Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tư tưởng Phật giáo trong Ca dao Việt Nam

10/04/201314:09(Xem: 4647)
Tư tưởng Phật giáo trong Ca dao Việt Nam


TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG CA DAO VIỆT NAM

MANG VIÊN LONG

Văn chương bình dân-nhất là ca dao, là một cuộn phim ghi lại những sinh hoạt hàng ngày, những tư tưởng, tình cảm diễn biến qua nhiều thời kỳ của nhân dân, một cách trung thực và đầy đủ nhất. Nói rằng ca dao là một tấm gương lớn phản ánh lại nét mặt của mọi người trong cuộc sống với nhiều khía cạnh, cũng là một ví dụ khá chính xác. Bởi vì, hơn đâu hết, văn chương bình dân, là một loại văn hiện thực chân xác: Văn tức là người. Văn chương bình dân được sản sinh, lưu truyền lại, cũng chính nhờ yếu tố có liên hệ máu thịt với đời sống của tất cả mọi người, được mọi người chấp nhận và giữ gìn.

Đọc lại ca dao Việt Nam, ai cũng dễ nhận thấy rằng, tư tưởng Phật giáo đã được đề cập đến, trình bày dưới nhiều khía cạnh tình cảm, suy nghĩ khác nhau đã chiếm một số lượng lớn, quan trọng. Chúng ta cũng có thể nói rằng, ngoài tư tưởng Phật giáo, các hệ thống tư tưởng khác - trừ suy tư ban đầu về tín ngưỡng sai lạc, không có một tư tưởng nào, giáo lý nào, đã được nhắc nhở đến nhiều như vậy. Điều này, tự nó đã khẳng định cho chúng ta một điều cốt lõi: tư tưởng Phật giáo đã được mọi người tiếp nhận có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi sinh hoạt hằng ngày của nhân dân, từ lúc xa xưa, vì đã đem, lại được nhiều lợi lạc, an vui cho mọi người.

Bằng một số câu ca dao trong kho tàng ca dao Việt Nam , chúng ta muốn làm sáng tỏ hơn những nhận định trên, những sự kiện đã có trong lịch sử; đồng thời để giải thích phần nào tiến trình của tư tưởng con người, khởi từ một niềm tin nhỏ thô thiển, dẫn tới niềm tin về tín ngưỡng, và sau cùng, đã tìm ra tư tưởng Phật giáo chân chính - như một nguồn an ủi vô tận, niềm vui sống trong sáng và nỗi hạnh phúc vĩnh hằng mà con người đang khao khát hy vọng trong cuộc đời đã phải chịu nhiều thống khổ...

Một hình ảnh rất dễ nhận biết là trong các làng quê Việt Nam - và sau này là ở phố thị, chùa chiền được xây dựng, chùa chiền được xây dựng phát triển lên rất nhiều. Được khơi dậy từ đời vua Đinh Tiên Hoàng, củng cố ở đời Lê Đại Hành và cực thịnh ở các triều vua nhà Lý. Tuy các đời sau (hậu Lê, Chúa Trịnh, Tây Sơn, vua Gia Long) không mấy quan tâm đến đạo Phật; có thời kỳ đạo Phật bị ngăn trở, xem nhẹ; nhưng bên cạnh, đã có Chúa Nguyễn ở Đàng Trong cổ xúy, tôn trọng - nhất là tư tưởng đạo Phật đã được thấm nhập vào con người Việt Nam, hòa nhịp cùng trái tim, khối óc của họ; cho nên các tư tưởng của đạo Phật đã chỉ tạm thời ngưng trễ trong các sinh hoạt có vẻ hình thức (xây chùa, hành lễ, thuyết giảng,...) nhưng lại trỗi dậy mạnh mẽ trong tâm hồn, trong cuộc sống. Cùng với sự chấn hưng đạo Phật ở Trung Hoa năm 1920; Phật giáo Việt Nam cũng đã âm thầm xây dựng nền tảng vững chắc cho đạo pháp nước nhà; Hội "Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học" (1931), tiếp theo ở Trung Việt (1934) và Bắc Việt (1934). Trong thực tế của cuộc sống, ca dao ghi lại các sinh hoạt, suy tư, tình cảm chịu ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng Phật giáo thì rất nhiều - chiếm đa số trong những câu ca thuộc lãnh vực này, nhưng với giới hạn của một bài giới thiệu có tính khái quát, chúng tôi xin minh chứng tiêu biểu: Khuyên dạy về thuyết nhân quả:

Có tiền thì hậu mới hay.

Có trồng cây đức, mới dầy nên nhân.

Nhắn với đàn bà, con gái:

Đã thành gia thất thì thôi

Đèo bồng chi lắm tội này ai mang?

Ảnh hưởng của thuyết luân hồi:

Người trồng cây hạnh người chơi

Ta trồng cây đức để đời về sau

Về nghiệp quả, sự vô thường của vạn vật:

Sinh không, tử lại hoàn không

Khó ta, ta chịu; đừng mong giàu người.

Xa lánh cuộc sống tham ái, dục vọng; tìm về chánh đạo:

Mặc ai chuốc lợi, mua danh

Miễn ta học đặng đạo lành thì thôi

Ý nghĩa của lời Phật dạy trong kinh Pháp Cú: "Người nào trước buông lung sau lại tinh tấn, người đó là ánh sáng chiếu cõi thế gian như vầng trăng ra khỏi mây mù" cũng đã được giải bày rất giản dị, gần gũi:

Mười năm lưu lạc giang hồ

Một ngày tu tác cơ đồ lại nên

Thấu hiểu sâu sắc được lời khuyến dạy khẩn thiết của đức Thế Tôn với chúng sanh hãy còn tham đắm, vui say trong "nhà lửa" ca dao đã kêu gọi:

Tu cho trọn kiềp bụi hồng

Kẻo già lại tiếc rằng lòng từ bi

Từ sự hòa nhập, đắm mình trong đạo pháp một cách thuần thục, sâu sắc, đã làm đổi thay nếp nghĩ cũ, rất tiến bộ về sự "giàu" và "nghèo" của người đời; về nghiệp quả tương báo của mỗi cá nhân:

Thiên cao đã có Thánh tri (A La Hán, Bồ Tát)

Người nhân nghĩa chẳng hàn vi bao giờ

Do vậy, trong bể khổ trầm luân (còn gọi là "cửa thần phù" theo ca dao và "Ngũ uẩn" theo Phật pháp) kẻ nào sớm giác ngộ, sống và hành theo lời Phật, sẽ được an lạc, giải thoát; còn kẻ xấu ác, chướng nghịch, sẽ mãi quay cuồng trong sinh tử khổ đau:

Lênh đênh qua cửa Thần phù

Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm

Chính vì thấy được cái ngắn ngủi của kiếp nhân sinh, sự khổ đau không ai tránh khỏi trong cuộc sống: "tất cả các hành là vô thường là khổ đau" (lời Phật dạy); chúng ta cũng đã nghe được lời tâm sự:

Đời người như bóng phù du

Sớm còn tối mất, công phu lỡ làng

Chữ "công phu" ở đây, theo ý nghĩa toàn câu, được xem như là "những xây dựng vật chất, tranh giành quyền lợi, danh vọng". Những cái tạm bợ, vọng tưởng ấy, sẽ bị tiêu diệt trong từng sát na, mà người đời không hề hay biết, lại cố "ái thủ". nên mới có lời kêu gọi: "Tu cho trọn kiếp bụi hồng - Kẻo già lại tiếc rằng lòng từ bi".

Thuyết luân hồi (sanh tử) cũng đã ảnh hưởng rất sâu đậm trong lòng mọi người, tuy rằng vẫn còn ở mức độ giản dị, sơ đẳng; nhưng đã góp phần xây dựng điều thiện, diệt trừ cái ác; mở đường quang đãng cho con đường tiến gần đạo pháp chơn chánh:

Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.

MANG VIÊN LONG


---o0o---

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2018(Xem: 8523)
Khoảng tháng 3 vừa rồi, Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác (Đức Quốc) gởi cho chúng tôi bản final cuốn Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa với lời dặn dò: viết Lời cuối sách. Đọc thư Thầy, chúng tôi vô cùng băn khoăn, lo lắng và hơi bị “ngộp” dưới cái bóng quá lớn và ảnh hưởng rộng khắp của Thầy. Chúng tôi “ngại” vì biết Thầy có nhiều mối quan hệ thân thiết với các bậc tài danh khắp nơi. Ngược lại, chúng tôi chỉ là kẻ sơ học nhiều mặt mà lại dám chắp bút viết Lời cuối sách này? Chúng tôi rất đắn đo trước cái vinh dự to lớn ấy, trước cái trách nhiệm nặng nề này. Nhưng rồi anh Văn Công Tuấn nhiều lần “trấn an”, khích lệ. Và rồi, lại nghĩ rằng, Thầy Như Điển có lòng ưu ái, thương tưởng và muốn tạo điều kiện cho chúng tôi trong bước đầu tập tễnh học Phật. Xin cung kính niệm ân Thầy; và cũng qua đây kính mong quý vị độc giả thông cảm và lượng thứ cho những thiếu sót và non nớt không sao tránh khỏi, dù đã có nhiều
21/03/2018(Xem: 15248)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
18/03/2018(Xem: 5817)
(Lắng lòng viết về đêm thắp nến 50 năm tưởng niệm và cầu nguyện cho nạn nhân biến cố Mậu Thân-Huế 1968-2018, tổ chức tại TTVHPGPV ngày 10.03.2018) Một thời máu lửa đạn bom Quê hương tang tóc, hồn hoang tru gào Từng trang sử, đẫm lệ trào Ngày im tiếng súng nghẹn ngào gọi nhau! (Một Thời-Tâm Không Vĩnh Hữu)
29/01/2018(Xem: 5302)
Nữ sĩ Huỳnh thị Bảo Hòa với “Bà Nà du ký” Châu Yến Loan
29/01/2018(Xem: 14611)
Nhà Chu (1122-256 Tr TL), triều đại kế tiếp nhà Hạ (2205-1767 Tr TL), nhà Thương (1766-1122 Tr TL), là triều đại cai trị lâu dài nhất so với bất cứ triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Chu có gốc từ một bộ tộc ở đất Thai (Thiểm Tây), sau chuyển về đất Bân (Thiểm Tây). Khi Cổ Công Đản Phủ (sau được phong là Chu Thái Vương) dời về đất Bân (tỉnh Thiểm Tây), đất Bân thường bị địch xâm lấn ở không yên mới bỏ đất Bân, vượt núi Lương đến định cư dưới chân núi Kỳ Sơn. Thái Vương có ba người con, trưởng là Thái Bá, thứ là Trọng Ung, con út là Quý Lịch. Nhiều sách nói không biết Thái Bá tên là gì, nhưng theo thứ tự trong gia đình gọi trưởng là thái hay mạnh, thứ là trọng cuối là quý thì ông tên là Bá (Thái Bá), hai em ông người tên là Ung (Trọng Ung), người út tên là Lịch (Quý Lịch).
01/01/2018(Xem: 39999)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 8067)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
23/09/2017(Xem: 22210)
The Vietnam War - Chiến Tranh Việt Nam (Trọn bộ 10 tập), đạo diễn: Ken Burns và Lynn Novick - Buổi ra mắt và thảo luận về phim “The Vietnam War” đêm thứ Ba 12/9 của hai đạo diễn Mỹ nổi tiếng về các phim tài liệu có giá trị lịch sử: Ken Burns và Lynn Novick diễn ra tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Kennedy ở thủ đô Washington. Dẫn đầu cuộc thảo luận, ngoài hai nhà đạo diễn và MC là ký giả Martha Raddatz của chương trình tin tức đài ABC, còn có 3 khách mời đặc biệt, Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, cả 3 đều là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam.
14/08/2017(Xem: 4932)
Trong những năm qua, nghiên cứu về quá trình ra đời, phát triển của báo chí Phật giáo Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước với những mức độ đậm nhạt khác nhau. Nét nổi bật trong các công trình nghiên cứu trước đây chính là đã xác định được thời điểm ra đời, cách phân kì lịch sử cùng những đóng góp của báo chí đối với tiến trình phát triển của Phật giáo Việt Nam cũng như đối với văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, vẫn còn có khá nhiều nội dung chưa nhận được sự đồng nhất từ phía các nhà nghiên cứu, như niên đại của các tờ báo, số lượng báo chí được xuất bản, nhất là trong giai đoạn khởi thủy của nó. Trên cơ sở các nguồn tư liệu đã sưu tầm được (chủ yếu là các văn bản gốc), chúng tôi xin được tiếp tục đi vào phân tích và trình bày thêm về quá trình ra đời và phát triển của báo chí Phật giáo ở Nam Bộ trong nửa đầu thế kỉ XX. Qua đó, góp phần bổ cứu nguồn tư liệu nhằm làm sáng tỏ hơn tiến trình phát triển của báo chí Phật giáo Việt Nam.
14/08/2017(Xem: 4115)
Trong những năm trở lại đây, công tác nghiên cứu về phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đã và đang đạt được nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt, khi bàn về quá trình vận động cũng như sự ra đời của phong trào này, các tác giả như Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Đại Đồng, Lê Tâm Đắc,... đã giành nhiều thời gian khảo cứu và đề cập thông qua các công trình và bài viết tiêu biểu như: Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế kỉ 20, Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924-1954), Sư Tâm Lai và việc vận động chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, Những người đầu tiên khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567