Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma & tình cảm dân tộc Việt

04/10/201307:56(Xem: 9167)
Đức Đạt Lai Lạt Ma & tình cảm dân tộc Việt

dalailama-4


ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

VÀ TÌNH CẢM DÂN TỘC VIỆT

Không hiểu thế nào và tại sao, Đức Đạt Lai Lạt Ma lại dành nhiều ưu ái cho dân tộc Việt thông qua những lần gặp gở các Phật tử Việt Nam trong cũng như ngoài nước.

Sau tháng 11 năm 2011 ngài đã tiếp đoàn Việt, ngày 27/09/2012, một phái đoàn phật tử Việt Nam theo hệ phái Tây Tạng đã đến Dharamsala, Ấn Độ, năm nay vào ngày 01-03/7/2013, tại Tu viện Namgyal, Dharamsala, Ấn Độ, đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vị lãnh đạo tối cao của Phật giáo Tây Tạng đã có 3 ngày thuyết giảng đặc biệt dành cho cộng đồng Việt Nam.

với hơn 300 Tăng Ni Phật tử đến từ Việt Nam và hàng ngàn Việt kiều từ các quốc gia trên thế giới đến tham dự buổi thuyết giảng đặc biệt với chủ đề: “Ba điểm tinh yếu của đường tu Giác Ngộ” với “Mười bốn đoản kệ của Sơ tổ Tông Khách Ba (Tsongkhapa 1357-1419) dòng Hiền Nhân (Gelug)”. Đức Đạt Lai Lạt Ma xin lỗi đã để đoàn Phật tử Việt Nam đợi lâu, vì phải tiếp đoàn dân tộc của Ngài đến trước, Ngài nói:“ Tôi đã gặp rất nhiều người Việt Nam ở Mỹ, Pháp, Úc…và tôi luôn luôn giữ một tình cảm đặc biệt đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, nhưng đặc biệt hơn cả là đối với những người Việt Nam đến từ Việt Nam”. vì thế, Ngài thường gọi những người Việt là: "các anh chị em tôi đến từ Việt Nam".

Thật vậy, những Pháp hội trên thế giới, nơi nào có người Phật tử Việt là chắc chắn những Phật tử đó tình nguyện tham gia trực hoặc gián tiếp công sức cho Ban tổ chức một cách hăng say đầy nhiệt huyết, nhất là ở Virginia cách đây ba năm. Chính vì thế, người Việt Nam được gặp Ngài thường xuyên bất cứ nơi đâu, đã trở thành pháp quyến của Ngài một cách thân thiện. Vả lại, lịch sử dân tộc Tạng hiện nay đã là lịch sử quá khứ của dân tộc Việt trãi nghiệm bao đau thương của lòng tham từ kẻ mạnh.

Một vị lãnh đạo dân tộc lưu vong cũng là vị thế lãnh đạo tâm linh, không những của tộc Tạng mà còn là đại biểu sáng ngời cho Phật giáo hiện nay trên thế giới với một trí tuệ tuyệt vời. Một bậc chân tu quá ư giản dị, nhưng tấm lòng nhân hậu bao la và kiến thức đạo đời quá ư uyên thâm, nhất là lãnh vực khoa học và tâm lý đạo đức vượt ngoài khuôn phép tôn giáo. Có lẽ do tính đa dạng ẩn tàng trong một con người siêu tục, khi nhìn lại và hòa lẫn với trần tục, Ngài thường dí dỏm, hài hước và hồn nhiên như trẻ thơ; nhìn lại quy tắc tôn giáo của mình, ngài cũng buồn cười khi làm lễ phải mặc pháp phục đúng nghi tắc, Thị giả dâng pháp phục, ngài nói: "Để làm lễ, họ bắt tôi phải mặc pháp phục nầy, làm như áo nầy sẽ làm cho tôi Thánh thiện hơn hay sao!" cũng như Ngài bị kẻ bất đồng chính kiến ghép cho là quỷ dữ, Ngài cười, nhìn đoàn nói:"hôm nay quý anh chị em được tận mắt nhìn thấy quỷ dữ nhé!"

dalailama-3

Trong bất cứ thời giảng nào, ở bất cứ nơi đâu, Ngài thường đặt nặng vấn đề giáo dục, đạo đức cho mọi tầng lớp, vì Ngài biết rằng cho dù tôn giáo nào cũng hướng thiện, nhưng do tánh chấp thủ của tín đồ, biến tôn mình thành tuyệt đối, từ đó khó thông cảm cho nhau, chỉ có giáo dục tốt và đạo đức con người vượt khỏi rào cản tôn giáo thì nhân loại mới có hòa bình; vì vậy, khi một người ngỏ ý mời Ngài tham quan Trường Sa, nơi Việt Nam xây dựng ngôi chùa, Ngài khuyên "nên xây dựng trung Tâm Phật học ở Sài Gòn hoặc Hà Nội vẫn hữu ích hơn ở ngoài đảo vắng". Cũng có người muốn thỉnh Ngài về Việt Nam, Ngài nói:"nếu chính phủ ngỏ ý, Ngài sẵn sàng". Tuy Ngài chưa từng đến Việt Nam, nhưng Ngài am tường sâu sắc về mọi tình hình sinh hoạt chính trị và cuộc sống của người dân Việt, chứng tỏ Ngài rất quan tâm cho Việt Nam như từng quan tâm cho dân tộc mình

Được biết, thời gian đoàn Phật tử Việt Nam lưu trú lại Dharamsala, Ngài sắp xếp chỗ nghĩ không xa quá, Ngài luôn ưu ái quan tấm đến sinh hoạt ăn ở của đoàn suốt ba ngày.

Với tình cảm đặc biệt như thế, nếu Vesak 2014 diễn ra tại Hà Nội, được Ngài tham dự, lúc đó, vị thế chính trị Việt Nam trên thế giới có sắc thái mới; bạn bè năm châu ngưỡng phục Việt Nam vì đã chứng minh được tính độc lập chủ quyền chính trị hiện nay. Phật giáo Việt Nam cũng rạng rỡ hơn sau nhiều tháng năm chật vật vươn mình trỗi dậy. Chẳng những thế, với số lượng nhân sự tháp tùng và khách du lịch khắp nơi đổ về, ngành du lịch Việt Nam sẽ nở hoa, người dân ăn theo cũng rộ nở như từng rộ nở khi đoàn Làng Mai có mặt trên đất nước mình.

Hy vọng ánh hào quang của một khôi nguyên "nobel Hòa bình", một lãnh đạo tâm linh của dân tộc nhỏ bé nhưng nổi tiếng hiền hòa như tộc Tạng, một vị thế chính trị ngoài mong muốn của Ngài đã tạo cảm tình hầu hết trong các quốc gia, các giới chính trị, khoa học,điện ảnh, giáo dục học đường...mà hiện nay chưa có nhân vật nào trên thế giới sánh vai, khi đặt chân đến Việt Nam vào mùa Vesak, chắc chắn luồng sinh khí mới vực dậy một đất nước Việt hiện nay sung sức hơn, hãnh diện hơn và thông thoáng hơn; để xứng đáng với lòng ưu ái của Ngài dành cho dân tộc Việt từ lâu.

MINH MẪN

02/10/2013


Vài hình ảnh lưu niệm cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma
của phái đoàn hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ 2006
do Thầy Nguyên Tạng, Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu làm trưởng đoàn




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2012(Xem: 4420)
Lễ Bế Mạc Đại Hội Thành Lập Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ được tổ chức tại Hội trường Trung học Santa Ana vào lúc 4 giờ chiều ngày 21 tháng 9 năm 2008. Nhìn trên lễ đài hội trường, khách tham dự thấy ngay một thay đổi đặc biệt: thay vì “Cộng Đồng Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ,” đã trở thành “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ.” Việc thay đổi danh xưng này đã được quyết định bởi toàn thể đại biểu tham dự Đại hội trong phiên Khoáng đại IV, Thảo luận và Thông qua Qui Chế, diễn ra đêm hôm trước tại hội trường Chùa Bát Nhã, Santa Ana, vào lúc 6 giờ chiều ngày 20 tháng 9 năm 2008.
01/05/2012(Xem: 5403)
Kể từ khi Giáo Chỉ số 9 của Viện Tăng Thống và Thông Bạch Hướng Dẫn Thi Hành Giáo Chỉ này của Viện Hóa Đạo GHPGVNTN ban hành, Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại đã rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng chưa từng có trong lịch sử. Nó không chỉ làm dao động, hoang mang lòng người; cũng không chỉ gây bất ổn và phân hóa trong các tổ chức sinh hoạt Phật Giáo; mà còn tạo cơ hội cho một số người và những thế lực đen tối nổi lên đánh phá nhằm triệt hạ Phật Giáo bằng mọi cách và ở mọi nơi. Nạn nhân trực tiếp của tình trạng này là chư vị Tôn Đức Tăng Ni và các
26/04/2012(Xem: 19220)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
25/04/2012(Xem: 8508)
Đại lễ Phật đản 2508-1964 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng và mở ra một trang sử mới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam - Nguyên Ly
07/04/2012(Xem: 7380)
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
06/04/2012(Xem: 3616)
Đạo Phật truyền vào Việt Nam từ đầu kỷ nguyên dương lịch. Từ thời sơ nguyên ấy đến nay, trải bao triều đại suy-thịnh, phế-hưng, đất nước có khi đổi tên theo các triều đại, chính thể, nhưng Đạo Phật Việt vẫn là một dòng chảy nhất quán, bất tuyệt suốt 2000 năm. Nhất quán không phải là sự đồng nhất, không thay đổi nơi danh xưng tổng hội, giáo hội…; cũng không phải từ những ngôi vị tăng trưởng, đạo thống, tăng thống... Nhất quán là ở chỗ đồng tâm hiệp ý về bản hoài hoằng dương chánh pháp để phục vụ nhân loại và dân tộc. Nhờ bản hoài này mà Đạo Phật có thể song hành với đất nước và dân tộc một cách hài hòa, tương hợp theo chiều dài lịch sử.
29/01/2012(Xem: 16009)
Việt Nam, là một quốc gia nằm trong vùng Đông Nam Châu Á, Bắc giáp với Trung Hoa, Đông và Nam giáp với Biển Nam Hải, phía Tây giáp với Lào và Campuchia; diện tích: 329.556 km2, dân số 70 triệu người; mật độ dân cư: 224 người/km2; dân số dưới 15 tuổi: 39, 2%; tuổi thọ trung bình: 62,7 tuổi; tử suất trẻ em: 59%; học sinh cấp Trung học : 46,9%; tôn giáo chính: Phật giáo ( những tôn giáo nhỏ khác là Khổng, Lão, Cao Đài, Hòa Hảo, Ky Tô, Tin Lành…); thể chế chính trị: Cộng Sản; Lao động (nông & ngư nghiệp): 73% dân số; truyền thông đại chúng: 7 triệu máy radio, 3 triệu máy truyền hình, Nhật báo Nhân Dân phát hành 200.000 tờ mỗi ngày; thu nhập bình quân đầu người 113 đô la.
12/01/2012(Xem: 4523)
Từ Trần Nhân Tông (ở ngôi 1279-1293) cho đến nay, Phật giáo nước ta về cơ bản vẫn chịu những ảnh hưởng bởi những thiết định của nền Phật giáo do dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, trực tiếp là nhà vua-thiền sư Trần Nhân Tông, đệ nhất Tổ thiết lập. Chúng ta sẽ tìm hiểu thời kỳ này qua hai giai đoạn: giai đoạn từ vua Trần Nhân Tông đến chúa Nguyễn Phúc Chu và từ chúa Nguyễn Phúc Chu đến cận đại.
12/01/2012(Xem: 4010)
Đây là một thời kỳ đặc biệt của Phật giáo Việt Nam, và đỉnh cao của nó là sự thành lập các nhà nước Phật giáo thời Lý, Trần với các chiến công hiển hách không chỉ trong việc nhiều lần đánh bại đế quốc xâm lược Nguyên-Mông bảo vệ trọn vẹn ranh giới của Tổ quốc, mà còn vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng đất nước và mở mang bờ cõi. Giai đoạn này đặc biệt sôi nổi với phong trào vận động xây dựng nền độc lập lâu dài cho nước ta, cùng với sự xuất hiện của các dòng Thiền lớn.
12/01/2012(Xem: 4336)
Phật giáo từ Ấn Độ du nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ rất sớm, Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở mang bờ cõi, đánh bạt âm mưu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực phương Bắc trong nhiều giai đoạn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]