Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Bồ tát đạo

05/04/201317:44(Xem: 6455)
4. Bồ tát đạo
Vấn Đề Bồ Tát Quảng Đức Tự Thiêu
Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật


4. Bồ Tát Đạo

Thích Hạnh Bình
Nguồn: Thích Hạnh Bình


4.1. Tinh thần Bồ Tát đạo

Bồ tát là từ viết tắc và dịch âm từ tiếng Phạm là ‘bodhi-sattva’. Bodhi (bồ đề) có nghĩa là ‘giác ngộ’, sattva (tát đoả) nghĩa là ‘hữu tình’, chỉ cho những loài chúng sanh có tình thức; hai từ này ghép lại dịch âm là ‘Bồ đề tát đoả’, có nghĩa là giác hữu tình, tức là Bồ tát không những tự mình đã giác ngộ (tự giác) mà còn đem những điều giác ngộ đó làm lợi ích cho chúng sanh, như vậy được gọi là Bồ tát.

Sự hình thành tinh thần Bồ Tát đạo của Phật giáo Đại thừa, có thể nói được xuất phát từ “Kinh Bổn Sanh” (jataka), là một bộ kinh tường thuật tỉ mỉ về tiền thân đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong quá khứ, Ngài đã trải qua vô lượng kiếp tu tập, không giới hạn chỉ dưới hình thức của một người xuất gia mà thể hiện qua nhiều hình tướng, có thể một vị vua Chuyển luân thánh vương, Bà La môn, Sát đế lợi, Thủ đà la, một vị cư sĩ, một Công chúa…vớI ý nghĩa đề cao tinh thần vị tha cứu giúp chúng sanh của Ngài. Đức Phật thích Ca sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni và thành Phật tại Bồ đề đạo tràng chỉ là một sự kiện thị hiện của đức Phật, vì ngài đã thành Phật từ vô lượng kiếp trong quá khứ, mỗi một lần thị hiện với một hình thức là một vị Bồ Tát với một hạnh nguyện làm lợi lạc cho quần sanh, đáp ứng tất cả những gi chúng sanh yêu cầu, miễn sao chúng sanh được vui sướng là ngài mãn nguyện, cho dù việc làm đó có ảnh hưởng không tốt đối với cuộc sống của ngài, đôi lúc ngài hy sinh cả tính mạng, vợ con, tài sản…Ngài đều vui lòng cam chịu tất cả[9].

Tư tưởng Bồ Tát trong “Kinh Bổn Sanh” là cơ sở để phát triển và hình thành tinh thần Bồ Tát đạo theo hệ tư tưởng của kinh điển ĐạI thừa. Quá trình phát triển tư tưởng này khá phức tạp.Thật ra, Ở thời kỳ “Kinh Tạp A hàm”, “Kinh Trung A hàm” hoặc “Kinh Tương Ưng Bộ”,“kinh Trung Bộ” khái niệm Bồ tát cũng đã được đề cập, nhưng với ý nghĩa rất đơn thuần, khái niệm Bồ tát chỉ cho đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi chưa xuất gia còn là một vị cư sĩ, chưa thành đẳng chánh giác. Như trong ‘Kinh Bồ Đề Vương Tử’ đức Phật nói: ‘Ta trước khi giác ngộ, thành bậc chánh đẳng giác, khi còn là vị Bồ tát’[10].Câu kinh này biểu thị ý nghĩa đức thích Ca Mâu Ni khi chua thành Phật, nhưng từ Kinh A hàm đến thời đại của “Kinh Bổn Sanh” thì khái niệm về Bồ Tát hoàn toàn đổi khác, nhất là đến giai đoạn Phật giáo Đại thừa, khái niệm Bồ tát chỉ cho những vị đã giác ngộ, chỉ vì muốn thực hành chí nguyện độ sanh mà ở ngôi vị Bồ tát[11].


4.2. Thực hành Bồ tát đạo (Sáu ba la mật)

Hạnh nguyện của Bồ tát lấy việc độ sanh làm mục đích, do vậy cần có tinh thần lăng xả thể nhập vào xã hội, tiếp cận quần chúng, tùy thuận chúng sanh thực hiện bản nguyện độ sanh của mình. Quan điểm này trái với tinh thần tu tập của Phật giáo nguyên thủy, đức Phật luôn luôn khuyên các vị Tỷ kheo tìm một nơi an tịnh vắng vẻ, như trong rừng núi…tránh xa làng xóm, để tu tập thiền định. Như chúng ta thấy xã hội là nơi rất phức tạp, tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống nhậu nhẹt…đều ở trong đó, tất nhiên nó không phù họp cho người mới xuất gia học đạo, công tu tập hcu7a dày, kinh nghiệm chưa có, rất dễ bị cám dỗ, vì chúng có sức quyến rủ cực mạnh. Do vậy, Bồ tát muốn hội nhập xã hội để độ sanh điều kiện tiên quyết phải có tinh thần ‘vô ngã vị tha’ và lòng ‘từ bi’. Vô ngã là không còn có khái niệm tự ngã, vì có tự ngã sẽ có ngã sở, có ngã sở tức có sự chấp trước về ‘của mình’ và ‘của người’, như vậy sẽ không có tâm bình đẳng khi thực thi hạnh nguyện độ sanh, do vậy cần có tinh thần ‘vô ngã vị tha’. Tinh thần vô ngã vị tha không phải tự nhiên mà có, phải dày công tu học Phật pháp, giác ngộ chân lý; hay nói đúng hơn là phải có trí tuệ. Trí tuệ mới có chức năng chặt đứt mọi chấp trước và phiền não. Điều kiện thứ hai là Bồ tát phải có lòng ‘từ bi’. Tại sao phải có điều kiện này ? vì xã hội là một nơi rất phức tạp, đủ mọi hạng người ở trong đó, do vậy khi gặp chướng duyên, nếu không có lòng từ bi Bồ tát dễ sanh tâm hận thù và thối chí độ sanh, lòng từ bi có chức năng làm lắng diệu tất cả sự không bằng lòng, tăng thêm nghị lực độ sanh. Đây là hai điều kiện cơ bản cho Bồ tát thự hành chí nguyện độ sanh.

Dựa vào tinh thần cơ bản này, Phật giáo Đại thừa lấy 6 ba la mật (pràmita) làm phương tiện độ sanh cho người thực thi tinh thần Bồ tát hạnh. Như trong “Kinh Ma ha Bát nhã Ba la mật đa” đức Phật giải thích:

“Sáu Ba la mật là con đường của Bồ tát, là ánh sáng, là bó đuốc, là trí tuệ…”[12]

Đồng thời, trong “Kinh Đại Bát Niết bàn” đức Phật cũng giải thích như sau:

“Này Thiện nam tử, Bồ tát ma ha tát cần phải tu tập sáu Ba la mật, nhưng không cầu kết quả của việc tu tập sáu Ba la mật. Khi tu tập pháp vô thượng Ba la mật nên phát nguyện rằng: Ta nay lấy pháp sáu Ba la mật này vì tất cả chúng sanh mà phục vụ, chúng sanh được sự phục vụ của ta, chỉ mong rằng tất cả chúng đều được chứng nhập A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Trong khi tu tập pháp Sáu Ba la mật này, nguyện cam chịu tất cả những loại khổ não, trong khi khổ não ta quyết không thối tâm Bồ đề.”[13]

Có thể nói, Sáu ba la mật là con đường thực thi tinh thần Bồ tát đạo, ứng dụng tinh thần độ sanh của Bồ tát vào cuộc đời, như tình cảm của người mẹ nuôi con, không có một thoáng suy nghĩ tư lợi, trục lợi cho chính bản thân mình, sẵn lòng cam chịu tất cả khổ nhọc, và còn hơn thế nữa, Bồ tát có thể hy sinh tánh mạng của mình để mưu cần hạnh phúc và an lạc cho chúng sanh. Tinh thần đó đã được thể hiện rất rõ nét ngang qua ‘Phẩm Bồ tát Thường Bất Khinh’ trong “Kinh Pháo Hoa”. Ở đây, được miêu tả Bồ tát có thể cam chịu tất cả những lời chưởi mắng khinh khi, đánh đập, thậm chí cho đến sự hy sinh tính mạng của chính mình, chỉ vì mục đích cầu Phật đạo và cứu độ chúng sanh.

Không còn nghi nghờ gì nữa, HT. Thích Quảng Đức tiếp nối tinh thần này, bằng trái tim thương dân mến nước, yêu chuộng hòa bình và chế độ bình đẳng, Ngài đã lấy nhục thân của chính mình làm ngọn đuốc soi đường thức tỉnh cho một chính phủ vong bản đương thời, chỉ vì mục đích mong cầu chính phủ đương thời có chính sách bình đẳng Tôn giáo, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Tinh thần đó đáng được ca ngợi tán dương, và cho dù dưới hình thức nào nó vẫn luôn sống với những người con Phật và những người có ý thứccao độ về dân tộc.

Sáu ba la mật bao gồm: 1. Bố thí, 2. Trì giới, 3. Nhẫn nhục, 4. Tinh tấn, 5. Thiền định, 6. Trí tuệ. 1.Bố thí, tiếng Phạn gọi là dana, nghĩa là thí xả. Từ bố thí trong Phật giáo Đại thừa hàm chứa ý nghĩa rất rộng, không giới hạn chỉ bố thí vật chất và pháp thí mà còn mang ý nghĩa bố thí vơ con và ngay cả thân mạng của chính mình. Chuyện tiền thân của đức Phật Thích Ca lấy thân mình để cứu một con cọp đói là một ví dụ điển hình. Đây là loại văn hóa đề cao tính hi sinh của các nước thuộc vùng Trung Đông được Phật giáo hấp thu, khi Phật giáo truyền qua vùng lãnh thổ này…Quan điểm này có ảnh hưởng đến những vấn đề xả thân vì đạo của Phật giáo, 2. Trì giới, tiếng phạn gọi là sila, nghĩa là những giới điều có khả năng ngăn chận những hành vi bất thiện. Giới gồm có giới của người tại gia và giới của người xuất gia. Nhưng đặc biệt giới của Bồ tát không giới hạn chỉ có người xuất gia mà người tại gia cũng được thọ trì. Giữ giới không mang ý nghĩa tiêu cực chỉ không làm các việc ác, mà còn mang ý nghĩa phát huy việc lành. GiớI thể của Bồ tát chính là lòng không tham không si, 3. Nhẫn nhục, tiếng Phạn gọi là Ksantipar, có nghĩa là sự nhẫn nhục, khi Bồ tát gặp hoàn cảnh không thuận lợi bị người nhiếc mắng, phỉ nhổ…Bồ tát cần phải có lòng nhẫn nhục đểchịu đựng, mới có thể tiếp tục sự nghiệp hoá độ chúng sanh; 4. Tinh tấn, tiếng Phạn gọi là virya, có nghĩa là siêng năng tinh tấn, nó là cái đối trị tính lười biếng, nó có chức năng thúc đẩy, khích lệ Bồ tát hành đạo không biết mỏi mệt, kích thích những việc thiện nào chưa sanh được sanh, những việc thiện nào đã sanh được tăng trưởng, đó là chức năng của tinh tấn; 5. Thiền định, tiếng Phạn gọi là Dhyana, nghĩa là tịnh lự. thiền định có chức năng khiến cho hành giả thân thể được khinh an, tâm được định tĩnh, không tạp loạn; 6. Trí tuệ, tiếng Phạn gọi là prajna, nghĩa là trí tuệ. Khái niệm trí tuệ trong Phật giáo định nghĩa không tương đồng với sự thông minh hiểu biết của thế gian. Chúng ta có thể định nghĩa từ trí tuệ bằng một từ khác là ‘như thật tuệ tri’ hay ‘như lý tác ý’ là sự hiểu biết đúng như sự thật, không phải là sự tưởng tượng hay trạng thái ảo tưởng. Khái niệm này được trong “Kinh pháp Hoa” mô tả la ‘thập như thị’, vì trí tuệ là sự hiểu biết đúng như sự thật, cho nên trí tuệ có khả năng đoạn trừ phiền não, chặt đứt con đường dẫn đến khổ đau, trong khi đó sự thông minh hiểu biết của thế gian không làm được trách nhiệm này, đó là lý do tại sao khái niệm trí tuệ không đồng nghĩa với từ hiểu biết của thế gian.

Trong sáu ba la mật này, Bồ tát lấy Bố thí làm mục tiêu hành động, lấy trì giới, nhẫn nhục và tinh tấn làm phương tiện độ sanh, lấy định và tuệ làm ngọn đuốc soi đường. Như vậy, sáu Ba la mật là một phương pháp độ sanh toàn hảo, không rơi vào sự sai lầm, và Bồ tát sẽ không bị cám dỗ, khi lăng xã hoà nhập vào xã hội thực thi công việc độ sanh. Đó là nội dung và ý nghĩa của tinh thần Bồ tát đạo trong hệ tư tưởng Phật giáo Đại thừa..

Nếu như 6 Ba la mật là phương tiện cho Bồ tát độ sinh thì việc vi tự thiêu của Hòa thượng là hành vi của Bồ tát trong thời hiện tại. Ngài lấy thân mình làm ngọn đuốc bố thí cho dân tộc, đó là Bố thí Ba la mật; Ngài luôn kiên trì giữ cho thạn và tâm mình không bị rơi vào con đường danh lợi, đó là sự trì giới giữ giới Ba la mật; Ngài chấp nhận mọi sự nguyền rủa phỉ bán của đối phương của những người chà đạp văn hóa dân tộc, đó là thái độ nhẫn nhục Ba la mật của Hòa thường; Ngài luôn luôn nổ lực và giữ tâm chân chánh đối với sự nghiệp kêu gọi tự do và bình đẳng Tôn giáo, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đó là sự tinh tấn Ba la mật; Trong lúc ngọn lửa đốt cháy thân mình mà Ngài vẫn an nhiên, đó là thiền định Ba la mật; Suy tư của Ngài luôn luôn luôn vì tôn giáo vì văn hóa của dân tộc, đó là một tâm hồn với trí tuệ Ba la mật. Như vậy, sự kiện tự thiêu của HT. Quảng Đức là hành vi của một vị Bồ tát hóa thân.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2025(Xem: 322)
Chiều ngày 25/12/24 Anh Chị Em Huynh Trưởng khắp liên bang hội tụ về tu viện Quảng Đức với tư thế sẵn sàng cho buổi họp tổng kết một năm hành hoạt và kế hoạch năm mới của Ban Hướng Dẫn Úc Đại Lợi. Trại sinh Huyền Trang bắt đầu giai đoạn 2 với đề thi nhập trại (Trại Huyền Trang kéo dài 3 năm/3 giai đoạn: giai đoạn 1 học hàm thụ trực tuyến, giai đoạn 2 thụ huấn 5 ngày tại trại, giai đoạn 3 hội thảo kết khoá vào cuối năm 2026) Lễ Khai Mạc Liên Trại Sáng ngày 26/12/24, tại Chánh điện chùa Quang Minh, Melbourne, lễ khai mạc liên trại đã diễn ra trong không khí trang nghiêm mở đầu hành trình 5 ngày tu học và rèn luyện dành cho các Huynh Trưởng từ khắp nơi. Sau lễ khai mạc, trại sinh cùng Ban Quản Trại di chuyển đến Alexander Resort, nơi chương trình trại chính thức triển khai theo đúng đề án đã định.
08/01/2024(Xem: 5101)
Chủ Nhật 4/2/ 2024, nhằm ngày 25 tháng Chạp: 11:00 am: Lễ Cúng Tất Niên, Thượng Nêu; Cầu An, Cung tiến Chư Hương Linh; Chùa bắt đầu có bông Vạn Thọ, thức ăn Chay thuần khiết. Thứ Sáu 30 Tết tháng Chạp, nhằm ngày 9/2/24: 11:00 am: cúng Ngọ Phật. Cúng Tiến Chư Giác Linh, Chư Hương Linh; 5:00 pm: Cúng Thí Thực; 8:00 pm: Lễ Sám Hối cuối năm; 9:30 pm: Văn Nghệ Mừng Xuân; 11:00 pm: Lễ Trừ Tịch (Giao Thừa Đón Xuân Giáp THÌN 2024); Thứ Bảy Mùng 1 Tết, nhằm ngày 10/2/24: - 11:00 am: Cúng Ngọ Phật cầu Nguyện Quốc Thái Dân An. - Mừng Lễ Vía Di Lặc Tôn Phật Đầu Năm Mới. - Chư Phật tử Lễ Phật xin lộc đầu năm mới. Chủ Nhật Mùng 2 Tết, nhằm ngày 11/2/24: - Lễ Hội Mừng Xuân Giáp Thìn 2024. - Chương Trình Văn Nghệ Xuân Đặc Biệt. Thứ Ba Mùng 4 Tết, nhằm ngày 13/2/24: 7:00pm: Khai Kinh Dược Sư Cầu An Năm Mới. Thứ Bảy Mùng 8 tháng Giêng, nhằm ngày 17/2/24: Lúc 8:00 pm: Dâng Sớ Cầu An Năm Mới . Chủ Nhật 25/2/24, nhằm 16 tháng Giêng: Hành Hương Thập Tự, Cúng Rằm tháng Giêng.
15/12/2023(Xem: 19760)
An lạc thảnh thơi là chất liệu tâm linh, là dược nguồn năng lượng mà mỗi người con Phật đều mong ước tìm cầu và trải nghiệm. Để đáp ứng nhu cầu thiết thực đó và tạo thuận duyên cho hàng Phật tử xa gần đến Auckland - NZ tu tập và tận hưởng suối nguồn an lạc, khóa tu học “AN LẠC THẢNH THƠI” sẽ được tổ chức tại trại YMCA Camp Adair nhằm giúp cho mỗi học viên tự trải nghiệm sự tinh thông của trí tuệ, an lạc của thân tâm, và thảnh thơi của tâm hồn thông qua việc thực hành giáo lý Phật Đà.
06/06/2023(Xem: 2167)
Khơi đèn tuệ, dâng hương tâm từ phụ. Hiện phàm Tăng, ứng hoá độ quần sanh. Ngàn uế trượt, phân biệt tánh chủng Phật. Quảng Đức Ngài, dụng ngọn đuốc hoá thân.
02/06/2023(Xem: 10044)
Sự kiện tự thiêu của Hoà thượng Thích Quảng Đức để bảo vệ Chánh pháp và cầu nguyện hòa bình, qua truyền thông, lập tức đã gây chấn động thế giới, làm thay đổi cục diện ở Việt Nam sau đó
01/06/2023(Xem: 2597)
Thiên thu tuyệt tác ngọn lửa thiêng bất diệt! Bàng hoàng xúc động còn mãi ……hơn nửa thế kỷ đã trôi qua Ngọn lửa hồng đốt cháy một liên toà ÔI, bậc chân tu lặng lẽ sâu sắc …. hành trạng đến nay vẫn là huyền thoại!
30/05/2023(Xem: 11274)
Mỗi khi có dịp gặp và ngồi nói chuyện về tỉnh Khánh Hòa, Quách Tấn đều nhắc cho tôi biết là, Khánh Hòa có 2 người tiếng tăm đã vượt biên giới là Hòa thượng Thích Quảng Đức và Bác sĩ Yersin.
26/05/2023(Xem: 3736)
Tháng tư âm lịch trăng tròn Hàng năm Phật tử chúng con đón mừng Ngày Đản sanh cõi trần, Đức Phật Họ Thích Ca tên thật Mâu Ni Ngài đem ánh sáng từ bi Soi cho nhân loại thoát đi khổ sầu Pháp chánh đạo nhiệm mầu, mang tới Dạy chúng sanh cảnh giới, quay về
26/05/2023(Xem: 2398)
Mầu nhiệm linh thiêng ngọn lửa hồng. Thiêu thân Bồ tát giữa thời không. Trái Tim Bất Diệt còn lưu dấu, “Phật Đản 63” rạng Quốc hồn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]