Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thạch Quật Am và Phật Quốc Tự Di sản Di sản Thế giới tại Hàn Quốc

02/10/202309:20(Xem: 6064)
Thạch Quật Am và Phật Quốc Tự Di sản Di sản Thế giới tại Hàn Quốc

Thạch Quật Am và Phật Quốc Tự Di sản Di sản Thế giới tại Hàn Quốc

(Seokguram Grotto and Bulguksa Temple)

 

Được thành lập vào thế kỷ thứ 8, việc xây dựng bắt đầu vào năm 742, Thạch Quật Am (석굴암, nghĩa là Am hang đá) là một Cổ Am và một phần của phức hợp Phật Quốc Tự. Nó nằm cách bốn km về phía đông của ngôi đại già lam cổ tự trên núi Tohamsan, ở Gyeongju, Hàn Quốc, gian chính hình tròn thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao 3,5m với tư thế Xúc địa thủ ấn (Bhumistarsa Mudra), pho tượng hoành tráng đang nhìn ra biểnvà gian phụ cách đó một lối đi là nơi thực hiện nghi thức cầu nguyện. Kiến trúc này phản ánh rõ quan niệm “trời tròn, đất vuông” của người Silla xưa.

 

Xung quanh các bức tường tại đây còn khắc hình Mật Tích Kim Cương lực sĩ, Tứ Thiên Vương đóng vai trò bảo hộ Phật pháp và 39 hình ảnh các vị Phật, Bồ Tát và đệ tử trong buổi truyền giảng kinh Phật, tất cả đều được điêu khắc chân thực và tinh tế trên các bức phù điêu cao thấp, được coi là một kiệt tác của nghệ thuật Phật giáo ở Viễn Đông. Ngôi già lam Phật Quốc tự (불국사) (được kiến tạo vào năm 774) và Thạch Quật Am tạo thành một quần thể kiến trúc tôn giáo có ý nghĩa đặt biệt.

 

Giá trị Nổi bật Toàn cầu

   Tổng hợp ngắn gọn

 

Được kiến tạo vào thế kỷ thứ 8 dưới triều đại Silla (신라), toạ lạc trên sườn núi Tohamsan, Thạch Quật Am và Phật Quốc Tự tạo thành một quần thể kiến trúc tôn giáo có ý nghĩa đặc biệt.

 

Năm 528, Pháp Hưng Vương (법흥왕, trị vì 514–540) dựng lên một ngôi am nhỏ cầu nguyện cho Hoàng hậu vào thời điểm này, nhưng sau đó rơi vào quên lãng và rơi vào hư hỏng. Ngôi đại già lam cổ tự hiện tại đã được quan Đại thần triều đại Silla, Kim Đại Thành (김대성, 700-774) đã khởi xướng và giám sát việc xây dựng ngôi đại già lam Phật Quốc tự và Thạch Quật Am, ngôi già lam trước được kiến tạo để tưởng nhớ song thân phụ mẫu ông trong kiếp hiện tại và ngôi già lam sau để tưởng niệm song thân phụ mẫu từ kiếp trước. Hoàn thành vào thời Cảnh Đức Vương (경덕왕, trị vì 742-765) năm 774.

 

Thạch Quật Am là một hang động nhân tạo được xây dựng bằng đá granit bao gồm một tiền sảnh, một hành lang và một nhà vòm tròn chính. Gian chính hình tròn thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao 3,5m với tư thế  Xúc địa thủ ấn (Bhumistarsa Mudra), pho tượng hoành tráng đang nhìn ra biểnvà gian phụ cách đó một lối đi là nơi thực hiện nghi thức cầu nguyện.

 

Xung quanh các bức tường tại đây còn khắc hình Mật Tích Kim Cương lực sĩ, Tứ Thiên Vương đóng vai trò bảo hộ Phật pháp và 39 hình ảnh các vị Phật, Bồ Tát và đệ tử trong buổi truyền giảng kinh Phật, tất cả đều được điêu khắc chân thực và tinh tế trên các bức phù điêu cao thấp, được coi là một kiệt tác của nghệ thuật Phật giáo ở Đông Á. Trần mái nhà vòm tròn và lối vào hành lang sử dụng một kỹ thuật xây dựng sáng tạo liên quan đến việc sử dụng hơn 360 phiến đá.

 

Phật Quốc Tự là một quần thể tự viện Phật giáo, bao gồm một loạt các toà nhà bằng gỗ trên các bậc thang bằng đá nhô cao. Khuôn viên ngôi Phật Quốc Tự được chia thành ba khu vực - Điện Phật Tỳ Lô Giá Na (비로자나불전), Đại Hùng Bảo điện (대웅전) và Điện Cực Lạc (극락전). Những khu vực này và các bậc thang bằng đá được thiết kế để đại diện cho cõi Tịnh độ của Đức Phật. Những bậc thang bằng đá, những chiếc cầu và hai ngôi Bảo tháp - Tháp thờ Phật Thích Ca (석가탑) và tháp thờ Đa Bảo Như Lai (다보탑) – đối diện với Đại Hùng Bảo điện chứng thực cho công trình xây dựng tinh xảo của triều đại Silla.

 

Tiêu chí (i): Thạch Quật Am, với pho tượng Phật được bao quanh bởi các vị Bồ tát, Thập đại đệ tử của Đức Phật, tám vị Thần Thánh Thủ Hộ, nhị vị Thiên Thần và nhị vị Thần Kim Cương Hộ pháp đều được chạm khắc từ đá granit trắng, một kiệt tác của Nghệ thuật Phật giáo Đông Á.

 

Tiêu chí (iV): Thạch Quật Am, với hang động nhân tạo và các tác phẩm điêu khắc bằng đá, cùng với ngôi đại già lam Phật Quốc Tự có kiến trúc bằng gỗ và các bậc thang bằng đá, một ví dụ nổi bật về kiến trúc tôn giáo đạo Phật phát triển mạnh ở ở Gyeongju, thủ đô của Vương quốc Silla vào thế kỷ thứ 8, như một biểu hiện vật chất của tín ngưỡng Phật giáo.

 

Tính Trung thực

 

Thạch Quật Am mô tả sự giác ngộ của Đức Phật và ngôi đại già lam Phật Quốc Tự biểu tượng cho Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Phật giáo đang hình thành trong thế giới trên mặt đất. Hai địa điểm tâm linh được liên kết chặt chẽ về mặt vật lý, lịch sử và văn hoá và tất cả các thành phần chính của chúng đều nằm trong ranh giới của tài sản.

 

Các mối đe doạ đáng kể nhất của Thạch Quật Am phải đối mặt là độ ẩm và ngưng tụ hơi nước, gây ra sự phát triển của nấm mốc, nấm mốc sương và rêu phong. Thiệt hại do thời tiết đối với các tác phẩm điêu khắc bằng đá là một mối đe doạ khác. Việc xây dựng mái vòm tròn bằng bê tông từ năm 1913 đến năm 1915 dẫn đến tích tụ độ ẩm và thấm nước. Một mái vòm tròn bằng bê tông thứ hai được đặt trên mái vòm tròn hiện tại vào những thập niên 1960, để tạo ra không gian 1,2 m giữa chúng, kiểm soát và điều chỉnh luồng không khí, giảm sự hình thành của nấm mốc và ngăn ngừa thiệt hại về khí hậu. Một phòng chờ bằng gỗ cũng được thêm vào bên trong hang động được niêm phong bằng một bức tường kính để bảo vệ du khách và sự thay đổi nhiệt độ.


thach quat am (2)thach quat am (4)thach quat am (5)thach quat am (6)thach quat am (7)thach quat am (8)thach quat am (9)thach quat am (10)thach quat am (11)thach quat am (12)thach quat am (13)


 

Những thay đổi từ những thập niên 1913-1915 đối với cấu trúc ban đầu của Thạch Quất Am và những sửa đổi tiếp theo để giải quyết các vấn đề do những tác động bên ngoài gây ra cần được nghiên cứu thêm. Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, sự xâm nhập của nước được theo dõi và quản lý cẩn thận, đồng thời thực hiện các biện pháp giảm thiểu theo yêu cầu.

 

Các mối đe doạ chính đối với các bộ phận xây dựng của ngôi đại già lam Phật Quốc Tự là mưa axit, ô nhiễm, sương mù mặn có nguồn gốc từ Biển Đông và rêu trên bề mặt khối xây. Những mối đe doạ này liên tục được theo dõi và nghiên cứu.

 

Hoả hoạn là mối đe doạ lớn nhất đối với sự toàn vẹn của các toà nhà bằng gỗ của ngôi đại già lam Phật Quốc Tự, kêu gọi các hệ thống phòng ngừa và giám sát tại địa điểm văn hoá tâm linh này.

 

Tính Xác thực

 

Chính pho tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao 3,5m với tư thế Xúc địa thủ ấn và hầu hết các tác phẩm điêu khắc bằng đá vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu. Do sự sụp đổ một phần của trần vòm nhà tròn, toàn bộ Thạch Quật Am đã được tháo dỡ và xây dựng lại, được bao phủ bởi một mái vòm tròn bê tông từ đầu thế kỷ 20 những thập niên 1913-1915. Một mái vòm tròn bê tông thứ hai đã được bổ sung vào những thập niên 1960. Những biện pháp mạnh mẽ này đã làm giảm tính xác thực của hình thức hang động và vật liệu của nó ở mức độ thấp hơn, mặc dù vào thời của chúng chúng ta có thể chấp nhận được và khi đối mặt với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Không có thay đổi nào về chức năng và kích thước của hang động.

 

Các cấu trúc xây dựng bên trong ngôi đại già lam Phật Quốc Tự vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu, chỉ mới được sửa chữa một phần. Cá toà nhà bằng gỗ đã được sửa chữa và phục hôi nhiều lần kể từ thế kỷ 16. Tất cả các công việc trùng tu và sửa chữa đều dựa trên nghiên cứu lịch sử và đã sử dụng các vật liệu, kỹ thuật truyền thống.

 

Yêu cầu bảo vệ và quản lý

 

Thạch Quật Am đã được chỉ định là Quốc bảo Hàn Quốc và – ngôi đại già lam Phật Quốc Tự đã được chỉ đinh là Địa điểm Lịch sử theo Đạo luật Bảo vệ Di sản Văn hoá. Bất kỳ thay đổi nào đối với hình thức hiện có của địa điểm văn hoá tâm linh này đều cần có sự cho phép. Chúng được bao gồm trong ranh giới của Vườn quốc gia Gyeongju, trong đó có những hạn chế xây dựng mới. Một khu Bảo vệ Môi trường Văn hoá Lịch sử dài 500 mét từ ranh giới của địa điểm cũng đã được thiết lập, trong đó tất cả các công việc xây dựng phải được phê duyệt trước.

 

Ở cấp quốc gia, Cục Quản lý Di sản Văn hoá (CHA) chịu trách nhiệm thiết lập và thực thi các chính sách bảo vệ tài sản và vùng đệm, phân bổ nguồn tài chính để bảo tồn. Thành phố Gyeongju chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát việc bảo tồn và quản lý tài sản, phối hợp với Dịch vụ Công viên Quốc gia Hàn Quốc, trong khi ngôi đại già lam Phật Quốc Tự chịu trách nhiệm quản lý hàng ngày. Giám sát thường xuyên hàng ngày được thực hiện và giám sát chuyên nghiệp chuyên sâu được thực hiện trên cơ sở 3 đến 4 năm.

 

Công việc bảo tồn được thực hiện bởi các Chuyên gia Bảo tồn Di sản Văn hoá, những người đã vượt qua các Kỳ thi Chứng chỉ Quốc gia trong các lĩnh vực chuyên môn cá nhân của họ. Một chiếc quạt thông gió trong Thạch Quật Am, có độ rung gây rủi ro, đã được gỡ bỏ và số lượng du khách được kiểm soát hợp lý. Bên trong ngôi đại già lam Phật Quốc Tự, mưa axit, ô nhiễm, sương muối có nguồn gốc từ Biển Đông và rêu bám trên bề mặt đá được theo dõi cẩn thận và các phương pháp giảm thiểu các vấn đề đang được nghiên cứu liên tục. Để đảm bảo các cấu trúc bằng gỗ của ngôi đại già lam cổ tự này khỏi hoả hoạn, Hệ thống ngăn ngừa rủi ro hoả hoạn tổng thể đã được triển khai cho ngôi đại già lam Phật Quốc Tự và camera quan sát được lắp đặt ở nhiều điểm khác nhau trong ngôi đại già lam cổ tự này.

 

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: UNESCO World Heritage Centre

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/03/2014(Xem: 27878)
Nói đến chùa Thiên Ấn không ai còn lạ về ngôi chùa này, một thắng tích được xem là “đệ nhất thắng cảnh„ cách trung tâm 3,5km (độ 10 phút xe hơi) nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc của thành phố Quảng Ngãi.
12/01/2014(Xem: 5708)
Mở đầu cuốn Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam, Quyển 1, nhà sử học Phạm Cao Dương viết: Dù sống tản mác ở bất cứ phương trời nào, trong bất cứ quốc gia nào hay ở chính quốc, người Việt Nam đều thuộc về một dân tộc thuần nhất, có chung một nguồn gốc, một quá khứ và những ước vọng chung về một ngày mai tươi đẹp huy hoàng.
12/01/2014(Xem: 4475)
Trước khi Phật Giáo truyền vào Việt Nam trong khoảng một hoặc hai thế kỷ trước Tây Lịch, trên mảnh đất nằm ở phía đông nam của Châu Á trông ra Biển Thái Bình bao la này đã có một dân tộc Lạc Hồng hiện hữu. Như thế nói theo ngôn ngữ khoa học, trong dòng máu của người Phật tử Việt Nam có hai nhiễm sắc thể: Người Việt Nam và người Phật tử. Trên danh nghĩa là hai yếu tính, nhưng thực tế đó chỉ là cuộc sống của một người, một người Phật tử Việt Nam.
25/12/2013(Xem: 11534)
Được tin trễ, hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011, tổ chức tại Bình Dương, nên chúng tôi không chuẩn bị kịp để tham dự. Rất tiếc cho việc thiếu cơ duyên của mình. Qua bài tham luận mang tính chủ quan nhưng có đủ bằng chứng cụ thể và đã được thí nghiệm nhiều lần ở nhiều nơi, nên chúng tôi có thể khẳng định “Ba giờ huấn luyện, 10 ngày hoằng hóa, đưa Phật pháp đến nông thôn”. Trước lúc trình bày phương cách, chúng tôi xin có vài nhận xét nhỏ nhưng cần thiết:
25/12/2013(Xem: 12213)
Cũng tại hội trường nầy và vào tháng nầy năm năm trước, tôi hân hạnh được Giáo hội mời dự Ðại hội Phật giáo toàn quốc và đọc tham luận để trình bày một vài nét đặc thù về hiện tượng Phật giáo đang nở rộ cùng khắp bầu trời Âu Mỹ, nơi vốn có một truyền thống lâu đời của Kitô giáo. Trong bài tham luận, tôi cũng góp ý là Giáo hội nên kiện toàn cơ cấu tổ chức và điều hành để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Giáo hội phải là một tập hợp gồm cả bốn chúng, chứ không thể chỉ có một chúng như cái ghế chỉ có một chân không tự đứng vững được nói gì đến phát triển.
25/12/2013(Xem: 7607)
Kỹ niệm 1000 năm Thăng Long, thiết nghĩ, không hoàn toàn chỉ giới hạn trong việc kỹ niệm quyết định của vua Lý Thái Tổ đời đô từ Hoa Lư về Thăng Long mà còn cần kỹ niệm những tinh hoa siêu việt đặc thù của hai thời đại Lý Trần, một thời đại vẽ vang, oanh liệt và thịnh trị chưa từng có trong lịch sử nước nhà hơn ngàn năm trước. Đặc biệt là kỳ tích nước Đại Việt đánh thắng quân Nguyên Mông, một đạo quân bách chiến bách thắng thống lĩnh cả thiên hạ, không những một lần mà đến ba lần. Bài nầy cố gắng nêu lên một số đặc điểm tiêu biểu của thời Lý Trần để từ đó chúng ta có thể hãnh diện, một cách có thực, việc kỹ niệm một thời đại vàng son hiếm thấy trong lịch sử Đại Việt.
25/12/2013(Xem: 11392)
Thật là một hân hạnh lớn cho chúng tôi hôm nay được về tham dự Đại hội kỳ V của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Thật vậy, từ ngàn dặm xa xôi mà được về thăm quê hương đã là một điều hạnh phúc, lại được phép trình bày một số thao thức của một người con Phật trước những người đồng đạo mà cũng là đồng bào cùng chung một ước mơ, thì thật là một cơ duyên hiếm có.
01/12/2013(Xem: 3224)
Như quí vị đã biết, trước hết tôi là một tu sĩ Phật Giáo, hoằng pháp độ sanh là sứ mệnh thiêng liêng của người tu hành. Sứ mệnh thiêng liêng đó không ngoài đường phục vụ con người và xã hội mà nhà sư đang sống trong cõi đời ta bà khổ lụy nầy!
01/12/2013(Xem: 8844)
Bài hát này người viết thực hiện vào năm 1994, khi đó là lúc kỷ niệm tròn mười năm Hòa Thượng viên tịch. Như vậy tình đến nay, bài hát đã được 19 tuổi. Bài hát được nghệ sĩ út Bach Lan dàn dựng một năm sau đó và nghệ sĩ Thanh Ngân thể hiện rất xuất sắc. Xin mời quý vị nghe lại bài ca năm ấy, một chút lặng lòng tưởng nhờ một công hạnh to lớn. Bài ca mang tên CÔNG HẠNH LƯU ĐỜI. (đính kèm mp3).
22/10/2013(Xem: 19052)
Là người Việt Nam, bất luận bình dân hay trí thức, chúng ta đều thấy có trọng trách tìm hiểu những gì liên hệ với dân tộc và đất nước thân yêu của mình. Sự tìm hiểu ấy giúp cho chúng ta có nhận thức chính xác về tư tưởng, tánh tình đồng bào ta. Nếu là người trí thức Việt Nam mà không biết gì về truyền thống của dân tộc thì không xứng đáng là trí thức. Thế nên, sự nghiên cứu những mối liên quan với dân tộc, thực là điều kiện tối thiểu của những người yêu dân tộc, quê hương xứ sở.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]