Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Hoa Đình ở Côn Minh

10/04/201314:27(Xem: 4617)
Chùa Hoa Đình ở Côn Minh

 chua hoa dinh-con minh



Chùa Hoa Đình ở Côn Minh

NGUYỄN KHUÊ

---o0o---

Với một vị trí ở giữa cảnh quan núi non rất đẹp, kiến trúc qui mô tráng lệ và có nhiều cổ tích văn vật có giá trị văn hóa nghệ thuật, chùa Hoa Đình được xem là một danh lam cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Côn Minh. Chính vì thế, năm 1983, Quốc vụ viện công nhận chùa Hoa Đình là một tự viện trọng điểm của Phật giáo Trung Quốc

Chúng tôi đến viếng cảnh chùa Hoa Đình vào một buổi sáng đầu Thu năm nay. Sau mấy ngày mưa, trời rất đẹp.

Chùa Hoa Đình, người Trung Quốc gọi là Hoa Đình thiền tự hay Hoa Đình tự , tọa lạc trên ngọn núi Hoa Đình của Bích Kê Sơn thuộc Tây Sơn, bên bờ hồ Côn Minh tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Nền cũ của chùa này nguyên là biệt thự của Thiện Xiển hầu Cao Trí Khai thời kỳ nước Đại Lý đời Tống(1).

Năm Diên Hựu thứ 7 (1320 TL) đời Nguyên, ngài Huyền Phong (1266-1349), vị Pháp sư được tôn xưng là Vân Nam Thiền tôn đệ nhất Tổ , xây dựng chùa ở đây, lúc đầu đặt tên là chùa Đại Viên Giác. Pháp sư Huyền Phong là vị Tổ khai sơn của chùa này. Người sau nhân tên núi là Hoa Đình Phong, nên đổi tên chùa là Hoa Đình tự .

Năm Thiên Thuận thứ 6 (1462), vua Anh Tông nhà Minh ban cho tên chùa là Hoa Đình Sơn Đại Viên Giác tự .

Trải qua hai triều Minh và Thanh, chùa nhiều lần bị hư hoại vì binh lửa, rồi lại nhiều lần được trùng tu.

Năm 1922, Hòa thượng Hư Vân (1840-1959) nhân trùng tu chùa, đào được một tấm bia cổ, hàng chữ đầu có khắc tên chùa là Vân Thê, các hàng chữ khác bị mờ, không đọc được, nên không biết niên đại của tấm bia, mới đặt tên chùa là Tĩnh Quốc Vân Thê thiền tự .

Chùa Hoa Đình có qui mô rộng lớn, nguy nga tráng lệ. Cổng chùa có bậc cấp cao, tất cả các loại xe đều đậu ở bên ngoài, giữ cho chùa sự yên tĩnh tôn nghiêm của nơi thờ phượng.

Theo tục lệ đến chùa lễ bái của người Trung Quốc, khi bước vào cổng chùa hoặc điện thờ Phật, phải bước chân trái qua ngưỡng cửa trước, khi bước ra thì bước chân phải trước.

Trong khuôn viên chùa, và ngay cả trước cổng chùa, không có người ăn xin, cũng vắng bóng những kẻ bán hàng rong. Chúng tôi cũng không thấy bày bán chim phóng sinh. Đó đây có những gian hàng ngăn nắp, mỹ quan, hoặc bày bán thức ăn chay (mua đem về, chứ không ăn tại chỗ), nhang đèn, tràng hạt, những đồ vật lưu niệm, hoặc phát hành kinh sách cho khách thập phương đến tham quan, lễ bái.

Lễ Phật, người Trung Quốc dùng hai loại nhang có màu khác nhau: nhang màu đỏ để cầu xin được sống lâu và nhang màu vàng để cầu xin phát tài.

Trong sân chùa có nhiều cây cổ thụ, bạch mai, hai cây tử vi. Cây tử vi cao hơn 3m, vỏ cây trơn láng, hoa màu đỏ tím. Thơ văn Trung Quốc thường nói đến cây tử vi, nay lần đầu tôi được tận mắt nhìn thấy. Có một điều kỳ thú về cây tử vi là nếu ta vuốt thân cây thì sự xúc chạm truyền lên cành lá làm cho cành lá khẽ rung động. Tôi có mấy vần thơ vịnh cây tử vi ở chùa Hoa Đình như sau:

Tử vi cũng giống hữu tình(2)

Thân cây truyền xúc rung rinh lá cành

Kiếp xưa đã tạo nhân lành

Nên nay được đứng Hoa Đình nghe kinh

Linh Sơn qui hướng tinh thành (3)

Đủ duyên ắt sẽ hóa sinh có ngày.

Trong Thiên Vương điện, thờ tôn tượng của bốn vị Tứ Đại Thiên Vương, hai vị mặt trắng hiền từ, hai vị mặt đen hung dữ. Đó là bốn vị hộ trì Phật pháp, hộ trì bốn cõi thiên hạ, khiến các quỉ thần hung ác không thể xâm hại chúng sinh.

Bước vào Đại Hùng bảo điện, người ta chú ý ngay đến ba tượng Phật lớn và rất oai nghiêm, đó là kim thân của Phật Thích Ca Mâu Ni (ở giữa), Phật A Di Đà (bên phải) và Phật Dược Sư (bên trái). Trên vách hai bên và vách phía sau của bảo điện có đắp tượng 500 vị La hán, mỗi vị có một tư thế, cách phục sức và dáng vẻ riêng, cực kỳ sinh động, thật là một công trình nghệ thuật rất có giá trị. Chẳng hạn trong số 500 tượng La hán có đến 3 tượng (1 ở vách bên phải, 1 ở vách trái và 1 ở vách sau) đều có một cánh tay thật dài, dài gấp ba, bốn lần cánh tay kia, nhưng với ba thần thái biểu hiện ba ý nghĩa khác nhau: một vị vươn cánh tay dài này lên không trung như nắm bắt hư không, một vị khác giơ tay lên trời nắm lấy vầng trăng, còn vị thứ ba thì giơ tay bắt một con chim. Người Trung Quốc đến lễ bái ở đây thường đếm tượng La hán để bói thời vận tốt xấu. Người ta đếm tượng La hán, bắt đầu với bất kỳ tượng nào cũng được, đếm nhẩm 1, 2, 3... cho đến đúng số tuổi của mình thì thôi, và xem thần thái vui, buồn của vị La hán cuối cùng mà suy đoán thời vận của mình.

Đàng sau Đại Hùng bảo điện là Tàng kinh lâu hai tầng, kiến trúc rất đẹp.

Chùa Hoa Đình có hai tượng Phật bằng ngọc do Phật giáo Myanmar tặng, một tượng Phật mạ vàng do Phật giáo Thái Lan tặng. Trong phương trượng còn giữ được một tượng Chuẩn Đề Bồ tát bằng đồng có 3 mắt và 18 cánh tay. Ngoài ra, chùa có tháp xá lợi của Thiền sư Hư Vân, bia khắc thơ của Lâm Tắc Từ và của Quách Mạc Nhược.

Với một vị trí ở giữa cảnh quan núi non rất đẹp, kiến trúc qui mô tráng lệ và có nhiều cổ tích văn vật có giá trị văn hóa nghệ thuật, chùa Hoa Đình được xem là một danh lam cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Côn Minh. Chính vì thế, năm 1983, Quốc vụ viện công nhận chùa Hoa Đình là một tự viện trọng điểm của Phật giáo Trung Quốc:

1. Thiện Xiển tức Côn Minh ngày nay. Đại Lý là tên nước, ở địa phận tỉnh Vân Nam bây giờ, bị nhà Nguyên diệt.

2. Từ hữu tình ở đây dùng theo nghĩa nhà Phật, chỉ loài có tình thức và có sự sinh tồn.

3. Linh Sơn tức Linh Thứu Sơn, tên một ngọn núi ở Trung Ấn Độ, nơi Đức Như Lai thường trụ thuyết pháp.


---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5436)
Từ bi là một trong những đặc điểm tiêu biểu của đạo Phật. Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đư1c Phật Quan Âm, cụ thể hơn là Phật Bà Quan Âm.
10/04/2013(Xem: 6992)
Giá trị của một học thuyết là ở chổ kiến thiết được một nền văn minh bằng học thuyết đó. Phật Giáo Việt Nam đã có một thời tạo nên nền văn minh mới cho dân tộc sau một thiên kỷ bị người Tàu cai trị.
10/04/2013(Xem: 6240)
Giáo dục học là khoa học về việc giáo dục con người, khoc học về sự huấn luyện đạo đức, huấn luyện trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Giáo dục là khoa học của các khoa học, đào tạo nên tất cả ngành nghề trong xã hội. Từ gốc độ xã hội học, giáo dục là quá trình hành thành con người dưới tác động của môi trường xã hội và thực tại xung quanh con người.
10/04/2013(Xem: 4614)
Nói chung là dòng nghi lễ của Phật giáo Việt Nam phát triển từ Bắc đến Trung và vào Nam. Nhưng ở miền Trung có được nét đặc biệt là trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, miền Trung được các Tổ sư ở Trung Hoa sang và họ đã cải cách những nghi lễ ở miền Bắc vốn đang được sử dụng ở miền Trung khiến cho nghi lễ miền Trung mang nét cung đình: còn nghi lễ từ Phú Yên trở vào thì đi vào tính dân gian hơn.
10/04/2013(Xem: 4666)
Cũng như triều đại nhà Đinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Đại-Hành (980-1005) [1] là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta, nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long-Đĩnh (1005-1009) [2], cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công-Uẩn [3] lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 3865)
Đạo Phật từ khi du nhập phát triển ở nước ta luôn luôn có khuynh hướng Đại thừa rõ rệt. Một trong những khuôn mặt đầu tiên xiển dương PG ở nước ta là Khương Tăng Hội (thế kỷ thứ 3) với bản dịch Lục độ tập kinh (kinh nói về 6 hạnh Ba la mật của Bồ Tát) đã nói lên khuynh hướng đó. Trải qua gần 1000 năm phát triển, tinh thần Đại thừa càng nổi bật và thành tựu ở những nhà vua Thiền sư đời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông.
10/04/2013(Xem: 4402)
Nói về việc tiêu chuẩn hóa Tăng Già Việt Nam là một vấn đề lớn và khó thực hiện. Luật Tạng đã qui định rất rõ về tuổi tác, căn thân tâm thần của một Tỳ Kheo. Nhưng nhìn chung chúng ta chưa thực hiện một cách đầy đủ. Trong thời Đức Phật Giáo Hội chưa thành lập trường học Phật giáo, nên không có một qui điều buộc một Tỳ kheo phải học một chương trình theo trường lớp cụ thể. Hơn nữa Giáo lý Giải thoát của Đức Phật không câu chấp vào một hình thức cố định nào và một Tỳ kheo thời đó đúng là một lữ khách không nhà.
10/04/2013(Xem: 5601)
Nói đến hiện tình tức là chỉ cho tình trạng sinh họat đã đang và sẽ diễn ra trong một giai đoạn nào đó, của một cá nhân hay một tập thể, mà qua đó chúng được thể hiện như là một đối tượng để chúng ta khảo sát và đánh giá về chúng. Chúng luôn luôn thể hiện sự lệ thuộc vào chính tự thể của một cá nhân, hay một tập thể tha nhân mà sự hiện hữu đó như là những sự kiện chính xác, để chúng ta đánh giá đúng sai về chúng một cách công bằng và không sợ rơi vào thiên kiến chủ quan.
10/04/2013(Xem: 4591)
Khi cuộc vận động đòi kinh bình đẳng tôn giáo được chính thức phát động tại Huế vào Phật Đản 1963, thì lúc đó tôi mớichỉ là chú điệu học lớp đệ lục. Đã hơn ba thập niên qua rồi, vậy mà tôi vẫn còn nhớ như in cái không khí lo âu của những người cùng lứa tuổi như tôi vào một buổi chiều tại chùa Linh Sơn ở Đà Lạt, sau khi nghe đài BBC loan tin Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại ngã tư đường Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn. Thực ra, lo âu thì ít nhưng sung sướng và hãnh diện thì nhiều.
10/04/2013(Xem: 7708)
Như chúng ta đã biết, con đường giải thoát sinh tử khổ đau là con đường Giới, Định, Tuệ. Nói gọn là con đường Thiền định với "Ba mươi bảy phẩm trợ đạo" là tiêu biểu. Thế Tôn dạy: "Này các Tỷ kheo, khi nào các Thầy có giới khéo thanh tịnh và Chánh tri kiến, các Thầy hãy y cứ trên giới, tu tập Tứ Niệm Xứ theo ba cách: Nhiệt tâm, Chánh niệm tỉnh giác và nhiếp phục tham ưu ở đời"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]