Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngôi chùa kỷ lục

10/04/201313:55(Xem: 4403)
Ngôi chùa kỷ lục

Ngôi chùa kỷ lục

66ngoichuakyluc1

TTCT - Một ngôi chùa chưa ai biết tên xây dựng chưa xong nhưng đã “vang lừng danh tiếng” vì sự hoành tráng. Nó nằm sâu trong dãy núi đá vôi thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình nhưng trong một ngày gần đây sẽ trở thành ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.

Và nó cũng sẽ lập một kỷ lục nữa là sở hữu nhiều tượng La Hán nhất trong 10 nước ASEAN với 500 pho La Hán bằng đá cao hơn đầu người. Đó là chùa Bái Đính (mới). 

Công trường đang ngổn ngang xây dựng, chưa thể hình dung được vẻ đẹp cũng như sự trang nghiêm trầm mặc của một ngôi chùa theo đúng nghĩa xưa nay nhưng sự bề thế, hoành tráng của nó thì bất cứ ai dù chỉ ghé qua nhìn cũng có thể cảm nhận được. Dựa lưng vào núi Bái Đính cao 200m nhìn ra thung lũng chùa rộng chừng 3ha, khu vực chùa Bái Đính đang xây dựng rộng đến 80ha nằm trong quần thể khu “văn hóa tâm linh chùa Bái Đính” thuộc khu du lịch Tràng An do Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuân Trường là chủ đầu tư kiêm thi công. Hiện tại, quần thể này đang thi công nhiều hạng mục của ngôi chùa như: điện thờ Tam thế, điện thờ và tượng Quan Âm Bồ Tát, điện thờ Pháp chủ, gác chuông, tam quan, khu nhà tăng... Thung lũng chùa ở đằng trước cũng đang được gần 100 chiếc máy đào, máy ủi, máy xúc cùng lúc gấp rút đào đất, be bờ để tạo thành một khoảng hồ bán nguyệt khổng lồ, lấy nước từ dòng sông đào chảy ngang để tạo nên một cảnh “trên bến dưới thuyền” như suối Yến chảy dưới chân chùa Hương Tích.

Điểm nhấn quan trọng nhất của công trình tôn giáo khổng lồ này vẫn là điện thờ Tam thế và điện thờ Pháp chủ vừa dựng xong phần thô. Diện tích hai ngôi điện này lên đến trên 1.000m2 (diện tích các điện thờ chính của các ngôi chùa truyền thống tối đa chỉ thường khoảng 150m2 do bị hạn chế bởi các bước gian - được qui định bằng chiều dài của cây gỗ dùng làm xà nhà). Chiều cao của Pháp chủ điện lên đến 22m, chứa được bốn pho tượng kỷ lục bên trong.

Bốn pho tượng - ba pho Tam thế và một pho Phật tổ Như Lai - thật sự là niềm tự hào của các “ông chủ” chùa Bái Đính. Mỗi pho Tam thế nặng đến 50 tấn, cao 12m, pho Phật tổ Như Lai cao 16m, nặng 100 tấn, đúc bằng đồng nguyên chất mua từ Nga về, do các nghệ nhân đúc đồng lừng danh ở Ý Yên, Nam Định đúc và lắp đặt.

Một “đại hồng chung” nặng tới 60 tấn cũng đã được đúc và ngự trên đỉnh một quả đồi ngay trên đường lên đại điện. Quả chuông lớn đến độ người ta đã dự tính nếu muốn gióng chuông phải cần một cây gỗ lớn và bốn người kéo cây gỗ để thúc chuông.

Gây sửng sốt không kém là sự “tập kết” của 500 pho tượng La Hán trên quả đồi phía bên phải Pháp điện. 500 La Hán cao lừng lững 2,3m, tạc bằng đá Ninh Bình. Theo người đang giám sát thi công tại công trường, ông Nguyễn Xuân Trường - chủ đầu tư - đã cùng cộng sự sang Trung Quốc tìm hiểu, lấy bản vẽ mẫu tranh sự tích 500 vị La Hán rồi mang về nước để các họa sĩ, nhà điêu khắc làm mẫu bằng thạch cao, sau đó các nghệ nhân tác lại bằng đá xanh nguyên khối. Dân ở phố huyện Gia Viễn nói đùa: chỉ riêng việc tạc đủ 500 tượng La Hán này, dân ở làng chạm khắc đá Ninh Văn, Hoa Lư (huyện bên cạnh) đã đủ công ăn việc làm trong suốt gần hai năm qua.

Sau khu vực Pháp chủ điện là một khu xưởng mộc đang tập trung hàng trăm nghệ nhân và thợ khéo. Hàng ngàn cây gỗ lim xanh, gỗ mít, nghiến... trong đó có hàng trăm cây dài hơn 15m, đường kính gần 1m nằm chờ bàn tay chế tác của những người thợ lành nghề. Tuy xà và cột chính được làm bằng bêtông, nhưng còn hàng trăm cột con và hàng ngàn chi tiết phụ thì cần đến những cây gỗ lớn và quí hiếm không biết kiếm ở đâu ra này!

Tuy chưa hoàn thành nhưng danh tiếng chùa Bái Đính mới đã vang khá xa. Các đoàn khách được những thông tin hậu trường “rỉ tai” đã về đây thắp hương trước những pho tượng đồng còn đang bị giàn giáo vây quanh. Trong khi đó, cách khu công trường bề thế chừng 2km, nếu tinh mắt, người đi đường sẽ nhìn thấy một tam quan khiêm nhường nằm nép bên đường. Qua cổng tam quan, rẽ vào con đường nhỏ hơi cheo leo, lên đỉnh một ngọn núi thấp sẽ gặp ngôi chùa Bái Đính (cũ), rêu phong, trầm mặc như không biết đến một “đại Phật tự” sắp lập kỷ lục Đông Nam Á đang thi công ngay ngoài kia. 

Chùa xây không phép

Khu du lịch Tràng An thuộc quần thể di tích thắng cảnh cố đô Hoa Lư có tổng diện tích 1.961ha, tổng vốn đầu tư 1.836 tỉ đồng, gồm ba phân khu chức năng chính là khu trung tâm đón tiếp du khách, tổ chức lễ hội rộng 80,9ha, khu du lịch hang động rộng 505ha gồm 48 hang động cùng 31 thung lũng lớn nhỏ và khu văn hóa tâm linh chùa Bái Đính rộng 390ha. Theo một quan chức Bộ VHTT, bộ không biết gì về dự án này vì là chùa xây mới, không phải là di tích, di sản văn hóa nên không cần xin phép cũng như không cần ngành văn hóa góp ý, tư vấn xây dựng.

66ngoichuakyluc2

Núi Bái Đính cách thị xã Ninh Bình chừng 15km, nằm trên độ cao 200m. Từ chân núi đi hết 300 bậc đá là đến núi Voi Phục thờ Đức ông, tiếp đến là động Sáng thờ Phật. Tương truyền, thiền sư Nguyễn Minh Không đời Lý khi đến núi Bái Đính tìm thuốc đã phát hiện động này và biến thành chùa thờ Phật. Đối diện động Sáng là động Tối gồm bảy hang nhỏ thông nhau thờ Mẫu thượng ngàn.

Một vị tướng Tây Sơn từng làm lễ tế cờ ở núi Bái Đính trước khi xuất quân ra Thăng Long trong chiến dịch mùa xuân Kỷ Dậu. Trong kháng chiến chống Pháp, núi Bái Đính cũng là trụ sở của những người kháng chiến. Trong kháng chiến chống Mỹ là nơi chứa vũ khí lương thực của bộ đội. Vì vậy, núi - chùa Bái Đính (cũ) đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1997.

VIỆT HOÀI

---o0o---

Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/04/2014(Xem: 10599)
Chào mừng Đại lễ Phật Đản Vesak LHQ 2014 tổ chức tại Việt Nam, được sự hỗ trợ của Ban thư ký Đại lễ Vesak, một ê kíp gồm nhiều đạo diễn, quay phim kỳ cựu của Truyền hình An Viên (AVG) đã thực hiện bộ phim tài liệu 10 tập có nhan đề "Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc".
24/03/2014(Xem: 23933)
Nói đến chùa Thiên Ấn không ai còn lạ về ngôi chùa này, một thắng tích được xem là “đệ nhất thắng cảnh„ cách trung tâm 3,5km (độ 10 phút xe hơi) nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc của thành phố Quảng Ngãi.
12/01/2014(Xem: 5203)
Mở đầu cuốn Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam, Quyển 1, nhà sử học Phạm Cao Dương viết: Dù sống tản mác ở bất cứ phương trời nào, trong bất cứ quốc gia nào hay ở chính quốc, người Việt Nam đều thuộc về một dân tộc thuần nhất, có chung một nguồn gốc, một quá khứ và những ước vọng chung về một ngày mai tươi đẹp huy hoàng.
12/01/2014(Xem: 4071)
Trước khi Phật Giáo truyền vào Việt Nam trong khoảng một hoặc hai thế kỷ trước Tây Lịch, trên mảnh đất nằm ở phía đông nam của Châu Á trông ra Biển Thái Bình bao la này đã có một dân tộc Lạc Hồng hiện hữu. Như thế nói theo ngôn ngữ khoa học, trong dòng máu của người Phật tử Việt Nam có hai nhiễm sắc thể: Người Việt Nam và người Phật tử. Trên danh nghĩa là hai yếu tính, nhưng thực tế đó chỉ là cuộc sống của một người, một người Phật tử Việt Nam.
25/12/2013(Xem: 8011)
Được tin trễ, hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011, tổ chức tại Bình Dương, nên chúng tôi không chuẩn bị kịp để tham dự. Rất tiếc cho việc thiếu cơ duyên của mình. Qua bài tham luận mang tính chủ quan nhưng có đủ bằng chứng cụ thể và đã được thí nghiệm nhiều lần ở nhiều nơi, nên chúng tôi có thể khẳng định “Ba giờ huấn luyện, 10 ngày hoằng hóa, đưa Phật pháp đến nông thôn”. Trước lúc trình bày phương cách, chúng tôi xin có vài nhận xét nhỏ nhưng cần thiết:
25/12/2013(Xem: 9690)
Cũng tại hội trường nầy và vào tháng nầy năm năm trước, tôi hân hạnh được Giáo hội mời dự Ðại hội Phật giáo toàn quốc và đọc tham luận để trình bày một vài nét đặc thù về hiện tượng Phật giáo đang nở rộ cùng khắp bầu trời Âu Mỹ, nơi vốn có một truyền thống lâu đời của Kitô giáo. Trong bài tham luận, tôi cũng góp ý là Giáo hội nên kiện toàn cơ cấu tổ chức và điều hành để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Giáo hội phải là một tập hợp gồm cả bốn chúng, chứ không thể chỉ có một chúng như cái ghế chỉ có một chân không tự đứng vững được nói gì đến phát triển.
25/12/2013(Xem: 7138)
Kỹ niệm 1000 năm Thăng Long, thiết nghĩ, không hoàn toàn chỉ giới hạn trong việc kỹ niệm quyết định của vua Lý Thái Tổ đời đô từ Hoa Lư về Thăng Long mà còn cần kỹ niệm những tinh hoa siêu việt đặc thù của hai thời đại Lý Trần, một thời đại vẽ vang, oanh liệt và thịnh trị chưa từng có trong lịch sử nước nhà hơn ngàn năm trước. Đặc biệt là kỳ tích nước Đại Việt đánh thắng quân Nguyên Mông, một đạo quân bách chiến bách thắng thống lĩnh cả thiên hạ, không những một lần mà đến ba lần. Bài nầy cố gắng nêu lên một số đặc điểm tiêu biểu của thời Lý Trần để từ đó chúng ta có thể hãnh diện, một cách có thực, việc kỹ niệm một thời đại vàng son hiếm thấy trong lịch sử Đại Việt.
25/12/2013(Xem: 9842)
Thật là một hân hạnh lớn cho chúng tôi hôm nay được về tham dự Đại hội kỳ V của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Thật vậy, từ ngàn dặm xa xôi mà được về thăm quê hương đã là một điều hạnh phúc, lại được phép trình bày một số thao thức của một người con Phật trước những người đồng đạo mà cũng là đồng bào cùng chung một ước mơ, thì thật là một cơ duyên hiếm có.
01/12/2013(Xem: 2902)
Như quí vị đã biết, trước hết tôi là một tu sĩ Phật Giáo, hoằng pháp độ sanh là sứ mệnh thiêng liêng của người tu hành. Sứ mệnh thiêng liêng đó không ngoài đường phục vụ con người và xã hội mà nhà sư đang sống trong cõi đời ta bà khổ lụy nầy!
01/12/2013(Xem: 8119)
Bài hát này người viết thực hiện vào năm 1994, khi đó là lúc kỷ niệm tròn mười năm Hòa Thượng viên tịch. Như vậy tình đến nay, bài hát đã được 19 tuổi. Bài hát được nghệ sĩ út Bach Lan dàn dựng một năm sau đó và nghệ sĩ Thanh Ngân thể hiện rất xuất sắc. Xin mời quý vị nghe lại bài ca năm ấy, một chút lặng lòng tưởng nhờ một công hạnh to lớn. Bài ca mang tên CÔNG HẠNH LƯU ĐỜI. (đính kèm mp3).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567