Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bản phúc trình của phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc

28/10/201307:41(Xem: 14271)
Bản phúc trình của phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc

unitednations_1BẢN PHÚC TRÌNH
CỦA PHÁI ĐOÀN ĐIỀU TRA LIÊN HIỆP QUỐC
VỀ ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO TẠI NAM VIỆT NAM NĂM 1963


DOCUMENT A/5630

Report of the United Nations Fact-Finding Mission to South Viet-Nam
[Original text: English, French and Spanish] [7 December 1963) .

Bản Phúc Trình A/5630 (Report of the United Nation Fact-Finding Mission to South Viet-Nam) nguyên gốcbằng tiếng Anh, tường trình các lời khai của các nhân vật chính có liên quan trực tiếp đến biến cố Phật giáo năm 1963.

Bản văn cho biết Phái Đoàn LHQ bao gồm các nhà ngoại giao Afghanistan, Brazil, Ceylon, Costaria, Dahomey, Morocco, và Nepal. tới Sài Gòn lúc 12:30 am sáng 24-10-1963, phỏng vấn nhiều nhân chứng tại Sài Gòn cho đến sáng 30-10-1963 đi Huế, hôm sau trở lại Sài Gòn ... . Họ phỏng vấn nhiều người liên hệ tới cáo buộc đàn áp Phật Giáo, nhưng không được phép phỏng vấn Thượng Tọa Thích Trí Quang và một số người khác bị chính phủ Ngô Đình Diệm cho là đối lập chính trị (political opposition).

Tới ngày 1-11-1963 xảy ra cuộc đảo chánh. Công việc của phái đoàn tới đây xem như chấm dứt. Nghĩa là, chỉ phỏng vấn các nhân chứng có 6 ngày (riêng 2 ngày cuối tuần là 26 và 27/10 phần lớn thời gian phái đoàn ở khách sạn đọc tài liệu). Phái đoàn rời Sài Gòn ngày 3-11-1963.

Hồ sơ được trình lên phiên họp khoáng đại Đại Hội Đồng LHQ lần thứ 1280 vào ngày Thứ Sáu 13 tháng 12-1963, nhưng LHQ quyết định không bàn hồ sơ này, vì ông Ngô Đình Diệm đã bị lật đổ .

Đính kèm bàinày có 2 hồ sơ dạng PDF và 1 hồ sơ dạnh ảnh .jpg. Hồ sơ thứ nhất là bản báo cáo dài 93 trang mang số A/5630, hồ sơ thứ nhì là văn bản buổi họp của LHQ ngày 13-12-1963 dài 4 trang,trong đó có đề mục "Agenda Item 77",nói rằng Đại hội đồng (LHQ) thấy không cần thiết để tiếp tục xem xét (xếp hồ sơ)

Bản Phúc Trình gồm bốn chương, chương đầu nói về thứ tự thời gian hoạt động của phái đoàn chương kế tường trình về cáo buộc vi phạm nhân quyền (bởi chính quyền Ngô Đình Diệm) của 16 quốc gia thành viên LHQ , chương thứ 3 là lập trường của chính quyền Ngô Đình Diệm và chương thứ 4 là phần khảo sát nhân chứng và các thư từ phái đoàn tiếp nhận. Trong chương này có phần ý kiến của phái đoàn, kể những gì nhìn thấy bằng mắt khi tới các chùa và bệnh viện. Phần cuối bản phúc trình cho biết, “Tạiphiên họp khoáng đại thứ1280 thông qua ngày 13 Tháng Mười Hai 1963, Đại hội đồngquyết định khôngtiếp tục xem xét vụ việcnày”.

Trong Bản Phúc Trình LHQ, có bản dịch bản Thông Cáo Chung Ngày 16/6/193 trên đó có chữ ký của Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết và Tổng Thống Ngô Đình Diệm (xem trang 85), và có bản dịch Dụ Số 10 do Quốc Trưởng Bảo Đại ký năm 1950 (xem trang 86).

Có một số chi tiết quan trọng trong bản Báo Cáo này: ở 3 tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định từ năm 1956 tới 1963 có 208,000 người bị ép vào Đaọ Công Giáo.

Kết luận lẽ ra nằm trong cuộc thảo luận ngày Thứ Sáu 13-12-1963, qua thảo luận về "Agenda Item 77" nhưng LHQ bác bỏ, nói không cần thiết nữa, vì ông Ngô Đình Diệm đã bị lật đổ .

NHẬN XÉT:

Theo LHQ, hồ sơ này là "inconclusive"vì chưa đưa ra LHQ thảo luận, và vì chỉ mới phỏng vấn một phần trong hai bên thôi. Nguyên văn câu đó “It arrived in Saigon in late October and heard a number of witness. Unfortunately for the scholar, the affair ended inconclusivelyas a result of the successful coup against President Diem that took place while the mission was in Saigon”. [Phái đoàn đến Sài Gòn vào cuối tháng Mười và đã nghe một số nhân chứng. Không may cho các học giả, công việc bị kết thúc dang dỡvì cuộc đảo chánh Tổng thống Diệm đã thành công khi phái đoàn đang ở Sài Gòn]. Câu nầy hàm ý cuộc điều tra không đi đến được một kết luận nào vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ chứ không phải vì không có đàn áp Phật Giáo(xem phóng ảnh trang 67 đính kèm, trích từ cuốn United Nations high commissioner for human rights”, By Roger Stenson Clark, trang 67,

Nói tóm lại là bản phúc trình không hề có kết luận "Không có đàn áp tôn giáo" như những thế lực thù nghịch với Phật Giáo đã nói.

Có một điểm cần lưu ý là trong cuộc điều tra, phái đoàn đã không phỏng vấn ba nhân vật quan trọng trong biến cố Phật Giáo năm 1963, Thượng Tọa Thích Trí Quang, người lãnh đạo tinh thần của Phật giáo năm ấy, ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn và cựu Thiếu Tá Đặng Sĩ, Phó tỉnh trưởng nội an, người có mặt tại đài phát thanh Huế đêm 8/5/1963.

ĐÍNH KÈM:

Bản báo cáo dài 93 trang mang số A/5630 (Bản gốc bằng Anh ngữ)
Văn bản buổi họp của LHQ ngày 13-12-1963
(Bản gốc bằng Anh ngữ)
Phóng ảnh trang 67, trích từ cuốn United Nations high commissioner for human rights”

UN_1963Report-1-contentĐỀ MỤC THẢO LUẬN SỐ 77” VÀTÀI LIỆU A/5630
Report of the United Nations Fact-Finding Mission to South Viet-Nam – 7-12-1963


Bản Phúc Trình nguyên gốcbằng tiếng Anh, dài 93 trang, gồm 4 chương và 16 Phụ lục. Tất cả được đăng lại trong Đề mục Thảo luận số 77 của Liên Hiệp Quốc:
- Chương I: Ghi chép theo trình tự các hoạt động của Phái đoàn (Chronological Accounts of the Mission’s Activities).
- Chương II: Tố cáo trước Hội đồng Khoáng Đại (LHQ) về Vi phạm Nhân quyền tại Việt nam Cọng hòa (Allegations of Violations of Human Rights in the Republic of Viet-Nam brought Before the General Assembly).
- Chương III: Lập trường của Chính phủ (Position of the Government)
- Chương IV: Thẩm tra các Nhân chứng và Thông tin mà Phái đoàn nhận được (Examination of Witness and Communications Received by the Mission).

Toàn bộ Tài liệu A/5630 (Document A/5630)được đăng lại trong Đề mục Thảo luận số 77 (Agenda Item 77) ___(Click xem lớn hơn)

Tâm Diệu/Ban Biên Tập
http://www.thuvienhoasen.org

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2022(Xem: 19326)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
09/02/2022(Xem: 18658)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
08/01/2022(Xem: 6493)
Các trung tâm giáo dục Phật giáo ở Ấn Độ và Sri Lanka như Đại học Phật giáo Nālanda và Đại học Phật giáo Mahāvihāra đã đem lại một nguồn năng lượng trong sự nghiệp giáo dục tuyệt vời. Không chỉ duy trì mạng mạch Phật giáo, các trung tâm giáo dục Phật giáo còn tạo ra một xã hội hòa bình ở hầu hết các quốc gia châu Á trong hơn 25 thế kỷ qua.
04/01/2022(Xem: 7540)
Đại Bảo tháp tại Sanchi được kiến tạo vào thời trị vì của vị minh quân thánh triết Ashoka, nhân vật vĩ đại trong lịch sử của Ấn Độ, vị vua Phật tử hộ trì chính pháp Phật đà, người đã có công trải rộng và phát triển giáo pháp đức Phật trong suốt những năm ông ta trị vì; và luôn luôn mong mỏi được truyền bá khắp 5 Châu 4 bể. Một cấu trúc vòm bằng gạch, được xây dựng theo kiểu mẫu vũ trụ Phật giáo. Xuyên qua tam vòng tròn là một cột trụ vươn lên, qua đỉnh vòm, tượng trưng cho cột đỡ vũ trụ. Trên cùng của nó là 3 đĩa tròn, biểu thị Tam bảo (ba ngôi báu, Phật, Pháp, Tăng), được xem là một trong những khu kiến trúc bằng đá cổ nhất Ấn Độ, những di tích Phật giáo tại Sanchi là những miêu tả kinh điển cho nghệ thuật và kiến trúc của triều đại Maurya dưới hình thức Bảo tháp (Stupa), những ngôi tự viện linh thiêng của đạo Phật.
04/01/2022(Xem: 4496)
Ngôi già lam cổ tự Ta Som (tiếng Khmer: ប្រាសាទតាសោម), ngôi chùa nhỏ ở trong quần thể Thánh địa Phật giáo Angkor, Vương quốc Phật giáo Campuchia, được kiến tạo vào cuối thế kỷ 12 cho Quốc vương Jayavarman VII (tại vị: 1181-1215?). Ngôi già lam cổ tự tọa lạc tại dông bắc của Angkor Thom và ngay phía đông của Neak Pean ("con rắn quấn") tại Angkor, một hòn đảo nhân tạo với một chùa trên một đảo hình tròn ở Preah Khan Baray được xây trong thời kỳ trị vì của đức Quốc vương Jayavarman VII vị anh minh Phật tử hộ pháp Đại thừa Phật giáo, vị vua thần hộ trì chính pháp đầy nhân ái, người đã xả thân lưu lại trần gian vì lợi ích của muôn dân. Đức Quốc vương Jayavarman VII còn có công xây dựng vô số bệnh viện khắp đất nước Campuchia.
30/12/2021(Xem: 2924)
Không phải lúc nào cũng được xem là nghệ thuật như bối cảnh ban đầu vốn có, các hiện vật mà bây giờ chúng ta phân loại là “nghệ thuật Phật giáo” (Buddhist art), mặc dù có được kỹ thuật thủ công tuyệt xảo và tính thẩm mỹ sâu sắc, chúng được tạo ra với mục đích tôn nghiêm thờ phụng, sinh hoạt văn hóa tâm linh và tích lũy công đức. Giống như nhiều thuật ngữ chính của Phật giáo bị hiểu sai ở phương Tây, thì hình ảnh Phật giáo cũng vậy. Trên thực tế, việc lạm dụng hình tượng Đức Phật trở nên tràn lan, đến nỗi cộng đồng Phật giáo ở Bangkok, Thái Lan cảm thấy cần phải đặt dấu hiệu cảnh báo trên khắp thành phố để giáo dục du khách thập phương rằng "Đức Phật không phải để trang trí" (Buddha is not for decoration) một cách lạm dụng
24/10/2021(Xem: 2934)
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cho biết, bắt đầu từ ngày 1 tháng 11 tới, Vương quốc Phật giáo này sẽ mở cửa chào đón du khách thập phương hành hương từ 46 quốc gia, thay vì trước đây chỉ công bố 10 quốc gia có nguy cơ thấp bởi dịch Covid-19.
23/09/2021(Xem: 4601)
Bài Khảo Luận nầy nay đã in lại và trở thành CHƯƠNG MỘT của tác phẩm nầy. Chương hai có tựa đề là: VIỆT NAM PHẬT GIÁO TRUYỀN QUA TRUNG QUỐC. Những chương khác nghiên cứu về Phật, Bồ Tát, các Kinh, Luận...là những Kinh, Luận, Bồ Tát... rất uyên thâm, nỗi tiếng, tiêu biểu cho Giáo Lý Phật Giáo của tất cả các tông phái Phật Giáo đang hành đạo tại Việt Nam. Phần cuối của tác phẩm là những phụ lục. Trong đó 3 phụ lục đầu là 3 bài tham luận đã thuyết trình trong 3 lần hội thảo quốc tế, có ghi rõ thời gian và nơi chốn hội thảo. Những phụ lục còn lại là những bài khảo luận nghiên cứu về giáo lý Phật Giáo. Như vậy xét về nội dung tác phẩm nầy không phải là sách chuyên khảo cứu về Lịch Sử Du Nhập và Truyền Thừa của Phật Giáo Việt Nam. Mục đích của tác giả là muốn cho thế hệ người Việt Nam trẽ lưu tâm nghiên cứu sâu, tìm hiểu, phát huy những điểm son lịch sử hào hùng của Dân Tộc Việt, viết lên cho thế giới biết Dân Tộc Việt Nam có lịch sử Hào Hùng, Minh Triết về mọi thời đại, mọi lãnh vực tro
12/06/2021(Xem: 11597)
Viết về lịch sử của một Dân Tộc hay của các Tôn Giáo là cả một vấn đề khó khăn, đòi hỏi ở người viết phải am tường mọi dữ kiện, tham cứu nhiều sách vở hay là chứng nhân của lịch sử, mới mong khỏi có điều sai lệch, nên trước khi đặt bút viết quyển “Lịch sử Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại trước và sau năm 1975” chúng tôi đắn đo suy nghĩ rất nhiều...
07/06/2021(Xem: 8928)
LỜI NÓI ĐẦU Hôm nay là ngày 9 tháng 7 năm 2018, trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm Mậu Tuất, Phật lịch 2562 này, tôi bắt đầu đặt bút viết tác phẩm thứ 66 của mình sau hơn 45 năm (1974-2018) cầm bút và sau hơn 42 năm ở tại Âu Châu (1977-2018). Những sách của tôi viết bằng tiếng Việt hay dịch từ các ngôn ngữ khác ra Việt ngữ như: Anh, Đức, Hán, Nhật đều đã được in ấn và xuất bản với số lượng ít nhất là 1.000 quyển và có khi lên đến 2.000 quyển hay 5.000 quyển. Vấn đề là độc giả có nắm bắt được bao nhiêu phần trăm ý chính của kinh văn hay của sách dịch lại là một việc khác. Người viết văn, dịch sách cũng giống như con tằm ăn dâu thì phải nhả tơ, đó là bổn phận, còn dệt nên lụa là gấm vóc là chuyện của con người, chứ không phải của con tằm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567