Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những ngôi chùa Việt Nam tại Thái Lan

10/04/201314:22(Xem: 11322)
Những ngôi chùa Việt Nam tại Thái Lan

Chuahuenghiem_thailan

Những ngôi chùa Việt Nam tại Thái Lan

Thích Huệ Giáo

---o0o---

Chỉ có một vài trang tài liệu trong Thư tịch Phật giáo Thái Lan (PGTL) nói về Phật giáo Việt Nam (PGVN), tuy nhiên với sự động viên của chư tôn đức và nhu cầu tìm hiểu về PGVN tại hải ngoại, chúng tôi bước đầu giới thiệu vài nét về những ngôi chùa thuộc Phật giáo Việt Nam hay còn gọi là Việt tông (Annamnikaya) tại xứ sở này.

I. Những ngôi chùa Việt Nam trên đất Thái Lan

Sau khi ngôi chùa mang tên Thái là Wat Mongalasamagom, (tên Việt chùa Hội Khánh) đầu tiên được thành lập vào khoảng thời các vua Taksin và Dhonburi (1768-1782)(1), PGVN không ngừng tại đây. Chư Tăng Việt tông cũng đã có cơ hội truyền thừa và an vị tại xứ sở này. Trải qua thời gian dài, nhiều giai đoạn, từng địa phương khác nhau, những ngôi chùa thuộc Annamnikaya được xây dựng, đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng Việt kiều. Bên cạnh đó, người dân Thái đã có nhiều ưu ái và tín ngưỡng dành riêng cho PGVN. Trong đó không ít người Thái xuất gia trở thành những tu sĩ làm rường cột để truyền bá PGVN cho đến hôm nay.

Tính đến thời điểm hiện nay, Annamnikaya đã có 16 ngôi chùa nằm rải rác trên toàn đất nước Thái. Ngôi chùa mới đang được xây dựng gần đây nhất là chùa Phổ Chiếu do Hòa thượng Thích Kính Chiếu, Tăng trưởng của Annamnikaya. Đây là ngôi chùa đánh dấu sự nghiệp hoằng pháp của ngài và được sự ủng hộ tinh thần nhiệt tình của ngài Phó Vua sãi tại Wat Sisaket (chùa Tháp Vàng). Ngoài ra, 15 ngôi chùa khác hiện nay cũng đã tiến đến hoàn thiện trong nhiều mặt và luôn vẫn gìn giữ hành trì theo truyền thống PGVN, có thay đổi một ít sinh hoạt để phù hợp truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Thái Lan và văn hóa của người Thái. Địa chỉ những ngôi chùa Việt tông như sau:

Tại thủ đô Bangkok (có 7 ngôi):

1. Wat Kusolsamakorn (chùa Phổ Phước)(2)

97, soi watkuson, Ratchawong, rd

Sampanthawong, Bangkok 10100.

2. Wat Ananamnikayaram (chùa Quảng Phước)

27, Praccharat road 1,

Bangsue-Bangkok 10800.

3. Wat Lokanuckor (chùa Từ Tế)

126, Ratchawong-Chawarat

Sampanthawong-Bangkok 10100.

4. Wat Samananamaborihan (chùa Cảnh Phước)

416 Lugluang-Siyak mahanak

Dusit-Bangkok 10300.

5. Wat Upairadchabamrung (chùa Khánh Vân)

864 Charoenkrung-Taladnod

Sampanthawong-Bangkok 10100.

6. Wat Chaiyapummikaram (chùa Tỉ Ngạn)

30 Yaovapanid-Chakrawad

Sampanthawong-Bangkok 10100

7. Wat Mongkornsamakom (chùa Hội Khánh)

48 Plangnam-Sampanthawong, Sub

Sampanthawong-Bangkok 10100.

Những ngôi chùa ở miền Nam Thái Lan:

8. Wat Thamkhounoy (chùa Khánh Thọ)

18/1 Mou 5 Muangchum

Thamuang-Kanchanabury 71000.

9. Wat Thawornwararam (chùa Long Sơn)

03 Chaokunen-Bannue

Mueng-Kanchanabury 71000.

10. Wat Khednabunyram (?)

28 Khuang-wadmai

Mueng-Chantabury 22000.

11. Wat Mahayankanchanama-drabamrung (?)

9 Mahapad-Sateng

Mueng-Yala 95000.

12. Wat Annamnikaya (chùa Tam Bảo Công)

208 Mou 1 Donmanao

Songpinong-Suphanbury-72100.

13. Wat Upaipatikaram (chùa Khánh Thọ)

475/Supakid-Banmai

Mueng Chachoengsao-72100.

14. Wat Thawornwararam Hadyai (?)

45 Sangchan-hadyainai

Hadyai-Songkla 90110.

Miền Đông Bắc Thái Lan:

15. Wat Sunthonpradid (chùa Khánh An)

44/3 Adunded-Magkhang

Mueng-Udon Thani 41000.

Tất cả những vị trụ trì những ngôi chùa này đều được nhà vua Thái sắc phong, hơn một nửa số vị trú trì tuổi đã lớn. Tổng số Tỳ kheo và Sa di trong Annamnikaya không quá 500 vị so với con số 300 ngàn chư Tăng toàn đất nước Thái quả là khiêm tốn. Tại Thái Lan, Việt tông không có hình thức xuất gia tập sự như chú tiểu (điệu) như tại quê nhà mà chỉ có Sa di dưới 20 tuổi và Tỳ kheo khi trên 20 tuổi đời, bất kể xuất gia ở thời điểm nào.

II. Sinh hoạt và hoằng pháp hiện tại

Chùa Phổ Phước do Hòa thượng Tăng trưởng Annamnikaya trụ trì hay còn gọi là Học viện Tăng già Phổ Phước, và cũng là văn phòng của Việt tông. Chùa Phổ Phước hiện nay là nơi chốn để chúng ta có thể đánh giá và biết được sự phát triển của Việt tông hiện tại cũng như tương lai. Bởi vì, nơi đây thanh quy của thiền môn vẫn đang được gìn giữ nghiêm cẩn, chư Tăng được khuyến tấn tu học, Hòa thượng trụ trì vẫn còn luôn khao khát tái hiện toàn bộ sinh hoạt của PGVN, những gì mà ngài được học từ các vị tiền bối tôn túc.

Về hành trì - tu học

Hiện chùa này có trên 100 Tăng sĩ đang tu học, con số này vẫn luôn được duy trì mỗi năm, các Sa di được đào tạo theo chương trình giáo dục phổ cập của Bộ Giáo dục Thái Lan. Sau khi tốt nghiệp ở Học viện, các Sa di được và đủ tuổi để nhận lãnh Cụ túc giới và tiếp tục theo học một trong nhiều trường Phật học cũng như đại học của Thái Lan hoặc trở về gia đình làm một thiện tín. Riêng số chúng Tỳ kheo ở Annamnikaya thì quá ít, thậm chí không đủ để phụ trách công việc của học viện cũng như giảng dạy và ứng phó đạo tràng.

Mặc dù tu học theo hình thức PGVN, tuy nhiên chư Tăng vẫn áp dụng nhiều hình thức như một tu sĩ Nam truyền Thái Lan, nghĩa là đi khất thực vào mỗi buổi sáng sớm và gìn giữ đầy đủ quy chế Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Thái Lan bên cạnh luật quốc gia dành cho tu sĩ Phật giáo. Từ đây, chúng ta có câu trả lời, tại sao giới Bồ tát hoàn toàn không được trao truyền trong Tăng sĩ Việt tông, vì nếu nhận mà không thực hiện được thì không nhận là biện pháp tốt nhất.

Vì phần lớn thời gian dành cho việc học tập, các Sa di ở đây mỗi ngày chỉ thọ trì hai thời kinh Tịnh độ và công phu khuya. Trong những thời tụng kinh, chúng ta luôn được nghe lời tán tụng theo âm điệu PGVN, hoàn toàn bằng tiếng Việt, pha lẫn chút đỉnh thanh giọng Trung Hoa. Bên cạnh, ngoài thời gian học tập suốt ngày tại lớp, các Sa di vẫn thường xuyên được Hòa thượng hướng dẫn cách đọc kinh tiếng Việt. Hòa thượng Tăng trưởng là một tấm gương không mệt mỏi trong việc gìn giữ Phật chất Việt Nam đáng khâm phục. Sắc phục lúc hành lễ của Tỳ kheo giống như Việt Nam, tuy nhiên khi ra bên ngoài, cả Tỳ kheo và Sa di không có áo nhật bình dài (có lẽ lúc bấy giờ chiếc áo nhật bình chưa ra đời, do đó chưa được truyền vào), thay vào đó chiếc y quấn ngang qua vai, đây là một hình thức khác với sắc phục thường nhật khi ra ngoài của PGVN tại quê nhà. Đây cũng là hình thức bất di bất dịch trong truyền thống PGTL và đã được đức vua chỉ phong.

Về ứng phó đạo tràng:

Có thể nói rằng ngoài công việc học hành, việc đáp ứng cầu an, cầu siêu bên ngoài là công việc chính của chư Tăng PGVN hiện nay, ngoài ra không còn một công việc nào khác như giảng pháp, hướng dẫn Phật tử tu tập, làm từ thiện, tham gia công tác xã hội v.v... Bởi lẽ nhân sự đã quyết định trong yếu tố này. Đại trai đàn chẩn tế vẫn thường xuyên được tổ chức và cũng đã thể hiện đặc thù nghi lễ Phật giáo miền Nam Việt Nam.

Về giáo dục:

Giáo dục đào tạo những Tăng sĩ có học là ước vọng và hoài bão chung của chư vị tôn đức ở đây, đặc biệt là ngài Tăng trưởng. Hiện nay, Annamnikaya đã đầy đủ trường lớp cho mọi cấp học từ tiểu, trung và đại học nằm ở ba miền của nước Thái. Đặc biệt, một trường đại học chuyên về giáo lý Phật giáo Bắc truyền mang tên Đại Trí Văn Thù của Việt tông đã chính thức chiêu sinh trong năm này (4-2002).

III. Vài lời kết

Trên chỉ là sơ thảo về PGVN tại Thái Lan. Chúng tôi không so sánh, không đánh giá truyền thống của PG hai nước.

Trong những sơ thảo kế tiếp, chúng tôi hy vọng sẽ giới thiệu những vị cao tăng Việt Nam đầu tiên đã đến đất nước này, và ai là người đã làm rường cột duy trì và phát huy lòng tin của dân bản xứ vào PGVN, cũng như trạng thái chùa Việt hiện nay tại xứ sở của những chiếc y vàng i

(1) Giả thiết ngôi chùa xây dựng trong thời gian này. Đây là một trong hai ngôi chùa Việt Nam đầu tiên được xây dựng trên đất Thái Lan, nó đã được di dời và tái xây dựng từ năm 1956. Một ngôi chùa khác, theo ngài Tăng trưởng Annamnikaya cho biết, vì thời gian đó không có người trông coi, do vậy bây giờ thuộc sự quản lý của Chinenikaya (Phật giáo Trung Hoa).

(2)Nguồn lấy từ văn phòng của Annamnikaya, tên Việt tác giả đọc từ chữ Hán ở cổng tam quan mỗi chùa. Những chùa chưa có tên, tác giả chưa có cơ hội để đến. Chùa Phổ Chiếu đang xây dựng chưa có địa chỉ chính thức.

Tài liệu tham khảo

1. Phra, Rajavaramuni, Thai Buddhism in the Buddhist world.Mahachulalongkorn Buddhist University, 4thprinting April B.E./2530/1987 C.E, ISBN 974-8356-75-2. Printed in Thailand by Amarin Pringting Group.

2. Jumsai, M.L. Manich,Popular History of Thailand.Published by Chalermnit, 6thEdition, September 2000, Bangkok.

3. Buddhism in Thailand,tài liệu giảng dạy tại Trường Đại học Phật giáo Mahachulalongkorn Bangkok Thái Lan, do Phó Giáo sư Tiến sĩ Phramaha Somjin Sammapano.


---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2011(Xem: 3855)
Ở quê tôi, đa phần các làng đều có chùa và đình. Ngày xưa lúc còn bé, tôi và những đứa trẻ trong làng hay đến chùa và đình vào những dịp lễ để vui đùa và ăn ké theo người lớn. Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay.
07/07/2011(Xem: 30940)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
02/07/2011(Xem: 9663)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
23/06/2011(Xem: 3935)
Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam từ rất sớm có thể từ trước công nguyên. Tuy là một tôn giáo ngoại nhập nhưng các nhà nghiên cứu thường thống nhất rằng mỗi dân tộc đều có một ông Phật của riêng mình. Vậy thì cái riêng, bản sắc Phật giáo Việt Nam là gì ? Các nhà nghiên cứu đã thừa nhận Phật giáo thời Lý Trần là tinh hoa, đỉnh cao của Phật giáo Việt Nam và văn hóa Việt Nam. Chính Phật giáo Lý Trần đã góp phần làm nên cái chất Đại Việt, làm nên cái hào khí Đông A của thời đại, tạo nên bước nhảy vọt về tư tưởng của dân tộc ta lúc bấy giờ, làm nên sự hồi sinh mạnh mẽ của dân tộc sau hơn một ngàn năm bị nô lệ phương Bắc từ năm 111 TCN đến năm 938 SCN. Để góp phần giải đáp cái nét riêng của văn hóa Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo thời Lý Trần có lẽ cần đặt nó trong mối giao lưu, tiếp biến với Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Trung Quốc và tín ngưỡng - văn hóa dân gian bản địa.
23/06/2011(Xem: 4671)
Việt Nam là cái lưng của bán đảo Ấn Trung, vị trí của bán đảo nầy nằm giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Vì địa thế nằm giữa hai nước lớn có nền văn hóa cổ xưa nhất của nhân loại nên đương nhiên Việt Nam có ảnh hưởng cả hai nền văn hóa đó, kể cả tôn giáo. Từ phương Bắc, Trung Quốc đã tràn xuống chiếm cứ đất đai với âm mưu đồng hóa dân Việt, biến Việt Nam thành một phần lãnh thổ của họ. Do đó dân Việt chiến đấu không ngừng để sống còn và giữ gìn sự độc lập của mình, thế nhưng không tránh khỏi sự ảnh hưởng qua lại về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo ...
20/06/2011(Xem: 8398)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
18/06/2011(Xem: 5548)
Ký giả được xem công văn này trước nhất, liền cho mời Ông Viên Quang là Tổng thư ký của Hội Việt Nam Phật giáo đến bàn việc triệu tập Hội đồng để thảo luận việc quan trọng đó. Nhưng đến buổi họp thì ký giả chẳng may vừa bị cảm nặng, nhân có Cụ BÙI THIỆN CƠ, Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo đến thăm, bèn dặn với Cụ rằng: “Nếu Hội đồng có cử đến tôi, thì nhờ Cụ cố từ chối cho, vì tôi mới bị bệnh, hơn nữa còn bận nhiều công việc”. Sau buổi họp đó, Cụ BÙI THIỆN CƠ và Cụ TRẦN VĂN ĐẠI lại đến phòng bệnh cho biết rằng: “Hội đồng đã đề cử một vài vị Thượng toạ, nhưng các Ngài đều viện cớ rằng: Thượng toạ là Hội trưởng Hội Tăng Ni Bắc Việt lại là Phó Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo, phải lấy tư cách ấy mà ứng phó với thơ mời của Chính phủ để gia nhập Phái đoàn Phật giáo Việt Nam thì đối với cả trong Thuyền gia lẫn người ngoài Thiện tín mới được danh chính ngôn thuận.
16/06/2011(Xem: 15816)
Thế Giới chỉ bắt đầu chú ý nhiều tới vấn đề Việt Nam và tới "những người Phật Giáo '' sau khi Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng ở Sài Gòn ngày 11.6.1963 để kêu gọi dư luận thế giới chú ý đến những khổ đau của dân chúng Việt Nam dưới những đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm . Sở dĩ sự tự thiêu của Hoà Thượng Quảng Đức đã khiến Tây phương xúc động và ngạc nhiên nhiều hơn Đông Phương là vì hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Tây phương khác với hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Đông phương.
15/06/2011(Xem: 6278)
Năm ngoái khi ghé thăm nhà nuôi trẻ em nghèo của vợ chồng anh Trần Quang Lãm ở trên đường Ngũ Tây Xã Thủy An gần chùa Thuyền Tôn , tôi nói với anh là tôi muốn ghé lại thăm ngôi chùa nổi tiếng này , anh Lãm liền tặng tôi một cuốn tiểu sử thiền sư Liễu Quán và dặn là tôi nên ghé lại thăm ngôi bảo tháp của ngài Lúc bấy giờ tôi chỉ đi thăm thú các nơi trong chùa mà không để ý đến cảnh vật chung quanh chùa lắm , khi về nhà mới đọc cuốn sách được tặng. Thật vô cùng thú vị khi đọc đến đoạn huyền thoại về thiền sư phải ăn rong để sống và rong đó được vớt tại con sông trước chùa , tôi vội vàng chạy xe lên lại chùa và đi tìm con sông .
15/06/2011(Xem: 2993)
1. Tín-ngưỡng ở Giao-châu Trước khi các tông-giáo tràn vào, người Việt chắc đã tôn-sùng những mãnh-lực thiên-nhiên, như núi sông, sấm chớp. Những di-tích còn lại không những ở trong tập-tục của dân-gian, mà trong điển-lệ tế-tự, nay còn những vị thần, được thờ tại rất nhiều nơi, mà không ai biết rõ gốc-tích từ đâu tới. Thần Cao-sơnchắc cũng là đức-thánh Tản-viên, thần Long-thủy có lẽ gốc ở thác Bờ. Lại như các đền hay "chùa" Pháp-Vân, Pháp-Vũ, Pháp-Lôi, Pháp-Điệnhẳn là di-tích các thần mây, mưa, sấm, chớp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]