đồn chống Cộng”: Chế độ Ngô Đình Diệm được khai sinh và nuôi dưỡng với căn cước chính trị là kẻ thừa sai của Mỹ và nhân thân văn hóa là “tôi tớ” của Vatican. Phật giáo Việt Nam, lại một lần nữa, phải đối diện và giải quyết những thách thức sống còn của mình. Lần này, giải pháp là vừa để khẳng định sự tồn vong trước một sách lược tiêu diệt có hệ thống ở cấp độ quốc gia, nhưng quan trọng hơn, vừa để từ đống tro tàn của đổ nát, vươn vai đứng dậy làm sống lại nhiệm vụ phên dậu văn hóa của Phật giáo cho dân tộc. Quyết tâm đó khởi đi từ mùa Phật đản năm 1963, khi chế độ đương quyền đẩy Phật giáo đến tận cùng của vực thẳm. Cuối cùng, quyết tâm đại bi đại hùng đó đã trở thành hiện thực và thành tựu mỹ mãn.
Trong ý hướng đó, nội dung cuốn sách đề cập đến bối cảnh lịch sử và xuất phát điểm văn hóa đã hình thành chế độ Ngô Đình Diệm. Nắm vững được cội nguồn tổ tông này, ta sẽ hiểu rõ hơn vì sao chế độ đó lại phải phóng tay kỳ thị và đàn áp Phật giáo, và từ đó dẫn đến mùa Pháp nạn 1963 mà cao điểm là hành động vị Pháp tự thiêu của Bồ-tát Thích Quảng Đức. Một vài bài viết cũng nhằm nhận diện để phản biện một số xuyên tạc và mạo hóa lịch sử của tàn dư chế độ Ngô Đình Diệm tại hải ngoại đang tìm cách đánh tráo sự thật để đổ tội cho Phật giáo và dân tộc.
Ngoài một số bài viết đã được phổ biến (trên báo giấy) từ trước 1975, phần lớn các tài liệu trong tuyển tập này đã được phổ biến rộng rãi trên Internet trong thập niên qua. Có thể khẳng định rằng 68 bài viết của 54 tác giả về Phong trào Phật giáo 1963 và về chế độ Ngô Đình Diệm trong cuốn sách này, dù chỉ là một số lượng rất nhỏ trong rừng tài liệu cả trong lẫn ngoài nước, nhưng có lẽ cũng đã đủ để nhận diện được nguyên nhân, bản chất và rút ra được ý nghĩa đích thực cũng như giá trị lịch sử của Phong trào Phật giáo 1963 rồi.
Nhân kỷ niệm nămmươi năm (1963 – 2013) biến cố bi hùng đó, tập sách này không có mục đích gì hơn là ghi lại công ơn của các vị thánh tử đạo Phật giáo bao gồm các vị Tăng và Phật tử đã hy sinh, thậm chí cúng dường cả thân xác, trong mùa Pháp nạn 1963 đó. Đồng thời cũng là dịp để nhắc nhở chúng ta, dù Phật tử hay không, dù người Việt Nam hay các thế lực quốc tế, về những bài học lịch sử đã qua. Tôi cho rằng bài học lớn nhất là đừng bao giờ để một mùa Pháp nạn như thế xảy ra bất kỳ nơi đâu trên thế giới nữa!
TP. HCM, Mùa Phật Đản năm Quý Tỵ (2013)
Trân trọng,
TT. Thích Nhật Từ
Pháp Nạn Phật Giáo 1962_Nguyên Nhân, Bản Chất và Tiến Trình_Thích Nhật Từ, Nguyễn Kha