Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Một Cột với tinh thần Phật Giáo Việt Nam thời nhà Lý

10/04/201316:11(Xem: 21076)
Chùa Một Cột với tinh thần Phật Giáo Việt Nam thời nhà Lý


chuamotcot


CHÙA MỘT CỘT

với

TINH THẦN PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI NHÀ LÍ


Hạnh Cơ




Cũng như triều đại nhà Đinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Đại Hành (980-1005)(1) là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta. Nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long Đĩnh (1005-1009)(2), cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công Uẩn(3) lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc. Và sự lên ngôi của Lí Công Uẩn để khai sáng ra nhà Lí đã là một công trình, một sắp xếp chính trị rất khéo léo của thiền sư Vạn Hạnh(4). Đó là một kết quả của “tinh thần Vạn Hạnh”, và Lí Công Uẩn lên ngôi, cũng như các vua Lí kế tiếp, là thực hiện cái sứ mệnh “đem ĐẠO vào ĐỜI” của Tổ Vạn Hạnh. Nói cách khác, tư tưởng của Vạn Hạnh đã ảnh hưởng sâu xa và quyết định phần lớn cho tinh thần giới lãnh đạo suốt triều đại nhà Lí; đó là tinh thần tập thành Thiền và Mật, có kiến thức cao siêu thần toán, thấu suốt và nối liền quá khứ, hiện tại, vị lai, sử dụng các thuật phong thủy và sấm vĩ, làm lợi khí cho những hành động ích quốc lợi dân, phụng sự quốc gia và bảo vệ chủ quyền dân tộc. Nhà Lí đã xây dựng một quốc gia tiến bộ khác hẳn Đinh, Lê trước đó, và chùa Một-cột đã xuất hiện một cách độc đáo trong cái tinh thần tiến bộ toàn diện đó.

1. Sự Hình Thành và Ý Nghĩa Chùa Một Cột

Chùa MỘT-CỘT được hình thành là do một giấc mộng của vua Lí Thái-tông (1028-1054)(5). Đại Việt Sử Kí Toàn Thư chép: “Tháng hai, mùa xuân năm Kỉ-Sửu (1049) đổi niên hiệu là Sùng-hưng-đại-bảo (1049-1054)(6) năm đầu. Trước đó vua mộng thấy Phật Quán Âm ngồi trên đài hoa sen, dẫn vua lên đài. Khi tỉnh dậy, vua nói lại với triều thần. Có người cho là điềm gở, nhưng nhà sư Thiền Tuệ thì khuyên vua nên xây chùa, dựng cột đá giữa hồ, xây đài hoa sen có tượng Phật Quán Âm ở trên, đúng như hình ảnh đã thấy trong mộng. Các nhà sư chạy đàn chung quanh, tụng kinh cầu sống lâu, nhân đó đặt tên chùa là Diên-hựu.”(7)

Theo đó thì chùa Một-cột đã lấy nguồn cảm hứng từ giấc mộng đài sen với Phật Bà Quán Âm. Cảm hứng từ mộng là một thứ tâm lí nghệ thuật của các dân tộc Đông- phương, và hình dáng chùa đã bao hàm nhiều ý nghĩa nghệ thuật

tôn giáo.

Theo giáo sư Nguyễn Đăng Thục (trong sách

Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam) thì từ thời nhà Đinh đã dựng cột bia đá “Đà-la-ni”, gọi là cột “nhất-trụ”, để cầu tuổi thọ, cầu cho vận nước dài lâu bên cạnh cái không khí luôn luôn đe dọa nặng nề của Trung-quốc. Đến nhà Lí thì cây cột “nhất-trụ” ấy lại bao hàm nhiều ý nghĩa hơn nữa, khi vua Lí Thái-tông đã biến hình “nhất-trụ” thành hình hoa sen (bằng cách cho xây trên đỉnh cột một cái điện nhỏ bằng gỗ lợp ngói, mái cong), để trở thành chùa Diên-hựu (tức Một-cột). Chùa có hình dáng một hoa sen, và nếu nhìn từ xa thì quả đó một hoa sen lớn mọc lên từ hồ nước, – dĩ nhiên, cây cột đã trở thành cọng sen.

Vẫn theo giáo sư Nguyễn Đăng Thục thì hình ảnh hoa sen cũng đã có những ấn tượng rõ nét trong tinh thần dân tộc ta từ thời nhà Đinh: Đinh Bộ Lĩnh (tức vua Đinh Tiên-hoàng-đế, 968-979) ở cạnh đền Sơn-thần, ngoài cửa có đám sen núi có dấu chữ “thiên tử”; mẹ Lê Hoàn (tức mẹ vua Lê Đại Hành) có mang nằm mộng thấy trong bụng sinh hoa sen; tháng sáu, niên hiệu Long-thụy-thái-bình (1054-1058)(8) thứ 5 (1058), vua Lí Thánh-tông (1054-1072)(9) cho xây điện Linh-quang, bên trái dựng điện Kiến-lễ, bên phải dựng điện Sùng-nghi; phía trước điện dựng lầu chuông một cột sáu cạnh hình hoa sen.(10)

Vậy thì, hoa sen luôn luôn mang một ý nghĩa tốt đẹp, tượng trưng cho những gì cao quí nhất trên đời. Nơi nào có hoa sen là nơi đó có Phật, Bồ-tát ngự trị; nơi nào có dấu sen là nơi đó có dấu vết hiền nhân; nơi nào có hồ sen nhất định phải là nơi thanh tịnh; và chính hoa sen đã được người bình dân tôn quí để ví với những người có tâm hồn thanh cao, sống nơi bụi trần đầy danh lợi

mà không bị những thứ ô uế

cám dỗ, ràng buộc:

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng;

Nhụy vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

(Ca Dao)

Cuối cùng, hoa sen có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đến nỗi nó đã được dùng làm tựa đề cho một bộ kinh cao thâm của Phật giáo

đại thừa: Kinh Diệu Pháp Liên

Hoa. Do đó có thể thấy, tín ngưỡng

HOA SEN là tín ngưỡng PHẬT THỪA

vậy.

Cũng vì hoa sen mang những ý nghĩa như

thế, nên hễ người ta nói đến

hoa sen là nói đến Phật. Sen là chỗ

Phật ngự. Tòa sen là tòa Phật. Và

bộ ba “Tam Thánh”: Di Đà – Quán Âm - Thế Chí

đã dính liền mật thiết với hoa

sen trong tín ngưỡng Tịnh Độ tông.

Cõi Cực-lạc là cả một thế giới hoa sen. Vì vậy, vua Lí Thái-tông đã mộng thấy hoa sen với Phật Bà Quán Âm đứng trên đài sen, và giấc mộng ấy đã được hiện thực bằng ngôi chùa Một-cột có hình dáng hoa sen với tượng Bồ Tát Quán Thế Âm

được thờ trong đó.

Tín ngưỡng Phật Bà Quán Âm trong tâm thức dân tộc Việt cũng là một tín ngưỡng đặc biệt, nó biểu hiện cho lòng yêu thương vô bờ của MẸ, hòa đồng với tín ngưỡng sùng bái Nữ Thần cố hữu trong tư tưởng bình dân Việt-nam. Người bình dân Việt-nam với tâm hồn chất phác, chân thật, luôn luôn có khuynh hướng nguyện cầu một “tha lực” từ bi cứu khổ cứu nạn như Bồ Tát Quán Thế Âm, hay là Nữ Thần của họ. Họ nương tựa vào đó như một nơi an lành, như đứa bé cảm thấy được yên ổn trong lòng mẹ. Họ luôn luôn yên tâm

khi tin tưởng có Bồ Tát Quán Thế Âm

ở bên cạnh để che chở, độ

trì.

Xem thế, chùa Một-cột quả là một tác phẩm nghệ thuật tân kì, thể hiện trọn vẹn cái tâm linh độc đáo của dân tộc. Với cây cột độc nhất dựng sừng sững giữa hồ, nó biểu hiện cho tín ngưỡng về nguồn sống vũ trụ, về âm dương hòa hợp của tư tưởng Bà-la-môn giáo và Chiêm-thành – vốn cũng đã ảnh hưởng ngấm ngầm vào tinh thần dân Việt từ lâu. Với cái điện hình hoa sen mọc lên từ hồ nước, nó nói lên cái tinh thần phấn đấu âm thầm với dục vọng để tự kiến tánh thành Phật của các thiền sư, tức là giới trí thức bác học. Và với tượng Phật Bà Quán Âm, nó bộc lộ cái tình Mẹ, tượng trưng cho Nữ Thần, một tha lực từ bi luôn luôn cứu độ chúng sinh, đó là tín ngưỡng của giới bình dân chơn chất. Vì vậy, chùa Một-cột quả đã gói ghém hoàn toàn tinh thần tín ngưỡng

đặc biệt của Việt-nam thời đó.

Tinh thần chùa Một-cột là một tinh thần tổng hợp của Phật giáo Việt-nam thời Lí.Tinh thần đó đã dung hòa các tư tưởng vừa Thiền, vừa Mật, vừa Nho, vừa Lão, vừa trí thức, vừa bình dân, nhất là nó thể hiện một tinh thần hợp sáng

nhưng độc lập của quốc gia; và chính

cái tinh thần đó đã là nguyên

nhân sâu xa của việc thành lập thiền

phái Thảo Đường, một phái thiền

Việt-nam độc đáo thời nhà Lí.

2. Thiền Phái Thảo Đường: Một Kết Tinh Của Tinh Thần Phật Giáo Việt Nam Thời Nhà Lí

Thời đại nhà Lí là thời đại toàn thịnh của Phật giáo Việt-nam, mà cũng là thời đại có ý thức dân tộc cao nhất, tinh thần quốc gia hùng mạnh nhất trong lịch sử độc lập của Việt-nam. Về điểm này, giáo sư Hoàng Xuân Hãn có nói: “Lí Thánh-tông là vua ta đầu tiên có óc lập một đế quốc có danh ngang với một nước thiên tử. Vua đặt quốc hiệu là Đại-việt (1054), tôn các vua trước là Thái-tổ, Thái-tông, coi các nước nhỏ là chư hầu, và muốn ngăn cấm Chiêm-thành thần phục Tống.”(11) Và chính ở trong cái ý thức dân tộc và tinh thần độc lập, tự cường cao độ đó mà phái thiền Thảo Đường đã xuất hiện, như học giả Trần Văn Giáp đã nói: “Đến thế kỉ XI, đạo Phật rất thịnh vượng ở Việt-nam. Những người nhiệt thành với đạo này không phải chỉ là quần chúng mà cả những quan lớn ở triều đình, và cả những vua chúa nữa. Những ông vua ấy muốn thiết lập một phái mới. Nhưng thay vì trực thuộc với Bồ Đề Đạt Ma, họ lại chọn một thiền sư Trung-hoa tên là Thảo Đường đã đến Chiêm-thành và ngụ một thời gian ở đó. Chắc chắn họ đã theo giáo huấn của vị sư trưởng này và thực hành giáo pháp của ông. Thời kì thứ tư này quả là thời kì Thiền học Việt-nam.”(12)

Từ Lí Thái-tông, ta thấy nhà vua đã có khuynh hướng xây dựng một nền Phật giáo riêng biệt, đặc thù cho Đại-cồ-việt(13) qua việc xây cất chùa Một-cột. Đến vua Lí Thánh-tông thì cái khuynh hướng ấy lại càng mạnh mẽ hơn nữa, đến nỗi đã đưa đến việc sáng lập một phái thiền mới lấy tên của thiền sư Thảo Đường.

Về sự tích Tổ Thảo Đường,

sách An Nam Chí Lượcchép: “Thảo Đường

đi theo sư phụ sang ở đất Chiêm-thành. Khi vua Lí Thánh-tông đánh Chiêm-thành, bắt được làm tù binh, giao cho quan tăng lục làm gia nô. Quan tăng lục viết sách Ngữ Lục, để ngỏ trên bàn và đi khỏi. Nhà sư Thảo Đường xem trộm, có sửa chữa đi. Quan tăng lục về thấy thế lấy làm kinh ngạc về anh gia nô, bèn tâu lên vua. Vua bái Thảo Đường làm quốc-sư.”(14)

Tinh thần của tài liệu này cho ta thấy gì? Đọc lại lời của giáo sư Hoàng Xuân Hãn ở trên thì triều đại Lí Thánh-tông quả là một triều đại oanh liệt, có tinh thần dân tộc cao sáng nhất. Vua Lí Thánh-tông nuôi mộng xây dựng quốc gia thành một đế quốc hùng cường, xứng danh “Đại-việt”; trong đó bao gồm ý tưởng sáng lập một tông phái Phật giáo Đại-việt đặc thù, hoàn toàn mang màu sắc dân tộc,

mặc dù trước đó đã có

hai phái thiền Tì Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn

Thông từ ngoại quốc truyền vào. Và mộng ước ấy đã được thành tựu do một thiện duyên hãn hữu, đó là việc nhà vua đi đánh Chiêm-thành, bắt nhiều tù binh, và trong

đám tù binh ấy có thiền sư Thảo Đường.

Thảo Đường là một tù binh được cắt đặt làm thị giả cho vị tăng lục (vị tăng sĩ cao cấp trông coi về tăng sự). Lại do sự khám phá của chính vị tăng lục mà Thảo Đường được nhà vua tôn làm quốc sư. Ấy là vua đã nhặt được viên ngọc vô giá từ trong bùn lầy! Ý vua đã mong ước thành lập một tông phái đặc biệt Việt-nam, nhưng nhà vua là cư sĩ, không thể đứng làm tổ khai sơn cho một môn phái, lại không muốn chọn các vị thiền sư đã sẵn có môn phái đương thời, nhân cơ hội khám phá được viên ngọc vô giá là thiền sư Thảo Đường (dù vốn có nguồn gốc từ Trung-hoa), bèn lập tức tôn lập ngài làm Tổ, lấy tên ngài làm tên môn phái, rồi chính nhà vua làm đồ đệ đầu tiên đời thứ nhất. Thật là một cơ hội nghìn vàng để vua thực hiện giấc mộng. Quan tăng lục là một vị cao tăng, mà viết “ngữ lục” còn bị Thảo Đường sửa chữa, thì Thảo Đường quả xứng đáng với sự trông đợi và kính ngưỡng của vua Lí Thánh-tông.

Vậy thì cái tinh thần đặc biệt của Tổ Thảo Đường là gì? Đó là một tinh thần tổng hợp Thiền và Tịnh. Theo tinh thần bài “Kỉnh Sách”của Tổ thì con đường tu hành không phải chỉ có một, mà

phải gồm cả ba phương diện: tham thiền,

quán chiếu và niệm Phật. Tham thiền

và quán chiếu tức là tập trung tinh

thần nhắm vào một điểm, ngưng đọng

tất cả mọi vọng niệm trong tâm, để

cho tâm ý thanh tĩnh, không còn vọng động.

Lúc đó cả năng tri và sở tri đều mất, trí tuệ phát sinh, kiến tánh giác ngộ. Đó là con đường tự lực đốn ngộ, có thể giải thoát ngay ở đời này, được áp dụng chung cho cả tăng lẫn tục. Nhưng đó là con đường trí thức, chỉ thích hợp cho những bậc thượng nhân; còn đối với kẻ độn căn mà đa số là quần chúng nông dân thì không thích hợp. Do vậy mà Tổ đã đưa ra con đường niệm Phật để dẫn dắt đám quần chúng nông dân đông đảo ấy. Tổ nói: “Thiền vốn không có cửa vào nhất định, nếu không đủ căn bản tâm linh thì phần nhiều rơi vào lầm lạc, trọn đời trôi nổi, khó mà giác ngộ. Pháp quán tâm thì rất tế nhị, tinh vi, nếu không có trí tuệ bát nhã thì ít có thể tiến bộ trên đường chứng nghiệm. Chỉ còn có lối niệm Phật là rất mau lẹ, tiện lợi. Từ xưa đến nay, người thông minh hay ngu độn đều tu, đàn ông hay đàn bà đều chuộng, muôn người không một sai lầm như bốn lời dạy của phái Lâm Tế đã tỏ rõ. Chỉ cần tự phân tích lấy tâm mình, chớ nghi ngờ mình làm không được.”(15)

Người nông dân vốn dồi dào tình cảm và giàu tưởng tượng. Hơn nữa, trải qua bao cảnh bạo tàn, đau thương của giặc giã, chiến tranh từ các đời trước, họ chỉ mong được một đời sống thanh bình, an cư lạc nghiệp với sự độ trì của thần linh, cho nên sự tin tưởng vào Phật Bà Quán Âm với lòng từ bi của Mẹ Hiền cứu khổ cứu nạn đã phổ biến mau lẹ và sâu rộng trong quần chúng bình dân. Tín ngưỡng vào Bồ Tát Quán Thế Âm cứu khổ độ trì là một lòng tin vào tha lực. Bởi thế, con đường niệm Phật dành cho người bình dân đã được đề cao bên cạnh con đường tham thiền và quán chiếu dành cho bậc đại trí tin tưởng vào tự lực; đó là cái chủ tâm của vua Lí Thánh-tông trong việc thành lập thiền học Thảo Đường, nhằm tổng hợp tín ngưỡng của toàn dân, làm thành một sức mạnh

vô địch để thực hiện cái

mộng “Đại-việt” trong tinh thần dân

tộc cao sáng của mình.

Như vậy, đứng về phương diện lịch sử, chúng ta phải công nhận người sáng lập ra phái thiền Thảo Đường là vua Lí Thánh-tông. Tinh thần Thảo Đường chính là tinh thần Lí Thánh-tông trong ý hướng sáng lập một môn phái đặc biệt dân tộc. Tinh thần Lí Thánh-tông là một tinh thần cởi mở, sẵn sàng thâu hóa nhiều tín ngưỡng khác nhau. Vua rất sùng thượng Phật pháp nên đã xây cất và tu bổ rất nhiều chùa tháp. Tinh thần từ bi của Phật giáo đã ảnh hưởng sâu đậm nên nhà vua có tiếng là một ông vua nhân từ. Vua đã từng ban chăn chiếu cho tù nhân, cho họ ăn cơm đầy đủ vì nghĩ thương cái hoàn cảnh đói lạnh của họ trong ngục xá; và đối với dân chúng thì: “Lòng trẫm yêu dân như yêu con trẫm vậy; hiềm vì trăm họ ngu dại làm càn phải tội, trẫm lấy làm thương lắm; vậy từ nay về sau, tội gì cũng giảm nhẹ bớt đi.”(16) Đối với Khổng giáo nhà vua cũng rất chú trọng. Vua là người đầu tiên ở nước ta dựng lập văn miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử và tứ-phối để thờ phượng (1070). Vua cũng rất hâm mộ âm nhạc Chiêm-thành và tin Thần đạo, xây chùa Nhị-thiên-vương thờ Nhật Thiên (Civa Deva) và Nguyệt Thiên (Visnu Deva)

thuộc tín ngưỡng Ấn-độ giáo.

Vì vậy, khi nhận xét về Lí Thánh-tông,

giáo sư Nguyễn Đăng Thục đã viết: “Xem thế thì biết rằng khuynh hướng tín ngưỡng của nhà vua cũng như của toàn quốc thời bấy giờ không có tính cách giáo điều, hết sức cởi mở để thỏa hiệp nhiều tín ngưỡng khác nhau.”(17)

3. Quán Âm Nữ

Nói đến Lí Thánh-tông, chúng ta còn phải đề cập đến một điểm đặc biệt khác nữa, đó là sự liên quan gần như mật thiết giữa

nhà vua với hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm. Sử chép: “Nhà vua 40 tuổi, chưa có con trai, thường đi các đền chùa để cầu tự. Ngự giá đến đâu, người xem chật đường. Khi đến làng Thổ-lỗi, có người con gái hái dâu đứng dựa vào khóm cỏ lau, nhà vua lấy làm lạ, cho

vào cung, lập nàng làm Ỷ Lan phu nhân. Đến khi có mang, sinh hoàng tử Càn Đức, nhà vua mừng lắm. Ngày hôm sau lập làm thái tử, đổi niên hiệu, đại xá, phong Ỷ Lan phu nhân làm thần phi, lại gọi là nguyên phi, đổi làng Thổ-lỗi làm làng Siêu-loại, vì là nguyên quán của nguyên phi.”(18)

Và: “Vua thân đi đánh Chiêm-thành, lâu không thắng, trở về đến châu Cư-liên, nghe tin nguyên phi điều khiển nội trị được lòng dân hòa hợp, trong nước yên ổn, tôn sùng Phật giáo, tục gọi là Quán Âm Nữ. Vua tự bảo, kẻ kia là một nữ nhi mà còn có thể được thế, ta là trai còn dùng làm chi! Bèn quay lại đánh mới thắng được.”(19)

Trong chế độ quân chủ xưa, việc vua sinh được hoàng nam là một điều vui mừng trọng đại không những cho nhà vua, cho triều đình, mà cho cả nhân dân trong nước. Vua Lí Thánh-tông đã 40 tuổi mà chưa có con trai, nay gặp được Ỷ Lan phu nhân thì sinh hoàng nam, đó chẳng là điều đại phúc cho triều đình và cho cả thiên hạ ư? Vì vậy, từ một cô thôn nữ, Ỷ Lan đã được bước lên địa vị một nguyên phi, và đối với nhân dân thì được tôn kính là Quán Âm Nữ (con gái của Phật Bà Quán Âm), nàng quả đã được mọi người, mọi tầng lớp trong toàn quốc coi là một cứu tinh của dân tộc. Nàng là cứu tinh của dân tộc không những sinh được vị thái tử anh minh, mà còn vì ở tư cách lãnh đạo nhân dân, làm cho họ được sống thanh bình trong cảnh an cư lạc nghiệp. Người dân vốn đã sẵn lòng sùng bái Phật Bà Quán Âm, nay họ có dịp hiện thực hóa Phật Bà Quán Âm vào đối tượng Ỷ Lan phu nhân, chứng tỏ đã có một ý thức cảm thông, một sợi dây nối kết giữa tự lực và tha lực, giữa trí thức bác học và nông dân quê mùa, giữa giới thống trị và giới bị trị; và sợi dây đó chính là nàng thôn nữ Ỷ Lan. Ỷ Lan đối với nhà vua là hình ảnh Quán Âm Nữ, không những đã đem đến cho nhà vua hiếm hoi một vị thái tử anh minh nối nghiệp, mà còn là một động lực phấn khởi nhiệm mầu khiến cho nhà vua thắng trận khải hoàn; còn đối với nhân dân thì Ỷ Lan cũng là hình ảnh Quán Âm Nữ vì đã đem lại cho họ một xã hội an cư lạc nghiệp. Vì vậy, sau khi thắng giặc Chiêm-thành trở về, vua Lí Thánh-tông đã sáng lập tại kinh đô Thăng-long thiền phái Thảo Đường, cũng với ý chí thống nhất tín ngưỡng sùng bái của bình dân với tín ngưỡng trí thức của bác học để lấy sức mạnh toàn dân mà thực hiện mộng “Đại-việt”

nói về phương diện quốc gia, và thực

hiện một môn phái Thiền “Đại-việt”

nói về phương diện Phật giáo.

*

Nhìn một cách tổng quát, chúng ta thấy Phật giáo thời Lí quả đã chứng tỏ cái năng lực phi thường trong việc giáo hóa con người về cả hai phương diện, xuất thế cũng như nhập thế. Từ Lí Thái-tổ đến Lí Chiêu Hoàng (1224-1225), trải qua chín đời vua, trị vì suốt một thời gian 215 năm (1010-1225), Phật giáo luôn luôn nắm vai trò chủ động. Mọi phương diện hệ trọng của quốc gia, từ chính trị, quân sự, đến giáo dục, văn học, nghệ thuật v.v... đều mang tinh thần Phật

giáo. Ba phái thiền Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông

và Thảo Đường cùng nhau hợp

tác, truyền bá song hành, và cùng chung

qui vào một chí hướng phục vụ

quốc gia dân tộc.

Về phương diện xuất thế, các thiền sư cũng như các vua chúa sùng đạo đều căn cứ vào thiền học để khai phóng tâm linh, tự mình phát triển trí tuệ mà ngộ đạo. Về phương diện nhập thế, sau khi ngộ đạo, họ đã hòa mình vào đời sống xã hội, từ cung vua, kinh thành, cho đến làng mạc, thôn quê, họ đã mở bao nhiêu đạo tràng, trường học để mở mang văn hóa, giải phóng tâm hồn mông muội cho người đời; ở đâu có người sống là ở đó có ánh sáng đạo lí lan tràn tới. Bao nhiêu tinh hoa của dân

tộc được khai triển triệt để,

làm cho nền văn minh nước ta vào

thời đó thật rực rỡ, sánh

ngang hàng với Trung-quốc, khiến cho nước

láng giềng to lớn này phải nể sợ.

Tinh thần Phật giáo thời Lí, nhất là từ khi hình ảnh hoa sen với tượng Phật Bà Quán Âm xuất hiện, không phải là một tinh thần Phật giáo Thiền tông thuần túy, mà là cả một tinh thần dung hóa sáng tạo. Từ thiền sư Vạn Hạnh (tịch năm 1018) với triết lí “dung tam tế”đến các thiền sư Từ Đạo Hạnh (tịch năm 1112), Minh Không (tịch năm 1141) với khuynh hướng tổng hợp Thiền-Mật, sử dụng quyền năng thần thông để giúp đời; rồi các thiền sư Viên Chiếu (tịch năm 1090), Cứu Chỉ (tịch năm 1067), Ngộ Ấn (tịch năm 1088), Thông Biện (tịch năm 1134), Viên Thông (tịch năm 1151) v.v..., đều khai triển cái học TAM GIÁO (Phật - Lão - Nho)để phụng sự quốc gia dân tộc, khiến cho cái tinh thần “Bi, Trí, Dũng” của Phật giáo, hay “Nhân, Trí, Dũng” của Nho giáo được các cấp lãnh đạo thực hành triệt để, xây dựng một nước Đại-việt hùng cường, thịnh vượng và nhân ái.

Tinh thần “Bi-Trí-Dũng” ấy lại là một tinh thần toàn dân thống nhất, do công trình nối kết từ tín ngưỡng trí thức quí tộc đến tín ngưỡng sùng bái bình dân qua các hình ảnh

chùa Một-cột, Quán Âm Nữ, nhất

là sự sáng lập thiền phái Thảo Đường,

đã làm cho Phật giáo Việt-nam thời

nhà Lí có một tinh thần tín ngưỡng

hợp sáng thật đặc biệt.

Tất cả những sự kiện trên đã làm cho nước ta dưới thời đại nhà Lí thật xứng đáng với danh xưng “Đại-việt”.

CHÚ THÍCH

(1) Lê Đại Hành:Tên là Lê Hoàn, người làng Bảo-thái, huyện Thanh-liêm, tỉnh Hà-nam; là một vị tướng tài của vua Đinh Tiên-hoàng. Năm 968 được phong chức Thập-đạo tướng quân; năm 979 làm nhiếp chính cho Vệ vương Đinh Tuệ (con út của vua Đinh Tiên-hoàng, lên ngôi năm 979, lúc đó mới 6 tuổi). Năm 980, quân Tống xâm lăng, Lê Hoàn cử Phạm Cự Lượng làm đại tướng cầm quân nghênh địch. Trước khi ra quân, Phạm Cự Lượng cùng ba quân đều đồng thanh tôn Lê Hoàn lên ngôi vua (lấy cớ vua Đinh Tuệ còn quá nhỏ dại, chư tướng sĩ đánh giặc không thể biết thưởng phạt công minh). Liền đó, Lê Hoàn lên ngôi, xưng là Đại Hành hoàng đế, phế Đinh Tuệ làm Vệ vương, mở ra nhà Tiền-Lê (980-1009), rồi đích thân cầm quân chống giặc, thắng được cả thủy, lục quân Tống, giết chủ tướng Tống là Hầu Nhân Bảo (981), nhà Tống phải

cầu hòa. Ông ở ngôi được

25 năm (980-1005), thọ 65 tuổi.

(2) Lê Long Đĩnh:Ông là con út của vua Lê Đại Hành (em của Long Ngân, Long Kính, Long Việt). Vua Lê Đại Hành mất (1005), Long Việt lên ngôi (là vua Lê Trung-tông), nhưng chỉ được 3 ngày thì bị Long Đĩnh cho người ám sát để đoạt ngôi, trở thành vua đời thứ ba của nhà Tiền-Lê. Lê Long Đĩnh là ông vua nổi tiếng về độc ác, bạo ngược, hiếu sát trong lịch sử nước ta. Ông lại là người hoang dâm quá độ, đến nỗi mắc bệnh không ngồi được, phải nằm mà thính triều, cho nên được người đương thời gọi là “Ngọa-triều hoàng đế”. Ông ở ngôi được 4 năm (1005-1009), thọ 20 tuổi.

(3) Lí Công Uẩn:Vua khai sáng nhà

Lí (1010-1225). – Để phân biệt, có

người gọi đây là nhà Hậu-Lí,

khác với nhà Tiền-Lí (544-602) do Lí

Nam-Đế (544-548) sáng lập. – Công Uẩn

người làng Cổ-pháp, huyện Đông-ngạn,

phủ Từ-sơn, tỉnh Bắc-ninh, không

biết cha là ai, được mẹ là bà

họ Phạm đem cho thiền sư trú trì chùa

Cổ-Pháp là Lí Khánh Vân làm con

nuôi, cho nên lấy họ Lí. Tuổi thơ

ông đã sống kham khổ trong chốn thiền

môn, nhưng lại được sự dạy

dỗ tận tình của thiền sư Vạn Hạnh, nên lớn lên ông đã trở thành một người tài đức kiêm toàn, được vào triều phụng sự nhà Tiền-Lê, làm quan đến chức tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Ông được toàn thể đình thần tin yêu và kính trọng, nên sau khi vua Lê Long Đĩnh băng

(1009), ông đã được họ tôn

lên ngôi vua (tức vua Lí Thái-tổ),

khai sáng một triều đại nhà Lí huy

hoàng, áp dụng tinh thần BI-TRÍ-DŨNG

của Phật giáo trong việc trị dân, chấm

dứt một giai đoạn tai ách khổ đau

cho dân tộc. Sau khi lên ngôi, nhà vua cho

dời kinh đô từ Hoa-lư (Ninh-bình)

ra La-thành, đặt tên lại là Thăng-long

(tức thành phố Hà-nội ngày nay), vẫn giữ quốc hiệu là Đại-cồ-việt

(xin xem chú thích số 13 ở sau). Ông

ở ngôi được 18 năm (1010-1028),

thọ 55 tuổi.

(4) Vạn Hạnh:Vị cao tăng đời thứ 12 thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi. Thiền sư họ Nguyễn, người làng Cổ-pháp, huyện Đông-ngạn, phủ Từ-sơn, tỉnh Bắc-ninh. Từ thuở nhỏ đã thông minh khác thường, tinh thông cả Nho, Lão, Phật, nghiên cứu hàng trăm bộ kinh luận Phật giáo, không ham danh lợi, không trọng giàu sang. Năm 21 tuổi xuất gia, học với thiền sư Thiền Ông chùa Lục-tổ, chuyên cần tinh tấn, đạo hạnh cao dày, lại rất giỏi về sấm vĩ và phong thủy, được thiên hạ tin tưởng là bậc tiên tri. Thiền sư là thầy dạy học cho cả vua Lê Đại Hành và Lí Thái-tổ, đã giúp đỡ rất nhiều cho vua Lê Đại Hành trong các việc cai trị cũng như quân quốc đại sự. Khi đoán biết vận số nhà Tiền-Lê đã hết, thiền sư đã khéo léo vận động đưa Lí Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, chấm dứt thời kì tối tăm đầy đau khổ của dân tộc dưới triều vua Lê Long Đĩnh tàn ác, dâm loạn, đồng thời ngăn chận được những biến loạn nguy hiểm sau khi vua Lê Long Đĩnh băng. Vua Lí Thái-tổ lên ngôi, mở ra triều đại nhà Lí, phong cho thiền sư làm quốc sư. Nhân cơ hội này, thiền sư đã đem hết khả năng và tinh thần “dung hợp Nho-Lão-Phật” của mình để giúp vua trị quốc an dân, đúng với tư cách của một vị lãnh đạo không những về tâm linh, mà còn về hành động giúp dân

an cư lạc nghiệp. Thiền sư tịch vào

năm 1018.

(5) Lí Thái-tông:Con trưởng

vua Lí Thái-Tổ, tên Phật Mã, nối

ngôi năm 1028, là vua đời thứ hai nhà Lí. Ông là một vị quân vương

thông minh, giỏi cả về chính trị cũng

như quân sự. Ông cũng thấm nhuần

đức độ của vua cha, thâm tín Phật

pháp, nên rất thương dân và thường

quan tâm đến đời sống của dân. Ông ở ngôi được 26 năm (1028-1054),

thọ 55 tuổi.

(6) Trong suốt thời gian ở ngôi, vua Lí Thái-tông đã đặt 6 niên

hiệu: Thiên-thành (1028-1033); Thông-thụy

(1034-1038); Càn-phù-hữu-đạo (1039-1041); Minh-đạo (1042-1043); Thiên-cảm-thánh-vũ

(1044-1048); Sùng-hưng-đại-bảo (1049-1054).

(7) Trích từ sách Lịch Sử

Tư Tưởng Việt Nam, tập II(Sài-gòn: Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn

Hóa, 1969) của Nguyễn Đăng Thục.

(8) Trong suốt thời gian trị vì, vua Lí Thánh-tông đã đặt 5 niên

hiệu: Long-thụy-thái-bình (1054-1058); Chương-thánh-

gia-khánh (1059-1065); Long-chương-thiên-tự

(1066-1067); Thiên-huống-bảo-tượng (1068); Thần-võ (1069-1072).

(9) Lí Thánh-tông:Vua Thái-tông

băng (1054), thái tử Nhật Tông lên nối ngôi làm vua đời thứ ba nhà Lí, tức Lí Thánh-tông, đổi quốc hiệu là Đại-việt. Ông cũng là một vị quân vương tài trí, nhân từ và đức độ, đã tạo một sự nghiệp hiển hách còn hơn cả các đời trước. Ông ở ngôi được 18 năm (1054-1072), thọ

50 tuổi.

(10) Theo giáo sư Nguyễn Đăng Thục,

Sđd.

(11) Hoàng Xuân Hãn, Lí Thường Kiệt(Sài-gòn: Ban Tu Thư Đại Học

Vạn Hạnh, 1967).

(12) Trần Văn Giáp, Phật Giáo Việt Nam, Tuệ Sĩ dịch (Sài-gòn: Ban

Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh, 1968).

(13) Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, lên ngôi vua, xưng là Tiên-hoàng-đế, đặt quốc hiệu là Đại-cồ-việt (nước Việt lớn), đóng đô tại Hoa-lư (tỉnh Ninh-bình).

(14) Nguyễn Đăng Thục, Sđd.

(15) Nguyễn Đăng Thục, Sđd.

(16) Thượng-tọa Mật-Thể, Việt

Nam Phật Giáo Sử Lược(Nha-trang: Phật Học Viện Trung Phần, 1960).

(17) Nguyễn Đăng Thục, Sđd.

(18) Nguyễn Đăng Thục, Sđd.

(19) Nguyễn Đăng Thục, Sđd.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Hoàng Xuân Hãn. Lí Thường

Kiệt. Sài-gòn: Ban Tu Thư Đại Học

Vạn Hạnh, 1967.

- Nguyễn Đăng Thục. Lịch Sử

Tư Tưởng Việt Nam, tập I,II.Sài-gòn: Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn

Hóa, 1969.

- Nguyễn Đăng Thục. Thiền Học

Việt Nam.Sài-gòn: Lá Bối, 1967.

- Nguyễn Lang. Việt Nam Phật Giáo Sử

Luận I.Paris: Lá Bối, 1977.

- Thượng tọa Mật Thể. Việt

Nam Phật Giáo Sử Lược.Nha-trang: Phật Học Viện Trung Phần, 1960.

- Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược.Sài-gòn: Tân Việt, in lần thứ sáu.

- Trần Văn Giáp. Phật Giáo Việt

Nam(Tuệ-Sĩ dịch). Sài-gòn: Ban Tu Thư

Viện Đại Học Vạn Hạnh, 1968.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2011(Xem: 3882)
Ở quê tôi, đa phần các làng đều có chùa và đình. Ngày xưa lúc còn bé, tôi và những đứa trẻ trong làng hay đến chùa và đình vào những dịp lễ để vui đùa và ăn ké theo người lớn. Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay.
07/07/2011(Xem: 31010)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
02/07/2011(Xem: 9711)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
23/06/2011(Xem: 3956)
Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam từ rất sớm có thể từ trước công nguyên. Tuy là một tôn giáo ngoại nhập nhưng các nhà nghiên cứu thường thống nhất rằng mỗi dân tộc đều có một ông Phật của riêng mình. Vậy thì cái riêng, bản sắc Phật giáo Việt Nam là gì ? Các nhà nghiên cứu đã thừa nhận Phật giáo thời Lý Trần là tinh hoa, đỉnh cao của Phật giáo Việt Nam và văn hóa Việt Nam. Chính Phật giáo Lý Trần đã góp phần làm nên cái chất Đại Việt, làm nên cái hào khí Đông A của thời đại, tạo nên bước nhảy vọt về tư tưởng của dân tộc ta lúc bấy giờ, làm nên sự hồi sinh mạnh mẽ của dân tộc sau hơn một ngàn năm bị nô lệ phương Bắc từ năm 111 TCN đến năm 938 SCN. Để góp phần giải đáp cái nét riêng của văn hóa Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo thời Lý Trần có lẽ cần đặt nó trong mối giao lưu, tiếp biến với Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Trung Quốc và tín ngưỡng - văn hóa dân gian bản địa.
23/06/2011(Xem: 4698)
Việt Nam là cái lưng của bán đảo Ấn Trung, vị trí của bán đảo nầy nằm giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Vì địa thế nằm giữa hai nước lớn có nền văn hóa cổ xưa nhất của nhân loại nên đương nhiên Việt Nam có ảnh hưởng cả hai nền văn hóa đó, kể cả tôn giáo. Từ phương Bắc, Trung Quốc đã tràn xuống chiếm cứ đất đai với âm mưu đồng hóa dân Việt, biến Việt Nam thành một phần lãnh thổ của họ. Do đó dân Việt chiến đấu không ngừng để sống còn và giữ gìn sự độc lập của mình, thế nhưng không tránh khỏi sự ảnh hưởng qua lại về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo ...
20/06/2011(Xem: 8446)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
18/06/2011(Xem: 5589)
Ký giả được xem công văn này trước nhất, liền cho mời Ông Viên Quang là Tổng thư ký của Hội Việt Nam Phật giáo đến bàn việc triệu tập Hội đồng để thảo luận việc quan trọng đó. Nhưng đến buổi họp thì ký giả chẳng may vừa bị cảm nặng, nhân có Cụ BÙI THIỆN CƠ, Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo đến thăm, bèn dặn với Cụ rằng: “Nếu Hội đồng có cử đến tôi, thì nhờ Cụ cố từ chối cho, vì tôi mới bị bệnh, hơn nữa còn bận nhiều công việc”. Sau buổi họp đó, Cụ BÙI THIỆN CƠ và Cụ TRẦN VĂN ĐẠI lại đến phòng bệnh cho biết rằng: “Hội đồng đã đề cử một vài vị Thượng toạ, nhưng các Ngài đều viện cớ rằng: Thượng toạ là Hội trưởng Hội Tăng Ni Bắc Việt lại là Phó Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo, phải lấy tư cách ấy mà ứng phó với thơ mời của Chính phủ để gia nhập Phái đoàn Phật giáo Việt Nam thì đối với cả trong Thuyền gia lẫn người ngoài Thiện tín mới được danh chính ngôn thuận.
16/06/2011(Xem: 15922)
Thế Giới chỉ bắt đầu chú ý nhiều tới vấn đề Việt Nam và tới "những người Phật Giáo '' sau khi Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng ở Sài Gòn ngày 11.6.1963 để kêu gọi dư luận thế giới chú ý đến những khổ đau của dân chúng Việt Nam dưới những đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm . Sở dĩ sự tự thiêu của Hoà Thượng Quảng Đức đã khiến Tây phương xúc động và ngạc nhiên nhiều hơn Đông Phương là vì hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Tây phương khác với hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Đông phương.
15/06/2011(Xem: 6302)
Năm ngoái khi ghé thăm nhà nuôi trẻ em nghèo của vợ chồng anh Trần Quang Lãm ở trên đường Ngũ Tây Xã Thủy An gần chùa Thuyền Tôn , tôi nói với anh là tôi muốn ghé lại thăm ngôi chùa nổi tiếng này , anh Lãm liền tặng tôi một cuốn tiểu sử thiền sư Liễu Quán và dặn là tôi nên ghé lại thăm ngôi bảo tháp của ngài Lúc bấy giờ tôi chỉ đi thăm thú các nơi trong chùa mà không để ý đến cảnh vật chung quanh chùa lắm , khi về nhà mới đọc cuốn sách được tặng. Thật vô cùng thú vị khi đọc đến đoạn huyền thoại về thiền sư phải ăn rong để sống và rong đó được vớt tại con sông trước chùa , tôi vội vàng chạy xe lên lại chùa và đi tìm con sông .
15/06/2011(Xem: 3048)
1. Tín-ngưỡng ở Giao-châu Trước khi các tông-giáo tràn vào, người Việt chắc đã tôn-sùng những mãnh-lực thiên-nhiên, như núi sông, sấm chớp. Những di-tích còn lại không những ở trong tập-tục của dân-gian, mà trong điển-lệ tế-tự, nay còn những vị thần, được thờ tại rất nhiều nơi, mà không ai biết rõ gốc-tích từ đâu tới. Thần Cao-sơnchắc cũng là đức-thánh Tản-viên, thần Long-thủy có lẽ gốc ở thác Bờ. Lại như các đền hay "chùa" Pháp-Vân, Pháp-Vũ, Pháp-Lôi, Pháp-Điệnhẳn là di-tích các thần mây, mưa, sấm, chớp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]