Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài suy nghĩ về tiêu chuẩn hóaTăng Già Việt Nam

10/04/201314:03(Xem: 4425)
Vài suy nghĩ về tiêu chuẩn hóaTăng Già Việt Nam


VÀI SUY NGHĨ VỀ TIÊU CHUẨN HÓA TĂNG GIÀ VIỆT NAM

Nhựt Chiếu

Nói về việc tiêu chuẩn hóa Tăng Già Việt Nam là một vấn đề lớn và khó thực hiện. Luật Tạng đã qui định rất rõ về tuổi tác, căn thân tâm thần của một Tỳ Kheo. Nhưng nhìn chung chúng ta chưa thực hiện một cách đầy đủ. Trong thời Đức Phật Giáo Hội chưa thành lập trường học Phật giáo, nên không có một qui điều buộc một Tỳ kheo phải học một chương trình theo trường lớp cụ thể. Hơn nữa Giáo lý Giải thoát của Đức Phật không câu chấp vào một hình thức cố định nào và một Tỳ kheo thời đó đúng là một lữ khách không nhà. 

Nhưng về sau, Phật giáo các nước đều có tổ chức Trường học, và ở mỗi nước, tùy theo sự lãnh đạo của Giáo Hội và hoàn cảnh đặc thù của mình mà có qui chế giáo dục Tăng Ni khác nhau. Phật giáo Việt Nam từ trước đến nay, chưa qui định một cách cụ thể chương trình học có tính bắt buộc đối với một Tỳ Kheo. Gần đây Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã thấy được những nhược điểm về trình độ yếu kém của một Sa Môn, nên bắt buộc khi thọ giới Cụ túc một tu sĩ Phật Giáo, phải tốt nghiệp lớp 12, nhưng trình độ Phật học thì chưa thấy đề cập đến, mà học Phật mới là điều quan trọng. 

Thiết nghĩ, Tỳ Kheo là một bậc Sư Tượng thay mặt Phật truyền trì chánh pháp, là bậc Thầy tiêu biểu cho trí tuệ và đạo đức, vì vậy việc học Phật là điều thiết yếu đầu tiên, thấy được điều đó, Giáo hội nên có qui chế về học trình cụ thể, buộc một tu sĩ Phật giáo phải vượt qua mới được công nhận. Như Phật giáo Tây Tạng có một chương trình Phật học cho chức Lạt Ma, cũng như Thiên chúa Giáo, một linh mục phải trải qua Tiểu chủng viện và Đại chủng viện. 

Ngày nay Phật Giáo Việt Nam đang mở các trường Cơ bản Phật học ở các Tỉnh Thành, nhưng chưa có tính bắt buộc một Tăng Ni sinh phải theo học mà còn hạn chế về độ tuổi, nên có Tăng Ni sinh dù muốn vẫn chưa được đi học hay có Tăng Ni sinh không muốn đi học. Như thế trong tương lai chưa biết bao giờ, trình độ học Phật của Tăng Ni sinh mới được tiêu chuẩn hóa. 

Xét rằng về mặt Giáo Dục cũng như bất cứ lãnh vực chuyên môn nào, muốn trở thành một vị thầy, xã hội buộc đương sự phải được đào tạo qua một chương trình cố định: Một Giáo viên cấp I phải tốt nghiệp lớp 12 và học 2 năm Sư phạm, một giáo viên cấp II phải học 3 năm Sư phạm. Tương tự các ngành đều phải như thế đã những việc thông thường trong xã hội đều có nề nếp căn bản như thế, thì việc hoằng dương chánh pháp lại phải được đào tạo một cách nghiêm túc hơn. Thế mà Phật Giáo Việt Nam không để ra một tiêu chuẩn học Phật nào cho một Tỳ kheo. Hiện tại chưa đủ điều kiện chăng? Hay Giáo hội thấy rằng việc tiêu chuẩn hóa Tăng Già như Phật giáo Tây Tạng, Nhật Bản là không cần thiết? Phật Tử chúng ta đều thừa nhận rằng Giáo Lý Đạo Phật là sâu rộng, là siêu việt mà tăng sĩ là người có trách nhiệm truyền bá lại không phải học hỏi thì truyền bá cái gì? Một vị Sa Môn là bậc Thầy của các Thầy trong xã hội thế mà thiếu học thì không ai có thể chấp nhận được. 

Do thiếu một chương trình đào tạo bắt buộc ai cũng có thể làm Sa Môn, cho nên tình trạng Tăng Già Việt Nam chúng ta rất phức tạp. Giáo hội lại thiếu tính chất giáo quyền, tổ chức không chặt chẽ, trình độ văn hóa thấp kém là những nguyên nhân phát sinh hạng tu sĩ lệch lạc, phạm giới. Chúng ta than phiền về những việc làm phi pháp của một số Tăng như khất thực phi thời, đi dự trai tăng mà không cần mời thỉnh, làm ăn trái luật, cư trú tự do,... nói chung là vi phạm nhiều giới cấm, là vì Giáo Hội chúng ta chưa có một hệ thống tổ chức chặt chẽ, để đưa họ vào khuôn khổ. Chưa có kế hoạch đào tạo Tăng Ni bắt buộc để xây dựng hàng ngũ Tăng Già chuyên chính. Việc nhận người xuất gia còn tùy tiện, như những người có bệnh tâm thần, lục căn khiếm khuyết đôi khi vẫn trở thành sa môn, Giáo Hội lại không cứng rắn xử phạt những tu sĩ biến chất phạm luật để làm trong sáng giới đức của một Tỳ kheo thậm chí có người đã hoàn tục hay chưa có quá trình xuất gia mà vẫn đắp y và hành pháp sự. Những thành phần này còn nằm ngoài Giáo Hội. 

Tất cả những biểu hiện phi luật trái phép nói trên là hậu quả của những thời kỳ Phật giáo suy vi mà ngày nay với đà phát triển của thời đại, Giáo Hội chúng ta phải có trách nhiệm chấn chỉnh lại. Nếu Giáo Hội chưa có tổ chức tu viện tập trung, chưa có chương trình giáo dục bắt buộc thì hiện tượng mạnh ai lo chùa nấy vẫn còn rất phổ biến. 

Tăng hay Tăng Già là dịch âm chữ Sangha của Ấn Độ có nghĩa là một tập thể sống hòa hợp có bốn thứ Tăng: Tăng 4 người, Tăng 5 người, Tăng 10 người và Tăng 20 người, sống chung trong những tổ như thế theo pháp chế Luật Hòa để giúp đỡ, nương tựa, kiểm soát lẫn nhau trên đường tu học. Chính môi trường tập thể có tổ chức, có kỷ luật sẽ hun đúc những đức tính cần thiết cho một người đang đi trên đường giải thoát. 

Hôm nay Phật Giáo Việt Nam đã chuyển mình vươn lên, bằng chứng là các Trường Phật học đang được khai giảng khắp nơi trong nước. Đây là cơ hội để chúng ta chấn chỉnh nề nếp sinh hoạt của Tăng già, bằng cách tổ chức nếp sống và sinh hoạt tập thể, cũng như ra sức giáo dục đào tạo Tăng tài để dần dần đi đến tiêu chuẩn hóa hàng ngũ xuất gia. Có như thế một vị Tỳ kheo mới đủ sức và có uy tín đóng vai trò lãnh đạo tinh thần của một Sứ giả Như Lai. 


---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/03/2010(Xem: 6474)
Giáo hội hình thành trong cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo năm 1963 dưới thời Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Vì chính sách nhiều người cho là ưu đãi Công giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm, Phật tử miền Nam Việt Nam đã xuống đường đông đảo ủng hộ Phật giáo ở Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn. Sự kiện Phật Đản năm 1963 khi Phật tử ở Huế khai trương cờ Phật giáo ngày 8 tháng 5 bất chấp lệnh cấm treo cờ là ngòi thuốc nổ cho một chuỗi xung đột liên tục giữa chính quyền và các hội đoàn Phật giáo. Nhiều vụ vây chùa và bắt bớ tăng ni xảy ra trong cơn "Pháp nạn". Đến ngày 11 tháng 6 thì Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn để phản đối chính sách bất bình đẳng của chính phủ. Sự kiện này gây chấn động khắp trong và ngoài nước khiến chính phủ Ngô Đình Diệm bị mất tín nhiệm. Năm tháng sau phe quân nhân đảo chính. Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết.
10/03/2010(Xem: 5202)
DIỄN VĂN KHAIMẠC HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂUTHỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM của Hòa thượngThích Trí Thủ
10/03/2010(Xem: 8529)
Lời BBT: Trong bài "Định hướng tương lai với thế hệ Tăng sỹ trẻ"của Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, nói với Tăng Sinh Thừa Thiên Huế hơn một năm trước đây, trong đó Thượng tọa đã kể lại một vài chi tiết mà thiết nghĩ chúng ta ngày nay đọc lại không tránh được nỗi trạnh lòng khi nghĩ về Ôn Già Làm, bằng tâm Từ Bi vô lượng và hạnh nguyện Nhẫn Nhục Vô Úy bất thối.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]