Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tư tưởng Phật giáo trong Ca dao Việt Nam

10/04/201314:09(Xem: 4686)
Tư tưởng Phật giáo trong Ca dao Việt Nam


TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG CA DAO VIỆT NAM

MANG VIÊN LONG

Văn chương bình dân-nhất là ca dao, là một cuộn phim ghi lại những sinh hoạt hàng ngày, những tư tưởng, tình cảm diễn biến qua nhiều thời kỳ của nhân dân, một cách trung thực và đầy đủ nhất. Nói rằng ca dao là một tấm gương lớn phản ánh lại nét mặt của mọi người trong cuộc sống với nhiều khía cạnh, cũng là một ví dụ khá chính xác. Bởi vì, hơn đâu hết, văn chương bình dân, là một loại văn hiện thực chân xác: Văn tức là người. Văn chương bình dân được sản sinh, lưu truyền lại, cũng chính nhờ yếu tố có liên hệ máu thịt với đời sống của tất cả mọi người, được mọi người chấp nhận và giữ gìn.

Đọc lại ca dao Việt Nam, ai cũng dễ nhận thấy rằng, tư tưởng Phật giáo đã được đề cập đến, trình bày dưới nhiều khía cạnh tình cảm, suy nghĩ khác nhau đã chiếm một số lượng lớn, quan trọng. Chúng ta cũng có thể nói rằng, ngoài tư tưởng Phật giáo, các hệ thống tư tưởng khác - trừ suy tư ban đầu về tín ngưỡng sai lạc, không có một tư tưởng nào, giáo lý nào, đã được nhắc nhở đến nhiều như vậy. Điều này, tự nó đã khẳng định cho chúng ta một điều cốt lõi: tư tưởng Phật giáo đã được mọi người tiếp nhận có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi sinh hoạt hằng ngày của nhân dân, từ lúc xa xưa, vì đã đem, lại được nhiều lợi lạc, an vui cho mọi người.

Bằng một số câu ca dao trong kho tàng ca dao Việt Nam , chúng ta muốn làm sáng tỏ hơn những nhận định trên, những sự kiện đã có trong lịch sử; đồng thời để giải thích phần nào tiến trình của tư tưởng con người, khởi từ một niềm tin nhỏ thô thiển, dẫn tới niềm tin về tín ngưỡng, và sau cùng, đã tìm ra tư tưởng Phật giáo chân chính - như một nguồn an ủi vô tận, niềm vui sống trong sáng và nỗi hạnh phúc vĩnh hằng mà con người đang khao khát hy vọng trong cuộc đời đã phải chịu nhiều thống khổ...

Một hình ảnh rất dễ nhận biết là trong các làng quê Việt Nam - và sau này là ở phố thị, chùa chiền được xây dựng, chùa chiền được xây dựng phát triển lên rất nhiều. Được khơi dậy từ đời vua Đinh Tiên Hoàng, củng cố ở đời Lê Đại Hành và cực thịnh ở các triều vua nhà Lý. Tuy các đời sau (hậu Lê, Chúa Trịnh, Tây Sơn, vua Gia Long) không mấy quan tâm đến đạo Phật; có thời kỳ đạo Phật bị ngăn trở, xem nhẹ; nhưng bên cạnh, đã có Chúa Nguyễn ở Đàng Trong cổ xúy, tôn trọng - nhất là tư tưởng đạo Phật đã được thấm nhập vào con người Việt Nam, hòa nhịp cùng trái tim, khối óc của họ; cho nên các tư tưởng của đạo Phật đã chỉ tạm thời ngưng trễ trong các sinh hoạt có vẻ hình thức (xây chùa, hành lễ, thuyết giảng,...) nhưng lại trỗi dậy mạnh mẽ trong tâm hồn, trong cuộc sống. Cùng với sự chấn hưng đạo Phật ở Trung Hoa năm 1920; Phật giáo Việt Nam cũng đã âm thầm xây dựng nền tảng vững chắc cho đạo pháp nước nhà; Hội "Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học" (1931), tiếp theo ở Trung Việt (1934) và Bắc Việt (1934). Trong thực tế của cuộc sống, ca dao ghi lại các sinh hoạt, suy tư, tình cảm chịu ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng Phật giáo thì rất nhiều - chiếm đa số trong những câu ca thuộc lãnh vực này, nhưng với giới hạn của một bài giới thiệu có tính khái quát, chúng tôi xin minh chứng tiêu biểu: Khuyên dạy về thuyết nhân quả:

Có tiền thì hậu mới hay.

Có trồng cây đức, mới dầy nên nhân.

Nhắn với đàn bà, con gái:

Đã thành gia thất thì thôi

Đèo bồng chi lắm tội này ai mang?

Ảnh hưởng của thuyết luân hồi:

Người trồng cây hạnh người chơi

Ta trồng cây đức để đời về sau

Về nghiệp quả, sự vô thường của vạn vật:

Sinh không, tử lại hoàn không

Khó ta, ta chịu; đừng mong giàu người.

Xa lánh cuộc sống tham ái, dục vọng; tìm về chánh đạo:

Mặc ai chuốc lợi, mua danh

Miễn ta học đặng đạo lành thì thôi

Ý nghĩa của lời Phật dạy trong kinh Pháp Cú: "Người nào trước buông lung sau lại tinh tấn, người đó là ánh sáng chiếu cõi thế gian như vầng trăng ra khỏi mây mù" cũng đã được giải bày rất giản dị, gần gũi:

Mười năm lưu lạc giang hồ

Một ngày tu tác cơ đồ lại nên

Thấu hiểu sâu sắc được lời khuyến dạy khẩn thiết của đức Thế Tôn với chúng sanh hãy còn tham đắm, vui say trong "nhà lửa" ca dao đã kêu gọi:

Tu cho trọn kiềp bụi hồng

Kẻo già lại tiếc rằng lòng từ bi

Từ sự hòa nhập, đắm mình trong đạo pháp một cách thuần thục, sâu sắc, đã làm đổi thay nếp nghĩ cũ, rất tiến bộ về sự "giàu" và "nghèo" của người đời; về nghiệp quả tương báo của mỗi cá nhân:

Thiên cao đã có Thánh tri (A La Hán, Bồ Tát)

Người nhân nghĩa chẳng hàn vi bao giờ

Do vậy, trong bể khổ trầm luân (còn gọi là "cửa thần phù" theo ca dao và "Ngũ uẩn" theo Phật pháp) kẻ nào sớm giác ngộ, sống và hành theo lời Phật, sẽ được an lạc, giải thoát; còn kẻ xấu ác, chướng nghịch, sẽ mãi quay cuồng trong sinh tử khổ đau:

Lênh đênh qua cửa Thần phù

Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm

Chính vì thấy được cái ngắn ngủi của kiếp nhân sinh, sự khổ đau không ai tránh khỏi trong cuộc sống: "tất cả các hành là vô thường là khổ đau" (lời Phật dạy); chúng ta cũng đã nghe được lời tâm sự:

Đời người như bóng phù du

Sớm còn tối mất, công phu lỡ làng

Chữ "công phu" ở đây, theo ý nghĩa toàn câu, được xem như là "những xây dựng vật chất, tranh giành quyền lợi, danh vọng". Những cái tạm bợ, vọng tưởng ấy, sẽ bị tiêu diệt trong từng sát na, mà người đời không hề hay biết, lại cố "ái thủ". nên mới có lời kêu gọi: "Tu cho trọn kiếp bụi hồng - Kẻo già lại tiếc rằng lòng từ bi".

Thuyết luân hồi (sanh tử) cũng đã ảnh hưởng rất sâu đậm trong lòng mọi người, tuy rằng vẫn còn ở mức độ giản dị, sơ đẳng; nhưng đã góp phần xây dựng điều thiện, diệt trừ cái ác; mở đường quang đãng cho con đường tiến gần đạo pháp chơn chánh:

Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.

MANG VIÊN LONG


---o0o---

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5003)
Từ bi là một trong những đặc điểm tiêu biểu của đạo Phật. Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đư1c Phật Quan Âm, cụ thể hơn là Phật Bà Quan Âm.
10/04/2013(Xem: 6384)
Giá trị của một học thuyết là ở chổ kiến thiết được một nền văn minh bằng học thuyết đó. Phật Giáo Việt Nam đã có một thời tạo nên nền văn minh mới cho dân tộc sau một thiên kỷ bị người Tàu cai trị.
10/04/2013(Xem: 5586)
Giáo dục học là khoa học về việc giáo dục con người, khoc học về sự huấn luyện đạo đức, huấn luyện trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Giáo dục là khoa học của các khoa học, đào tạo nên tất cả ngành nghề trong xã hội. Từ gốc độ xã hội học, giáo dục là quá trình hành thành con người dưới tác động của môi trường xã hội và thực tại xung quanh con người.
10/04/2013(Xem: 4123)
Nói chung là dòng nghi lễ của Phật giáo Việt Nam phát triển từ Bắc đến Trung và vào Nam. Nhưng ở miền Trung có được nét đặc biệt là trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, miền Trung được các Tổ sư ở Trung Hoa sang và họ đã cải cách những nghi lễ ở miền Bắc vốn đang được sử dụng ở miền Trung khiến cho nghi lễ miền Trung mang nét cung đình: còn nghi lễ từ Phú Yên trở vào thì đi vào tính dân gian hơn.
10/04/2013(Xem: 4239)
Cũng như triều đại nhà Đinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Đại-Hành (980-1005) [1] là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta, nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long-Đĩnh (1005-1009) [2], cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công-Uẩn [3] lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 3490)
Đạo Phật từ khi du nhập phát triển ở nước ta luôn luôn có khuynh hướng Đại thừa rõ rệt. Một trong những khuôn mặt đầu tiên xiển dương PG ở nước ta là Khương Tăng Hội (thế kỷ thứ 3) với bản dịch Lục độ tập kinh (kinh nói về 6 hạnh Ba la mật của Bồ Tát) đã nói lên khuynh hướng đó. Trải qua gần 1000 năm phát triển, tinh thần Đại thừa càng nổi bật và thành tựu ở những nhà vua Thiền sư đời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông.
10/04/2013(Xem: 3944)
Nói về việc tiêu chuẩn hóa Tăng Già Việt Nam là một vấn đề lớn và khó thực hiện. Luật Tạng đã qui định rất rõ về tuổi tác, căn thân tâm thần của một Tỳ Kheo. Nhưng nhìn chung chúng ta chưa thực hiện một cách đầy đủ. Trong thời Đức Phật Giáo Hội chưa thành lập trường học Phật giáo, nên không có một qui điều buộc một Tỳ kheo phải học một chương trình theo trường lớp cụ thể. Hơn nữa Giáo lý Giải thoát của Đức Phật không câu chấp vào một hình thức cố định nào và một Tỳ kheo thời đó đúng là một lữ khách không nhà.
10/04/2013(Xem: 5088)
Nói đến hiện tình tức là chỉ cho tình trạng sinh họat đã đang và sẽ diễn ra trong một giai đoạn nào đó, của một cá nhân hay một tập thể, mà qua đó chúng được thể hiện như là một đối tượng để chúng ta khảo sát và đánh giá về chúng. Chúng luôn luôn thể hiện sự lệ thuộc vào chính tự thể của một cá nhân, hay một tập thể tha nhân mà sự hiện hữu đó như là những sự kiện chính xác, để chúng ta đánh giá đúng sai về chúng một cách công bằng và không sợ rơi vào thiên kiến chủ quan.
10/04/2013(Xem: 4222)
Khi cuộc vận động đòi kinh bình đẳng tôn giáo được chính thức phát động tại Huế vào Phật Đản 1963, thì lúc đó tôi mớichỉ là chú điệu học lớp đệ lục. Đã hơn ba thập niên qua rồi, vậy mà tôi vẫn còn nhớ như in cái không khí lo âu của những người cùng lứa tuổi như tôi vào một buổi chiều tại chùa Linh Sơn ở Đà Lạt, sau khi nghe đài BBC loan tin Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại ngã tư đường Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn. Thực ra, lo âu thì ít nhưng sung sướng và hãnh diện thì nhiều.
10/04/2013(Xem: 7067)
Như chúng ta đã biết, con đường giải thoát sinh tử khổ đau là con đường Giới, Định, Tuệ. Nói gọn là con đường Thiền định với "Ba mươi bảy phẩm trợ đạo" là tiêu biểu. Thế Tôn dạy: "Này các Tỷ kheo, khi nào các Thầy có giới khéo thanh tịnh và Chánh tri kiến, các Thầy hãy y cứ trên giới, tu tập Tứ Niệm Xứ theo ba cách: Nhiệt tâm, Chánh niệm tỉnh giác và nhiếp phục tham ưu ở đời"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567